Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 287: Chương 287: Mệt vì thích sạch .




Giờ Tỵ, người làm của Tiêu thị phụng lệnh Tiêu Pháp đến mời hai cha con Trương Thụy Dương và Trương Nguyên đến dự tiệc. Trương Thụy Dương cảm thấy rất vinh hạnh, ông ở Chu Vương phủ tuy là Duyện sử trưởng, dưới tay mình cũng quản lý rất nhiều duyện sử, nhưng hầu hết thời gian vẫn là cúi mình thấp cổ bé họng, kết giao cũng đều là những tiểu quan lại hàng thấp phẩm. Lần này từ chức về quê, cả người nhẹ nhỏm, đến Kim Lăng thì nhận được lễ ngộ của Tiêu trạng nguyên, con người ai cũng có thói hư vinh, Trương Thụy Dương ngoài mặt thể hiện không quan tâm thiệt hơn nhưng kỳ thực trong lòng lại cực kỳ vui sướng, ra lệnh cho Lai Phúc chuẩn một phần lễ vật mang đến Đạm Viên.

Dùng xong cơm trưa ở Đạm Viên , Trương Nguyên dẫn phụ thân về Thính thiền cư nhưng lại nhìn thấy hai cái rương lễ vật được đặt giữa phòng khách. Mục Chân Chân nói là do bốn tên quan sai mang đến cho lão gia, không để lại danh thiếp. Trương Thụy Dương ngạc nhiên nói:

-Là ai tặng lễ vật cho ta?

Khi mở ra xem thì đó là hai mươi tám cành mẫu đơn Bát Tiên Kim Phúc Thọ, còn có một ít quà quê Nam Kinh như sáu cuộn vải Tây Dương, sáu sấp Uy Gấm cùng với lụa Vân Tố.

Nếu mẫu đơn bát tiên kim phúc thọ đó là vàng ròng thì ít nhất cũng đáng giá năm trăm lượng, cho dù chỉ là công nghệ mạ vàng thì cũng đáng giá hai mươi lượng bạc, còn có cả vải Tây Dương, mỏng như cánh ve, tinh khiết hơn cả tuyết, đều là hàng cống phẩm, chợ bình thường không thể mua được. Trương Thụy Dương hỏi con trai:

-Những thứ này do ai đưa tới?

Trương Nguyên lường trước là thái giám Hình Long đưa đến, không thể là người khác được nhưng hắn lại không để lưu lại danh thiếp, chàng trả lời:

-Con cũng không biết, không thấy danh thiếp ạ.

Lai Vượng ở bên cạnh nịnh nọt:

-Chắc là quan lại Mộ Duyên Sử ở Nam Đô nghe đại danh nên đã gửi lễ vật đến để tỏ kính ý.

Trương Thụy Dương mỉm cười, nếu ông koong biết thân biết phận nhận thức cục diện cũng không thể trà trộn ở Chu Vương phủ nhiều năm như vậy, sao có thể bành trướng tự cho rằng quan lại Nam Đô sẽ đến nịnh bợ một tiểu quan lại của Vương phủ đã từ chức chứ, rồi nói với Trương Nguyên:

-Lễ vật này lai lịch không rõ, cha không thể nhận, con phải điều tra xem rốt cuộc là do ai gửi đến, có phải là gửi nhầm không, không được mở ra để còn gửi lại cho người ta.

Trương Nguyên đáp:

-Vâng.

Lúc này, Trương Ngạc bước vào nói:

-Ngũ bá phụ, hôm nay là Tết Trung Thu, Ngũ bá phụ muốn được chúc mừng thế nào?

Trương Thụy Dương cười nói:

-Chỉ hận ta không có đôi cánh, bằng không đã bay về Sơn Âm rồi.

Rồi lại nói với Trương Ngạc:

-Huynh đệ các cháu tự đi cùng bằng hữu ngắm trăng chúc mừng đi, không cần phải vì lão già này mà làm mất hứng của các cháu. Ta bảo Trương Nguyên đưa ta đến chùa Kê Minh và Phật Tự ngắm trăng cũng thú vị mà.

