Trương Nguyên xoay người bước xuống giường, mang giày cưu cừu bước ra nhà tranh. Ánh mặt trời còn chưa lên cao hẳn, gió sớm mát mẻ, đúng là khoảng thời gian đẹp nhất của mùa hè. Thấy Thương Đạm Nhiên đầu chải ba búi tóc nhỏ, mình vận bộ áo lụa xanh biếc, bên dưới là chiếc váy lụa nước màu xanh nhạt, chân đi giày hoa màu hồng, bước cạnh nàng là một thị nữ nhỏ tuổi đi theo hầu.
Thương Đạm Nhiên đứng dưới thềm đá, hơi ngước đầu lên, hai hàng lông mày như thuý vũ (lông chim trả), hai con mắt long lanh như sao sớm, đôi môi đỏ tươi khẽ nhếch một cáinhư đang mỉm cười. Thấy Trương Nguyên đột nhiên bước ra, vạt áo vẫn còn mở, chân đi giày, tóc tai bù xù. Nàng không khỏi giật mình, mặt thoáng ửng đỏ, vội chỉnh lại trang phục, vén áo thi lễ, hỏi:
- Trương công tử ở đây có quen không?
Trương Nguyên mỉm cười, nhìn vị hôn thê của mình, lúc mặt đối mặt thế này lại càng cảm thấy yêu nàng nhiều hơn, đây đương nhiên cũng là vì sự hấp dẫn của chính Đạm Nhiên. Tình yêu vốn rất phức tạp, do nhiều nhân tố cùng tạo nên, mà dung mạo hấp dẫn của cả hai bên nam nữ cũng là một trong nhân tố quan trọng trong đó---
- Ngủ rất ngon, xuân nồng khó cưỡng mà.
Trương Nguyên mỉm cười, lại nói:
- Không ngờ Thương tiểu thư lại đến thăm ta sớm như vậy.
Thương Đạm Nhiên tươi cười nói:
- Mấy ngày nay thiếp đều đến đây rất sớm để vẽ tranh.
Tiểu tỳ đứng sau Thương đại tiểu thư nói:
- Đúng vậy, đại tiểu thư nhà chúng ta ngày ngày đều đến đây.
Trương Nguyên thầm nghĩ: “Đạm Nhiên đúng là có tâm kế, mấy ngày trước hôm nào cũng đến, giờ lại đến, người ở trong nhà cũng chẳng cảm thấy có gì bất ngờ nữa rồi.”
Đương nhiên những lời này hắn không nói ra để tránh cho Thương Đạm Nhiên khỏi cảm thấy ngượng ngùng, nói:
- Ta thấy rồi, ta không biết vẽ tranh, nhưng cũng cảm được tranh đó nhé. Thương tiểu thư học theo phong cách vẽ của bị danh gia nào vậy?
Thương Đạm Nhiên nói:
- Là Mai Hoa đạo nhân, đại huynh của thiếp có cất giữ “xuân giang ngư phụ”, “ba tiêu mỹ nhân” và hơn mười mấy bức tranh sơn thuỷ của Mai Hoa đạo nhân. Hồi mới học vẽ, thiếp vừa trông thấy tranh của Mai Hoa đạo nhân là đã thích rồi, bèn quyết chí học theo, đến giờ bút pháp vẫn còn non kém lắm.
Trương Nguyên nói:
- Thật hổ thẹn, xin hỏi Mai Hoa đạo nhân là tên hiệu của vị thư hoạ nào?
Thương Đạm Nhiên mỉm cười nói:
- Đó là Dương Duy Trinh, hiệu Thiết Nhai, đứng đầu trong số các cao sĩ cuối thời nhà Nguyên, tên hiệu của ông rất nhiều, có Thiết Địch đạo nhân, Thiết Tâm đạo nhân, Thiết Quan đạo nhân.
Trương Nguyên nói:
- Hoá ra Mai Hoa đạo nhân là Dương Duy Trinh ư, lần này sách mà ta mang lên núi cũng có “Xuân thu hợp đề trứ thuyết” của Dương Duy Trinh. Thương tiểu thư, mời ngồi, ta đi rửa mặt một lát.
Trương Nguyên lấy đồ đi rửa mặt, chạy tới ngồi bên bờ suối, dùng bột đánh răng, rửa mặt, chỉnh lại y phục, búi tóc, mang giày, lúc quay lại cả người cảm thấy vô cùng khoan khoái nhưng lại thấy nhà tranh trống trơn, chẳng thấy bóng dáng Thương Đạm Nhiên và tiểu tì kia đâu nữa, kì lạ hỏi Vũ Lăng:
- Tiểu Vũ, Thương tiểu thư xuống núi rồi sao?
Vũ Lăng còn chưa trả lời đã nghe thấy từ phía đình trúc đằng sau căn nhà tranh truyền đến tiếng cười khe khẽ, Trương Nguyên liền ngẩng đầu lên nhìn. Địa thế của đình trúc này khá cao, Thương Đạm Nhiên và tiểu tì đang ngồi trong đó mà tựa như đang ngồi trên nóc căn nhà tranh vậy.
Trương Nguyên đi đến bên dưới đình, nói:
- Thương tiểu thư, xem ta luyện Thái Cực Quyền này.
Thương Đạm Nhiên mỉm cười, tiểu tì đứng ở bên đình, vừa nhìn Trương Nguyên luyện quyền vừa cất giọng khẽ hỏi:
- Tiểu thư, Trương công tử đánh quyền chậm như vậy làm sao mà đánh nổi ai được?
