Trương Nguyên về đến thuyền hoa bên ngoài cổng, đã là giờ Hợi canh ba, ông cụ non Kỳ Bưu Giai không biết uống rượu như thế nào mà say rồi, ngồi bệt trong khoang tàu nói xằng nói bậy, hai người đầy tớ Kỳ Thị phục vụ không kịp. Vương Bính Lân say chuếnh choáng, ngâm nga thuộc lòng văn Bát Cổ, Trương Nguyên lắng nghe một lát, nhưng mà sau lưng hóa ra là văn bát cổ của thầy Vương, chắc hẳn đã đọc thuộc lòng từ nhỏ rồi.
Trương Đại ngồi trên ghế thấp pha trà, Trương Nguyên đi qua ngồi xổm một bên hướng về đại huynh kể về chuyện Vương Vi ở chi nhánh của cửa hiệu Thịnh Mỹ, Trương Đại nói:
-Vương Vi rất tốt, Giới tử thật có phúc mới có được người vợ như vậy, em dâu họ Thương trong cửa hiệu cũng rất tốt, hiền lành nữa. Trương Đại vừa nói vừa lắc đầu, chắc hẳn là nghĩ về người vợ ương bướng cứng ngắc đó của hắn, không thú vị.
Cổng thành đã đóng, tối nay ngay tại hồ này những chiếc thuyền lầu, ống tiêu cái trống trong lúc này đã mờ, người nhàn rỗi đi dạo trên bờ đã giải tán, tiếng cổ xúy như sôi sục như rung động như nói mớ như nói mơ, như câm như điếc của trước đó bây giờ đã yên tĩnh, không có tiếng động gì, hết tiệc người tan, tri kỷ hiện ra, trang điểm xinh đẹp và ăn mặc diêm dúa. Hồ Tây rũ sạch mọi phồn hoa, trở lại với vẻ xinh đẹp dịu dàng vốn có, hiển hiện ra trước mắt người yêu thích Tây Hồ thực thụ. Mặt trăng đó như gương đồng mới lau chùi, soi bóng núi tĩnh lặng, mặt hồ đó yên tĩnh xuống, đảo, tháp, đình, cây cối đều đẹp đẽ hấp dẫn, lúc này mới là lúc tốt để ngắm trăng.
Thuyền hoa qua hồ rồi lại hướng về cầu, những người biết thưởng nguyệt lúc này mới xuất hiện, danh kỹ, người nhàn rỗi, hòa thượng, uống chút rượu, khe khẽ hát, bạn tốt giai nhân, hơn mười người yêu trăng cùng rải chiếu ngồi trên cầu đá, gảy đàn hòa ca, đang hát " buồm Gấm mở, trong vắt hồ vạn khoảnh". Trương Đại mừng rỡ, kéo tùy tùng Tố Chi và Chu Mực Nông và Nghê Nguyên Lộ cùng đi lên bờ hồ, Trương Đại hát bài Mẫu Đơn Đình với Tố Chi, họ tụ tập hò reo.
Vầng trăng ngả về tây, trời thu tịch mịch. Bờ hồ như ngủ, Chu Mặc Nông đứng ở đầu cầu thổi tiêu, từng tiếng tiêu buồn miên man, lập tức sánh hòa cùng những tiếng đàn trên bờ. Nghê Nguyên Lộ ngồi trên bậc đá, âm thanh phát ra như tơ, từng nốt trầm bổng, một chữ một khắc, người nghe không dám đánh nhịp, chỉ có Trương Nguyên và Hoàng Tôn Tố ngồi bên đầu thuyền vừa uống trà vừa nghe Trương Nguyên Lộ hát trên cầu, Trương Nguyên khen:
-Thật không ngờ Nghê Nhữ Ngọc còn có giọng hát hay như vậy, nhưng đáng tiếc…
Hoàng Tôn Tố ngạc nhiên nói:
-Đáng tiếc gì?