Trương Ngạc làm vẻ mặt kì lạ với Trương Nguyên, nghĩ thầm:

-Giới Tử, không phải vi huynh không trượng nghĩa nhưng lực bất tòng tâm, đệ đành phải nghe hòa thượng niệm kinh thôi, vi huynh du ngoạn Tần Hoài, ngắm trăng, uống rượu đây.

Từ dưới chân núi Kê Minh nhìn lên, Phật tự nguy nga trên núi Đông Lộc dưới sự chiếu rọi của ánh trăng càng hiện lên vẻ yên tĩnh và trang nghiêm của nó, khác hẳn với ngày hội đoàn viên của tục thế, Phật tự nơi bồng lai này vắng vẻ, hương khói yên tĩnh, ở nơi cao nhất Dược sư phật tháp đâm thẳng lên bầu trời đêm như lẻ loi với thế gian.

Trăng sáng như nước, thềm đá như gương, Trương Nguyên và Trương Thụy Dương bước lên từng bước, Lục Đại Hữu, Vũ lăng, Lai Phúc, Lai Vượng, và cha con Phù Thành, Phù Đại Công theo sau. Mục Chân Chân không được khỏe nên ở lại Thính Thiền Cư. Hai nô tỳ Tố Chi, Lục Mai đang hờn dỗi vì Trương Đại, Trương Ngạc du ngoạn ở Tần Hoài ngắm trăng nhưng không đem hai người học đi cùng.

Hai cha con Trương Thụy Dương và Trương Nguyên men theo thềm đá đi đến bên ngoài sơn môn. Chùa được xây dựa vào núi, cao thấp đan vào nhau, hai năm trước Thái giám Hình Long bỏ tiền ra trùng tu lại sơn môn, Đại Hùng bảo điện và Di Lặc điện được thái giám Hình Long bỏ ra ba ngàn lượng tu sửa, bây giờ nhìn lên trông rất nguy nga lộng lẫy.

Trương Thụy Dương nói:

- Nghe nói Kê Minh tự này là chùa cổ ngàn năm.

Trương Nguyên nói:

- Vâng, đã hơn một nghìn năm rồi, từ thời kỳ Tây Tấn ạ.

Trương Thụy Dương gật đầu, quay người về hướng nam, cứ như có thể nhìn thấy quê hương Sơn Âm và nói:

- Mẹ con tin thờ Phật, trước kia mỗi lần ta rời khỏi Sơn Âm, bà ấy đều đến trước Phật ở Đại Thiện tự cầu nguyện, cầu phật tổ phù hộ cho ta bình an trở về. Sau đó mỗi lần ta trở về đều cùng bà ấy đi tạ lễ, những năm gần đây đi đi về về cũng phải mười lần, tạ lễ cũng đã 10 lần rồi.

Trương Nguyên cười nói:

- Phật của mẹ con rất linh, năm trước con đau mắt, gần như đã mù, cũng do mẹ cầu Quan Thế Âm Bồ Tát mà con khỏi, đúng là do Bồ Tát chữa khỏi bệnh cho con.

Trương Thụy Dương cười lớn nói:

- Mẹ con lo cho chồng lại lo cho con trai, giờ con ra ngoài đi học, mẹ con sẽ cô đơn đây.

Trương Nguyên mỉm cười nói:

- Không phải cha sắp trở về bầu bạn với mẹ rồi sao.

Trương Thụy Dương nói:

- Trẻ thì là vợ chồng già thì là bạn, ngày mai ta sẽ lên đường trở về.

Trương Nguyên nói:

- Không phải cha đi Thanh Phổ thăm Lý Thuần, Lý Khiết sao, đúng lúc Lục Đại Hữu đang ở đây, để mai con bảo anh ta đi cùng cha.

Trương Thụy Dương ừ một tiếng rồi hỏi:

- Trong thư chị con nói chuyện cửa hiệu buôn vải “Thịnh Mỹ Hiệu” là sao? Còn Hàn Xã, Hàn Xã Thư cục là thế nào?