Thương Đạm Nhiên khẽ nói:
- Quyền này không phải để đánh người, chỉ là để rèn luyện thân thể thôi, cũng khoogn khác biệt lắm so với Ngũ Cầm Hí và Bát Đoạn Cẩm.
Tiểu tì kia nói:
- Cũng là đánh người, đêm Nguyên Tiêu ở Long Sơn ấy, Trương công tử không phải là đã đá cho người đó một cước hay sao, nô tì tận mắt trông thấy rồi.
Thương Đạm Nhiên phì cười, nhìn Trương Nguyên đứng dưới đình túm vạt áo dắt ở bên hông, mắt nhìn bàn tay, tay trái rồi tay phải đập nhẹ vào chân, khuỷu tay đánh quyền, động tác nhẹ nhàng mà uyển chuyển như nước chảy mây trôi, trong lòng nàng cảm thấy vô cùng thích thú.
Trương Nguyên luyện xong một lần bài quyền này, tứ chi đã được thư giãn, liền hướng lên Thương Đạm Nhiên ở phía trên đình, nói:
- Thương tiểu thư, ta dạy nàng luyện quyền nhé, thế nào?
Thương Đạm Nhiên mỉm cười lắc đầu nói:
- Thế không được.
Giọng điệu của nàng hơi có chút như đang làm nũng.
Trương Nguyên nói:
- Thế ta xem nàng đá cầu vậy.
Bức “Thiếu nữ xúc cúc đồ” vẫn là món đồ quí được hắn vô cùng nâng niu quý trọng, hôm nay người trong bức hoạ đang ở trước mắt, nếu có thể tận mắt nhìn nàng đá cầu, chẳng phải tuyệt vời lắm sao.
Thương Đạm Nhiên lại lắc đầu không chịu, tiểu tì kia nói:
- Không mang cầu đến.
Trương Nguyên liền dặn tiểu tì đó:
- Vậy sáng mai nhất định phải nhớ mang đến, đừng có quên đấy.
Tiểu tì đồng ý đáp lại một tiếng, quay sang nhìn Tiểu Cơ, Tiểu Cơ khoé miệng khẽ nhếch lộ ra ý cười, cũng không có ý chối từ.
Trương Nguyên hỏi:
- Đạm Nhiên tiểu thư phải hoàn thành cho xong bức “Bạch mã sơn cư đồ” đó chứ, căn nhà tranh đó nhớ phải vẽ thêm hai thiếu niên là chủ nhân của nó, trong đình trúc thì vẽ thêm một vị cô nương xinh đẹp và một tiểu tì.
- Thương Đạm Nhiên trong lòng rất vui nhưng vẫn cố nín cười, từ trên trúc đình bước xuống đểđi tới chỗ nhà tranh phòng sách. Trương Nguyên mài mực, nhìn Thương Đạm Nhiên phác hoạ những nét bên ngoài của con cừu nhỏ, màu mực đậm nhạt ẩm ướt, khi vẽ thì phải dùng đầu bút làm chủ đạo, vẽ núi đá thì hầu hết đều phác họa theo kiểu đậm nhạt ngược chiều ánh sáng để làm hiện ra cảnh dãy núi trùng trùng điệp điệp. Đình trúc, nhà tranh, hàng rào dây sắt đều đã được phác họa những nét cơ bản bên ngoài, vẽ khá nhanh, ắt là nàng đã suy nghĩ rất lâu. Thương Đạm Nhiên để lại bức tranh chưa vẽ xong là có ý chờ Trương Nguyên đến. Thương Đạm Nhiên nhìn Vũ Lăng mấy lần Rồi hạ bút vẽ một đồng tử(cậu bé) đang ngồi trên thềm đá chống cằm suy tư, dường như là đang lắng nghe tiếng ve kêu. Vũ Lăng nghĩ thầm: “Đây không phải ta, ta lớn hơn đồng tử này nhiều.”
Trương Nguyên hỏi:
- Còn ta thì ở chỗ nào?
Thương Đạm Nhiên Đôi môi tựa cánh anh đào của Thương Đạm Nhiên khẽ mỉm cười, nàng vẽ nhanh một thư sinh áo xanh ở phía trước căn nhà tranh, đang ngâm nga--
Trương Nguyên nói:
- Cái này vẽ sai rồi.
Thương Đạm Nhiên hỏi:
- Sai ở đâu?
Trương Nguyên nói:
- Nên là nàng ngồi ở bên cạnh đọc sách cho ta nghe mới đúng chứ.
Thương Đạm Nhiên gò má ửng đỏ, đương nhiên không nghe theo lời Trương Nguyên nói mà cẩn thận chỉnh sửa lại bức vẽ một lượt từ đầu đến cuối, mấtkhoảng chừng hơn nửa canh giờ. Ngẩng đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, bất ngờ bị ánh mặt trời chiếu vào mắt, nàng kêu “a” lên một tiếng, nói:
- Thiếp phải xuống núi rồi, Trương công tử, ngày mai thiếp lại đến nhé?
Trương Nguyên nghe giọng điệu của Thương Đạm Nhiên không kiên quyết lắm, biết có thể cố níu kéo nàng lại được, bèn vội vàng lên tiếng:
- Nàng xem, nắng chói mắt như thế này, ta thực sự không thể đọc nhiều sách, Tiểu Vũ đọc sách thì ấp a ấp úng chữ được chữ không, biết làm thế nào bây giờ?
