Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 312: Chương 312: Muốn gửi thư cho người tôi yêu .




Trương Nguyên cảm thấy có phần an ủi, tầm quan trọng của Đỗ Tùng là tướng ngoài biên ải, như vậy sau này hắn có thể tăng thêm sự ảnh hưởng nhất định của mình đối với Đỗ Tùng, đây chính là một phần trong kế hoạch của hắn.

- Chân Chân, Mục thúc nói với ngươi những gì?

Trương Nguyên gấp thư của Đỗ Tùng lại, tâm trạng rất tốt.

Mục Chân Chân lại nhăn đầu lông mày nói:

- Đều là những lời nói khách sáo, căn bản không giống giọng điệu nói chuyện của cha tiểu nữ. Thiếu gia, “tiểu kỳ” là cái gì?

Trương Nguyên nhướn mày:

- Sao, Mục thúc lên chức “tiểu kỳ” sao?

Mục Chân Chân gật đầu.

Trương Nguyên vui vẻ nói:

- Tốt lắm, Mục thúc quả nhiên tài giỏi, trong mấy tháng ngắn ngủn đã lên chức tiểu kỳ rồi.

Giải thích cho Mục Chân Chân:

- Một bách hộ có một trăm hai mươi người, có hai tổng kỳ, mười tiểu kỳ, một tiểu kỳ quản mười hai quân sĩ, xem như là quan quân cấp thấp, Mục thúc chắc chắn là khi bắt cướp lập được công, thì mới có thể lên chức tiểu kỳ.

Nghe Trương Nguyên nói như vậy, Mục Chân Chân cảm thấy vui mừng, xem phụ thân kí tên ở cuối thư. Ba chữ kia chắc là phụ thân học viết đấy, chữ lớn, hơi nghiêng, như khúc sài côn vậy, cứng. Vũ Lăng vẫn ở bên sân nhà chờ, lúc này tới hỏi:

- Thiếu gia, có tới Giới Viên nữa hay không?

Trương Nhược Hi nghe nói đệ đệ Trương Nguyên muốn tới Giới Viên, liền kêu một tỳ nữ đi cùng mình, đi bằng kiệu nhỏ, nói cũng vài ngày không gặp Vương Vi rồi, muốn đến xem Vương Vi học Long Môn trướng thế nào rồi?

Trên đường, Trương Nhược Hi nói với Trương Nguyên đang đi theo bên kiệu:

- Tiểu Nguyên, mẫu thân đã biết chuyện Vương Vi.

Trương Nguyên giật mình, hắn vốn tính là sau khi đưa Vương Vi tới bái kiến Thương Đạm Nhiên, sẽ bẩm với cha mẹ việc của Vương Vi, Vương Vi đến Sơn Âm ngày mùng hai tháng ba, đến nay đã nửa tháng rồi.

Trương Nhược Hi cười tủm tỉm nói:

- Là ta nói cho mẫu thân đấy. Lúc đầu mẫu thân cau mày, nói đệ tuổi còn nhỏ, cưới vợ lại nạp thiếp, sợ sẽ tổn thương thân thể, ta nói với mẫu thân Vương Vi kia chưa đến tuổi búi tóc, năm nay mới mười bảy, đệ và cô ấy vẫn trong sạch, trong sạch thật chứ?

Trương Nguyên lúng túng.

Trương Nhược Hi ngồi trong kiệu nhỏ thấy bộ dạng đệ đệ như vậy, cười lại nói:

- Ta còn nói Vương Vi tướng mạo xinh đẹp, thông minh hiếu học, sau này sẽ giúp đỡ ta quản lý hiệu buôn Thịnh Mĩ, mẫu thân lúc này mới vui trở lại, muốn ta đi ngay bây giờ mang Vương Vi đến cho mẫu thân xem, thế nào, công lao của tỷ tỷ lớn chứ?

Trương Nguyên cười nói:

- Đa tạ tỷ tỷ.