Trương Nguyên cười, chuyển hướng đề tài nói về hưng thịnh và diệt vong của thiên cổ, Hoàng Tôn Tố thích nhất bàn luận về lịch sử với Trương Nguyên, cách nhìn về lịch sử của Trương Nguyên mới mẻ và độc đáo, mượn xưa nói nay, thường có thể làm cho người ta hiểu ngay lập tức.
Ánh trăng thê lương, phía đông dần biến thành màu trắng, người trên Đoan kiều đã vãn, Trương Nguyên một hàng mười người cũng về đến con thuyền, cũng không rửa mặt, nằm xuống liền ngủ, trong tiếng nước chảy ồ ồ, Thanh Mộng rất vừa ý…
Trên bờ sông, lá phong như lửa, hương thơm hoa quế, chân trời phía đông một vòng trời đỏ nhô ra.
Thời gian công bố kết quả thi hương đời Minh qui định trước cuối tháng tám, đa số định vào ngày có giờ Dần, giờ Thìn, Thìn thuộc long, Dần thuộc hổ, bảng cố hương lại được gọi là bảng Long Hổ. Ngày mười sáu tháng tám của năm Vạn Lịch thứ bốn mươi ba là ngày dần, ngày mười tám tháng tám là ngày Nhâm Thìn, muốn theo kịp việc công bố kết quả vào ngày mười tám tháng tám thì rõ ràng không thể, cho nên, ngày Nhâm Dần hai mươi tám tháng tám sẽ là thời hạn niêm yết danh sách người thi đỗ.
Sau giờ ngọ ngày hai mươi tám tháng tám, phó chủ khảo Vương Biên thu được bảy mươi hai quyển tôn tiến mà phòng quan “xuân thu” Dương Liên gửi đến, số thí sinh học kinh “xuân thu” có hơn bảy trăm hai mươi người dự thi. Quan phòng theo thông lệ tiến cử một người trong mười người, bảy mươi hai bài thi được chấm bằng mực đỏ ba đợt đầy đủ mà Dương Liên tiến cử lên, dấu chấm, lời bình đều cẩn thận tỉ mỉ.
Vương Biên khen:
-Nếu giám khảo khoa lịch sử đều có thể nghiêm túc phụ trách như Dương huyện lệnh, thế thì sẽ không làm oan ức anh hùng trong thiên hạ. Lúc trước họ còn nghi hoặc Dương Liên làm sao không cuộn bài thi trước, mười bốn quan phòng khác đều là vừa duyệt bài vừa lần lượt cuốn bài.
Dương Liêm chắp tay nói:
-Vương Học Đạo quá khen rồi, đây đều là việc phải làm của hạ quan, nghĩ những học sinh học hành gian khổ mười năm thậm chí đến mấy chục năm, sao có thể nhẫn tâm nhất thời qua loa làm sai thời gian ba năm của họ được, cho nên tự mình làm cẩn thận đọc kĩ và cân nhắc ba bài thi trong ba đợt, rồi đem những bài thi xuất sắc tiến cử lên.
Quy chế thi cử đời Minh thật ra là tương đối hoàn thiện, bảy bài trong đợt đầu là để xem thí sinh trình bày và phát huy ngôn ngữ tinh tế ý nghĩa sâu xa như thế nào, xem tính toán của thí sinh, kết luận, chiếu thư, bài biểu trong lần hai là để kiểm tra vài năng năng lực xử lý công việc thực tế; Bài sách luận trong đợt thi thứ ba là để kiểm tra kiến thức lịch sử cổ kim của thí sinh. Nếu như các khoa thi đều có thể tổng hợp cả ba đợt thi lại để tuyển chọn ra người tài, thì sẽ không có chuyện kẻ chỉ biết đọc văn bát cổ lại đỗ cao.
Vương biên ca ngợi Dương Liên hết lời, nhìn thật chăm chú bài chu quyển " xuân thu " đó, rồi hỏi:
-Dương huyện lệnh có tiến cử bài thi quán quân không ?
Dương Liên đáp:
-Có.
