- Cố Tế Tửu từng luận về phong thủy Kim Lăng với người ta. Lúc ấy tiền bối phong thủy nói rằng hình dáng núi Kim Lăng tán chứ không tụ, nước sông chảy đi chứ không lưu lại, sông Tần Hoài xuyên qua thành nhưng lại chảy về phía Tây, không tương ứng với vận mệnh thế đô "Sa quan tỏa", không thích hợp làm đô thành. Cố Tế Tửu cho rằng đây là lời biện bạch cho hành động dời đô của Hoàng đế Vĩnh Lạc. Cách nhìn nhận về phong thủy ở thành Kim Lăng của Cố Tế Tửu không giống với người khác. Ông cho rằng Kim Lăng ngược dòng vững chắc, có thể làm Đế đô nhưng so với Bắc Kinh thì không thể hùng mạnh hoành tráng bằng. Kết luận này có ảnh hưởng rất lớn. Nếu Cố Tế Tửu chịu nói hộ cho cha gia thì mọi chuyện sẽ suôn sẻ nhiều, hơn nữa Cố Tế Tửu lại chính là người gốc Kim Lăng.
Hình Long cau mày suy nghĩ, lão biết rằng việc mời Cố Khởi Nguyên vì lão mà tán dương việc mở đường ở án sơn có lợi cho quốc gia xã tắc tuyệt đối không phải là chuyện dễ dàng. Nhưng có khó nữa thì lão cũng phải cố. Đây là chuyện sống còn, dù Cố Khởi Nguyên có đưa ra bất kì điều kiện gì lão đều có thể đáp ứng.
Lại nói đế chuyện thu phục lòng người, Hình Long trầm tư một lát rồi nói:
- Những năm gần đây Kim Lăng làm nhiệm vụ với các lái thương, khiến cho nhiều hộ buôn bán bị thiệt hại nghiêm trọng, tố cáo tranh chấp rất nhiều. Thương thuế của triều đình thực ra không cao nhưng địa phương các cấp cứ dồn lại nên thành con số đáng sợ. Nam Kinh Các thuế sử Quách Tổ Sinh là con nuôi của cha gia, là chủ quản thu thuế vùng Long Giang. Nếu cha gia đưa ra đề nghị giảm bớt thuế cho thương gia thì chắc chắc sẽ được dân chúng hoan nghênh, chỉ sợ trưng thu không đủ sẽ lại bị buộc tội.
Trương Nguyên có hiểu biết chút ít về thương thuế thời Vãn Minh. Thương thuế thời Vãn Minh có vẻ không cao, nhưng có nhiều trạm thu thuế, có Các thuế sử của Hoàng đế, có Các thuế quan của Bộ Hộ, còn có cả thuế quan ở địa phương. Một lô hàng từ Hàng Châu vận chuyển đến Nam Kinh phải qua tầng tầng lớp lớp trạm thuế, nên thuế cộng lại qua các trạm thành con số rất kinh khủng, khiến thương nhân không lui tới nữa, chợ búa tiêu điều. Nếu giảm thuế với mức hợp lý thì các thương lái sẽ muốn đến Nam Kinh, thuyền bè qua lại đông đúc, tiền thuế thu được chắc chắn không ít hơn khoản thuế trước khi giảm, thậm chí còn cao hơn nhiều. Đây chính là đạo lý ‘lãi ít tiêu thụ nhiều’, đời hậu thế có một số luận giả cho rằng Vãn Minh không tăng cao thương thuế khiến gánh nặng của nông dân gia tăng, từ đó mới dẫn tới diệt vong. Luận điệu này hoàn toàn được Gia Cát Lượng, Kiến Châu Nữ Trân làm trỗi dậy sau khi sự việc xảy ra. Sau khi Liêu Đông thất bại, dù có gia tăng thương thuế cũng không bù lại được lượng quân lương khổng lồ kia. Triều Đại Minh bất kể có trưng thu thương thuế hay không đều bị diệt vong. Mà hắn đã có tầm hiểu biết đi trước thời đại, đương nhiên hắn hiểu rõ điều quan trọng nhất chính là ngăn cản Nỗ Nhĩ Cáp Xích quật khởi, chỉ cần Tát Nhĩ Hử chinh chiến thắng lợi thì Minh Triều không cần thu số quân lương khổng lồ cũng không bao giờ bị diệt vong nhanh đến như vậy. Trước tiên điều này phải làm được, sau đó mới tính sang chuyện khác.