Nói chuyện đến khi tới trước viên môn, mặt trời đã lặn, lão Tạ ra mở cửa, thấy tỷ đệ Trương Nguyên, chắp tay trước ngực nói:

- Giới Tử thiếu gia muốn dạo vườn đêm xuân ạ, trong Mai Hoa thiền còn có thư của Vương công tử.

Trương Nguyên nghe không hiểu, ngập ngừng đáp một tiếng, cùng tỷ tỷ Trương Nhược Hi bước vào hướng hành lang, lão Tạ có chút tò mò, theo sau, quả nhiên thấy tỷ đệ Trương Nguyên cùng đi tới trước cửa Mai Hoa thiền. Vũ Lăng gõ cửa, lão Tạ lúc này mới ngạc nhiên nói:

- Giới Tử thiếu gia không biết vị Vương công tử kia đã đi rồi sao?

Lão Tạ đã biết vị Vương công tử kia thật ra là phụ nữ, Tây Trương Đại lão gia cũng đồng ý cho nàng ấy ở trong vườn.

Trương Nguyên ngạc nhiên, vội hỏi:

- Đi lúc nào, đi đâu?

Lão Tạ nói:

- Đi từ sáng sớm hôm qua, nói Giới Tử thiếu gia mời nàng ấy tới Tùng Giang, còn có bức thư bên trong thiện phòng, tiểu nhân nói có cần phải đưa thư tới cho Đông Trương Giới Tử thiếu gia không thì Vương công tử kia nói không cần. Thiện phòng này tiểu nhân vẫn chưa vào đâu, để đợi Giới Tử thiếu gia đến đó.

Cửa chỉ khép hờ, hơi dùng sức đẩy nhẹ đã nghe thấy một tiếng “két” vang lên giòn tan, hai cánh cửa gỗ bổng nhiên mở rộng ra. lão Tạ khêu đèn lồng soi, hóa ra phía sau cửa có một nhánh cây nhỏ để chống cửa lên, như vậy có thể tránh cho cánh cửa bị gió thổi tung ra, hiện tại thì nhánh cây kia đã bị gãy làm hai đoạn.

Đèn lồng chiếu sáng ra cả bên ngoài, sân và cổng của Mai Hoa Thiền vẫn như trước. Trên mặt đất sạch sẽ, không thấy có bất kỳ vật gì bị vứt lung tung. Hai gian nhĩ phòng mà bốn người chủ tớ Vương Vi ở nhờ cũng đóng cửa, nhẹ nhàng đẩy cánh cửa sổ bên phải kia ra, cửa mở, trong phòng một mảnh tối tăm, dễ dàng nhận thấy trong phòng không có ai.

Trương Nhược Hi đứng ở hành lang không nói một lời nào. Vương Vi không nói câu nào mà ra đi thật đúng là nằm ngoài dự đoán của nàng. Thông qua thời gian ở chung vừa qua, nàng có chút quý mến Vương Vi. Không phải Vương Vi đã chuẩn bị tâm lý để trở thành người của nhà họ Trương rồi sao? Còn học cách quản lý sổ sách Long Môn từ nàng, nói rằng sau này muốn giúp nàng trông nom thật tốt cửa hiệu buôn bán. Còn nàng thì đã thuyết phục mẹ mình chấp nhận Vương Vi rồi, về phía Thương tiểu thư cũng không còn trở ngại gì nữa. Vậy vì sao Vương Vi lại ra đi không một câu từ biệt? Hình như Tiểu Nguyên cũng không biết rốt cục là đã xảy ra chuyện gì nữa?

Hai hàng lông mày của Trương Nguyên nhíu chặt lại, nhận lấy chiếc đèn lồng trong tay lão Tạ, đi vào gian nhĩ phòng mà Vương Vi đã từng ở. Nhưng nhìn thấy ghế ngồi, bàn đọc sách, giường ngủ đều là những đồ vật đã có sẵn trong nhĩ phòng ở Mai Hoa Thiền. Nếu không phải căn phòng này hết sức sáng sủa sạch sẽ, và bàn ghế, giường chiếu không nhiễm một hạt bụi nào, thì quả thực khiến cho người ta hoài nghi nơi này có phải là không hề có người từng ở đây.