Rồi liền đem bài văn có phá đề là “canh trưng quân tử chi sở úy, do thiên mệnh nhi kiêm cập chi dã” dâng lên:
- Đây là bài văn mà các phòng quan duyệt quyển của phòng “xuân thu” đều đồng lòng muốn đề cử hạng nhất, mời Vương đại nhân thẩm duyệt.
Vương Biên với mái tóc bạc màu thưa thớt cao hứng hừng hực nói:
-Được, ta ngay bây giờ sẽ xem bài này trước.
Vương Biên chú ý nhất bài thi của phòng “Xuân Thu”, Vương Biên cũng từng là thí sinh của phòng “Xuân Thu”, hơn nữa học trò mà Vương Biên đánh giá cao nhất Trương Nguyên cũng ở phòng này, vả lại muốn xem đề mục bài thi mà Dương Liên tiến cử lên đích thực là gì?
Ngay lập tức Vương Đề Học đọc toàn bộ gần mười ngàn chữ của ba bài thi trong ba đợt của đề mục này, trong lòng hơi có chút tiếc nuối, bài văn này trong sáng uyên bác, vô cùng trôi chảy, đúng là văn bát cổ tuyệt hảo, nhưng hình như không phải là nét chủ mà đích thân Trương Nguyên viết. Năm ngoái khi Vương Đề Học chủ trì cuộc thi con đường Thiệu Hưng thì xem thấy tứ thư và văn bát cổ Thanh Thu của Trương Nguyên, văn bát cổ của Trương Nguyên rất tỉ mỉ và kỹ càng, vừa mượt mà vừa cứng cáp, rất hợp với phẩm chất của hắn, nhưng bây giờ xem đầu bài mà Dương Liêm tiến cử lên có chút khác biệt với văn phong của Trương Nguyên. Đương nhiên những suy nghĩ này không thể nói lên điều gì, Vương Đề Học gật đầu khen ngợi:
-Quả nhiên là bài văn hay.
Lúc này, ông ấy lấy cây viết màu xanh viết lên một chữ “nhận” trên bài làm này, đặt ở một bên, nới với Dương Liên:
-Đợi sau khi thẩm duyệt toàn bộ bài Xuân Thu này xong, ta sẽ gửi hết cho quan tổng tài Tiền.
Bài thi mà quan phòng tiến cử lên phó chủ khảo sẽ bị hủy đi hơn một nửa, ba chọn một rồi gửi đi cho quan chủ khảo ra định đoạt cuối cùng.
Các bài thi trong hai đợt thi của bốn mươi phòng khác thì Vương Đề Học căn bản đã duyệt qua, đối với bài tiến cử như thế này, sẽ có những tình huống như thế này, đó chính là những bài thi đợt thứ nhất của các thí sinh đánh cùng số hiệu thì sẽ không được tiến lên , đợt thi thứ hai hoặc thứ ba sẽ được tiến cử lên, cho nên còn phải trở về tìm ra những bài thi của đợt một, rồi cân nhắc đắn đo lại, hoặc là tu sửa lại, hoặc là hủy đi. Ba đợt như thế này khiến cho Dương Liên mất rất nhiều sức cho việc tiến cử lên cho phó chủ khảo. Vương Đề Học lúc này sẽ thẩm duyệt chuyên môn bảy mươi mốt bài thi Xuân Thu được đưa lên, mãi cho đến hai mươi bốn giờ trước mới xem xong, lấy ra hai mươi tư bài thi, đích thân gửi cho phó chủ khảo xem bài rồi giao cho Tiền Khiêm Ích.
Mắt của Tiền Khiêm Ích nổi tơ đỏ, có vẻ tiều tụy, rõ ràng là làm quan chủ khảo áp lực không nhỏ. Nói:
-Vương Học Đạo, hôm nay đã hai mươi bốn rồi, chỉ còn cách ngày công bố kết quả thi vào hai bảy có ba ngày thôi. Nhưng những bài thi mà quan phòng duyệt thì chưa xong, thế này thì sao mà kịp, cũng không thể kéo dài đến ngày ba mươi tháng tám.
