- Hai vị tướng công có cao kiến gì? Nếu không có, thì xin không cần đàm thơ nữa, chi bằng chơi cờ cho qua ngày.
Nữ nhân này vừa tài vừa kiêu ngạo, Trương Đại cảm giác mình luận thơ thật đúng là thắng không nổi nữ nhân này, mắt nhìn Trương Nguyên, thầm nghĩ:
“Giới Tử thơ cũng đọc không được nhiều lắm nên bỏ đi, cái này chỉ khiến cho nữ nhân này coi rẻ tam huynh đệ Sơn Âm chúng ta thôi.”
Trương Nguyên biết rất rõ về Minh sử, đối với phái Công An, phái Cánh Lăng vẫn có chút hiểu rõ, nói:
- Tam huynh Yến Khách của ta là người phú quý, không phải mỹ vị quý và lạ thì không để vào miệng, ta không phải là bắt bẻ, thơ của Chung Tinh, Đàm Nguyên Xuân ta cũng đọc qua một ít, đích xác chỉ thường thôi.
Vương Vi có hơi chút tức giận, sắc mặt phiếm hồng, phảng phất hoa đào tháng ba, Đàm Nguyên Xuân là thi nhân nàng cực tôn sùng, còn từng chỉ điểm qua thơ của nàng, nói:
- Trương tướng công nếu nói như thế, chắc là làm thơ còn hơn Chung, Đàm rồi, tiểu nữ tử cũng muốn lãnh giáo.
Trương Nguyên mỉm cười nói:
- Nếu ta đi tửu lầu dùng cơm, ngại rượu và đồ ăn không tốt, chủ quán nói Trương tướng công nếu nói như thế, vậy chắc tay nghề làm bếp còn hơn tại hạ, tại hạ muốn thỉnh giáo —— ta đây nên làm thế nào cho phải?
Trương Đại, Trương Ngạc cười rộ, nữ nhân Vương Vi cũng lấy tay che miệng, cười không nổi, lại nói:
- Hai vị Trương tướng công đều là cãi chày cãi cối, cưỡng từ đoạt lý!
Trương Nguyên nói:
- Ta mặc dù không am hiểu làm thơ, nhưng rất có mắt thưởng thức cùng xem xét, Chung, Đàm lấy thơ để đề xuống nội tâm, uốn cong thành thẳng, siêu tục, tịch mịch, làm cho người ta khó hiểu, rất nhiều thơ của họ chỉ có hai người họ xem hiểu, chỉ có thể hiểu tình cảnh lại không thể biểu đại, đây là sự cố tâm không ứng với thơ.
Trương Nguyên phê bình Chung, Đàm như vậy khiến Vương Vi cảm thấy có phần không phục, nhưng lời của Trương Nguyên rất có kiến giải, ít nhất là có đọc qua thơ của Chung, Đàm mới có thể nói ra những lời này, ngân nga ngâm: “Lạc nguyệt hạ sơn kính, thảo đường nhân vị quy. Thế trùng khấp lương lộ, ly khuyển phệ tàn huy. Sương tĩnh nguyệt du kiểu, yên sinh khư canh vi. Nhập thu tri kỷ nhật, lân xử sổ thanh hi (*)—— thơ như vậy đặt vào Vãn Đường, há lại thua Lưu Trường Khanh, Tiền Khởi?
(*)BTV tạm dịch:
Mặt trời lặn sau núi, nhà cỏ người chưa về
Tiếng trùng nghe hiu quạnh, chó sủa ánh chiều tàn.
Sương tĩnh trăng thêm sáng, khói bếp lên thêm nhạt,
Vào thu biết mấy ngày, chày bên nghe thưa thớt.
Trương Nguyên cười nói:
- Ta chỉ là luận thơ, cô nương lại muốn lấy một bài thơ Chung Tinh viết rất hay ra bác bỏ ta, như vậy không thú vị rồi, không bằng chơi cờ, không bằng chơi cờ.
