Hoàng Nhữ Hanh nhìn thấy Tông Dực Thiện, không hỏi gì khác, chỉ hỏi Tông Dực Thiện đã đọc qua những sách nào?
Nói tới sách, Tông Dực Thiện khôi phục tự tin, điểm lại từng cuốn sách mình đã học qua. Kinh, sử, tử, tập, phỏng chừng không dưới vạn cuốn. Hoàng Nhữ Hanh chọn ra hơn mười bộ sách để ra đề, Tông Dực Thiện đối đáp trôi chảy. Với Lão Trang Chu Dịch, Tông Dực Thiện dụng công chăm chỉ. Hoàng Nhữ Hanh lấy cuốn “ “ Tiêu thị dịch lâm “ “ làm chủ, chất vấn Tông Dực Thiện nhiều lần, nhưng gã rốt cuộc không chịu khuất phục.
Kỳ thi này kéo dài khoảng chừng một canh giờ, Hoàng Nhữ Hanh rất tiếc người tài, nói với Tông Dực Thiện:
- Tài học của ngươi đứng đầu các đệ tử trong môn hạ của ta, chả trách những bài văn Đổng Tổ Thường không học mà nộp lên hóa ra lại là ngươi viết thay. Tài năng như ngươi mà lại thiệt thòi làm nô bộc người hầu thì thật sự làm nhục văn chương. Đợi ta bàn bạc với Tiêu thái sử, xin Đổng Hàn Lâm bỏ thân phận nô bộc cho ngươi.
Tông Dực Thiện mừng rỡ, quỳ xuống đất bái lạy, nghẹn ngào không được gì, nếu có thể bỏ được thân phận nô bộc, thì ân nghĩa đó giống như sinh gã ra một lần nữa. So với chế độ đẳng cấp hà khắc trước kia thì xã hội Vãn Minh đã có dấu hiệu buông lỏng hơn. Có một số người thân phận nô bộc tìm mọi cách xóa bỏ thân phận, tham gia khoa cử, có người đậu Tiến sĩ làm quan, điều này không phải là hiếm.
Trương Nguyên đúng là muốn xin Hoàng Nhữ Hanh xóa bỏ thân phận nô bộc cho Tông Dực Thiện. Hắn lập tức bảo Tông Dực Thiện chuyển đến Chức Tạo thự cùng ở chung với mình, rồi lại cùng nhau đi bái kiến Chung thái giám. Chung thái giám xuất thân hèn mọn, cũng ham học, rất tán thưởng tài học của Tông Dực Thiện. Nếu như Trương Nguyên muốn giúp Tông Dực Thiện, thì lão cũng tán thành. Nghe nói Trương Nguyên hôm nay lại đánh con trai của Đổng Huyền Tể, Chung thái giám cười nói:
- Các ngươi đúng là oan gia ngõ hẹp, con trai Đổng Hàn Lâm cứ gặp ngươi là coi như xui xẻo, chỉ có điều như vậy e rằng Đổng Hàn Lâm không chịu từ bỏ ý đồ, lão là thầy của Thiên tuế gia cơ đấy.
Trương Nguyên nói:
- Đã bị ức hiếp đến đầu rồi, chỉ có phẫn nộ mà đánh lại thôi, đời người có bạn có thù, không bao giờ có chuyện hòa hợp êm ấm.
Chiều hôm đó, Trương Nguyên tới Hàng Châu phủ nha bái kiến Tri phủ Ân Đình Xu trước. Ân Đình Xu đã sớm nghe đến danh tính của Trương Nguyên, ngay lập tức thẩm vấn Trần Minh, hỏi rõ là vụ án của Tùng Giang phủ Thanh Phổ, sai hai gã sai dịch áp giải Trần Minh đi Thanh Phổ thụ án, án liên quan đến Tùng Giang Đổng thị, Ân Tri phủ có thể phủi tay mặc kệ là tốt nhất.