Hình Long nghe Trương Nguyên phân tích giảm thuế sẽ không làm lỡ việc nước, lão rất đồng tình nên quyết định giảm thuế mười phần còn hai phần, sẽ nhanh chóng tuyên bố công khai với toàn bộ dân chúng chính sách này, thương gia các nơi tất sẽ vui mừng khôn xiết. Như vậy, Hình Long thu phục lòng người đã thành công rồi.
Sau nửa canh giờ, người phụ tá trung niên kia mang đến ba bản tấu mà Hình Long trình Hoàng đế Vạn Lịch, đều là những tấu sớ bẩm báo lên Hoàng đế Vạn Lịch về thuế vụ hơn mười năm trước. Trương Nguyên xem xong, lại tìm hiểu thêm một số việc từ Hình Long, bèn mô phỏng khẩu khí bút pháp của Hình Long để viết cho lão một bản tấu. Bản tấu này không chú trọng giải thích việc mở đường ở án sơn Hiếu Lăng, mà là nói đến các sự vụ quân chính ở Nam Kinh, sau đó mới nhắc tới chuyện này, viết rõ là chuyện của mười năm trước, khéo léo giải vây cho Hình Long. Còn về phần Hình Long làm thế nào để nhờ các thái giám trong cung nói tốt cho lão, làm thế nào để nhờ Cố Khởi Nguyên nói về phong thủy án sơn thì đó là chuyện của lão, việc này không cần Trương Nguyên phải bận tâm. Hình Long đã hơn năm mươi tuổi, đã giữ chức vụ Nam Kinh Thủ Bị thái giám nhiều năm, kinh nghiệm giao tiếp rất phong phú.
Buổi trưa, trên thuyền khai tiệc, Hình thái giám đích thân mời rượu. Tuy mọi chuyện không biết kết quả thế nào nhưng tự đáy lòng lão vô cùng cảm kích Trương Nguyên. Trương Nguyên yêu cầu Hình Long tuyệt đối không nói với người khác rằng học trò Quốc Tử Giám là hắn có tham gia chuyện này. Hình Long luôn miệng nói:
- Cha gia hiểu rồi, cha gia hiểu rồi. Cha gia tuyệt đối không gây phiền toái cho Trương Công Tử đâu. Hơn nữa chuyện này càng ít người biết càng tốt, cha gia không phải là người hồ đồ.
Thuyền lượn một vòng trên hồ Huyền Vũ, trở lại chỗ cũ đã cuối giờ Ngọ đầu giờ Thân. Trương Nguyên cáo từ hai vị Hình thái giám, Chung thái giám, nói rằng phải vội về Quốc Tử Giám. Chung thái giám không được nói chuyện riêng lâu với Trương Nguyên nên cảm thấy tiếc nuối. Lần này lão hồi kinh là theo lời Trương Nguyên chuẩn bị thỉnh cầu đi hầu hạ Hoàng Thượng trưởng tôn Chu Do Giáo, chuẩn bị sống cuộc sống kham khổ.
Trước khi chia tay Trương Nguyên, Chung thái giám nói:
- Trương công tử, thi hương sang năm công tử nhất định đỗ cao, vậy thì cuối năm phải gấp rút đến kinh thành, lúc đó nhất định phải đến gặp cha gia, không được quên cha gia đâu đấy.
Chung thái giám nói câu cuối cùng làm cho Trương Nguyên nghe không thích. Thái giám nói chuyện nghe giống như một nữ nhân vậy, dường như có chút trách cứ, hờn dỗi làm hắn nghe muốn lạnh người, vội nói:
- Sao lại thế được, công công là người có ơn đối với tại hạ, sau này khi vào kinh nhất định sẽ đến thỉnh giáo công công nhiều hơn.