Nữ nhân Vương Vi cười một cách tự nhiên, nói:
- Tiểu Tam Nguyên Trương Tướng công danh chấn Tùng Giang lại để ý người như vậy sao, há nắm chặt lời của ta không tha!
Trương Nguyên nhìn bộ dạng nữ nhân này cười rộ lên, không khỏi tim đập thình thịch, chẳng biết tại sao, cảm thấy nữ nhân này có chút giống Anh Tư sư muội.
Nữ nhân Vương Vi cười nói ríu rít, đôi mắt sáng lên, nụ cười đẹp như vậy, chỉ một thoáng làm cho người ta cảm giác như chiếc thuyền không phải đi trên sông Hoàng Phổ, mà là đi qua khu rừng hoa đào rực rỡ tháng ba, khiến cho toàn bộ khoang thuyền đều ánh lên màu sắc hoa đào, đây cũng là nguyên nhân Trương Nghuyên nhớ đến Anh Tư sư muội. Nữ nhân Vương Vi lập tức phát hiện trong ánh mắt và sắc mặt Trương Nguyên có đoạn tình ý thoáng qua rồi biến mất, khéo hiểu lòng người là bản lĩnh cần có nhất ở kỹ nữ Dương Châu.
Vương Vi từ khi bảy tuổi đã được nữ lão sư chuyên môn dạy hằng ngày, sau đó trải qua sự dạy dỗ của danh kỹ Mã Tương Lan ở Cựu viện Nam Kinh, hơn nữa thân mình lại là bang tuyết lanh lẹ, bản lĩnh nghiền ngẫm tâm ý người khác lại càng hơn Mã Tương Lan, nhất là vẻ mặt cùng giọng điệu của nam tử, Vương Vi liếc mắt một cái liền có thể nhìn thấu trong lòng ba huynh đệ Trương Thị huyện Sơn Ân cùng thuyền. Trương Ngạc Trương Yến Khách không cần phải nói, là bệnh con ông cháu ta, loại nam tử này ngay thẳng lại rất thô bỉ; Trương Đại Trương Tông Tử cũng là bệnh con ông cháu cha. So với đệ đệ hàm súc nho nhã hơn, đàm thơ luận tranh, học vấn tạp nham, từ khi nàng lên thuyền, ánh mắt hai huynh đệ này gần như không rời khỏi cơ thể nàng. Vương Vi cũng không nghĩ là bọn họ lỗ mãng, bị sắc đẹp của nàng hấp dẫn chỉ là việc rất tự nhiên, chẳng phải đa số người chết đều vì sắc đẹp sao. Nhưng Trương Nguyên Trương Giới Tử kia, lại làm cho nàng có chút nhìn không thấu.
Đây là lần thứ ba Vương Vi nhìn thấy Trương Giới Tử nổi danh này, lần đầu tiên là ở trên thuyền Tây Hồ, bộ mặt nhìn không rõ, lần thứ hai là ở nơi của Trần Mi Công, nàng và Trương Nguyên đã đánh một ván cờ, Trương Nguyên mắt nhìn mũi, mũi nhìn tâm, công phu tĩnh tâm của hắn làm cho nàng có chút kinh ngạc. Hơn nữa thế cờ kia Trương Nguyên cũng thắng, hai lần ấn tượng này, nữ nhân Vương Vi đúng là có cảm giác Trương Tam Nguyên này là cực thông minh, tuổi còn trẻ mà bản lĩnh tu tâm dưỡng tính thật tốt. Mấy ngày sau đó, không ngừng nghe đồn về Trương Nguyên, hắn kích động chư sinh đấu Đổng Hàn Lâm, Trương Nguyên tại Dự viên Thượng Hải tổ chức đại hội gặp mặt chư sinh Tùng Giang, Trương Nguyên thành lập Hàn xã…
Mi Công nghe thấy tin đồn này lắc đầu nói:
- Trương Nguyên này lại không an phận, dựng đảng kết xã, quá mức khoa trương, sớm muộn gì cũng có ngày lại bị áp chế.
Mi Công làm người luôn chú ý tìm chỗ khoan dung mà độ lượng.