Thương Đạm Nhiên khẽ nhướn mi, hai tròng mắt sáng trong liếc Trương Nguyên một cái, khẽ nói:
- Thiếp...sợ nhị huynh trách cứ.
Trương Nguyên nói:
- Nhị huynh cũng biết ta cần dưỡng mắt mà, nàng đọc sách cho ta, nhị huynh biết chắc chắn sẽ vui lắm.
Thương Đạm Nhiên nói
- Vậy thiếp đi đi hỏi ý kiến nhị huynh trước đã, được không?
Trương Nguyên nói:
- Cố tình đi báo trước như vậy thì huynh ấy sẽ không tin đâu, nàng cứ ở lại đây đọc sách cho ta, nhị huynh đến trông thấy chắc chắn sẽ vui mừng.
Lúc này, người hầu Thương Thị đem bữa sáng đến cho Trương Nguyên, thấy Thương Đạm Nhiên đại tiểu thư cũng ở đây, không khỏi có chút kinh ngạc. Trương Nguyên dặn dò:
- Bữa trưa thì mang bốn phần đến, Đạm Nhiên tiểu thư phải ở đây đọc sách cho ta.
Thương Đạm Nhiên sắc mặt ửng hồng, không tiện nói gì.
Sau khi người hầu nhà họ Thương đã xuống núi, Trương Nguyên liền mở hộp đựng thức ăn ra, thấy hai bát cháo hạt sen lớn, hai chiếc bánh ngô, Trương Nguyên lấy bát chè và thìa ra, múc một thìa cháo hạt sen đưa cho Thương Đạm Nhiên, Thương tiểu thư liền lúng túng nói:
- Không dám làm phiền Trương công tử.
Trương Nguyên mỉm cười:
- Mời tiểu thư ăn cháo.
Nói xong, hắn nhanh chóng ăn hết sạch nửa bát cháo còn lại, bánh ngô cũng ăn một lúc hết ba cái.
Lại quay sang nhìn Thương Đạm Nhiên, thấy nàng đang bưng bát trà đó, mặt đỏ ửng lên vì thẹn, nàng thật sự cảm thấy rất ngượng khi ăn cháo trước mặt Trương Nguyên, nhưng lại không tiện bỏ bát xuống. Trương đãNguyên tự tay múc cháo đưa cho nàng, nàng đâu thể làm hắn mất mặt được, lại nghe Trương Nguyên nói:
- Ta ăn no rồi, Đạm Nhiên tiểu thư, mời dùng.
Hắn thong thả bước ra ngoài nhà tranh đem nửa cái bánh ngô còn lại, cho Vũ Lăng ăn, lúc bước vào thì Thương Đạm Nhiên đã ăn xong chén cháo hạt sen. Thấy Trương Nguyên đi vào, mặt Thương Đạm Nhiên lại bắt đầu đỏ lên. Dùng cơm chung ở đây với nhau, cảm giác giống như phu thê vậy, bữa trưa cũng phải ăn chung như thế này sao?
Canh ba giờ Thìn, Thương Chu Đức đi đến bên ngoài nhà tranh, nghe thấy tiếng tiểu muội Thương Đạm Nhiên đang đọc sách.
“ Công Dương Lương làm vì đã trải qua, nghi lễ tỉ mỉ xác thực, từ ngữ đơn giản nghiêm túc, Dư thí bình chi thí như lương công chi hội thủy dữ mộc dã nghệ hữu chuyên tinh tắc sở tựu hữu thâm thiển, nhiên tự xảo tâm phát chi tắc các đắc kỳ nhất đoan chi diệu. Tả thị chi văn, hoán nhiên hữu chương, đại tiểu thành văn, do thủy chi bo lan dã”
Tiễn Trương Nguyên đi rồi, Vương Tư Nhâm đang định vào hậu viện, lão sai vặt xách hai con ngỗng tới nói:
- Lão gia, ngỗng này là Trương công tử tặng, hai con chỉ có mười cân.
Vương Tư Nhâm thầm nghĩ: Con rể tặng lễ cho cha vợ mới tặng
ngỗng, sao Trương Nguyên cố ý đưa ngỗng đến? Liền tỉ mỉ hỏi tình hình
lúc đó cười lớn, nói với lão sai vặt:
- Cặp ngỗng này là Trương Nguyên tặng cho Thương gia, bị ngươi nói như vậy, Trương Nguyên đành tặng cho ta rồi.
Lão sai vặt nhớ lại cảnh tượng lúc nãy, ngỗng đó quả nhiên là đặt ngoài cửa tường, cũng cười nói:
- Trương công tử nghe nói lão gia và nhị tiểu thư thích ăn cổ ngỗng, cũng rất có lòng đưa đến.
Vương Tư Nhâm lắc đầu cười đi vào viện bắt đầu nói chuyện này
với phu nhân. Vốn muốn chọc phu nhân cười, không ngờ phu nhân chau mày
thương cảm nói:
- Tết Đoan Ngọ năm ngoái Trần Thụ Nhương còn phái người hầu đưa ngỗng rượu tới, năm nay thì không có nữa.
Vương Anh Tư bên cạnh nói:
- Cha, mấy ngày nữa đón a tỷ về nhà đi.
Vương Tư Nhâm nói:
- Dù sao cũng phải chờ qua ngày bốn chín mới được, cuối tháng này cha đi đón.