Quan phòng cũng không thể trực tiếp tiến cử bài lên quan chủ khảo, Vương Đề Học trong lòng biết TIền Khiêm Ích đang trách Dương Liêm đưa bài lên chậm chạp, nói:
-Tiền Tổng tài, đây là toàn bộ bài thi được đề nghị lên của phòng Xuân Thu, mời tổng tài Tiền Tổng Tài thẩm duyệt trước. Toàn bộ những bài được đề nghị phân tán của phòng khác vào trước buổi chiều ngày mai sẽ gửi đi.
Tiền Khiêm Ích nói:
-Vậy thì tốt rồi, đợi ta duyệt xong toàn bộ những bài được tiến cử, mời Vương Học Đạo cùng ta cân nhắc lấy hay bỏ, dù sao số cử nhân Triết Giang cũng chỉ có một trăm hai mươi người.
Trước buổi chiều ngày hai mươi sáu tháng tám, Tiền Khiêm Ích duyệt xong bài thi, tạm thời những người được nhận có một trăm tám mươi người. Còn phải loại bỏ sáu mươi người trong đó, sẽ quyết định những bài được lấy sau cùng. Nhưng đúng lúc sắp thẩm duyệt hết bài thi, TIền Khiêm Ích phát hiện một vấn đề nan giải.
Sau giờ ngọ, Tiền Khiêm Ích triệu tập phó chủ khảo Vương Biên và mười lăm quan phòng đến nơi chủ khảo duyệt bài, rồi nói:
-Trước cuộc thi hương lần này có xuất hiện lời đồn “một khi bình bước lên trời”, chắc chư vị nghe qua rồi?
Tuy nói bên trong và bên ngoài trường thi được ngăn cách bởi mảnh vải
nhưng lời đồn như gió, nhiều quan chủ khảo nghe xong cũng chỉ cười rồi
bỏ đi mà thôi, thật không ngờ đến trước ngày niêm yết danh sách Tiền
tổng tài nghiêm túc đưa ra chuyện này, tất cả ngơ ngác nhìn nhau, không
thể lên tiếng, không biết đã xảy ra chuyện gì?
Quan phó chủ khảo Vương Biên nói:
-Mỗi khoa thi hương đều có lời đồn, không rảnh để ý tới, tự nhiên sẽ hết.
Tiền Khiêm Ích để cho thư sử đem bảy bài thi đến trước mặt các quan giám khảo, nói:
-Mời các vị xem qua chữ cuối cùng của những bài thi này…
Vuong Đề Học cùng lật xem với các quan, bảy bài này đều là bài
thi của đợt thi đầu, mỗi bài bảy trang, chữ cuối cùng trong mỗi bài văn
lần lượt là bảy chữ “Nhất, Triều, Binh, Bộ, Thượng, Thanh, Thiên”, các
quan giám khảo kinh ngạc đến nỗi biến sắc, không khí trong phòng chấm
bài thi lập tức căng thẳng lên, gian lận trong trường thi rất giống, nhẹ thì cách chức, nặng thì lưu đày sung quân.
Vương Đề Học cau mày nói:
-Xem ra vẫn còn không ít thí sinh bị lời đồn ở biên ngoài mê
hoặc, cứ tưởng lời bên ngoài là đúng, hơn nữa có thí sinh thì tin rằng
họ có sách vạn toàn, xem những bài thi này, toàn là có tài học thực đấy, hoàn toàn không phải vì âm thầm thông qua mới tiến cử lên.
Các vị quan phòng đều nhao nhao đều nói là khi chấm bài thi căn bản không chú ý những điều này, riêng chỉ có Dương Liên nói:
-Đi lục soát các bài thi phòng, xem coi rốt cuộc có bao nhiều
bài thi khảm mờ chữ này, rồi xem những bài thi nào mà các quan chấm thi
tiến cử lên..
Vương Đề Học từng trải qua chuyện này nên vững vàng, không muốn làm lớn chuyện này, rồi cười nói:
-Dương huyện lệnh, trong bảy bài thi này chỉ có một bài là phòng Xuân Thu trình lên.