Nhiều một chuyện không bằng bớt một chuyện. Đương nhiên cảm thấy Trương Nguyên làm việc rất tuyệt, quá biệt gây chuyện thị phi, Vương Vi lúc ấy nói:
- Có lẽ có thể là năng thần trị thế, cũng chưa biết chừng.
Mi Công chăm chú nhìn nàng, không ngờ hôm nay có dịp gặp lại lần thứ ba. Trương Nguyên thần thái hơi có vẻ mệt mỏi, tuy rằng cũng thường nhìn chăm chú nàng, nhưng rõ ràng không giống với ánh mắt của Trương Đại và Trương Ngạc. Hai người này đối với nàng là nhìn chăm chú, Trương Nguyên là mang theo ý tứ cười cùng thưởng thức, dường như đang xem cái gì đó. Vương Vi thầm nghĩ:
“Có lần Mi Công luận thơ, phân ra làm nơi đó có ta và nơi đó không có ta, luận nhân cũng giống vậy, Trương Nguyên chính là từng giây từng phút ‘có ta’ có sự tự chủ rất mạnh, không dễ dàng liền bị mê hoặc. Người như vậy lấy mình làm trung tâm, lòng dạ rất sâu, xem hắn kích động chư sinh đấu Đổng Hàn Lâm, có thể lông tóc không tổn hao gì mà nghênh ngang rời đi, đã có hể biết hắn đa mưu túc trí rồi. Đây thật sự là thư sinh mười bảy tuổi lần đầu trải qua thế sự sao?
Đây là Vương Vi phán đoán dựa theo tính tình Trương Nguyên, mà Trương Nguyên mới vừa rồi ngẫu nhiên lộ ra một tia tình ý lại làm cho Vương Vi hơi có chút kinh ngạc và mừng thầm, thầm nghĩ:
“Ngươi chung quy không phải Liễu Hạ Huệ nha, vẫn là phàm phu tục tử, cái này rất tốt.”
Thời gian Vương Vi quan sát Trương Nguyên có chút hơi lâu, Trương Ngạc trách móc:
- Oa, đây là ý tứ gì, hai người các ngươi cứ như vậy ẩn tình nhìn nhau!
Trương Nguyên cười nói:
- Không nói về thơ nữa, mọi người chơi cờ đi.
Trương Ngạc sớm đã không kiên nhẫn đối với việc đàm thơ luận phú được nữa rồi, liền nói:
- Tốt lắm, đàm thơ cũng nói đủ rồi, không bằng chơi cờ, không bằng chơi cờ.
Gọi Phúc Nhi đem bàn cờ bày ra, bàn cờ làm bằng gỗ dẻ, những thứ này đều là từ Sơn Âm mang đến đây.
Lần trước ở Đông Xa sơn cư, Vương Vi đã đánh cờ thua Trương Nguyên, rất muốn đánh tiếp cùng Trương Nguyên, nhưng thấy Trương Ngạc rất hang hái, liền hỏi:
- Trương tướng công đánh cờ so với Tam Nguyên tướng công như thế nào?
Trương Ngạc liếc mắt nhìn Trương Nguyên một cái, cười nói:
- Bất phân thắng bại.
Vương Vi nghiêm nghị nói:
- Vậy tiểu nữ tử xin thỉnh giáo một ván.
Trương Ngạc rộng lượng chấp Vương Vi đi trước, Trương Nguyên và Trương Đại ngồi ở một bên xem cuộc đấu. Trương Nguyên ngồi ở xa hơn nên không có nhìn kỹ ván cờ, cũng lường trước Tam huynh khó có thể thắng nữ nhân này, cờ lực của Tam huynh kém hơn nữ nhân này, hơn nữa bị mê hoặc với sắc đẹp này nên sẽ không thể chuyên tâm hạ cờ, cho nên bàn cờ này không có phấn khích, không có gì đáng xem. Nhưng thái độ nữ nhân này đánh cờ cực kỳ đẹp mắt, nhìn qua thấy rất đơn giản mộc mạc, nhưng nếu nhìn kỹ, sẽ phát giác mũi giầy nàng có một con bướm, vô cùng tinh xảo, loại vải kia chính là vài bông Tùng Giang thượng hạng, từ áo đến tay áo được thợ khéo léo may, mặc trên người nữ nhân này cực kỳ hợp, móng tay nữ nhân cũng được chăm sóc tỉ mỉ, khi cầm quân cờ có thể thấy được đầu ngón tay tinh tế, tư thế hạ cờ cũng tao nhão mê người, đây đều là đã qua giảng dạy sao?