Trương Nguyên bảo Thạch Song mua hai con ngỗng to ở chợ Hội Kê.
Hôm nay giá ngỗng tăng cao, hai con ngỗng trắng lớn tốn bảy tiền. Thạch
Song một đầu gánh hai con ngỗng một đầu gánh bánh chưng và quà tặng như
rượu Ma Cô. Vũ Lăng cũng xách một hộp quà theo Trương Nguyên ở phía bắc
tả ngạn ao Đông Đại đi về hướng phủ đệ Thương thị. Người dọc đường hàn
huyên nói chuyện với Trương Nguyên rất nhiều. Hai huyện Sơn Âm, Hội Kê
không ai không biết Trương Giới Tử đến phủ đệ Thương thị, tiếp đãi hắn
lại là lão tú tài đường huynh của Thương Đạm Nhiên. Lão tú tài này cảm
thấy bất ngờ đối với Trương Nguyên đậu thủ án thi phủ. Y cho rằng bát cổ văn quyển “Triệu Mạnh Chi Sở” của Trương Nguyên không quy phạm, có thể
thông qua thi phủ thì tốt rồi, không ngờ có thể đậu thủ án. Nhưng đây là chồng của đường muội y, có thể đậu thủ án thi phủ y cũng xem như được
thơm lây.
Lão tú tài cùng Trương Nguyên dùng cơm trưa, uống mấy ly rượu,
lại than thở mình có tài lại không gặp thời, nói Trương Nguyên vận khí
tốt, còn y lại là mệnh quai vận tập. Trương Nguyên cười híp mắt nghe,
ngẫu nhiên phụ họa mấy câu, thầm nghĩ: Có lão tiên sinh này ở đây, mình
cũng không nên ở đây tiêu khiển ngày hè đọc sách. Còn phải chờ nhị huynh Thương Chu Đức từ trong kinh trở về mới được. Cuối tháng này hoặc đầu
tháng sau Thương nhị huynh hẳn là sắp về rồi.
Thương Đạm Nhiên chắc hẳn cũng là nghĩ như vậy, lúc này không có mời Trương Nguyên đi hậu viện gặp cô, chỉ bảo tỳ nữ đưa túi thơm tự tay cô thêu cho Truyên Nguyên mang theo bên mình. Túi thơm này dùng sợi tơ
thêu hoa văn, có nhúm tua màu xanh buông xuống, thanh nhã mỹ quan, mùi
thơm ngào ngạt. Trương Ngạc phái một gã thợ kính và hai nô bộc Tây
Trương đi Hải Châu mua đá thủy tinh tới ngày 19 tháng 5 mới trở về. Đi
về hai tháng, đá thủy tinh lớn lớn nhỏ nhỏ ước chừng mấy ngàn cân theo
thuyền trở về, đều là loại thủy tinh trong suốt không sắc lựa chọn tỉ mỉ thích hợp mài thành tấm gương. Ở Hải Châu, quý nhất là thủy tinh tím,
loại này tinh thuần không sắc mà lại rẻ.
Trương Nguyên trước tiên bảo ba thợ kính dùng đá thủy tinh này
chế tác kính đốt hương, kính mắt mờ và kính cận thị. Thuần thục tinh
xảo, đề cao kỹ thuật điều chỉnh ánh sáng, phải dựa theo mức độ hoa mắt
và mắt cận thị không giống nhau chế tác ra mắt kính thích hợp, cũng dạy
ba thợ làm kính quy luật thành hình và nguyên lý thấu kính lõm và thấu
kính lồi. Ba người thợ làm kính này ban đầu là chế tác thấu kính lồi và
thấu kính lõm, nhưng biết làm vậy mà không biết tại sao. Bây giờ nghe
Trương Nguyên giảng giải tỉ mỉ, thật sự đã hiểu ra, khâm phục sát đất vị thư sinh thiếu niên song thủ án. Người ta nói trên biết thiên văn dưới
biết địa lý, tam giáo cửu lưu, không gì không biết, chính là chỉ loại
người như Trương Giới công tử đây.
Lúc Trương Nguyên truyền thụ kiến thức quang học cho ba người
thợ làm kính, Trương Ngạc cũng ở bên cạnh nghe. Trương Ngạc thông minh,
ba người thợ kính vẫn không hiểu rõ nhưng y đã hiểu trước rồi, lập tức
bắt tay thử nghiệm, dù sao hư thực đều như lời Trương Nguyên, vui mừng
nói:
- Giới Tử, chẳng lẽ kiếp trước đệ chính là chế tác mắt kính!
Trương Nguyên mỉm cười nói:
- Tam huynh chưa từng nghe qua Mạt Na Thức mà kinh Phật nói sao? Mạt Na Thức bao hàm tất cả ký ức kiếp trước của một con người. Đệ nhớ
được kiếp trước của đệ, từng là môn đồ của Mặc Địch, đệ tử của Khổng
Khâu. Đệ ở Cổ Việt thấy qua Tây Tử Phủng Tâm và Đông Thi Hiệu Tần. Đệ ở
tam quốc vui gặp Chu lang và và tiểu Kiều mới xuất giá. Đệ ở Thiên Bảo
tình cờ gặp lại Dương phi. Đệ thấy qua Kê Khang rèn sắt, đệ từng cùng
Đông Pha uống rượu, cho nên đệ hiểu rất nhiều, thầm nói: Đệ còn sống bốn trăm năm nữa.