Trương Nguyên xin Chung thái giám phái riêng người đi Thanh Phổ đưa tin cho tỷ phu hắn là Lục Thao, nói rõ ngọn nguồn. Việc này phải để tự Lục thị thưa kiện, hiện giờ tên phản nô Trần Minh đã bắt được, Thanh Phổ Lý Huyện lệnh sẽ phân xử cho Lục thị.
Núi Nam Bình có rất nhiều loại đá kỳ quái, hình dạng khác nhau, lung linh mà thanh tú, nhất là Thảo Đường bên trái tảng Bôn Vân Thạch cực lớn lại được xưng là kỳ thạch đệ nhất Nam Bình. Đá như hoa trà Vân Nam, nửa dính vào đất, cánh hoa đo đỏ, người đi dạo trên đá, như ong bướm vờn nhuỵ hoa, trong Bôn Vân Thạch còn có một hang động lớn, dù cho bên ngoài là mùa hè nóng bức, trong động vẫn mát mẻ như không.
Trương Nguyên và Tông Dực Thiện đã nghe giảng ở Thảo Đường hai ngày, ngoài cửa sổ chính là tảng đá lung linh mà thanh tú Bôn Vân Thạch. Hoàng Nhữ Hanh không đơn thuần chỉ giảng tứ thư ngũ kinh cùng bát cổ chế nghệ, lão chủ yếu kể chuyện lịch sử, trước chứng minh rồi sau sáng chế, rất độc đáo. Gần đây Trương Nguyên tự học là chính, trước kia xin Vương Tư Nhâm chỉ bảo chủ yếu là kỹ xảo bát cổ, bây giờ nghe danh nho luận sử, rõ ràng được lợi ích không nhỏ. Trương Nguyên quyết định ở Hàng Châu thêm một khoảng thời gian, đầu tháng mười lại trở về, bởi vì đầu tháng mười một là sinh nhật lần thứ năm mươi của mẹ hắn, hắn đã viết thư nhờ kiệu phu đi Sơn Âm Đông Trương đưa cho mẹ.
Hoàng Nhữ Hanh giảng bài ở Thảo Đường, buổi sáng là tuyên giảng, buổi chiều bố trí đề văn cho học sinh tập làm, hoặc cho học sinh chất vấn nghị luận lẫn nhau. Viết văn không giới hạn trong tứ thư ngũ kinh bát cổ, có phán, chiếu, cáo, bên ngoài còn luận sử và thi vấn đáp. Bởi vì đến đây học đều là tú tài có công danh, Tiêu Nhuận Sinh và La Huyền Phụ còn là cử nhân. Trước mắt bọn họ là thi Hương và thi Hội, thi Hương và thi Hội không chỉ khảo thi tứ thư ngũ kinh bát cổ, còn phải khảo thi phán, chiếu, thi vấn đáp văn thể. Hoàng Nhữ Hanh sở trường về sáng tác các thể, có cách dạy rất hay, đây chính là lý do ban đầu Trương Nguyên cần tám ngày đêm, sáng tác hết bài học hôm nay. Thảo Đường tan học, bởi vì ngày mai là trùng cửu (mồng chín tháng chín), buổi sáng Hoàng Nhữ Hanh thông báo cho học sinh nghỉ một ngày, Trương Nguyên đang chờ cơ hội này, bởi vì ngày mai là ngày Chung thái giám đón tượng hương hoả, hắn phải tham gia, Tần Dân Bình hôm qua đã đến rồi.