Trương Nguyên ngồi tê mông cạnh cửa buồm, nhìn tam huynh và nữ nhân này đánh cờ, nghĩ thầm rằng:
“Sấu mã thượng phẩm Dương Châu, tất cả cầm kì thi họa đều thông, danh kỹ Cựu viện, kết giao cùng tao khách từ tông, nữ nhân này nếu ở bốn trăm năm về sau, nhất định sẽ trở thành minh tinh trong giới điện ảnh của nhân loại, còn ở thời Minh, tương đối mà nói, loại danh kỹ này so với nữ tử bình thường càng tự do hơn một ít, giống như nữ nhân Vương Vi này, nơi nơi dạo chơi, còn có thể bái Trần Mi Công học vẽ tranh, hiện tại cùng tam huynh đệ chúng ta đồng thuyền đi xa, luận thơ chơi cờ, tự nhiên cùng phóng túng, cái này so với nữ từ bình thường tuyệt không thể xảy ra.
đáp lễ thì thấy một đồng tử tóc rối lẫn trong đám chư sinh, cậu chừng mười tuổi, lông mày trái có nốt ruồi đỏ. Thấy Trương Nguyên nhìn mình, cậu tiến đến chắp tay nói:
- Trương tướng công, nữ lang nhà tôi đã đến, đang đợi dưới tán cây hương thung.
Bởi vậy Trương Nguyên không khỏi nghĩ đến vị hôn thê Thương Đạm Nhiên, còn có Vương Anh Tư sư muội. Thương Đạm Nhiên là vợ hắn, hắn nhất định che chở tốt cho nàng, nếu có ngày nghỉ sẽ bồi nàng đi du ngoạn, sẽ không để cho nàng khó chịu bên trong nhà cao cửa rộng, bỏ quên trí thông minh của mình, về sau để cho nàng hỗ trợ việc làm ăn buôn bán. Còn Anh Tư sư muội, vừa đa tài vừa đáng yêu, nhưng…
Tâm trạng Trương Nguyên hơi trầm xuống, quay đầu hướng về cửa sổ ngoài thuyền, nhìn ngắm phong cảnh hai bên bờ sông Hoàng Phổ.
Ba mái chèo di chuyển lên xuống, cánh buồm căng tròn gió, chiếc thuyền ba mái chèo dài năm trượng này đang châm rãi đi ngược dòng trên sông Hoàng Phổ. Núi xanh hai bên bờ trùng điệp, giữa chân núi và chỗ đất bằng phẳng đều là những lùm cây xanh ngắt với những sắc hoa trắng vàng xen nhau. Đây chính là hoa cây bông, đất vườn Tùng Giang tám chín trên mười là trồng loại hoa này, có đến trăm vạn mẫu, được coi là thành phố bông vải, là thiên hạ của áo chăn. Nếu hiệu Mỹ Hào phát triển thuận lợi, trong mười năm sẽ trở thành cửa hàng buôn vải lớn nhất Tùng Giang là rất có khả năng. Mấu chốt là phải có tiền vốn, phải có người đến giúp đỡ.