Trương Ngạc trố mắt, nửa tin nửa không, hỏi:
- Sao đệ có thể nhớ rõ kiếp trước của mình?
Trương Nguyên nói:
- Chính là túc tuệ linh quang khai mở lúc thời gian đệ bị đau mắt.
Cái này nói rất nhiều lần rồi.
Trương Ngạc ảo não nói:
- Năm ngoái huynh cũng mơ hồ nhắm mắt tĩnh tọa rất lâu, nhưng không được gì cả.
Trương Nguyên cười nói:
- Cái này cũng xem cơ duyên, trong vạn không có một, tam huynh dù hâm mộ cũng không hâm mộ được.
Trương Ngạc chợt hỏi:
- Đệ nói thời Thiên Bảo đã tình cờ gặp Dương phi, quả thật tuyệt sắc không?
Trương Nguyên nói:
- Đó là đương nhiên, trắng đẹp đẫy đà, không gì sánh được.
Vạn vạn không ngờ Trương Ngạc tiếp theo hỏi chính là:
- Vậy, Giới Tử, đệ có thường cùng thông dâm với Dương quý phi trắng đẹp đẫy đà đó không?
Trương Nguyên không nói, Trương Tôn cho rằng hắn ngầm thừa nhận nên hâm mộ, ghen tị, hận nói:
- Chẳng lẽ lúc đệ ở triều Đường chính là An Lộc Sơn kia!
Kho Dương Hòa Nghĩa đang xây, kính viễn vọng đang mài. Trương
Nguyên đang đọc “Xuân Thu”, làm bát cổ văn, ngày qua ngày, chớp mắt đã
tới tháng 6 rồi, vì khí hậu nóng bức, lại không có mưa, nước trong sông
bốc hơi nhanh, sông Đầu Lao phía sau nhà Trương Nguyên cạn rồi, hoàn
toàn khô cạn rồi. Mấy ngày trước huynh đệ Vũ Lăng và Thạch Đầu chân trần vác giỏ trúc, tìm bới trên những chỗ đất ẩm ướt ở giữa sông, tùy tiện
thì có thể tìm được cá chết, cá giếc là nhiều nhất. Thời gian hai ngày,
từ trong bùn ẩm nhặt được mười mấy cân cá, ăn không hết, Thúy Cô dùng
muối ướp, vừa muối cá vừa thở dài nói:
- Cá ở sông Đầu Lao này sợ là sắp như vậy mà tuyệt chủng mất, ăn rồi sau nay không có mà ăn nữa.
Chạng vạng hôm đó mùng 5 tháng 6, một tên quản sự Thương thị từ
Hội Kê chạy đến báo cho Trương Nguyên biết, nói nhị lão gia bọn họ từ
trong kinh trở về rồi, mời Trương công tử ngày mai đến gặp.
Trương Nguyên rất mừng, Thương nhị huynh về rồi, cuối cùng hắn
có thể đi núi Bạch Sơn tiêu khiển ngày hè đọc sách. Ừ, thật tĩnh tâm đọc một số sách, Đạm Nhiên tiểu thư sẽ đọc sách cùng hắn chứ?
Ngày 6 tháng 6, trứng gà phơi nắng cũng chín. Ở dân gian Thiệu
Hưng, mùng 6 tháng 6 là lễ giặt rửa phơi nắng, phụ nữ phơi quần áo, đàn
ông phơi lúa mì. Lúa mì sau khi phơi qua một lần nắng gắt cuối cùng vào
ngày 6 tháng 6 mới cho vào kho. Điền chủ thu thuế lúa mì cũng sau mùng 6 tháng 6. Trong nhà, nệm chăn và quần áo cũng phải phơi khô mới cất dẹp.
Sáng sớm hôm đó, Y Đình, Mục Chân Chân, Chu Mụ, Thúy Cô, mấy
người thừa dịp sáng sớm còn tương đối mát mẻ, dậy sớm làm việc, giặt
quần áo bên giếng. Y Đình vốn thích giặt áo ở sông Đầu Lao, nhưng bây
giờ nước sông Đầu Lao cạn rồi, chỉ có dùng nước giếng này, Y Đình lo
lắng nói:
- Trời cứ tiếp tục thế này, có khi nào đến cả nước giếng cũng cạn luôn không?
Thúy Cô nói:
- Nếu là nước giếng cũng cạn rồi, vậy thì con người không có đường sống.
Sau bữa sáng, Trương Nguyên đi tới, nhìn con gái chân trần giặt
áo bên thành giếng, khỏe mạnh kiện mỹ, Trương Nguyên không tránh khỏi
nghĩ nên làm thế nào xoay chuyển việc nghiện gót vàng (bàn chân bó của
phụ nữ Trung Quốc thời xưa) của đàn ông đương thời. Tầng lớp sĩ phu
không thích chân nhỏ hầu như không có, đại huynh Trương Đại, tam huynh
Trương Ngạc của hắn đều thích chân nhỏ. Hậu thế Mãn Thanh vào làm chủ
Trung Nguyên có thể nghiêm lệnh người đàn ông tộc Hán cạo đầu tóc thắt
bím, nhưng không thể bảo người đàn bà tộc Hán không quấn chân. Nhưng
Trương Nguyên bây giờ cũng chỉ là xúc cảnh sinh tình mà tùy tiện nghĩ
như vậy. Chống hạn, đọc sách mới là cấp thiết nhất
- Thiếu gia học vấn cao, hiểu nhiều, Chân Chân muội hỏi thiếu gia ngày này phải hạn tới lúc nào?