Dương Liên lập tức mặt đỏ tai hồng lên, rồi nghe Vương Đề Học cứu vãn, nói:
-Dương huyện lệnh là quan liêm khiết nhất, khí phách hào hùng
xem trọng người đời nhất, cho nên nói đến bài thi được trình lên này
không có chữ mờ đó, và là bài văn bát cổ xuất sắc, chuyện này không có
gì đáng để truy cứu.
Các quan giám khảo đều hùa theo Vương Đề Học, nếu theo Dương
Liên là phải đi từng phòng từng phòng kiểm tra, rườm rà không nói, có
trời mới biết là còn lòi ra chuyện gì nữa.
Tiền Khiêm Ích yên lặng nghe các quan giám khảo thảo luận một hồi rồi mới lên tiếng:
-Vương Học Đạo nói có lý, nhưng bảy bài thi này nhất định phải loại bỏ.
Điều quan trọng là không rõ ràng, Dương Liêm lại mở miệng:
-Tiền tổng tài đã không tin lời đồn, lại không chịu truy xét, vậy vì sao lại loại bỏ bảy bài này?
Tiềm Khiêm Ích cười khẽ, nói:
-Ta muốn xem suy nghĩ của các vị nên nói loại bỏ bảy bài này,
một là tránh hiềm nghi, quan giám khảo chúng ta không thể để người ta
mượn cớ, hai là bảy thí sinh này thà tin lời đồn chứ không tin luật
pháp, rắp tâm chính là bất chính, cho dù bài văn hay thế nào đi nữa cũng không thể lấy, các vị thấy đúng không?
Việc này Dương Liên cũng không biết nói gì hơn. Thi cử trọng tài nghệ đầu, tài nghệ đầu trọng đại nghĩa thánh hiền, bảy thí sinh này xem như lợn lành chữa thành lợn què. Vốn dĩ đều đã tiến vào vòng cuối cùng. Bốn chọn ba, cơ hội trúng tuyển rất lớn, nhưng lại vì bảy chữ “Nhất
Triều bình bộ thượng thanh thiên” mà bị loại, kì thi sau thì sau ba năm
nữa, thật là đầu lao vào tường, hối hận cũng không kịp.
Các quan phòng lui ra, phó chủ khảo Vương Biên ở lại, cùng với
Tiền Khiêm Ích tổng tài cùng nhau cân nhắc lấy hay bỏ. Trước giờ hợi
buổi tối sẽ quyết định một trăm hai mươi bài thi đã được chấm. Bây giờ
phải đợi chiều ngày mai niêm yết danh sách trúng tuyển, trước canh năm
ngày mai dán bảng danh sách.
Tất nhiên Trương Nguyên không thể ngờ thật sự còn có thí sinh
thông minh tự làm viết mờ bảy chữ “nhất triều bình bộ thương thanh
thiên” lên trên cuối trang của bảy trang ở đầu, cũng không ngờ quan chủ
khảo Tiền Khiêm Ích sẽ kiên quyết loại những người này, lời đồn không
hại đến hắn nhưng lại thiệt hại người vơ tội, thế sự khó lường trước
được như thế.
Mười mấy từ lúc thi xong ba đợt đến lúc yết bảng là quãng thời
gian sôi sục nhất của các thí sinh, trái tim cấp bách đợi chờ đều rất
nôn nóng, không thể yên tĩnh, ham muốn tích tụ. Cần thiết phải giải sầu, cho nên người trong các kỹ viện lầu xanh đều rất đông, những thí sinh
mà ở cư trú ở nhà người ta trong thời gian này thì đều xảy ra việc thông dâm với thê thiếp của chủ nhân. Ăn chơi đàng điếm, ỷ thế hiếp người, đủ loại trò hề, nhiều vô số kể, khi thi cử gắn liền đại nghĩa thánh hiền
với lợi lộc công danh, như thế đã tạo nên tình trạng các quan viên miệng đầy đạo đức nhân nghĩa nhưng lén lút làm chuyện thất tiết, cũng không
phải chuyện lạ, đặc biệt là những người chỉ trọng thi cử bài thi đầu.