Trương Nguyên và Tông Dực Thiên nhẹ giọng nói chuyện với nhau, bàn một chút về việc buôn bán ở Tùng Giang. Tông Dực Thiên nói hằng năm hai mùa xuân thu, tàu xe thương gia đến Tùng Giang buôn bán vải đông đúc. Thương nhân có dưới một mười vạn tiền vốn chỉ có thể coi là thương nhân trung đẳng, kẻ sĩ Giang Nam bỏ văn theo nghề buôn bán vô cùng nhiều, xuất hiện cái gọi là tầng lớp sĩ thương. Người đứng đầu Đông Lâm Cố Hiến Thành cho rằng phú tài mới có thể hảo lễ, lấy nghĩa làm chủ cho lợi ích, lấy lợi ích phì tá cho nghĩa, thẳng thắn cầu tài, Trương Nguyên thầm nghĩ:
“Đời sau có trình bày và phân tích cho rằng đảng Dông Lâm là đại biểu cho lợi ích của sĩ thương Giang Nam, vậy Hàn Xã lại nên đại biểu cho lợi ích của người nào, hướng cuối cùng của Hàn Xã là về triều đình, hẳn là tranh thủ ủng hộ của giai cấp nào đó? Xã hội Vãn Minh là xã hội cực kỳ phức tạp, các tầng lớp giai cấp đều bị thay đổi kịch liệt từ bên trong, tranh thủ bên này, ắt sẽ đắc tội người kia, điều này cũng là chuyện đau đầu nhất.”
Trương Nguyên tự an ủi mình nói:
“Hàn Xã, hiệu buôn Thịnh Mỹ, hiện tại bắt đầu khởi bước rồi, chỉ có đi từng bước một, gấp cũng vô dụng, ngày còn rất dài, vả lại núi xanh hai bên bờ sông này, hoa vải bông đầy khắp đồi, cây bông vải theo gió lượn bay, đi ngược dòng nước cũng rất có phong cảnh.”
Thuyền đi được sáu, bảy dặm, Trương Ngạc chơi cờ cũng đã bị thua, chỉ nghe nữ nhân Vương Vi nói:
- Yến Khách tướng công có thể cùng Giới Tử tướng công bất phân thắng bại sao?
Khi nói xong lời này, con mắt liếc nhìn sang Trương Nguyên ở bên cạnh cửa sổ mui thuyền.
Trương Đại cười nói:
- Yến Khách chơi cờ sao có thể bất phân thắng bại với Giới Tử, đó là khoác lác.
Trương Ngạc mặt không đổi sắc nói:
- Giới Tử trao ta ba quân ta thắng, còn trao ta hai quân ta lại thua, đây chẳng phải là bất phân thắng bại.
Vương Vi hai tay hợp thành chữ thập, nửa che mũi và môi, nói:
- Thì ra là thế.
Cười đến mức thân mình khẽ run.
Trương Ngạc nói:
- Ván này là ta sơ suất, là ta tham nhìn sắc đẹp của ngươi, cho nên mới thua, ta xem chỉ có Giới Tử mới có thể thắng cô nương, trong mắt hắn chỉ có quân cờ, con mắt đều là nhìn chăm chú vào con cờ mà chuyên tâm chơi cờ.
Trên mặt Vương Vị hiện lên sắc hoa đào, lấy một quân màu trắng nhẹ nhàng ném vào hộp quân cờ, mắt nhìn Trương Nguyên nói:
- Tiểu nữ tử muốn thỉnh giáo Giới Tử tướng công một ván cờ.
Trương Nguyên hiện tại không muốn chơi cờ, hắn hai ngày nay vì chuyện thư cục Hàn Xã và hiệu buôn Thịnh Mỹ nên có chút phí sức, mỉm cười nói:
- Để cho Đại huynh ta cùng cô nương đánh đi, ta hôm nay có chút buồn ngủ, ngày khác, ngày khác lại lĩnh giáo.