Trương Nguyên biết, những việc này đều không thể giấu được ông, nhân lúc bên ngoài sơn môn cũng không có ai, đành kể đầu đuôi chuyện Hàn Xã Thư Cục và chuyện mình dùng lượng lớn ngân lượng mà Hoa Đình Đồng Thị có được trong lần đắm thuyền để hùn vốn thành lập “Thịnh Mỹ Hiệu” cho cha nghe.

Trương Thụy Dương giương mắt nhìn, ông đã sống cẩn trọng hơn nửa đời, chỉ cầu có mức sống trung bình, người thân bình an, nhưng bây giờ con trai ông lại cả gan làm loạn, kết thù với Đổng Hàn Lâm, lập hội thành lập Thư cục mở hãng buôn, mới tí tuổi mà rốt cuộc muốn làm gì!

Trương Thụy Dương nhất thời cũng không biết phải nói con trai thế nào, ngân lượng của Đổng Kỳ Hưng khẳng định cũng không thể trả lại, trong thư Nhược Hi có nói việc trù tính xây dựng “Thịnh Mỹ Hiệu” tiến triển thuận lợi, mở rộng nhà nuôi tằm, dệt công đều tăng gấp bội. Còn Dương Thạch Hương kia nói, Hàn Xã Thư cục vừa mở đã thắng lợi, các tập văn bát cổ đã được in ấn tiêu thụ cũng rất tốt, “Thế cảnh thông tin” của Phùng Mộng Long là top 5 cuốn sẽ được đem đi in. Những việc này Trương Thụy Dương đều không có ly do phản đối, chỉ là, con trai tuổi nhỏ tài nhược, lại vẫn còn đi học liệu có khả năng làm nhiều việc như vậy không ?

Trương Nguyên lường trước sẽ bị cha trách mắng, hắn chỉ im lặng, khúm núm, coi như cúi đầu nghe chỉ giáo, nhưng trong lòng lại kiên định, sẽ không vì cha trách mắng mà thay đổi suy nghĩ, coi như gió thoảng bên tai.

Một nhà sư áo xám hướng đầu nhìn về phía cha con Trương Nguyên, chắc là hiếu kỳ tại sao hai người này lại đứng ngoài sơn môn nói mãi không nghỉ?

Trương bèn nói:

- Cha, chúng ta vào vãn cảnh chùa đi.

Lai Phúc nghe lệnh đã bố trí sẵn một lượng bạc tiền nhang đèn, nhà sư áo xám thấy mừng ra mặt. Chùa Kê Minh từ trước tới giờ vào đêm Trung thu rất ít người, mà họ đều tụ tập ở bên sông Tần Hoài, đứng trên đỉnh Kê Minh, có thể thấy trong 10 Tần Hoài đèn đuốc sáng như ban ngày, lúc này cảm giác về mười trượng hồng trần rất là mãnh liệt.

Nhà sư áo xám dẫn đường cho Trương Thụy Dương và Trương Nguyên đến Đại Hùng bảo điện lễ Phật, trong làn hương khói mờ ảo, thấy có một cô gái thành kính quỳ gối không nhúc nhích đang bái Phật. Mặc dù chỉ thấy sau lưng, nhưng Trương Nguyên đã biết cô gái này chính là Vương Vi, cái dáng người kia hắn không thể nhận nhầm được, trong lòng vui mừng tự nói “Vương Tu Vi sao lại đên đây, đến từ lúc nào vậy?”, rồi hắn nhìn xung quanh, không nhìn thấy ai khác.

Đại điện trống không, Vương Vi hai tay chập thành chữ thập, nhìn giống như tượng, một nhà sư đang rót dầu vào đèn trường minh trước tượng phật.

Trương Thụy Dương kéo tay áo con nói:

- Chúng ta di dạo nơi khác trước đi.

Nhà sư áo xám nói:

- Hai vị thí chủ, Bằng Hư Các của tiểu tự cũng là nơi đáng giá để hai vị thí chủ thăm quan, tiểu tăng xin dẫn hai vị thí chủ đi.

