Loạn Thê Phong Vân

Chương 91: Q.2 - Chương 91: Bạch Mã – Diên Tân




Lúc ta tới Thọ Quang sắp xếp công việc, đại chiến Tào Viên dưới sự quan sát chăm chú của các phương đã bắt đầu mở màn. Tháng hai năm Kiến An thứ năm (công nguyên 200), Viên Thiệu tự mình suất lĩnh hơn mười vạn đại quân từ Nghiệp thành xuôi về phía nam, tiến vào chiếm giữ Lê Dương. Trước lúc hắn nam tiến, còn giải quyết xong những mâu thuẫn bên trong về một vài vấn đề cũ. Có điều, lần này Viên Thiệu không áp dụng phương pháp ba phải trước đây, mà quyết đoán đem Điền Phong không muốn y vội vã khai chiến với Tào Tháo tống thẳng vào đại lao. (Điền Phong nhắc lại đề nghị của mình cùng Thư Thụ trước đây nói: “Tháo giỏi dụng binh, biến hóa không theo lẽ thường, chúng tuy ít người, nhưng không thể xem thường. Không bằng trì hoãn lâu dài. Tướng quân có núi sông vững chắc, dân chúng bốn châu ủng hộ, bên ngoài kết giao anh hùng, bên trong sửa sang nông nghiệp, sau đó lựa chọn quân tinh nhuệ, chia ra một đội kỳ binh, thừa lúc sơ hở nhiều lần xuất chiến, quấy nhiễu Hà Nam, cứu bên phải ta đánh bên trái, cứu bên trái ta lại đánh bên phải, khiến địch mệt mỏi, dân không an cư; ta được nghỉ ngơi mà hắn bị vây khốn, không tới hai năm, có thể ngồi không hưởng lợi. Nay từ bỏ kế sách có thể thắng, quyết một trận phân thành bại, nếu như không được, hối không kịp.”). Tiểu nhị ở dược điếm nhận được tin này, một bên khâm phục dự đoán của ta trước đó (ta đương nhiên biết chuyện này), một bên dựa theo dặn dò của ta, chuẩn bị sắp xếp cuộc sống cho người nhà Điền Phong sau này chạy trốn.

Mà Thư Thụ, người khởi xướng chủ trương từ từ công kích, vốn dĩ là người định mưu bên trong, là người đứng đầu tướng soái bên ngoài, lần này cũng vì nhiều lần can gián, chọc giận Viên Thiệu, hơn nữa đám người Quách Đồ ở phe đối lập thừa cơ gièm pha, nói Thư Thụ quyền thế quá lớn, tiếp tục trọng dụng sẽ không thể khống chế. Viên Thiệu đối với ý kiến sáng suốt của Điền Phong không nghe, đối với hành vi bỏ đá xuống giếng gây hoài nghi của Quách Đồ lại rất tin tưởng, lập tức đem quân đội do Thư Thụ chỉ huy chia làm ba bộ phận, để y cùng Quách Đồ, Thuần Vu Quỳnh chia nhau suất lĩnh, cắt bớt chức quyền của Thư Thụ. Hành động đó của Viên Thiệu, khiến những người có cách nhìn tương tự Điền Phong, Thư Thụ nhất loạt im lặng, mục đích của Viên Thiệu đạt được, cũng gieo xuống hạt mầm tai họa.