Y Đình cười hì hì, dùng khuỷu tay nhẹ nhàng huých Mục Chân Chân bên cạnh đang xách nước từ trong giếng lên.
Mục Chân Chân xấu hổ nói:
- Tại sao muốn muội hỏi, Y Đình tỷ, không phải chính tỷ hỏi rồi sao?
Y Đình nói:
- Chân Chân muội hỏi, thiếu gia sẽ trả lời tỉ mỉ hơn.
Y Đình thường nhìn thấy thiếu gia ở trong thư phòng dạy Mục Chân Chân học chữ, viết chữ, khó tránh có chút ghen tị. Đây cũng là chuyện
thường tình của con người, Mục Chân Chân mặt đỏ bừng, cúi đầu không dám
nhìn ai.
Trương Nguyên cười nói:
- Y Đình tỷ hỏi ta thì ta cẩn trọng trả lời, người khác hỏi ta ta nhất định không đáp, đây gọi là thiên cơ bất khả tiết lộ.
Y Đình lại không thẹn thùng cười khanh khách, nói:
- Vậy thiếu gia nói ông trời phải hạn hán tới khi nào?
Trương Nguyên nói:
- Cũng sẽ không hạn mãi, nhưng còn phải hạn một đợt nữa. Đừng lo lắng, cuộc sống cứ theo bình thường.
Y Đình cười nói:
- Thiếu gia nói lời này giống như những lời nói cưỡi ngựa hai đầu mà những thầy bói phố Thập Tự nói.
Vũ Lăng chạy tới nói:
- Thiếu gia, sách và quần áo đều thu dọn xong rồi, bảo Đại Thạch thúc cùng đi nhé.
Thương Chu Đức tay vê vê râu mỉm cười, dừng chân lắng nghe một lúc rồi
mới đi vào phòng sách nhà tranh. Trương Nguyên, Thương Đạm Nhiên vội
vàng đứng dậy chào, Thương Chu Đức cười nói
- Tiểu muội ở đây đọc sách cho Giới Tử, rất tốt.
Trương Nguyên và Thương Đạm Nhiên liếc mắt nhìn nhau, trong bụng mừng thầm.
Thương Chu Đức ngồi xuống một lát, dặn dò tiểu muội Đạm Nhiên
chập tối thì về sớm một chút rồi đứng dậy rời đi. Dù sao cũng đã kết
thông gia, Thương Chu Đức không lo Trương Nguyên và tiểu muội Đạm Nhiên
thân mật quá mức. Trời nắng đẹp thế này lại có Vũ Lăng và tiểu tì Vân
Cẩm, Trương Nguyên và tiểu muội cũng không thể làm việc gì vượt quá
khuôn phép được, Trương Nguyên nói:
- Ta đi pha trà, Tiểu Vũ pha không ngon.
Thương Đạm Nhiên vừa được nhị huynh cho phép lại ở đây, trong lòng cũng yên tâm hơn nhiều, nói:
- Vậy đểthiếp giúp chàng.
Trương Nguyên đẩy tro ra, nhét than củi vào, Thương Đạm Nhiên
dùng quạt nan để quạt, ngọn lửa liu riu cuối cùng cũng bùng lên, Trương
Nguyên lấy chổi cọ bằng trúc để rửa ấm trà Nghi Hưng rồi rót nước sôi
vào trong ấm. Hai người bốn mắt nhìn nhau, tình ý giao hoà. Thương Đạm
Nhiên không chịu nổi kiểu tình ý nồng nàn như thế này, cúi đầu xuống,
hai gò má ửng hồng, cánh mũi có chút mồ hôi, càng nhìn càng thấy đẹp,
khiến Trương Nguyên rất muốn tiến đến hôn nàng một cái nhưng vẫn phải cố kiềm chế, sợ hành động như vậy sẽ làm kinh động đến nàng. Lỡ Đạm Nhiên
nghĩ hắn cợt nhả mà giận dỗi thì không hay chút nào. Không được nóng
vội, nhất định không được nóng vội --
Sau khi nước sôi hẳn thì trước tiên phải dùng nước nguội tráng
qua một lượt, để tránh cho nước sôi làm hỏng hương trà, đây gọi là “điểm trà pháp”. Pha trà xong, Trương Nguyên xách ấm trà quay về phòng sách,
rót ra hai tách trà. Thương Đạm Nhiên lại đọc “Quyết thu giải” cho
Trương Nguyên. Giọng Thương Đạm Nhiên đọc sách nghe rất êm dịu, tốc độ
cũng không nhanh, như vậy không tốn sức, cũng không làm cổ họng bị tổn
thương, nên có thể đọc trong thời gian dài hơn. Nhưng Trương Nguyên sẽ
không để nàng đọc quá lâu, cứ tầm năm, sáu trang thì sẽ để Thương Đạm
Nhiên nghỉ. Thương Đạm Nhiên nhấp một ngụm trà cho ngọt giọng, hắn thì
nhắm mắt đọc thầm một lần đoạn văn tự mà Thương Đạm Nhiên vừa đọc để nhớ kĩ và cũng hiểu sâu hơn. Thương Đạm Nhiên hỏi:
- Trương công tử, chàng phải nhắm mắt nghe mới nhớ được sao?