Trên chiếc bàn nhỏ bằng gỗ mun cạnh cửa sổ, có một chồng giấy và mấy quyển sách. Trương Nguyên đến gần thì nhìn thấy, trên chồng giấy có ba lá thư, lá thư thứ nhất chính là viết cho hắn, trên phong thư có đề “Vương Vi kính gửi Giới Tử tướng công”, lá thư thứ hai là viết gửi cho tỷ tỷ của hắn là Trương Nhược Hi, lá thư cuối cùng là viết cho Thương Đạm Nhiên. Kỳ lạ thật, Vương Vi viết thư cho Đạm Nhiên làm gì nhỉ?

Trương Nguyên không gọi tỷ tỷ vào đọc thư, hắn đem đèn lồng cắm trên ô vuông trên cửa sổ, rút lá thư Vương Vi viết cho hắn. Có hai trang giấy, chữ viết trong đó là chữ viết theo kiểu chữ tiểu Khải, nét chữ thanh, thoát, trên đó viết:

“Khi viết bức thư này, thì nước mắt của ta đã rơi ướt áo, không phải vì nỗi nhớ khi phải từ biệt huynh. Tính cách của ta giống như loài tre hoang dại nhỏ bé, lớn lên giống như chim nhạn. Tới Sơn Âm, ban đầu vẫn chưa nghĩ đến việc sẽ được hầu hạ huynh, cùng huynh “nâng khăn sửa túi” chỉ là thương huynh, nhớ huynh mà thôi. Thứ tình cảm này không thể ngừng lại được, giống như chiếc thuyền, vượt qua ngàn dặm đến thăm huynh, vén quần lội qua sông mà quên đi sự cực nhọc vất vả, nào sợ đêm tối mưa to gió lớn, lưỡng tình tương duyệt (hai người yêu nhau), huynh không vứt bỏ mà còn đồng ý cho muội vào nhà họ Trương, vậy mới cảm nhận được một chữ tình ở giữa trời đất này. Muội không muốn rời khỏi đây, vì tình cảm với huynh đã rất sâu nặng, không có lời nào có thể tả xiết. Trong giấc mơ lúc nửa đêm, muội nhìn thấy một luồng ánh sáng xanh rực rỡ xuyên qua khe hở, một thân ảnh khoan thai, đọc một tích chuyện xưa: “Hoa lan đơn độc ở vách núi cheo leo, mai này có người nâng niu, há chẳng phải vui mừng sao?” Nhưng hôm trước chàng nói Thương tiểu thư muốn gặp mặt chào hỏi muội, trong lòng không tránh khỏi có sự thấp thỏm lo âu, sợ Thương tiểu thư cho muội là kẻ tầm thường, là kẻ quê mùa, hoặc ngộ nhỡ có thể ở trong lòng tiểu thư cũng nghĩ như vậy. Nghĩ lại, chẳng lẽ muội có phần quá mạo muội khi đến đây? Thời gian thành thân của chàng sắp tới, lại sắp tham gia kì thi quan trọng trong năm, muội nào dám làm huynh phân tâm chứ, thà ra đi vội vàng còn hơn chậm chạp trì hoãn, muội đã quyết định ra đi một cách dứt khoát, chính là vì để ngày gặp lại tốt đẹp hơn. Xin chàng hãy nhớ lời nói ở Mai Hoa Thiền đêm đó, nhạc phủ đời Hán (quan đời Hán chuyên sưu tập thơ ca dân gian và âm nhạc, đời sau gọi những thể thơ và tác phẩm làm theo loại này cũng là nhạc phủ) có viết: “Sơn vô lăng thiên địa hợp”, tấm lòng của thiếp cũng giống như vậy. Bây giờ đến Tùng Giang dựa vào Mi Công, cũng gần với nhà của Lục phu nhân, “sổ sách Long Môn” muội sẽ chăm chỉ học tập không dám xao nhãng. Nếu có chỗ nào khó không xử lý được, thì khi đó muội sẽ gửi thư hỏi ỷ kiến của huynh nhờ huynh chỉ bảo. Quyển “Từ văn trường” đã chép xong rồi, bản thảo đều để ở đó, huynh hãy chỉnh sửa lại. Bức tranh này làm hai bức, tạm thời mang đi, hôm nào đó sẽ trả lại cho huynh. Về phía Thương tiểu thư, muội cũng sẽ khéo léo giải thích với cô ấy.”