Mục Chân Chân đã đến chờ ở dưới Bôn Vân Thạch, nàng đoán thiếu gia sắp về rồi, liền từ Chức Tạo Thự đi bộ hơn tám dặm đến. Học sinh của Thảo Đường ăn tại chùa Tịnh Từ, ở nhờ nhà dân gần đó. Gần đây Trương Nguyên và Tông Dực Thiện không tìm phòng ở, sáng sớm đến dưới núi Nam Bình học đến giữa trưa thì trở về, sau chờ giờ Ngọ lại đến. Tuy thời gian hơi gấp, cũng coi như tập thể dục rèn luyện lực chân, mà Mục Chân Chân còn đi thêm mấy lần, buổi sáng cùng thiếu gia đến Thảo Đường, đợi Ngụ Dung tiên sinh bắt đầu giảng bài, Mục Chân Chân liền quay lại Chức Tạo Thự, chờ tới gần giữa trưa lại đến đón thiếu gia, buổi chiều cũng như thế. Bởi vì Ngụ Dung tiên sinh không cho người hầu học sinh ở bên ngoài Thảo Đường, nên Vũ Lăng và Mục Chân Chân đành phải đi đi lại lại hai lần, Vũ Lăng không theo kịp bước chân của Mục Chân Chân, lại cảm thấy có Chân Chân tỷ đi đưa thiếu gia vậy là đủ rồi. Tiểu Vũ không có võ nghệ, một ngày đi tám lần là hơn sáu mươi dặm đường đấy, chân đi đến tê mỏi, cho nên Tiểu Vũ chỉ đi cùng một chuyến buổi sáng, còn lại thì làm biếng không đi, trong khi Mục Chân Chân lại thích đường dài. Từ khi đến ở Đông Trương, Mục Chân Chân không còn đến bến đò kênh Hưng Vận vác trái cây bán mỗi ngày, đang quen khó nhọc bỗng nhiên rảnh rỗi, tuy sớm tối đều tập võ, cũng làm không ít việc vặt, nhưng Mục Chân Chân vẫn thấy mình quá hưởng phúc rồi, thịt trên người nhiều hơn, chân tròn eo tròn. Nếu chỉ thế thì cũng còn đỡ, cái chính là bộ ngực lớn lên đẩy cao áo, khiến vị thiếu nữ này hơi phiền não. Cho nên mỗi ngày tám chuyến hơn sáu mươi dặm đường, nàng đi không biết mệt hân hoan tới đón thiếu gia, sau đó cùng thiếu gia đi về Chức Tạo Thự. Tuy trên đường đi thiếu gia không nói chuyện nhiều với nàng, chỉ đàm văn luận nghệ với Tông Dực Thiện, nhưng chỉ cần đi cạnh thiếu gia, Mục Chân Chân cũng thấy rất sung sướng. Ngược lại, Trương Nguyên cũng không thấy Mục Chân Chân mập ra. Mục Chân Chân có dòng máu da trắng của người Cát La Lộc, dáng người cao gầy, trước kia quá gầy, bây giờ eo vừa nhỏ lại tròn, hai chân thon dài khoẻ khoắn đi đường rất nhanh. Tuy trên đường đi Trương Nguyên chủ yếu cùng Tông Dực Thiện luận kinh sử, nhưng đối với vị mỹ tỳ xinh đẹp này vẫn rất chú ý, thích xem bộ dáng đi đường của nàng, có một loại anh khí tự nhiên, nhưng lúc nàng cảm thấy có người đang chăm chú nhìn mình, nàng lại thấy ngượng ngịu, bước chân cũng nhỏ lại.
- Chân Chân, Tiểu Vũ lại làm biếng sao?
Trương Nguyên cười hỏi. Hoàng hôn nhẹ chiếu, Bôn Vân Thạch trở nên rầu rĩ, bóng ngả về phía động Liên Hoa cách đó không xa, thiếu nữ đứng dưới tảng đá, da trắng như tuyết dung mạo như hoa, cực kỳ đẹp mắt.
Mục Chân Chân cười trả lời:
- Thiếu gia, Tiểu Vũ nói chân bị đau, muốn nghỉ ngơi.
Trương Nguyên nói:
- Chân Tiểu Vũ yếu như thế, thật không khá lên được.
Mục Chân Chân lại nhớ tới kỹ nữ Vũ Lăng Xuân ở Bách Hoa Lâu của Tây Trương Tam công tử cũng gọi là Tiểu Vũ, không khỏi che miệng cười “ khúc khích “ .
Tiêu Nhuận Sinh đi tới, nói:
- Giới tử huynh, Dực Thiện huynh, cha ta mời hai người qua.