Đại quân của Viên Thiệu cũng không dùng phương pháp nhanh chóng áp sát Quan Độ ở Hoàng Hà để phát động công kích, mà trong tháng hai, Viên Thiệu dẫn quân trú đóng ở Lê Dương bờ bắc Hoàng Hà. Viên Thiệu xem kỹ phòng tuyến Bạch Mã – Diên Tân của Tào Tháo xong, quyết định trước tiên đột phá tại Diên Tân. Trong tháng hai, mệnh lệnh cho đám người Vương Khải dẫn hai vạn quân tấn công Vu Cấm ở Diên Tân. Vu Cấm có năm ngàn binh, cũng không mù quáng xuất chiến, chỉ lợi dụng ưu thế phòng thủ trong thành, ra sức chống cự. Đã nói qua, năng lực công thành của Viên quân có thể coi là bằng không, hơn nữa tướng lĩnh dẫn binh cũng không có tài cán gì, phương pháp công thành đơn điệu, ngoài việc cho binh lính leo tường, vẫn là binh lính leo tường. Mà Vu Cấm rất lợi hại, võ nghệ đã cao, binh lính thủ hạ lại đồng lòng, nhìn Viên quân ai dám đi lên giết không tha, phòng thủ ở Diên Tân vô cùng kiên cố. Một tuần sau khi đánh Diên Tân, Vương Khải hồi báo Viên Thiệu, tướng thủ thành Vu Cấm vô cùng lợi hại, chúng ta không lấy được thành Diên Tân.

Viên Thiệu nhận được hồi báo, suy nghĩ một chút, quyết định bỏ không đánh Vu Cấm nữa, chuyển sang công kích phòng tuyến Bạch Mã cũng được, dù sao cũng giống nhau, chỉ cần phá được một chỗ, đại quân của ta qua sông sẽ không gặp nguy hiểm. Cho nên, Viên đại tướng quân cử Nhan Lương dẫn một vạn binh, vượt Hoàng Hà tấn công Lưu Duyên đang phòng thủ ở Bạch Mã. Như hắn suy nghĩ, Lưu Duyên chẳng qua là một thái thú, một văn nhân, lá gan chắc chắn không lớn bằng Vu Cấm, lấy đại quân của hắn đè tới, lấy thanh danh uy vũ của Nhan Lương, Lưu Duyên không bỏ thành mà chạy, thì cũng mở cửa thành quy thuận, hắn có thể phá hủy phòng tuyến Bạch Mã – Diên Tân do Tào Tháo khổ công xây dựng, đưa đại quân vượt qua Hoàng Hà. Viên Thiệu thật là bại não, nói đùa sao, Tào Tháo khổ công dựng nên phòng tuyến Hoàng Hà hơn nửa năm, sao có thể để một kẻ nhát gan không có bản lĩnh đến trấn thủ?

Bạch Mã thành, dưới sự quản lý của Thái thú Lưu Duyên, sừng sững đồ sộ đứng trên bờ nam Hoàng Hà. Lưu Duyên tuy rằng văn không hiển, võ không danh, nhưng là nhân tài phòng thủ, đây chính là nguyên nhân Tào Tháo sử dụng ông ta, không phải dùng một võ tướng khác tới xây dựng phòng tuyến Bạch Mã. Ông ta không trốn hay hàng như ý nghĩ của Viên Thiệu, mà vững vàng đứng tại thành Bạch Mã. Có điều, Lưu Duyên lúc này khi đứng cạnh chiến hào bên ngoài thành Bạch Mã, nhìn Viên quân đang ào ạt vượt sông, nhìn lại phía sau chỉ có ba ngàn binh trấn thủ Bạch Mã, lòng bàn tay bất chợt đổ mồ hôi. Trấn thủ Bạch Mã đã nửa năm, trước kia ông ta đối với chuyện bảo vệ phòng tuyến Bạch Mã vẫn luôn có lòng tin, nhưng hôm nay, nhìn tình hình trước mắt, người ông ta phải đối mặt chính là đại tướng Nhan Lương của Viên Thiệu, phương pháp duy nhất là trước khi Viên quân vây thành, phải cho khoái mã báo nguy tới Tào công, sau đó đóng chặt cửa thành tử thủ.