Những xã viên của Hàn Xã tham gia kì thi hương Triết Giang năm
Ất Mão có hơn một trăm người, Trương Nguyên triệu tập họ đến, bắt đầu
giảng “bao nhiêu nguyên bản” ở giảng đường Cự Nhiên núi Nam Bình, thầy
Hoàng Ngụ Dung không ở giảng đường. Trương Nguyên mượn giảng đường dùng, ba tập đầu của “bao nhiêu nguyên bản” được Hàn xã thư cục khắc ra một
ngàn bản. Trương Nguyên muốn phổ biến chú trọng việc thật, chú trọng
phong cách học tập và khát vọng bồi dưỡng việc ham học của khoa tự
nhiên, bắt đầu từ “mấy nguyên bản của việc học”. Rất nhiều xã viên của
Hàn Xã ban đầu cũng nôn nóng, nhưng bởi vì tiếng tăm của Trương Nguyên
mà miễn cưỡng kiềm nén tính tình để nghe giảng, nội dung giảng giải của
Trương Nguyên rất sâu sắc, lời lẽ dễ hiểu, xã viên Hàn Xã dần dần cũng
có hứng thú, sự chộn rộn trong lòng cũng dần lắng xuống. Dù sao những
người gia nhập được vào Hàn xã cũng đều là những nhân sỹ tinh anh, thông qua đợt tôi luyện vừa rồi ở Sơn Âm Long Sơn, tinh thần “quốc gia hưng
vong, thất phu hữu trách, gió lạnh máu nong, tẩy rửa Càn Khôn” của Hàn
xã ảnh hưởng rất lớn đến bọn họ.
Khi Trương Nguyên đang giảng giải bài “ mấy nguyên tắc căn bản”
dưới núi Nam Sơn, có cả Gia Tô hội sỹ của Hàng Châu là La Như Vọng và
Kim Ni Các cũng đến nghe giảng. La Như Vọng là người Bồ Đào Nha, đến Ma
Cao từ hồi năm Vạn Lịch thứ mười sáu, Kim Ni Các làngười Pháp, đến
phương đông truyền giáo từ năm Vạn Lịch thứ ba mươi tám, hai người này
phụ trách giáo khu Hàng Châu. Cuối năm ngoái, sau khi Vương Phong Túc
đến Sơn Âm thăm Trương Nguyên rồi trở về Hàng Châu, có cuộc nói chuyện
lâu với La Như Vọng, Kim Ni Các. Vương Phong Tiêu tỏ ra rất sùng bái
Trương Nguyên, cho rằng hắn là người thông minh nhất Đại Minh, chịu hiểu cho học thuật của phương Tây. Nếu Trương Nguyên thi cử thuận lợi, có
thể tiến vào nấc thang quyền lực cao của Đại Minh, thì rất có ý nghĩa
đối với việc phát triển thiên chúa giáo ở Đại Minh.
Sau chiều ngày hai mươi mốt tháng tám, La Như Vọng và Kim Ni Các đi đến giảng đường Cự Nhiên dưới núi Nam Bình, lặng lẽ ồi ở hàng sau
trong giảng đường, nghe Trương Nguyên giảng hơn nửa giờ bài một “mấy
nguyên tắc căn bản”, hai người này ngơ ngác nhìn nhau, từ trong bài
giảng của Trương Nguyên tỏ ra hắn lĩnh hội rất thấu đáo bài này, trình
độ này không thua Từ Quang Khải dịch bài “mấy nguyên tắc căn bản” với
Marreo Ricci. Từ Quang Khải đã từng trải qua mấy năm học tập, nhưng nghe nói Trương Nguyên mới có mười tám tuổi.
Gần tối tan học, Trương Nguyên đi đến hỏi thăm La Như Vọng và
Kim Ni Các, hai người nước ngoài rậm râu này ở giữa một đám học trò
phương cân thì có thể nhìn thấy rõ.