Lúc nàng đọc sách, Trương Nguyên đều nhắm mắt, không động đậy
chút nào như là đang ngủ vậy. Thương Đạm Nhiên chưa từng chứng kiến bản
lĩnh “nghe một lần nhớ ngay” hay được người người ca tụng của Trương
Nguyên mà mới hỉ lĩnh giáo qua nước cờ của Trương Nguyên. Hắn mở to mắt
nhìn Thương Đạm Nhiên, mỉm cười nói:
- Nhắm mắt mới không bị phân tâm, nếu không nhìn nàng thì sẽ rất khó tập trung.
Thương Đạm Nhiên dung mạo yêu kiều xinh đẹp, mắt nhìn sang chỗ khác, nói:
- Vậy thiếp kiểm tra chàng, có được không?
Sau đó liền lật lại vài trang, tuỳ ý đọc một câu bất kì, Trương
Nguyên liền ngâm nga một đoạn dài sau đó. Nàng kiểm tra vài lần như vậy, hắn đều đọc không sai sót chút nào. Thương Đạm Nhiên thán phục nói:
- Ngày xưa Lý Thanh Chiếu ăn cơm cùng Thiệu Minh Thành, ngồi
quay lại pha trà, chỉ vào đống sách, nói chuyện gì ở sách nào, cuốn nào, trang bao nhiêu, hàng thứ mấy, ai nói đúng thì người đó uống trà trước, nếu là Trương công tử thì ai có thể thắng được chứ?
Trương Nguyên cười nói:
- Nàng có thể thắng ta.
Thương Đạm Nhiên lắc đầu nói:
- Thiếp tuy trí nhớ cũng khá tốt nhưng vẫn còn kém xa chàng.
Trương Nguyên nói:
- Sau này chúng ta cược cái khác, không cược cái này nữa.
Thương Đạm Nhiên rất muốn hỏi cược các gì nhưng lại ngại không dám hỏi.
Giờ ngọ, người hầu Thương thị mang hai hộp cơm lên núi, hai hộp
chứa phần cơm của bốn người. Nhà tranh trên núi Bạch Mã này dường như đã trở thành nhà của Trương Nguyên và Thương Đạm Nhiên vậy. Sẩm tối,
Trương Nguyên tiễn Thương Đạm Nhiên và tiểu tì Vân Cẩm xuống núi đến bến tàu Viên Mã, nhìn chủ tớ hai người Thương Đạm Nhiên lên thuyền mà lưu
luyến không rời, trong lòng đầy sự chờ đợi và hy vọng.
Trương Nguyên cảm thấy có một ngày đọc sách như vậy quả là rất
vui vẻ, tiếc là không thể nàng không thể ở lại tối để đọc sách cho hắn,
nếu không hắn sẽ vui đến chết đi được. Ừm, vô cùng vui sướng, trong chốc lát mà vui sướng quá cũng không tốt, niềm vui thì phải từ từ tận hưởng.
Đèn đom đóm, “Xuân Thu chế nghĩa”, tắt nến lên giường, ánh sao chiếu vào phòng, cứ thế một đêm lại trôi qua rồi.
Ngày hôm sau Trương Nguyên dậy rất sớm, rửa mặt sạch sẽ, đi đến
bến tàu dưới chân núi đã thấy Thương Đạm Nhiên và tiểu tì Vân Cẩm đang
xuống thuyền lên bờ. Trong tay tiểu tì Vân Cẩm đang cầm một túi lưới,
trong túi đó là một quả bóng tám mảnh may bằng da trâu, đây chính là
bóng đá.
Trương Nguyên vui vẻ nói:
- Vân Cẩm cũng không quên mang cầu đến đấy nhỉ.
Tiểu tì Vân Cẩm nói:
- Tiểu tì suýt thì quên mất, may mà tiểu thư nhắc nhở.
Thương Đạm Nhiên mỉm cười, lấy ra từ trong ống tay áo một phong thư, nói với Trương Nguyên:
- Xin mời Trương công tử xem, đây là thư Cảnh Huy viết, hôm qua
thiếp quên mang đến cho chàng, Tiểu Huy vẫn chưa biết viết tiểu Khải,
nên dùng kiểu chữĐại tự, viết được năm trang.
Trương Nguyên vừa chậm rãi lên núi vừa xem thư của Cảnh Huy. Thư này là sau khi Cảnh Huy đến kinh thành viết cho tiểu cô cô Thương Đạm
Nhiên, chủ yếu là kể về quãng đường vào kinh của nàng, thúc phụ, mẫu
thân và tỷ tỷ. Đoạn hành trình ở Hàng Châu là viết nhiều nhất, viết rất
nhiều về Trương công tử như thế nào, Trương Nguyên xem thư, mỉm cười.
Cảnh Huy đáng yêu hoạt bát, khuôn mặt ngây ngô trẻ con đó dường như đang phảng phất ngay trước mắt hắn, nàng khanh khách cười nói với hắn về
chặng đường đi. Còn nhớ hồi đó khi ở đình trúc núi Bạch Mã này, Tiểu
Cảnh Huy đã nói: “Tiểu Huy cũng muốn được gả cho Trương công tử như cô
cô có được không?”
Lúc đó câu nói này của nàng đã doạ Trương Nguyên một trận khiếp
vía. Lúc chia tay ở kênh đào Hàng Châu, Tiểu Cảnh Huy đã lo mấy năm sau
gặp lại sẽ không nhận ra Trương công tử nữa, Thương Đạm Nhiên nói:
- Nghe nhị huynh nói, đại huynh của thiếp có lẽ sẽ không ở kinh
thành lâu nữa đâu, huynh ấy đã chuyển từ Thái Tự sang Đô Sát viện rồi,
rất có khả năng trong một hai năm tới sẽ bị đẩy ra ngoài.