Lúc nhận được quân tình khẩn cấp của Lưu Duyên, Tào Tháo chắc chắn phải xuất binh cứu viện Bạch Mã. Ông ta tự mình dẫn đại quân chủ lực, nhanh chóng xuất động tới đón đầu Viên quân. Theo cùng có Điển Vi, Trương Liêu, Quan Vũ, Cam Ninh. Nhưng mà, Tào Tháo không phải Viên Thiệu thích đánh giặc từng bước, ông ta theo đề nghị của Tuân Du, dùng phương pháp giương đông kích tây, giương cao thanh thế chạy tới quân doanh của Vu Cấm ở Diên Tân phía bắc Hoàng Hà, giả bộ muốn qua sông chặn đường lui quân của Viên Thiệu. Viên Thiệu quả nhiên mắc mưu, vội vàng cử quân về phía tây chặn đánh.

Tào Tháo nhận được tin thám báo Viên quân đã mắc mưu, tự mình suất lĩnh khinh kỵ binh, lệnh cho Trương Liêu, Quan Vũ (không có người đành phải dùng hắn, thật phiền) làm tiên phong nhanh chóng bất ngờ vây khốn quân Nhan Lương ở Bạch Mã, lại cho Vu Cấm dẫn bộ binh, bỏ qua phòng tuyến Diên Tân, lui về bờ nam Hoàng Hà cùng Nhạc Tiến hợp binh, dùng bộ binh chặn đánh quân cứu viện của Viên quân rất có thể sẽ tiếp viện hoặc cứu viện Bạch Mã.

Nhan Lương chậm chạp vượt Hoàng Hà, bên bờ sông ngoài thành Bạch Mã chỉnh đốn đội ngũ, xây dựng căn cứ tạm thời, sau đó nhàm chán ngồi trong trướng chỉ huy nghỉ ngơi. Hắn nhận được tin tức Tào quân ở Bạch Mã không nhiều, theo lý mà nói, phòng tuyến này lấy rất dễ dàng, nhưng Lưu Duyên kia lại đóng cửa không ra. Hắn đã cho thiên tướng vượt sông thử công thành thăm dò, một chút hiệu quả cũng không có. Thật là, chiếm lấy nơi này, còn phải để đại tướng quân như ta tự mình xuất mã sao? Mấy tên đần độn, có điều, cần phải nghĩ cách.

Đợi lúc Tào quân đã hiện lên trong tầm mắt, hướng quân doanh của Nhan Lương xông tới, kẻ tự cho không có đối thủ ở Bạch Mã kia mới nhận ra. Hắn cũng thật xui xẻo, thấy Tào Tháo nhào tới, mới vội vàng từ mã xa đứng dậy ứng chiến. Kết quả, chiến mã của mình còn chưa kịp lên, đã phải chạy vội, bị Quan Vũ đang muốn báo ân dùng lưỡi lê giết chết. Viên quân mất đi chủ tướng, nhất thời tán loạn, bị Tào quân đuổi chạy như vịt, Tào quân gần như không tổn thất dành được thắng lợi, thành công giải vây Bạch Mã.

Lại nói, Viên Thiệu dựa vào quân số đông, vẫn nghĩ có thể phá hủy tất cả phòng tuyến của Tào Tháo giống như khi tấn công Công Tôn Toản. Tin thất bại ở Bạch Mã, Nhan Lương tử trận truyền tới, Viên Thiệu vẫn cố chấp mệnh lệnh đại quân tiếp tục tiến tới, chỉ phái sáu ngàn người giao cho Văn Sú đuổi theo Tào Tháo rút lui khỏi Bạch Mã. Theo hắn thấy, Tào Tháo giết được Nhan Lương, chẳng qua vì Nhan Lương sơ suất, cho nên, lần này hắn gọi Lưu Bị tới, bảo người này đi theo Văn Sú, sẽ không sợ quỷ kế của Tào Tháo nữa. Lúc này, Thư Thụ quyết ý giữ mình một lần nữa can gián Viên Thiệu, khuyên y không thể khinh suất liều lĩnh. Viên Thiệu chẳng những không nghe, còn đem số quân còn lại của Thư Thụ giao cho Quách Đồ, tước hết quyền lực của ông ta.