Trương Nguyên, Tông Dực Thiện mừng rỡ, họ đến Thảo Đường ba lần rồi, luôn không được nhìn thấy Tiêu Trạng Nguyên, nói là đang cùng Liên Trì đại sư tham thiền luận đạo. Tiêu Pháp về già quay lại với Phật, lĩnh ngộ phật lý rất sâu, có thể nói là xuất nhập Nho, Đạo, Phật ba nhà, kinh sử, đạo tạng, kinh Phật, luôn tập trung nghiên cứu. Tiêu Pháp ở tại Nam Viên Chiết Giang, là của Bố Chính Ti Phó Sứ Bao Hàm Sở. Bao Hàm Sở là một gã quan liêu cực biết hưởng lạc, lầu thuyền Tây Hồ do gã thiết kế, dưới tháp Lôi Phong có Nam Viên, dưới đỉnh Phi Lai có Bắc viên, đều vô cùng tinh xảo. Nam Viên của Bao Phó Sử cách Thảo Đường chỉ hơn ba dặm, đến Nam Viên, Tiêu Nhuận Sinh dẫn đám người Trương Nguyên đi vào, bên trong có vô số hòn đá xếp đặt lên nhau tạo thành hòn giả sơn, rất khéo léo, còn có hai cái khe nước đan xen vào nhau nhập vào Tây Hồ, trên khe nước dựng lên cây cầu với hình dạng cực kỳ đặc biệt. Đại sảnh Nam Viên, làm thành hình vòm, giảm đi bốn cái trụ chính giữa nên khá rộng rãi, có thể cho vũ sư ở đây hát xướng.
Bao Phó Sử không ở đây, Tiêu Pháp chính là chủ nhân. Tiêu Pháp sinh ra ở năm Gia Tĩnh thứ mười chín, đỗ Trạng Nguyên khi gần năm mươi tuổi, năm nay đã bảy mươi bốn, râu tóc như tuyết, tinh thần quắc thước, ngồi trên ghế tuý tị, sống lưng thẳng tắp, Hoàng Nhữ Hanh thì ngồi ở bên cạnh.
Nhìn thấy Trương Nguyên, Tông Dực Thiện, Tiêu Thái Sử hơi nhướng cặp
lông mi trắng quan sát hai người, thiếu niên Trương Nguyên tiến lên chào rất ung dung trầm tĩnh, còn Tông Dực Thiện thì có chút mất tự nhiên,
Tiêu Pháp mở miệng liền hỏi:
- Tông Dực Thiện, có đọc qua sáng tác của Vương Tâm Trai tiên sinh chưa?
Vương Tâm Trai chính là Vương Cấn, đệ tử của Vương Dương Minh, khai sáng ra học phái Thái Châu có ảnh hưởng sâu sắc.
Tông Dực Thiện cung kính trả lời:
- Đệ tử đọc qua sáng tác của Tâm Trai tiên sinh như “ Phục Sơ
Thuyết “ , “ Minh Triết Bảo Thân Luận “ , “ Thiên Lý Lương Tri Thuyết “
cùng “ Cách Vật Yếu Chỉ “ .
Tiêu Pháp nói:
- Vậy ngươi nói thế nào là khắc kỷ phục mâu.
Trong lòng Tông Dực Thiện biết đây là thời khắc mấu chốt thay
đổi vận mệnh chính mình, trả lời tốt, có thể được Tiêu Trạng Nguyên tán
thưởng, y có thể bỏ đi thân phận nô tịch. Lòng bàn tay Tông Dực Thiện
lấm tấm mồ hôi, có chút khẩn trương, nghiêng đầu nhìn qua Trương Nguyên, Trương Nguyên gật đầu cổ vũ.
Tông Dực Thiện hơi suy nghĩ một chút, đáp:
- Kỷ, lễ, không phải một không phải hai, mê chính là kỷ, ngộ
chính là lễ, kỷ như nước kết thành băng, mâu như băng tan thành nước,
kỷ như vàng làm trâm cài tóc, lễ như nấu chảy trâm cài tóc thành vàng,
cho nên băng tan tức là nước, không yêu cầu nước, nấu chảy trâm cài tóc
thành vàng, không yêu cầu vàng, khắc kỷ tức là lễ, không yêu cầu lễ, có
thể thấy được kỷ cùng lễ không phải một không phải hai, qua kỷ là lễ,
nếu bỏ một cái, không thể hoàn thành.