- Cô gái này thật sự là mang khí chất như hoa huệ vẻ đẹp và tấm lòng như hoa lan. Như vậy cũng rất là tốt. Nếu không vừa lấy vợ, vừa nạp thiếp thì quả thật là có chút vội vàng.

Tiếng nói của Trương Nhược Hi vang lên sau đầu Trương Nguyên. Nàng đứng phía sau Trương Nguyên đã đọc hết lá thư của Vương Vi rồi. Lúc này lấy lá thư mà Vương Vi viết cho nàng ra, hừ nhẹ một tiếng nói:

- Xưng hô với ta là “Lục phu nhân”, có biết là rất khách khí hay không, không biết là phải gọi ta là tỷ tỷ hay là bà cô à?

Trương Nhược Hi nói chuyện rất nhẹ nhàng, vẻ không vui lúc trước đã sớm tan thành mây khói, đọc xong thư, nói:

-Vương Vi nói đợi khi nào tỷ về Thanh Phổ thì cô ấy sẽ đến giúp tỷ quản lý sổ sách, được vậy thì quá tốt rồi. Tỷ đang lo không có người tri kỷ nào chịu giúp đỡ tỷ. Phải biết rằng hiệu buôn Thịnh Mỹ có một nửa cổ phẩn là của đệ đấy, đệ không thèm quan tâm đến việc buôn bán này, cho dù có cho thêm tiền cũng không quản lý, tất cả đều bắt tỷ phải lo liệu, phó mặc cho chưởng quầy cơ đấy.

Trương Nguyên không để ý đến những lời mà tỷ tỷ đang nói, hắn nhìn chằm chằm dòng chữ “huynh hãy nhớ lời nói đêm hôm đó ở Mai Hoa Thiền” trên thư. Lời nói tha thiết nhỏ nhẹ của cô gái đó vẫn còn văng vẳng bên tai:

“Cho nên nói không cần phải vội vàng, dù sao, dù sao thì thiếp cũng sẽ đợi chàng”.

“Phải vào nhà họ Trương, phải làm người của nhà họ Trương, không học thì làm sao mà sống yên ổn được?”

Trương Nguyên thật sự rất hối hận về việc bản thân mình không dành thời gian trò chuyện nhiều hơn một chút với Vương Vi, mấy ngày này việc đón tiếp khách đến quả thật rất bận rộn, nhưng cũng chưa đến mức không dành nổi một chút thời gian để tiếp đón Vương Vi. Khi đó hắn cũng có chút e dè. Vương Vi thông minh, phát hiện ra được sự e dè của hắn, cho nên mới dứt khoát rời khỏi đây, để tránh cho Trương Nguyên mang tiếng là người háo sắc, chưa cưới vợ đã nạp thiếp. Hơn nữa, lúc này mà Vương Vi và Thương Đạm Nhiên gặp mặt nhau thì cũng có chút cố kỵ. Nàng ấy còn nghĩ là đợi sau khi Thương Đạm Nhiên bước vào cửa nhà họ Trương, đợi sau khi Trương Nguyên tham gia kỳ thi hương xong thì lúc đó lại nói tiếp. Cô gái này có thể nói là một người chân thật biết suy nghĩ, tính toán chu đáo, hơn nữa làm việc cũng quyết đoán. Con gái nuôi của Mã Cảnh Lan quả nhiên là có nghĩa khí. Trương Nguyên cất kỹ lá thư đi, nói với Vũ Lăng:

-Tiểu Vũ, ngươi nhanh nhanh đi gọi Lai Phúc và Thạch Song bảo họ đến các bến tàu hỏi thăm xem, xem bốn chủ tớ Vương Vi ngồi chiếc thuyền nào đi Hàng Châu, tra ra rõ ràng rồi lập tức về nói lại với ta.