Khi Vương Vi và Trương Đại chơi cờ, Trương Nguyên đến khoang kế bên tự nghĩ ra một đề Xuân Thu kinh nghĩa, dùng hơn nửa canh giờ viết một bà kinh đề bát cổ. Thân thuyền hơi lắc lư, tiếng cười cùng tiếng đánh cờ vang lên không ngừng, bất giác cơn buồn ngủ ụp xuống lại, liền nằm ở trên cái bàn nhỏ chợp mắt một chút
Mực đã mài còn một chút vẫn chưa viết hết, rửa đi thì đáng tiếc, Mục Chân Chân dùng nước mực còn dư lại viết mấy chữ “Hoa Sơn bia” thật to. Viết xong, nghe thấy thiếu gia bên cạnh truyền ra thanh âm phì phò rất nhỏ, Mục Chân Chân liền nhẹ nhàng thu thập giấy bút, rửa sạch nghiên mực cùng bút xong trở về, thấy hai bên cánh mũi thiếu gia chảy ra vài giọt mồ hôi, ống tay áo đệm ở dưới má cũng có chút mồ hôi ẩm, trời gần buổi trưa rồi, khí trời rất nóng a.
Trên bàn có một cái quạt, Mục Chân Chân chậm rãi mở quạt, ôm đầu gối ngồi quạt bên cạnh thiếu gia. Quạt một hồi, thấy Vương Vi đi tới, tay vịn cửa khoang thuyền lay động không yên, nhìn Trương Nguyên ngủ gục trên bàn, khẽ mỉm cười, hạ giọng hỏi Mục Chân Chân:
- Tỷ tỷ tên gọi là gì?
Mục Chân Chân có chút gượng ép, đáp:
- Tiểu tỷ gọi Mục Chân Chân.
Vương Vi lại hỏi:
- Mục tỷ tỷ bao nhiêu tuổi?
Mục Chân Chân liền sinh ra ngại ngùng, đáp:
- Mười sáu tuổi rồi.
Trong lúc nói chuyện, đưa tay xếp quạt lại.
Vương Vi khẽ cười nói:
- Vậy thì bằng tuổi ta, ta sinh tháng giêng khẳng định lớn hơn ngươi, gọi ngươi Mục muội muội rồi.
Mục Chân Chân cười cười “Ừ” một tiếng, không biết nên nói gì.
Vương Vi thấy Mục Chân Chân có vẻ không thích nói chuyện, liền không nói không rằng, dựa vào cửa khoang nghe tiếng chèo thuyền. Khoang kế là tiếng Trương thị huynh đệ đánh cờ, kỳ nghệ của Trương Tông Tử kia cũng hơi thua nàng, nàng thầm nghĩ sẽ cùng Trương Nguyên đánh một ván cờ, cùng Trương Nguyên đàm thơ, lại thấy trương Nguyên ngủ ở chỗ này.
Còn có một nữ a hoàn giúp hắn quạt, thật sự là đủ hưởng thụ, Mục Chân Chân thấy nữ nhân dựa cửa không đi, liền hỏi:
- Vương tỷ tỷ tìm thiếu gia nhà ta có chuyện gì sao?
Vương Vi nói:
- Không có việc gì.
Cười rồi hướng Mục Chân Chân khoát tay áo, đi trở về khoang.
Cuối giờ ngọ, thuyền tới hồ Tiết Điến, nhóm của Trương Nguyên dùng cơm trưa ở thị trấn Chu Gia Giác bên bờ đông của hồ. Vương Vi không chịu rời thuyền, chỉ kêu Diêu Thúc đi mua một tí rượu và đồ nhắm rau quả rồi ăn ở trên thuyền. Rượu thịt đều là để cho Diêu thúc và tiểu đồng tóc dài ăn uống, Vương Vi kêu tiểu tì lấy từ trong hành lý ra một cái bếp lò, nhóm lửa đốt than, nấu một bát cháo gạo Thanh Phổ. Vương Vi đích thân cầm muôi, xào một đĩa khổ qua và một đĩa ngó sen. Chỉ hai món rau và một bát cháo, nữ lang này ăn uống thật thanh đạm nhưng lại cầu kỳ về sự sạch sẽ tươi sống.