Trương Thụy Dương nói:

- Vâng, làm phiền sư phụ.

Thấy con trai vừa đi vừa quay đầu nhìn lại vị nữ thí chủ trên bồ đoàn thì cười thầm, ai cũng đều trải qua tuổi thiếu niên, nên có thể hiểu sự hiếu sắc của con trai mình. Hình dáng đằng sau của cô gái đúng là khiến người ta phải rung động, nhưng cái gì nên dạy thì vẫn phải dạy, ông hạ thấp giọng nói:

- Phi lễ chớ nhìn.

Trương Nguyên vâng vâng dạ dạ.

Hai cha con lễ Di Lặc điện xong, thì sang Bằng Hư Các. Tòa các này được xây dựng rất hiểm trở, như một con chim ưng bám vào vách đá. Trương Thụy Dương chỉ đảo mắt nhìn xuống dưới đã vội vã kéo con trai đi xuống lầu, vì nơi đây quá nguy hiểm.

Lại đến Vi Đà điện bái Vi Đà xong, Trương Thụy Dương nghĩ cô nương ở Đại Hùng bảo điện chắc đã đi rồi, liền cùng Trương Nguyên quay lại Đại Hùng Bảo Điện, quả nhiên không thấy bóng dáng cô nương ấy nữa.

Hai cha con Trương Thụy Dương và Trương Nguyên đứng trước Phật lạy vài lạy, xong có nhà sư tiếp khách mời hai người sang phòng khách uống trà. Trương Nguyên nhân tiện nói với cha hắn muốn đi tiểu, và bước nhanh ra khỏi chùa. Dưới ánh trăng mênh mông, Vương Vi đang đứng cạnh sơn môn nói chuyện với Vũ Lăng, Tiết Đồng cũng ở bên cạnh.

- A, thật tình cờ, Giới Tử công tử.

Vương Vi cười thầm, có vẻ rất vui mừng, nhưng gò má lại có vệt nước mắt. Thực ra hôm nay Vương Vi cố ý đến Kê Minh tự, không nghĩ tới sẽ gặp được Trương Nguyên, chỉ nghĩ trong đêm trăng ở đây sẽ gần Trương Nguyên một chút, bây giờ gặp được Trương Nguyên, tất hiên là mừng ra mặt.

Trương Nguyên thở dài nói:

- Mới vừa rồi thấy cô lễ phật, người Thảo Y Đạo cũng thờ phật sao?

Vương Vi cười nói lại:

- Vào chùa không bái Phật sao được!

Rồi hỏi:

- Vừa rồi ở ngoài điện nói chuyện là lệnh tôn ạ, lão tiên sinh không trách huynh việc tối qua chứ?

Cô vừa nói vừa liếc nhìn Tiết Đồng.

Tiết đồng xấu hổ.

Trương Nguyên nói:

- Mới vừa rồi ngoài sơn môn, ta đã bị nói một trận, nhưng chuyện này không có liên quan gì đến Tiết Đồng.

Vương Vi nghĩ đên cảnh Trương Nguyên đứng khoanh tay nghe giáo huấn thì không thể nhịn cười, nói:

- Lúc gần tối ta đi thuyền tới cầu Thông Tế, có thấy mấy người Tông Tử tướng công, Yến Khách tướng công cười nói đi về phía Đào Diệp Độ, nhưng ta không lên tiếng chào hỏi.

Trương Nguyên cười một tiếng:

- Bọn họ nhất định sẽ đi tìm cô và Tuyết Y cô nương.

Vương Vi nói:

- Vậy thì không may rồi, Tuyết Y tỷ cũng không ở Tương Chân Quán.

Trương Nguyên nói:

- Kệ bọn họ, họ tự tìm nơi có thú vui.

Nhìn thấy mí mắt Vương Vi hơi sưng thì hỏi:

- Cô đã khóc sao?