Vũ Lăng “dạ” một tiếng, rồi chạy đi.

Trương Nhược Hi hỏi:

-Tiểu Nguyên, đệ muốn đuổi theo mang Vương Vi trở về đây sao?

Trương Nguyên nói:

-Không phải, đệ muốn đưa cho cô ấy một chút lộ phí để đi đường, không thể để cho cô ấy phải đi nhờ thuyền của người khác.

Trương Nhược Hi gật đầu nói:

-Nói cũng đúng, cô ấy hiện nay đã được coi là người của nhà họ Trương ta rồi, tất nhiên chúng ta phải bảo vệ và trân trọng cô ấy. Hiện tại chắc Vương Vi cũng phải sống khá nghèo túng.

Trương Nguyên cầm bản thảo của Từ Vị và bản viết tay của Vương Vi lên, rồi cùng với tỷ tỷ trở về dinh thự ở Đông Trương. Trương Nhược Hi thay hắn giải thích với mẫu thân Lã thị về việc vì sao mà Vương Vi rời khỏi Sơn Âm mà không một lời từ biệt. Còn Trương Nguyên thì vào trong thư phòng viết thư cho Vương Vi, viết xong rồi lại tiếp tục viết một lá thư nữa cho Thương Đạm Nhiên, định sáng sớm ngày mai cho người đem thư đến Hội Kê giao cho Thương Đạm Nhiên.

Mục Chân Chân cũng ở trong thư phòng viết thư cho Mục Kính Nham. Nghe nói Vương Vi bỗng dưng rời đi một cách đột ngột thì rất là kinh ngạc.

Thỏ Đình yên lặng không một tiếng động đứng cạnh cửa ló đầu ra nói:

-Thiếu gia, Thái thái gọi ngài lên trên lầu nói chuyện một lúc.

Trương Nguyên lên đến lầu phía Nam, nhìn thấy cha mẹ đang ngồi sóng đôi ở chỗ đó, có cả cha và mẹ, tốt biết bao nhiêu. Trương Nhược Hi ngồi trên miếng đệm thêu cạnh chân của mẫu thân, cười tủm tỉm nhìn hắn.

Phụ thân Trương Thụy Dương thân hình mảnh khảnh nhưng khỏe mạnh rắn chắc ngồi ngay ngắn ở đó, nghiêm mặt nói:

-Trương Nguyên, ở Nam Kinh Quốc Tử Giám con học rất tốt!

Trương Mẫu Lã thị vội nói:

-Đừng dọa con nó, đứa nhỏ này rất ngoan, cần gì phải dọa nó, có chuyện gì thì từ từ nói.

Trương Thụy Dương cũng biết con mình đã lớn rồi, tên tuổi cũng được rất nhiều người biết đến, ngay cả Cao Phan Long cũng phải hết lời khen ngợi. Mấy ngày nay, ở trên đường phố gặp rất nhiều người dân, họ đều tôn xưng hắn là “Ngọc tuyền tiên sinh” một cách cực kỳ kính trọng. Ông đương nhiên biết rõ mình là cha hắn nên cũng được thơm lây. Cho nên lúc này chỉ nghiêm khắc trách mắng hắn một câu, liền không thể tiếp tục trách mắng hắn được nữa rồi, đúng lúc có vợ giải vây cho, vì thế cũng xuôi theo, nói:

-Được rồi, ta không nói nữa, để cho bà nói đi, Trương Nguyên đều là do bà dạy dỗ đấy.

Trương mẫu Lã thị liền cười nói:

-Chẳng lẽ tôi dạy con không tốt sao?

-Tốt, tốt.

Trương Thụy Dương cười lắc đầu, đứng dậy đi đến sát vách nhìn Lục Thao dạy hai huynh đệ Lý Thuần, Lý Khiết học bài.