Vương Vi ăn hai chén nhỏ cháo gạo Thanh Phổ, rồi súc miệng rửa tay, lấy quyển <Ẩn tú hiên thi> rồi đến bên cửa sổ mui thuyền ngồi đọc. <Ẩn tú hiên thi> chính là tập thơ của Cánh Lăng Chung Tinh. Vương Vi đọc bài “Đình cao mộc diệp hạ”, ngâm khẽ:
“Như hà cố nhân ảnh, canh tác sương thiên biệt, thị tịch đăng ngoại cúc, đồng tâm chiếu trì mộ”,
Nàng cảm thấy thật thanh nhã vui vẻ, nàng thấy lời phê bình trước đây của Trương Nguyên đối với Chung Tinh là không đúng, nên rất muốn tranh cãi với Trương Nguyên một phen.
Sau giờ ngọ, thời gian trôi thật chậm rãi. Thuyền neo lại dưới bóng cây liễu bên sông, gió thổi trên mặt nước nên cũng không hề cảm thấy nóng bức. Trên thuyền ngoài hai người phu chèo thuyền ở lại trông coi và bốn người của nhóm Vương Vi ra, những người khác đều đã lên bờ để dùng bữa.
Vương Vi đọc một bài thơ, ngẫm nghĩ một lát, nhìn lên cành liễu rũ bóng bên bờ hồ, khẽ chạm vào mặt nước, rất là thanh tĩnh, nhưng lại chợt có hai chú ve kêu lên, huyên náo không ngừng. Vương Vi đặt cuốn thơ trong tay xuống, nói:
- Tiết Đồng, lấy cây ná tới đây.
Tiết Đồng chính là tiểu đồng tóc dài có nốt ruồi ở giữa lông mày, vội đi lấy một cây ná gân trâu mang tới, ngoài ra còn có cả một túi đựng những viên đá nhỏ đã được lựa chọn kỹ càng, rồi đưa tới trước mặt Vương Vi. Vương Vi nhằm thẳng về phía chú ve đang kêu trên cành liễu, tiếng bắn ná vừa vang lên thì tiếng ve kia đột nhiên im bặt, lá liễu rơi lả tả, một chú ve đen rơi xuống mặt đất bên bờ hồ, giãy lên vài cái rồi bất động.
Còn một chú ve nữa, có lẽ đã bị kỹ thuật bắn của nữ lang này dọa cho khiếp sợ, liền im bặt, không hề kêu nữa.
Tiết Đồng khen:
- Vi Cô bắn chuẩn quá.
Vương Vi trao lại ná cho Tiết Đồng, nói:
- So với Phích bà bà thì còn kém xa.
Chính lúc này chợt nghe thấy một tiếng vang, một con thuyền nhỏ dài trượng tám đang cập bờ bên cạnh thuyền đu, thấy một sĩ nhân khoảng chừng ngoài ba mươi tuổi, mình vận áo dài màu xanh ngọc lên bờ, nói:
- Ở lại đây dùng cơm đã rồi mới đi Thanh Phổ.
Vương Vi nghe giọng nói có chút quen thuộc, ngẩng lên nhìn, liền nhận ra đó là Phạm Hiếu Liêm ở Tô Châu, mấy năm trước đã đến “U Lan Quán” ở Nam Kinh Cựu viện thăm mẹ nuôi của nàng là Mã Tương Lan, lúc đó nàng mới mười ba tuổi. Phạm Hiếu Liêm lúc đó được Vương Đăng ở Tô Châu nhờ mang tác phẩm mới của mình là
Vương Vi thích nhất là giao du, vội kêu:
- Phạm Hiếu Liêm, tiểu nữ Vương Vi xin cúi chào.
Phạm Văn Nhược đang đứng bên bờ sông liền quay người lại, nhìn thấy nửa người trên của một nữ lang dung mạo xinh đẹp lộ ra bên ngoài cửa sổ mui thuyền của con thuyền đu nọ, miệng cười tươi tắn. Phạm Văn Nhược cảm thấy lạ mặt, vái chào nói:
- Tiểu nương tử nhận ra Hứa Văn Nhược ở Trường Châu này sao?
:
- Trương tướng công, nữ lang nhà tôi đã đến, đang đợi dưới tán cây hương thung.