Tại Bạch Mã, Tào Tháo không bị thành quả thắng lợi mê hoặc, lập tức tỉnh táo nhìn nhận phòng tuyến Bạch Mã không thể ngăn được đại quân Viên Thiệu, đối với ưu thế hơn người của y, bản thân phải rút nhanh phòng tuyến, tránh đem quân đội vốn đã ít của mình bị phân tán thêm. Cho nên, sau khi thu được chiến quả của địch, Tào Tháo lập tức phân phát cho lão bách tính ở Bạch Mã, lại đặt đồ quân nhu ở đó, rồi lệnh toàn quân lùi lại phía sau. Phát chiến quả cho lão bách tính không biết là chủ ý của ai, có lẽ chính là của Tào Tháo, tóm lại, khi Văn Sú cùng Lưu Bị mang theo năm, sáu ngàn người từ Diên Tân đuổi theo Tào Tháo, ông ta đã lệnh rút quân, để lão bách tính rút lui trước, bản thân mình đem quân đóng trại ở một nơi có địa thế tốt dưới chân núi, chiếm ưu thế về địa hình.

Dựng trại xong, Tào Tháo lệnh cho quân sĩ lên núi quan sát hướng đi của Viên quân. Người quan sát không ngừng báo cáo tin tức, ban đầu báo Viên quân có năm, sáu trăm kỵ binh, sau đó hô lớn bộ binh Viên Thiệu nhiều không đếm xuể. Lúc này, Tháo không cho báo cáo nữa, ông ta muốn kỵ binh nghỉ ngơi đợi mệnh. Lúc này, quân nhu từ Bạch Mã rút về còn đang trên đường, cũng còn rất nhiều dân chúng mang theo đồ đạc đang trên đường chạy trước. Các đại tướng của Tào Tháo đều lo lắng kỵ binh địch bắt người cướp của, đề nghị để nhân mã mang quân nhu đồng loạt tiến vào doanh trại. Tào Tháo mỉm cười, chỉ có Tuân Du cười nói: “Đây chính là mồi, làm sao cho vào được”. Tào Tháo cười lớn, lệnh hơn ngàn kỵ binh đóng bên sườn núi, chuẩn bị tấn công.

Quả nhiên, kỵ binh Viên quân đến nơi, thấy trên đường nhiều quân nhu như vậy, lại có lão bách tính mang theo gánh nặng, bọn chúng tham tiền tài, phía sau tiếp phía trước cướp bóc, trong nhất thời, đội ngũ Viên quân đại loạn. Tào Tháo nhân cơ hội hạ lệnh kỵ binh ập tới. Phải nói Cam Ninh ánh mắt rất tốt, người ta gặp một người giết một người, hắn đặc biệt xem giáp trụ ai sáng sủa mới chạy tới. Tập kích đột ngột mà, không cần chào hỏi, bởi vậy, Văn Sú trong lúc đang còn chỉnh đốn đội ngũ, không cam lòng đã rơi đầu dưới kích của Cam Ninh. Cam Ninh giết Văn Sú, Viên quân lần nữa mất chủ soái. Cũng phải nói bản lĩnh chạy trốn của Lưu Bị thật không nhỏ, động tác tấn công của hắn có phần chậm chạp, còn cách Văn Sú khá xa, thấy tình thế không ổn, lập tức quay ngựa bỏ chạy, thủ hạ của Tào Tháo lại bỏ lỡ cơ hội bắt giết Lưu Bị.

Lần này rất hay, mấy ngàn kỵ binh Viên Thiệu, người đứng đầu bỏ mạng, người đứng thứ hai bỏ chạy, bọn họ cũng quay đầu chạy nhanh, không chỉ mình chạy, còn khiến bộ binh ở phía sau thất loạn bát tao. Binh sĩ của Viên Thiệu trốn trốn, chạy chạy, chậm liền thành xương trắng ven đường, Tào Tháo chỉ dùng một ngàn kỵ binh, đã đánh tan đại quân Văn Sú, thắng tiếp một trận. Văn Sú, Nhan Lương đều là danh tướng trong quân Viên Thiệu, là hai trong bốn vị tướng có danh hiệu Hà Bắc tứ trụ, kết quả trong thời gian ngắn, qua hai trận chiến không kịch liệt lắm đều bị giết, thật khiến tinh thần Tào quân lên cao. Nhưng mà, hai người kia đều chết không nhắm mắt.