Tiêu Pháp lộ vẻ mỉm cười, nói với Hoàng Nhữ Hanh:
- Trinh phụ, người này quả nhiên hiếu học, ngộ tính nhanh nhạy, đáng giá dìu dắt.
Hoàng Nhữ Hanh cười nói:
- Sao Tiêu Thái Sử không học theo Dương Minh tiên sinh nhận Tông sinh làm đệ tử?
Tiêu Pháp vuốt râu cười to, nói:
- Lão phu nào dám so với Dương Minh tiên sinh, chỉ không biết năng lực của Tông sinh bằng mấy thành Tâm Trai tiên sinh?
Năm đó, Vương Tâm Trai tiên sinh xuất thân từ gia đình làm muối, địa vị xã hội cũng gần như nô bộc, dựa vào chính bản thân chăm chỉ hiếu học nên được Vương Dương Minh thưởng thức. Vương Dương Minh không coi
trọng xuất thân, thu Vương Cấn làm đệ tử, thành một đời đại nho, nhờ vậy mà học phái Thái Châu có chút sắc thái bình dân, đệ tử tầng lớp nào
cũng có, cái gọi là mặc quần áo ăn cơm tức là lý lẽ luân lí làm người
cũng chính là quan điểm của học phái Thái Châu. Tông Dực Thiện là người
thông minh, thấy Tiêu Pháp có ý thu y làm đệ tử, liền quỳ xuống bái sư, Trương Nguyên cũng quỳ xuống theo.
Tiêu Pháp nói:
- Trương Nguyên, tại sao ngươi lại bái ta?
Trương Nguyên nói:
- Đệ tử cũng muốn được Thái Sử Công chỉ bảo.
Có thể bái làm đệ tử của Tiêu Pháp, rất có ích đối với nghiệp
học và thanh vọng của hắn. Tông Dực Thiện cũng bái sư rồi, hắn cũng
không thể không được gì.
Tiêu Pháp nói với Trương Nguyên:
- Lão phu thu Tông sinh làm đệ tử, là thương người tài cao bạc
mệnh, muốn giúp y một tay, ngươi xuất thân từ danh môn Sơn Âm, hiện tại đã là học trò đứng đầu, học lên là chuyện chắc chắn, Chung thái giám
lại thưởng thức ngươi, cần gì phải bái lão hủ làm thầy!
Tiêu Pháp nghe nói Trương Nguyên có quan hệ rất gần gũi với Chức Tạo Thự Chung thái giám, có chút không vui, văn nhân thanh cao, luôn
luôn chướng mắt nội quan, cho dù bị uy thế thái giám bức bách, biểu hiện muốn nịnh nọt, nhưng Trương Nguyên cảm thấy khinh thường thái giám,
thầm nghĩ:
“ Không ổn, danh tiếng Yêm đảng đang ảnh hưởng đến danh dự của
ta sao? Nếu vậy ta càng phải tranh thủ trở thành đệ tử của Tiêu Trạng
Nguyên, đón khó khăn mới là bản chất của ta. “
Nói:
- Biển học vô bờ, đứng đầu chỉ là hư danh, điều đệ tử truy cầu
là đạo của thánh hiền, nhưng tuổi đệ tử còn nhỏ, học ở trường thường gặp trở ngại, cho nên muốn được Thái Sử chỉ bảo.
Trước mặt Tiêu Trạng Nguyên phải nói như vậy.
Lúc này, đồng tử bưng trà đi đến, vô cùng cẩn thận đặt trà lên bàn, sau đó ôm khay trà đứng thẳng một bên.
Tiêu Pháp nói:
- Vậy được, ta lại hỏi ngươi, xem ngươi có thể trả lời hay
không? Quan tâm, hành kỷ, bác học những cái này thì không cần nói nữa,
toàn những thứ đã nói quá nhàm tai rồi.