Trương mẫu Lã thị bảo Trương Nguyên ngồi xuống, hỏi vài chuyện về Vương Vi, nói:

-Cô gái đó không tệ, hiểu biết, biết lùi biết tiến, biết lễ phép. Nguyên nhi, con muốn sai người đi đưa cho cô ấy tiền lộ phí đi đường phải không? Ở đây mẹ có hai mươi lượng bạc, con cầm lấy đi.

Y Đình liền lấy ra bốn thỏi bạc.

Trương Nhược Hi cười nói:

-Tiểu Nguyên có mà, mẹ không cần phải cho đệ ấy bạc đâu.

Trương Nguyên cũng đã chộp lấy bạc cầm ở trong tay, nói:

-Đây là bạc mà mẫu thân cho đấy. Để lát nữa con viết thêm một câu vào trong thư, Vương Vi chắc chắn sẽ cảm kích.

Nghe thấy tiếng Vũ Lăng ở bên cạnh giếng gọi:

-Thiếu gia, thiếu gia.

Trương Nguyên liền nói:

-Mẫu thân, con đi xuống dưới lầu có chút việc. Bọn Tiểu Vũ chắc là đã thăm dò được tin tức về Vương Vi.

Trương Nguyên đi xuống lầu. Vũ Lăng sốt sắng nói:

-Thiếu gia, đã hỏi thăm được rồi, Bốn chủ tớ cô Vương Vi vào buổi sáng hôm qua đã đi trên chiếc thuyền Dạ Hàng đến Tiêu Sơn. Chủ thuyền tên là Thi Lão Thất. Chiếc thuyền Dạ Hàng đó có ba mươi người hành khách đi, từ Sơn Âm đến Tiêu Sơn, ba ngày ba đêm thì tới nơi.

Trương Nguyên thầm nghĩ:

“Quả thật Vương Vi không thuê nổi một chiếc thuyền riêng. Từ đây đến Tiêu Sơn rồi còn phải chuyển sang một thuyền khác để đi Hàng Châu, đến Hàng Châu vẫn còn phải phải chuyển tiếp nữa, đoạn đường này quả thật là rất vất vả cực khổ”.

Nghĩ như vậy, Trương Nguyên liền bảo Mục Chân Chân lấy ra năm mươi lăm lượng bạc, đi đến tiền viện, gọi Lai Phúc đến rồi đưa cho Lai Phúc bảy mươi lăm lượng bạc. Bảo Lai Phúc không quản ngại vất vả, đi thuyền suốt đêm đến Hàng Châu, đến sau phần mộ của Nhạc Vương ở đường phía bắc Tây Hồ tìm một cô gái tên là Từ An Sinh. Vương Vi chắc chắn sẽ nghỉ chân ở chỗ của Từ An Sinh.

Từ An Sinh là con gái của danh sĩ có tên là Từ Quý Hằng ở Tô Châu. Nàng ấy là một người tốt bụng, rất giỏi làm thơ và vẽ tranh, được gả cho nhà họ Thiệu ở Hàng Châu. Vì thất tiết nên bị đuổi ra khỏi nhà họ Thiệu, nàng liền ở tại phía sau lăng mộ của Nhạc Vương. Năm trước khi Vương Vi đến Tây Hồ dạo chơi đã kết bạn với Từ An Sinh, nguyện làm tỷ muội với nhau. Trương Nguyên từng nghe Vương Vi kể về việc này. Trương Nguyên bảo Lai Phúc khi nào tìm được Vương Vi thì giao thư và bảy mươi lượng bạc cho nàng, lại còn dặn đi dặn lại là trong đó có hai mươi lượng bạc là mẫu thân của hắn gửi cho.

Ưu điểm của Lai Phúc chính là chịu được khổ, ngay lập tức lên đường suốt ngày đêm đến Hàng Châu.