Trương Nguyên không muốn Hình Long cho người đưa tiễn, tự mình cùng Mục Chân Chân và Vũ Lăng đi bộ về Thính Thiện Cư. Tam huynh Trương Ngạc chắc đã mây mưa vài lần với nữ tỳ xinh đẹp Lục Mai rồi, lúc này đã thỏa mãn ngồi trong viện nghiên cứu kính viễn vọng. Trương Ngạc không thích học, gã rất có hứng thú với những kỹ thuật và sản phẩm kỳ bí. Khi ở phường kính Sơn Âm, gã thường cùng các thợ kính nghiên cứu thảo luận cải tiến công nghệ chế tạo kính, rất có sáng kiến. Thấy ba chủ tớ Trương Nguyên trở về, Trương Ngạc cười hỏi:
- Giới tử, Chung thái giám mời đệ đi du ngoạn ở đâu vậy? Thái giám này lại có quan hệ tốt với đệ nhỉ, đệ cũng thật lạ, ai cũng kết bạn. Võ tướng bị bãi chức cũng đi đút lót, còn đưa cả cha của Mục Chân Chân đi mất nữa.
Trương Nguyên cười nói:
- Tam huynh hôm nay không đi theo đệ sẽ rất hối hận đấy, huynh biết đệ gặp ai không?
Trương Ngạc nói:
- Không phải là Nam Kinh Thủ Bị Hình Thái giám ư, hai thái giám đều gặp đệ.
Trương Nguyên nói:
- Đệ gặp Lý Tuyết Y và Vương Vi.
Hắn lập tức kể chuyện gặp Vương Vi và hiểu lầm của hắn.
Trương Ngạc giậm chân cười to nói:
- Ha ha, Vương Tu Vi mắng Trương Giới Tử, mắng giỏi lắm, sướng quá, sướng quá.
Trương Nguyên thấy trời đã chiều rồi, nói:
- Tam huynh, chúng ta đi thôi, mau trở về Quốc Tử Giám đi.
Mục Chân Chân mang hai bộ quần áo lót mới may đưa cho thiếu gia, để thiếu gia mang về Quốc Tử Giám. Nàng đưa thiếu gia đến ngoài Tam Trọng môn, đôi mắt màu lam chứa chan tình cảm, Trương Nguyên lặng lẽ cầm tay nàng thì thầm vài câu, lập tức khuôn mặt xinh đẹp của nàng ửng đỏ.
Một chiếc kiệu từ cổng lớn Quốc Tử Giám đi ra, có vài tên giám sai đi theo. Trương Nguyên và Trương Ngạc đứng lui qua một bên. Nhưng chiếc kiệu dừng lại trước mặt hai người, trong kiệu Cố Khởi Nguyên kêu lên:
- Trương Nguyên, đi đâu về vậy?
Trương Nguyên khẩn trương chắp tay trước ngực nói:
- Học trò hôm nay cầm bài xin ra ngoài nghỉ ngơi, giờ đang trở về ạ.
Cố Khởi Nguyên gật gật đầu, khởi kiệu dời đi.
Trương Nguyên thầm nghĩ :
"CốTế Tửu có phải nhận lời mời của Hình thái giám đi đến chỗ hẹn không nhỉ?"
Trương Nguyên luyện bắn tên, không phải là muốn trở thành xạ thủ. Đối với Trương Nguyên mà nói, luyện thành cung tiễn thiện xạ khó hơn nhiều so với đọc sách, ngay cả tập võ cũng cần phải có khả năng thiên phú, như Mục Chân Chân chẳng hạn, nàng cũng có năng khiếu tập võ. Trương Nguyên tự nhận không có năng khiếu đó, cũng không thể dành phần lớn thời gian để tập luyện khí lực. Mỗi ngày từ lúc sáng sớm, hắn đều luyện tập bắn tên để tăng cường sức khỏe, để bồi dưỡng khí chất thượng võ. Dưới sự khởi xướng của hắn, các giám sinh tham gia học bắn tên ở trường bắn ngày càng nhiều.