Tiêu Pháp đây là cố ý đề cao độ khó để khảo thi Trương Nguyên, nên trước tiên liền chặn lại vài cách trả lời.
Trương Nguyên suy nghĩ một lát, liếc nhìn đồng tử bưng trà cung kính đứng một bên, linh quang lóe lên, đáp:
- Đồng tử bưng trà này chính là đạo.
Tiêu Pháp, Hoàng Nhữ Hanh nhìn nhau ngạc nhiên.
Tông Dực Thiện âm thầm đổ mồ hôi vì bạn thân, mặc dù y biết
Trương Nguyên rất tài hoa, không thể vô duyên vô cớ nói như vậy, nhưng
từ đồng tử bưng trà liên hệ với đạo của thánh hiền, thật khó.
Tiêu Pháp vẫn duy trì bình thản, từ từ nói:
- Mời nói.
Trương Nguyên khẽ khom mình với hai người Tiêu, Hoàng, lại quay sang hỏi đồng tử:
- Từ phòng trà đến đại sảnh cách bao nhiêu?
Đồng tử đáp:
- Khoảng nửa dặm đường.
Trương Nguyên nói với Tiêu Pháp:
- Đệ tử đi từ bên ngoài đến, một đường đi qua cầu thang núi đá,
quanh quẩn ngược chiều kim đồng hồ, mà đồng tử bưng trà, đi qua rất
nhiều bậc cửa thềm đá, lại không làm vỡ chén nhỏ, chẳng phải không bàn
mà hợp ý nhau sao.
Tròng mắt Tiêu Pháp, Hoàng Nhữ Hanh đều sáng ngời, Trương Nguyên trả lời rất hay. Trương Nguyên không trả lời thẳng đạo là gì, mà mượn
đồng tử bưng trà để nói, có ý cẩn thận dè chừng của người quân tử, lại
có chút ý của đầu bếp Trang Chu khi róc thịt trâu, ý vị cực kỳ sâu xa,
dùng việc nhỏ hàng ngày nói rõ lý lẽ cũng chính là phong cách của học
phái Thái Châu.
*Trung Dung: một trong tứ thư của Trung Quốc, là một đạo thuộc nho giáo.
Cặp lông mi trắng của Tiêu Pháp khẽ động, y tựa vào thành ghế, hơi nghiêng người về phía trước hỏi:
- Còn nói gì nữa không?
Một câu “ đồng tử bưng trà là đạo “ với bộ phá đề văn bát cổ
này, thật sự có thể gây chấn động người khác, nhưng để người học phú năm xe (ý bảo học thức dày dặn phong phú) như Tiêu Trạng Nguyên sinh lòng
yêu tài, thì còn phải lấy ra điều đặc sắc hơn, Trương Nguyên nói:
- Tu thân cũng như bưng trà, cho dù là người chí lực kiên trung, gặp trình độ này, trái tim băng giá cũng phải run sợ, cung kính đưa
lên, không được mơ hồ, đây chính là nghiên cứu; chỗ cần không dám dấu
diếm, đó chính là khi sống một mình cũng nghiêm túc không tùy tiện; đơn
đơn giản giản, yêu ghét không có, gọi là quân tử, tựa hồ Trung Dung vậy.
Tiêu Pháp nhìn Trương Nguyên, hỏi:
- Ngươi năm nay bao nhiêu tuổi?
Trương Nguyên nói:
- Học sinh mười sáu tuổi.
Tiêu Pháp quay đầu nhìn Hoàng Nhữ Hanh, hỏi:
- Trinh phụ, người thấy “ đồng tử bưng trà luận “ của Trương Nguyên thế nào?
Hoàng Nhữ Hanh vui vẻ nói:
- Hay tuyệt, cái này xem như thông hiểu “ Trung Dung “ , học
sinh trên đời đọc qua “ Trung Dung “ cũng phải ngàn vạn, có thể lĩnh ngộ đến trình độ này lại rất hiếm.
- Đúng vậy, đúng vậy.