Vương Vi dùng ngón tay nhẹ nhàng lau mắt nói:

- Mắt công tử không phải không được tốt hay sao? Tại sao lại nhìn thấy rõ vậy? Vương Vi mới vừa rồi quỳ trước Phật, bỗng nhiên nghĩ tới linh cữu của vong phụ còn đang gửi trong Phật tự thuộc một nơi nào đó ở Giang Bắc, mà lúc đó ta còn nhỏ tuổi không nhớ rõ địa danh, không thể tìm kiếm, nên trong lòng thấy buồn bã.

Nói tới đây cô hướng mắt về phía Trương Nguyên cười cười, đôi mắt trong veo nói:

- Xin lỗi, ta không nên nói chuyện buồn ở đây, mong Giới Tử công tử đừng để ý.

Trương Nguyên nói:

- Có gì đâu, chúng ta là… bạn bè mà.

Đi dạo được vài bước với Vương Vi dưới ánh trăng, hắn nói:

- Thôi, ta phải quay lại khách đường trong chùa, cha ta vẫn ngồi đó uống trà, cô hãy về đi, đi cẩn thận.

Nói xong, hắn quay lại khách đường trong chùa, đợi cha uống xong trà rồi cùng ra khỏi chùa. Trước khi ra khỏi cửa thì đã không thấy Vương Vi và Tiết Đồng đâu nữa, Vũ Lăng dò xét nói:

- Thiếu gia, Vương Vi cô nương mời thiếu gia khi nào rảnh thì qua chơi, lúc nào cô ấy cũng đón tiếp.

Khi Trương Nguyên theo cha về Thính Thiện Cư thì đã canh hai mà Trương Đại và Trương Ngạc chưa thấy về, Trương Thụy Dương lại nhân cơ hội nói với Trương Nguyên đừng học theo hai người anh, Trương Nguyên đương nhiên nghe theo.

Vì ngày mai Trương Thụy Dương sẽ rời khỏi Nam kinh, nên Trương Nguyên liền viết thư trả lời chị và anh rể. Viết xong, đưa Lục Đại Hữu cất đi.

Cảnh đèn Tần Hoài, ánh sáng phát ra mãnh liệt, tiếng ca tiếng sáo rộn ràng. Hai bên bờ sông trai gái dựa vào lan can cười nói, âm thanh hỗn loạn, khiến người ta không thể không chú ý đến, đúng là tiên cảnh dục thế.

Trương Đại, Trương Ngạc, Hạ Doãn Di, Dương Thạch Hương, Phùng Mông Long, Nghê Nguyên Lộ 6 người ngồi uống rượu ngắm trăng trên chiếc thuyền dài bốn trượng, bên cạnh có sáu cô kỹ nữ Tần Hoài, với mái tóc quyến rũ lòng người đang hầu rượi, Trương Ngạc vui vẻ nói:

- Thật tội nghiệp Giới Tử đệ không được vui như thế này, bị Ngũ bá phụ quản, chắc là đã ngủ rồi.

Trương Đại nói:

- Còn có Vương Vi luôn cùng Giới Tử mà.

Mọi người vui vẻ uống rượu, nói cười, sáu kỹ nữ lúc thì thổi tiêu lúc lại ngân nga ca hát, trong ánh đèn và tiếng mái chèo trên sông Tần Hoài, chẳng còn hay biết thời gian là gì.

Đêm khuya, thuyền đi tới Đào Điệp Độ, Hạ Doãn Di và Phùng Mộng Long xin cáo lui, Nghê Nguyên Lộ cũng muốn về thì bị Trương Ngạc níu lại, cùng với Trương Đại, Dương Thạch Hương đến nghỉ trọ bên sông Tần Hoài, Trương Đại thấy Nghê Nguyên Lộ có tình ý với một cô kỹ nữ, y liền để cho ả hầu hạ Nghê Nguyên Lộ.

Nghê Nguyên Lộ là con người sạch sẽ, tuy nhắm mắt làm ngơ nhưng vẫn cảm thấy ả không được sạch sẽ liền bắt ả đi tắm rửa rồi quay lại, ả kỹ nữ thấy vậy nói:

- Nghê công tử, lúc chập tối thiếp thân đã tắm qua rồi.