La Như Vọng và Kim NI Các thể hiện sự tôn trọng với Trương Nguyên, La Như Vọng khiêm tốn nói:
-Thiện ý của Trương công tử đối với giáo hội Thiên Chúa giáo
khiến cho giáo chủ Long Hoa Dân hội trưởng khu vực Đông Phương hội Chúa
Giêsu cảm thấy vô cùng cảm kích, Long giáo chủ rất mong muốn năm sau có
thể gặp mặt Trương công tử khi tham gia thi hội.
Long Hoa Dân là hội trưởng của hội Chúa Giê su ở Trung Quốc sau
khi Matteo Ricci qua đời, trái tim truyền giáo cấp bách và cấp tiến, một sự khiêm tốn của Matteo Ricci, làm việc đường hoàng, Vương Phong Túc
của giáo khu Nam Kinh chính là chịu ảnh hưởng của Long Hoa Dân.
Trương Nguyên cười, nói:
-Thi hương chưa yết bảng, nào dám nói năm sau phải tham gia thi hội.
La Như Vọng nói:
-Dự thính hôm nay nghe Trương công tử giảng bài « Mấy nguyên tắc cơ bản », liền biết Trương công tử là người tài giỏi thông minh nhất
của Đại Minh, Trương công tử trúng tuyển bảng Long Hổ là chuyện trong dự đoán, thi hội năm sau thì nhất định phải tham gia.
Trương Nguyên cười ha ha, nói:
-Vậy chắc phải sự phủ hộ của thánh phụ, thánh tử, thánh linh rồi.
La Như Vọng nghe Trương Nguyên nói như vậy lập tức thuận nước
đẩy thuyền, khích lệ Trương Nguyên gia nhập đạo, rồi lại hỏi ngày mai có thể giảng bài “Nhập môn đạo thánh ChúaTrời” cho các học sinh không?
Trương Nguyên vội khéo léo từ chối, nói giảng “mấy nguyên tắc cơ bản, thủy pháp phương Tây” thì có thể, còn “nhập môn đạo thánh Chúa
Trời” thì ……
La Như Vọng hơi thất vọng, vẫn giữ im lặng, Kim Ni Các dùng giọng quan thoại Đại Minh có vẻ hơi cứng nói:
-Trương công tử, hội trưởng Nam Kinh Vương đồng ý gửi súng cho
Trương công tử, đã từ Macao đưa tới Nam Kinh, tháng trước mới qua Hàng
Châu, hội trưởng Vương để kẻ hèn này đưa thư cho Trương công tử, nếu có
việc qua Nam Kinh, ông ấy xin được gặp mặt.
Trương Nguyên vui vẻ nói:
-Tốt lắm, đa tạ.
Kim Ni Các nói:
-Ngoài hai cây súng trường mồi lửa ra, còn có một cây súng lục kiểu Pháp nữa…
Trương Nguyên thích thú, súng toại phát (súng lục) và súng hỏa
thì súng toại phát ăn đứt. Súng hỏa thắng nếu gặp thời tiết gió mưa thì
trở thành phế thải rồi, trong cuộc chiến Tát Nhĩ Hữ, sở dĩ Đại Minh thảm bại cũng là do y vào đội súng hỏa của Triều Tiên, nhưng thời tiết lại
bất lợi nên súng không thể phát huy tác dụng, nên thiết kỵ Hậu Kim xông
lên phá vỡ phòng tuyến, một số nhỏ quân đội Triều Tiên vỡ trận thương
vong, số đông thì đầu hàng. Còn súng lục thì không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, độ chính xác và đường đạn đều ăn đứt súng hỏa. Theo như Trương
Nguyên được biết, phải đến cuối thế kỷ mười bảy, súng lục mới được trang bị phổ biến cho quân đội các nước châu Âu, không ngờ là thời này cũng
đã có súng lục rồi, thật là tin vui ngoài dự liệu.