Một ngày trung tuần tháng bảy, sau khi Nam Kinh Quốc Tử Giám Tế Tửu Cố Khởi Nguyên tìm Trương Nguyên nói chuyện, liền quyết định mở khóa học bắn tên. Mỗi lớp cứ cách ba ngày lại có buổi học bắn tên, khóa học này áp dụng trên tinh thần tự nguyện. Những giám sinh không muốn học bắn tên thì ngồi ở giảng đường tập viết chữ theo mẫu. Tuyệt đại đa số giám sinh đều ngán ngẩm viết chữ theo mẫu nên bất kể thích hay không thích bắn tên thì cứ đến tiết này là đều muốn ra trường bắn để trêu đùa chọc ghẹo nhau. Cỏ dại ở trường bắn đã bị diệt hết, hai mảnh đất trồng rau của hai lão quân cũng bị san bằng, mà hai lão còn bị sai khiến tối mắt nữa. Trương Nguyên thấy áy náy nên tặng hai lão quân mỗi người năm lượng bạc, lại nghĩ ra cách kiếm tiền cho họ. Hắn khuyên họ ra chợ mua dưa và trái cây về bán cho các giám sinh học bắn tên, mỗi ngày họ có thể kiếm được vài chục cho tới vài trăm quan tiền.
Cung tên mà khóa học bắn cung này sử dụng là do Nam Kinh Nội thủ bị nha môn cung cấp. Trương Nguyên không biết Hình thái giám thỉnh cầu Cố Tế Tửu luận về phong thủy ở Hiếu lăng có kết quả như thế nào rồi. Thông thường mà nói Cố Tế Tửu không muốn nhúng tay vào vụ này, dù sao chuyện này cũng liên lụy đến mâu thuẫn giữa Hình Long và Nam Kinh Binh bộ. Nhưng từ việc Nội thủ bị nha môn đưa cung tên đến, Cố Tế Tửu tiếp nhận thì có thể thấy rằng, rất có thể Hình Thái giám và Cố Tế Tửu đã đạt được thỏa thuận với nhau. Để giành được sự ủng hộ của Cố Khởi Nguyên, không thể biết được Hình Thái giám phải chi ra bao nhiêu tiền.
Bản tấu buộc tội Hình Long của Nam Kinh Binh bộ Thị lang Lầu Tính và tấu tự biện của Hình Long đã trình lên chưa? Hình Long có thực hiện việc giảm thuế không? Chuyện mở đường ở án sơn không biết được bàn luận ở hai kinh đô như thế nào? Những điều này Trương Nguyên đều không rõ. Trương Nguyên chỉ tham mưu cho Hình thái giám, còn cụ thể như thế nào thì tự Hình thái giám đi thực hiện.
Cuộc sống của Trương Nguyên ở Quốc Tử Giám vẫn như cũ, hàng ngày dậy sớm đến trường bắn học bắn cung, thời gian còn lại hắn đọc sách, viết văn và tập viết chữ theo mẫu. Tạm thời Tống Ti Nghiệp và Mao Giam Thừa cũng không tới gây khó dễ cho hắn. Chỉ có cảm giác duy nhất có chút thay đổi đó là tên tạp dịch họ Tưởng kia đối với Trương Nguyên cung kính hơn rất nhiều. Trước kia gã nhanh chóng đi làm giúp chuyện cho Trương Nguyên là vì tiền thưởng, hiện tại lúc này lại có thêm cảm giác kính sợ nữa. Đây đương nhiên chính là vì gã đã nhìn thấy Nam Kinh Thủ Bị Hình thái giám mời Trương Nguyên đến gặp mặt.
Ngày mười tám tháng bảy, lớp Nhâm tự của Quảng Nghiệp Đường tiến hành thi trung tuần. Cuộc thi lần này tương đối quan trọng, ai văn vẻ lưu loát lại tinh thông kinh sử có thể được phép vượt cấp lên học ở Tu Đạo Đường và Thành Tâm Đường. Chuyện này khá quan trọng đối với các tân giám sinh như Trương Nguyên. Quảng Nghiệp Đường là lớp sơ cấp; Tu Đạo Đường và Thành Tâm Đường là lớp trung cấp. Mới nhập học một tháng mà có thể chuyển lên lớp trung cấp là một điều vinh hạnh.
Cuộc thi lần này đề mục rất đơn giản,
Cho nên nói tuy Chu Nguyên Chương tôn
Vì thế, Trương Nguyên không lười biếng sao chép lại bài thi đạo "Tang hi bá gián quan ngư" của mình vào cho xong chuyện, mà hắn lại ra tay viết thành một bài khác. Lúc nộp bài sau giờ ngọ Tế Tửu Cố Khởi Nguyên lại tới chấm bài thi. Ông xem bài Kinh đề bát cổ của Trương Nguyên rồi nói với Triệu Tiến sĩ:
- Trương Nguyên có thể thăng cấp lên học ở Thành Tâm Đường được rồi.