Nghê Nguyên Lộ nói:

- Không được, nhất định phải đi tắm.

Ả đành phải chuẩn bị hương liệu tắm sạch sẽ thơm tho, nhưng Nghê Nguyên Lộ không chịu nổi mùi hương đó, bắt ả tắm lại, tắm xong gã sờ tới sờ lui vẫn cảm thấy chỗ này không sạch chỗ kia không sạch, lại bắt ả tắm lần nữa, tắm đi tắm lại, đến sáng, ả bị giày vò đến phát bệnh, Nghê Nguyên Lộ đành phải bỏ thêm cả tiền thuốc men cho ả.

Trương Đại cùng những người khác khi biết được chuyện này thì cười đùa không dứt.

Đến giờ Thìn, bốn người cả Trương Đại quay về Thính Thiện Cư, Phùng Mộng Long, Hạ Doãn Di đã đến trước, Tông Dực Thiện cũng đã chuẩn bị xong hành lý cùng Trương Thụy Dương đi Thanh Phổ, Tông Dực Thiện sốt ruột báo cáo, anh ta muốn đưa cha mẹ về Sơn Âm, nên đi cùng đường với cha của Trương Nguyên.

Đoàn người tiễn Trương Thụy Dương và Tông Dực Thiện đến thủy quan Tụ Bảo môn, thuyền do Lai Phúc thuê đã chờ sẵn ở đó. Trương Thụy Dương dặn dò mấy đứa con trước khi lên thuyền, hỏi xem lúc nào thì chúng về quê, Trương Nguyên nói giữa tháng 11 sẽ khởi hành từ Kim Lăng, cũng sẽ đến Thanh Phổ một chuyến.

Bắt đầu là một trận mưa sau đó là cái lạnh tràn về. Trước và sau tết trung thu trời nắng ráo được vài ngày, đến cuối tháng tám lại mưa liên tục, một chiếc áo mỏng không đủ để tránh cái lạnh mà phải mặc thêm áo nữa.

Phùng Mộng Long, Dương Thạch Hương và Hạ Doãn Di ở lại Kim Lăng hơn nửa tháng, đến mùng năm tháng chín thì từ biệt ba anh em họ Trương lên thuyền về quê trong cái lạnh của mùa thu. Họ không có cảm giác ly biệt mà thay vào đó là cảm giác hưng phấn. Cùng trò chuyện với Trương Nguyên trong những ngày qua, họ càng có cái nhìn tốt hơn về Hàn Xã và Hàn Xã Thư cục, cổ phần của Hàn Xã Thư cục là 10 lượng trên một cổ phần, tất cả có hơn 1 nghìn cổ phần, tính ra thì vốn góp đã đủ vạn lượng, kế hoạch mở rộng Thư cục của Trương Nguyên cũng đã đâu vào đấy, mỗi bước đều có tính toán kĩ càng và có mục tiêu rõ ràng.

Trước cuối năm Hàn Xã Thư cục muốn đem bốn mươi quyển< Tiểu thuyết cổ kim> của Mã Phùng Long gộp thành 10 tập đổi tên là < Dụ thế minh ngôn> để phát hành tại Lục Thiên Quán, sẽ bắt đầu vào tháng 11 năm nay, mỗi tháng in hai quyển. Trước tiên tổng hợp 2 quyển trong số 5 quyển < Cảnh thế thông ngôn> thành một quyển để in ấn. Để hoàn thiện được thì cần phải mời những người tài giỏi trong việc viết, khắc, vẽ minh họa đến làm, dùng gỗ làm bản khắc, giấy in loại tốt. Những năm đầu thì chưa cần phải có lợi nhuận, chỉ cần không lỗ là được, phải biết nhìn xa trông rộng, trước tiên phải dùng những bộ sách có tiếng để tạo nên thương hiệu cho nhà in, sau đó dựa vào ảnh hưởng của Hàn Xã để tạo nguồn tiêu thụ, Hàn Xã cũng dựa vào số lượng lưu hành sách của nhà in mà mở rộng tầm ảnh hưởng của mình, hai bên bổ sung giá trị cho nhau, tương trợ lẫn nhau.