Sáng sớm ngày tiếp theo, Trương Nguyên đích thân đến Hội Kê, mang lá thư của hắn và Vương Vi viết gửi cho Thương Đạm Nhiên giao cho Thương Chu Đức đưa vào, cũng nhân tiện giải thích sự việc cho Thương Chu Đức. Thương Chu Đức nói:

-Như vậy cũng tốt, việc này để sau hãy nói đi.

Năm hôm sau, cũng chính là ngày hai mươi ba tháng ba, Lai Phúc với dạng phong trần mệt mỏi đã trở về. Vừa nhìn thấy Trương Nguyên đã lấy ngay một lá thư từ trong ngực áo ra đưa lên, nói:

-Thiếu gia, Lai Phúc tìm được cô Vương Vi rồi, nếu không phải đuổi theo cả ngày cả đêm như vậy thì cô Vương Vi đã rời khỏi nhà họ Từ rồi, đến lúc đó thì rất là khó tìm được.

Trương Nguyên hết sức vui mừng, khen ngợi Lai phúc vài câu rồi mở thư ra đọc. Qua những câu chữ rất dễ dàng nhận thấy sự vui mừng của Vương Vi, vui mừng không phải vì chuyện nhận được bảy mươi lượng bạc, mà là chuyện Trương Nguyên vẫn còn quan tâm, lo lắng cho nàng.

Chẳng mấy chốc liền đến tháng tư, hôm đó là ngày mồng năm, Hoàng Tôn Tố từ Dư Diêu đến Sơn Âm, có một nam đồng khoảng sáu đến bảy tuổi đi theo phía sau y như hình với bóng. Hoàng Tôn Tố đến đây là để chúc mừng Tông Dực Thiện. Mặc dù Hoàng Tôn Tố và Tông Dực Thiện kết bạn với nhau chưa lâu, nhưng đối với tài năng và học vấn của Tông Dực Thiện thì cực kỳ tán thưởng, đối với tài năng và sự giúp đỡ người khác của Trương Nguyên thì luôn bày tỏ sự kính phục từ tận đáy lòng. Hoàng Tôn Tố nói với hai người Trương Nguyên và Tông Dực Thiện:

-Ta cũng mang con trai ta đến đây rồi, để cho nó làm hỉ đồng, hai người thấy thế nào?

Tập tục cưới hỏi ở Thiệu Hưng, trong buổi hôn lễ long trọng muốn có thân thể khỏe mạnh, thì nam đồng phải là người có mặt mũi khôi ngôi tuấn tú và phải từ tám tuổi trở xuống, người đến dự càng đông càng tốt, điều đó tượng trưng cho sự vui vẻ may mắn, nhiều con nhiều phúc.

Nam đồng này có khuôn mặt hẹp và dài, cằm nhọn, đôi mắt trong trẻo, ánh mắt bình thường nhìn rất trầm tĩnh giống hệt cha mình là Hoàng Tôn Tố, dường như có năng lực nhìn thấu được lòng người.

Trương Nguyên vội hỏi:

-Lệnh lang tên là gì?

Hoàng Tôn Tố nghiêng đầu nhìn đứa con, bộ dạng rất vui vẻ, nói:

-Tên là Tông Hi, tên ở nhà thường gọi là Lân Nhi, năm nay sáu tuổi.

-Tông Hi, con chào hai vị thúc thúc đi!

Hoàng Tông Hi, chính là Hoàng Tôn Hi tư tưởng thâm thúy, học vấn uyên bác, lúc này mới sáu tuổi.

Còn nhớ mỹ tỳ Thu Lăng ba năm trước, lần đánh cược “Kim Bình Mai” đó, Trương Ngạc đã thua Trương Nguyên không? Lần đó Trương Ngạc đánh cược người nữ tỳ xinh đẹp của mình là Thu Lăng. Lúc ấy môn khách của Tây Trương là Phạm Trân đã khẩn cầu Trương Nguyên gả Thu Lăng cho mình làm thiếp. Thê tử của Phạm Trân đã qua đời, sau khi Thu Lăng sinh cho Phạm Trân một đứa bé gái, liền trở thành vợ kế của Phạm Trân, cuộc sống bình ổn trôi qua rất tốt.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.