Trong sáu Đường của Nam Kinh Quốc Tử Giám thì Thành Tâm Đường xếp thứ hai, đứng đầu là Suất Tính Đường. Muốn lên lớp Suất Tính Đường phải thông qua một lần thi nữa là có thể kết thúc việc học ở Quốc Tử Giám bất kỳ lúc nào. Kỳ thực dưới cái nhìn của Cố Khởi Nguyên, Trương Nguyên bất luận là Kinh đề bát cổ hay Tứ thư tiểu đề bát cổ hắn đều nổi trội giỏi giang cả. Giám sinh Suất Tính Đường có mấy ai qua được Trương Nguyên. Nhưng Trương Nguyên nhập học Quốc Tử Giám mới một tháng, nếu vượt cấp thẳng lên Suất Tính Đường đao to búa lớn quá. Hơn nữa từ trước tới giờ cũng chưa hề có tiền lệ, không thể từ lớp sơ cấp vượt cấp lên thẳng lớp cao cấp được. Chính vì vậy nên Cố Khởi Nguyên để Trương Nguyên vượt cấp vào Thành Tâm Đường học.
Lần này các giám sinh ưu tú lớp Nhâm Tự không ít, Nguyễn Đại Thành và Ngụy Đại Trung giống như Trương Nguyên, đều thăng lên Thành Tâm Đường. Sáu người bọn Trương Đại thăng lên Tu Đạo Đường. Như vậy, Trương Nguyên và Đại huynh Trương Đại sẽ không được học chung lớp nữa.
Trương Nguyên, Nguyễn Đại Thành và Ngụy Đại Trung được xếp vào lớp Huyền tự của Thành Tâm Đường. Thành Tâm Đường chỉ có bốn lớp, lấy Thiên Địa Huyền Hoàng để phân chia, giám sinh nơi này không nhiều, nhiều phòng số còn trống nên mỗi người một gian, so với Quảng Nghiệp Đường thì thoải mái hơn nhiều.
Trương Nguyên nhập học vào Thành Tâm Đường là ngày mười chín tháng bảy, ngày hôm đó theo lệ không giảng bài. Trương Nguyên thu xếp phòng số xong muốn ra ngoài thăm Mục Chân Chân, sau đó đến Đạm Viên bái kiến Tiêu lão sư. Hắn nhờ Tiêu Nhuận Sinh dùng dịch trạm gởi thư về nhà đến nay vẫn chưa có hồi âm, trong lòng lo lâu thấp thỏm. Tạm thời bên Sơn Âm chưa có hồi âm thì cũng không sao, nhưng thư hồi âm của phụ thân hắn Trương Thụy Dương ở Khai Phong thì phải tới rồi chứ, chẳng lẽ trước khi thư của hắn gửi tới thì phụ thân hắn đã rời Khai Phong lên đường rồi sao?
Trương Nguyên đi về phía Ngụy Đại Trung hỏi trai trưởng lớp Huyền tự là ai, hắn muốn lĩnh ‘Xuất cung nhập kính bài’ để ra khỏi Quốc Tử Giám.
Ngụy Đại Trung nói:
- Người này họ Hoàng, danh Tôn Tố tự Chân Trường, là người huyện Dư Diêu, đã có công danh cử nhân. Trương hiền đệ không biết người này sao?
- Hoàng Tôn Tố!
Trương Nguyên có chút kinh ngạc, đây là một nhân vật nổi tiếng thời Vãn Minh, cùng với Ngụy Đại Trung được liệt vào Đông Lâm lục quân tử, là người tài trí của đảng Đông Lâm. Ngụy Trung Hiền rất kiêng dè Hoàng Tôn Tố, vì Hoàng Tôn Tố thường có thể dự đoán được âm mưu bước tiếp theo của hoạn đảng. Năm thứ hai sau khi Ngụy Đại Trung chết, Hoàng Tôn Tố cũng bị Ngụy Trung Hiền hạ chiếu tống ngục xử tử. Sau này có lẽ rất ít người biết đến Hoàng Tôn Tố, nhưng con trai Hoàng Tôn Tố là Hoàng Tông Hi thì ai có chút ít hiểu biết về lịch sử đều biết đến cả, đó là nhà tư tưởng lớn đầu tiên vĩ đại nhất Trung Quốc, học vấn như thiên, thâm thúy như biển. Cặp cha con này nổi tiếng thông minh nhất từ xưa đến nay trong lịch sử Trung Quốc.