Một mai khi thời cơ chín muồi, Trương Nguyên có thể lợi dụng nhà in và Hàn Xã để tuyên truyền quan điểm trị quốc, đạo đức, triết học của mình , để dần dần hình thành môi trường dư luận. Tất nhiên những điều này được thực hiện dựa trên sự trung thành vì lợi ích của dân và bảo vệ đất nước. Nhưng trước tiên hắn cần phải tích lũy đạo đức, phẩm hạnh cao thì mới có thế chống lại mồm mép của những kẻ đối nghịch.

Lần này Dương Thạch Hương còn mang về một bộ bản thảo định danh của Tiêu Pháp, khoảng 8 vạn chữ. Mấy ngày này Trương Nguyên ở Đạm Viên đọc bản thảo, đây là những lĩnh ngộ và kiến thức phong phú về kinh tế, lịch sử, văn học, y học cùng nhiều phương diện khác mà Tiêu Pháp nỗ lực cả cuộc đời, kiến thức phong phú, ngòi bút sắc xảo, có thể nói toàn là những kiến thức quý báu.

Tiêu Pháp sáng tác phong phú, Trương Nguyên độc tuyển tác phẩm này cho Hàn Xã Thư Cục xuất bản là quyết định đúng đắn. Trước tiên, thể bút ký được phần đông trí thức yêu thích và lưu hành thời Vãn Minh. Mặt khác tác phẩm này không quá khó hiểu như những tác phẩm khác của Tiêu Pháp, hơn nữa, Trương Nguyên rất thích những tư tưởng tiến bộ, nhận thức văn minh, phản đối chế độ bảo thủ, phản đối việc gò bó ngôn luận, tất cả đều được thể hiện trong tác phẩm. Phát hành bộ sách này làm nền tảng để tuyên truyền rộng rãi tư tưởng, mục đích của nhà in Hàn Xã.

Nghê Nguyên Lộ không đi cùng ba người Dương Thạch Hương mà ở đến giữa tháng 11 để cùng về Thiệu Hưng với anh em Trương Nguyên . Những ngày sống ở Thính Thiền Cư , Trương Đại thấy Nghê Nguyên Lộ ở đây thì không muốn ở Quốc Tử Giám nữa , mà xin phép xuất giám để đi du ngoại sơn thủy cùng Nghê Nguyên Lộ, xem Nghê Nguyên Lộ vẽ tranh. Mặt khác, Trương Ngạc lại đợi ở trong Quốc Tử Giám một thời gian dài, đương nhiên Trương Ngạc cũng không học hỏi được gì ở Quốc Tử Giám, thành quả duy nhất của y là bán được 150 chiếc kính quang học, 120 chiếc kính cận thị, 100 kính thắp hương, tổng cộng hơn 1600 lượng. Y và Trương Nguyên chia làm hai, mỗi người hơn 800 lượng.

Trương Nguyên đề nghị mỗi người góp 500 lượng gộp thành 1000 lượng để mở rộng xưởng kính và để đợi cuối năm về quê, xưởng kính sẽ lấy tên là kính phường Hàn Xã. Theo như kế hoạch của Trương Nguyên thì sẽ sản xuất theo phương thức dây truyền. Mỗi nhân công sẽ phụ trách một giai đoạn, như vậy vừa có thể bảo đảm chất lượng và hiệu quả làm việc, vừa tránh được việc khi nhân công thôi việc mang theo toàn bộ kỹ thuật làm kính của mình. -special-

Warning: array_combine(): Both parameters should have an equal number of elements in C:\AppServ\www\auto\autobanlong.php on line 77

Warning: Invalid argument supplied for foreach() in C:\AppServ\www\auto\autobanlong.php on line 78

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.