Tiêu Pháp gật đầu liên tục, có thể nhìn thấy một người học sinh
trẻ tuổi hiểu sâu xa đến vậy, Tiêu Trạng Nguyên tuy có tài nhưng thành
công muộn thật sự vui sướng, khen:
- Trò này có kỳ tài, có trí tuệ của Vương Phụ Tự.
Trương Nguyên nghe Tiêu Trạng Nguyên so sánh hắn với Vương Phụ
Tự, trong lòng có chút không vui. Vương Phụ Tự chính là tổ sư Huyền Học
Ngụy Tấn Vương Bật, là hạng người nói suông, hơn nữa bị chết rất sớm,
Hoàng Nhữ Hanh bổ sung:
- Học cũng khá tốt, hai ngày nay rất chuyên tâm nghe giảng ở Thảo Đường, bài tập làm rất tốt.
Tiêu Pháp nói:
- Trương Nguyên, Tông Dực Thiện, nếu hai người các ngươi nguyện ý làm môn hạ lão phu, vậy lão phu sẽ nhận các ngươi. Ngụ Dung tiên sinh
là thầy của các ngươi, Tiêu Nhược Hầu ta cũng là thầy của các ngươi.
Trương Nguyên, Tông Dực Thiện vui mừng, cùng nhau quỳ xuống,
Tông Dực Thiện vui sướng thế nào nghĩ thôi cũng biết rồi. Tên của Tiêu
Thái Sử vang khắp thiên hạ, danh vọng còn cao hơn Đổng Kỳ Xương, có thể
bái Tiêu Thái Sử làm thầy, như vậy là có quý nhân trợ giúp. Đương nhiên
trong lòng Tông Dực Thiện rất rõ ràng, quý nhân lớn nhất của y là bạn
tốt Trương Nguyên, không có Trương Nguyên dẫn dắt, y vĩnh viễn không
bước được bước đầu tiên này. Tiêu Pháp cảm thấy Tông Dực Thiện không cần nhắc nhở, xuất thân của Tông Dực Thiện hèn mọn, hơn nữa đã hơn hai mươi tuổi rồi, làm việc chắc hẳn càng thận trọng, mà thiếu niên Trương
Nguyên thành danh, có thể có chút ngạo mạn, phải cho hắn tỉnh táo, nói
ra:
- Trương Nguyên, vừa rồi ngươi luận đạo rất hay, nhưng ngươi có
biết trung dung còn có trung dung của quân tử và trung dung của tiểu
nhân không?
Trương Nguyên biết Tiêu lão sư muốn giáo huấn hắn, cung kính nói:
- Đệ tử còn chưa phân biệt được sự khác nhau trong đó, mong lão sư chỉ bảo.
Tiêu Pháp nói:
- Tài năng cơ bản nông cạn, năng lực bình thường lại lười biếng, du khí hỗn loạn, không kiêng kị, đây chính là trung dung của tiểu nhân.
Trương Nguyên nói:
- Đệ tử ghi nhớ lời dạy của lão sư.
Thầm nghĩ: “ Loạn thế sắp đến, nếu sợ nhiều như vậy làm sao có thể giúp đỡ cứu người, ta phải kiên trì với tín niệm của mình. “
Tiêu Pháp râu tóc như tuyết, nhìn tư thái khiêm tốn của Trương
Nguyên có chút thoả mãn. Lúc này sắc trời đã tối, Tiêu Pháp liền giữ
Trương Nguyên, Tông Dực Thiện ở lại dùng cơm tối ở Nam Viên, rồi sau đó
lấy bút viết cho Đổng Kỳ Xương một bức thư, nói y thương tiếc tài của
Tông Dực Thiện, nay đã thu làm đệ tử, mong Đổng Công vì nhân tài hiếm có mà niệm tình, cho phép bỏ nô tài tịch....
Trương Nguyên, Tông Dực Thiện vừa ra khỏi Nam Viên, sắc trời đã
chuyển về đen, nửa vầng trăng sáng treo trên cao đủ nhìn được xung
quanh, Mục Chân Chân chờ ngoài cổng, Trương Nguyên nói.