Trương Nguyên hỏi:
- Đại huynh làm chức gì ở Đô Sát viện?
Thương Đạm Nhiên nói:
- Là ngự sử Tả Thiêm Đô.
Trương nguyên nói:
- Thái Thiếu Khanh và Đô Sát viện Tả Thiêm đô ngự sử đều là quan tứ phẩm nhưng Đô ngự sử có thể vạch tội bách quan, có thể coi là tai
mắt của thiên tử, uy quyền rất lớn. Đại huynh đã thăng chức rồi, huynh
ấy tính tình cương trực thanh liêm, lần này triều đình dùng người quá
anh minh.
Năm Vĩnh Lạc, thi nhân Lí Trinh đã viết bài thơ “Mỹ nhân xúc viên”! Thơ viết rằng:
“Viên xã tòng lai phi đẳng nhàn.
tác gia thủ xảo bằng song loan.
Nhãn thân bộ hoạt chuyển di tốc,
giải sổ bàn bàn thùy đạo nan.
Điêu lan thập nhị tương liễu nhiễu,
viết hạ phù dung do vị liễu.
Phát loạn thanh ti bảo tấn thiên,
trần sinh la miệt kim liên tiểu.”
Thương Đạm Nhiên chưa bó chân, chân cũng không lớn, để tiện đá
cầu, hôm nay nàng mặc mộtchiếc áo màu lục với phần tay hẹp màu
cam, bên dưới là chiếc váy thêu kim tuyến trắng, chân đi giày thêu hoa
đế bằng. Dưới sự cổ vũ hết lần này đến lần khác của Trương Nguyên,
Trương Đạm Nhiên đá cầu một cách ngượng ngùng. Tiểu tì Vân Cẩm ném nhẹ
quả bóng da cho Thương Đạm Nhiên. Nàng tay trái nhấc váy áo, hơi lùi về phía sau nửa bước, cái eo nhỏ xinh hơi cong xuống, chân phải nhấc
lên đỡ bóng, nhẹ đá, chân trái lật lên, ra sức một cái, quả cầu đó bay
lên hơn trượng, Trương Nguyên lớn tiếng cổ vũ, vỗ tay không ngừng.
Một mình đá cầu gọi là bạch đả, nữ nhi đá cầu thường đều là đá
một mình, rất ít khi kết đội đối kháng. Vì là đá cầu trước mặt Trương
Nguyên nên lúc đầu Thương Đạm Nhiên có chút ngượng ngùng.Nàng rất nhanh
đã thả lỏng tay chân, như là chim yến về tổ, nghiêng hoa, gió bày hà,
ngoặt, niếp, đáp, đạp. Điều khiến cho Trương Nguyên cảm thấy thích thú
không phải kĩ xảo đá cầu của Thương Đạm Nhiên mà là hai tròng mắt long
lanh lên xuống theo quả cầu và hình ảnh tà áo nhẹ nhàng phất lên làm lộ
ra chiếc quần lụa hồng của nàng. Cánh tay đưa ra đón cầu cùng chiếc eo
nhỏ nhắn cong cong, linh hoạt mà đầy sức sống, quả là tuyệt đẹp. Đây mới đúng là Thương Đạm Nhiên mà Trương Nguyên thích. Đúng như lần đầu tiên
gặp ở hòn đảo giữa hồtại Thương- Đào Viên, đôi giày thêu không hoa, đôi
chân không bị bóvà dáng người mảnh mai trước gió, khiến trái tim hắn như loạn nhịp. Thương Đạm Nhiên lại một lần nữa đá cao, lần này đá trượt
rồi. Bóng da bay chệch hướng đập vào mái của đình trúc, lúc rơi xuống,
Trương Nguyên nhanh tay đỡ kịp được, thử rê bóng, chưa kịp chạm bóng thì bóng đã rơi xuống đất rồi, hắn cười nói:
- Đạm Nhiên, dạy ta đi.
Thương Đạm Nhiên có chút thở dốc, một tay chống eo, ngực phập
phồng dưới lớp quần áo xanh biếc, hình như cất giấu một bí mật lớn, bây
giờ muốn công bố vậy, thở gấp khẽ nói:
- Chàng luyện nhiều một chút ắn sẽ thành thạo thôi.
Trương Nguyên liền luyện một lúc, đá không nổi vài cái chân đã
chạm đất rồi, Vũ Lăng và tiểu tì Vân Cẩm nhặt bóng không ngừng, vứt bóng cho Trương Nguyên, Thương Đạm Nhiên hơi thở dần ổn định, chợt thấy chân trái Trương Nguyên đá ngoặt, quả bóng đó bay về phía nàng, mau chóng đỡ bóng, đáp, tang hai cái, đá bóng về phía Trương Nguyên, trong lòng
thích thú khác lạ.
Hai người cứ chàng đến thiếp đi, chơi đùa một hồi, khuôn mặt
xinh đẹp của Thương Đạm Nhiên ửng đỏ, mồ hôi trong trẻo, Trương Nguyên
biết nàng có chút mệt, lấy tay đỡ bóng nói:
- Hôm nay chơi đến đây thôi, ngày mai lại chơi tiếp. Ngày nào cũng tập thể dục không ngừng mới tốt.