- Thế nào, Trương hiền đệ có quen biết Hoàng Chân Trường ư?
Ngụy Đại Trung hỏi.
Trương Nguyên nói:
- Chỉ nghe hiền danh nhưng chưa từng gặp người này, phiền Nguỵ huynh dẫn đi gặp.
Hoàng Tông Hi từng đến thư viện Đông Lâm nghe giảng, chính vì vậy Ngụy Đại Trung và Hoàng Tôn Tố có quen biết, nên cùng với Trương Nguyên tìm ngay được phòng số của Hoàng Tôn Tố. Hoàng Tôn Tố đang viết lách trên án thư, thấy Ngụy Đại Trung tiến vào vội vàng hạ bút đứng dậy thi lễ.
Hoàng Tôn Tố khoảng chừng ba mươi tuổi, mặt mày nhỏ nhắn, mặt hẹp dài, cằm nhọn, hai mắt sáng vô cùng, cảm giác như nhìn thấu được tâm can của người khác. Đặc biệt đối với người lần đầu gặp mặt, càng có cảm giác bị nhìn thấu như vậy. Trương Nguyên lần đầu gặp lão sư Vương Tư Nhâm cũng từng có cảm giác này, mà Hoàng Tôn Tố thì cảm giác này nhiều hơn.
- Sơn Âm Trương Công Tử, tại hạ nghe danh đã lâu, vô cùng ngưỡng mộ.
Mặt Hoàng Tôn Tố giãn ra, hai tay chắp lại nói bình thường, không có gì là khách sáo cả.
Trương Nguyên bỗng nhiên rất muốn trêu đùa người có trí tuệ hơn người Hoàng Tôn Tố này, nhìn phản ứng của y, ngẫm lại lại thôi, sợ lợn lành chữa thành lợn què khiến con người thông minh này nghi kỵ chính mình. Nói chuyện một hồi, biết được ý đồ tới đây, Hoàng Tôn Tố nói:
- Không may rồi, thẻ bài ra vào giám đã có người lĩnh đi rồi, Trương công tử ngày mai xuất giám vậy, lệnh bài đó ta sẽ giữ lại cho công tử.
Trương Nguyên đành phải thôi, hắn trở lại phòng, đọc sách viết văn, lại suy nghĩ về những người mình đã gặp ở Quốc Tử Giám. Ngụy Đại Trung, Nguyễn Đại Thành, Hoàng Tôn Tố đều là những nhân vật quan trọng triều Thiên Khải, khoa thi tới rất có khả năng đậu Tiến sĩ. Mình cần phải nỗ lực hơn, ra sức phấn đấu cùng bọn họ có tên trong bảng vàng.
Ngày này trôi qua như vậy. Đại huynh Trương Đại cũng không học cùng lớp với hắn. Một mình hắn một phòng, ánh đèn leo lét và giấy mực ban đêm khó tránh khỏi cảm giác cô độc. Đêm này Trương Nguyên tắm rửa nghỉ ngơi sớm. Ngày tiếp theo, trời còn tờ mờ hắn đã thức dậy, đánh răng xong nhưng thấy hàng xóm Nguyễn Đại Thành còn chưa thức giấc, liền một mình thẳng tiến đến trường bắn. Đại huynh Trương Đại, Tam huynh Trương Ngạc sáng nào cũng tới trường bắn này. Ba huynh đệ không cùng Học Đường, nên không thể tùy tiện qua lại các đường để thăm hỏi nhau. Nhưng quy định Quốc Tử Giám lại không khắt khe thời gian đến trường bắn sớm hay muộn, bởi vậy ngày nào ba huynh đệ hắn cũng đều có thể gặp nhau.
Đã qua nửa tháng bảy, tiết trời buổi sớm tối mát mẻ, Trương Nguyên đến quá sớm nên trường bắn rộng lớn này không có một bóng người, tám bia bắn tên đặt trong bụi cỏ, trên lá cỏ còn đọng những giọt sương trong suốt. Khi Trương Nguyên đi qua, mấy con điểu tước kinh sợ đột ngột bay lên.