Trận chiến Diên Tân dành được thắng lợi, Tào Tháo sáng suốt lựa chọn từ bỏ phòng tuyến Bạch Mã – Diên Tân. Ông ta rất tỉnh táo, biết phòng tuyến này không thể cản được mười vạn quân Viên Thiệu. Tuy rằng Tào quân giết được hai viên đại tướng siêu cấp của Viên Thiệu, nhưng không ra được đòn đả kích trí mạng, thực lực Viên Thiệu vẫn hơn xa. Bởi vậy, Tào Tháo lệnh cho lão bách tính, đem theo đồ quân nhu đồng loạt theo Tào quân lui về hướng tây bờ nam Hoàng Hà, đặt phòng tuyến trọng điểm ở Quan Độ. Sau khi Tào Tháo dẫn quân rút lui tới Quan Độ, liền tập trung quân chủ lực, tổ chức cố thủ, đợi Viên quân đến lấy gậy ông đập lưng ông.

Rút lui khỏi Bạch Mã – Diên Tân, không có nghĩa là từ bỏ nơi này. Theo sự sắp xếp của Tào Tháo, Vu Cấm, Từ Hoảng, Sử Hoãn dẫn theo quân bộ hạ ở lại hai bên bờ sông Hoàng Hà tại Bạch Mã, Diên Tân tiến hành đánh du kích, không ngừng quấy rối đại quân Viên Thiệu, mục đích chủ yếu là kéo dài thời gian. Đồng thời, để phòng ngừa khả năng Viên Thiệu tập kích Hứa Đô, Tào Tháo cho Hạ Hầu Đôn mang binh cố thủ tại Thương Ngao là vị trí trọng địa, cho Trương Tú lãnh binh đóng ở Trần Lưu. Nhưng mà, Viên đại tướng quân người ta căn bản coi thường chiến thuật tập kích, tuy rằng Tân Bì đề xuất cử kỵ binh bất ngờ thâm nhập sau lưng Tào Tháo. Lại nói, Viên Thiệu rất biết phối hợp với chiến lược của Tào Tháo, hành binh vô cùng chậm chạp. Đại đội kỵ binh không đánh bất ngờ hay tập hậu, mà từ từ cùng khối bộ binh khổng lồ tiến về nơi tập kết đại quân chủ lực bên Tào – Quan Độ, tới tháng bảy mới chiếm được Võ Dương, hình thành thế giằng co cùng Tào Tháo. Chiến lược gậy ông đập lưng ông của Tào Tháo được Viên Thiệu chấp hành vô cùng nghiêm túc.

Mà Quan Vũ lập công ở Bạch Mã, được Tào Tháo lấy danh nghĩa hoàng đế phong làm Hán Thọ đình hầu, khi nhận được tin tức Lưu Bị ở trong quân Viên Thiệu, lập tức viết thư cáo biệt, mang theo gia quyến Lưu Bị, rời khỏi Tào Tháo đi về hướng bắc. Tào Tháo biết chuyện, nén xúc động ngăn chư tướng đuổi theo, để Quan Vũ ra đi. (Tào công quý trọng Vũ, nhưng thấy lòng hắn không muốn ở lại, bảo với Trương Liêu: “Khanh thử lấy tình hỏi xem.” Lát sau Liêu hỏi Vũ, Vũ thở dài nói: “Ta biết Tào công với ta ơn dày, nhưng ta chịu ân trọng của Lưu tướng quân, đã thề cùng chết, không thể phản bội. Ta sẽ không ở lại, xin huynh nói giúp Tào công để ta đi.” Liêu thuật lại lời Vũ nói với Tào Công, Tào công cảm cái nghĩa ấy. Phó tử viết: Liêu nói rõ với Thái tổ thì sợ Vũ bị giết, không nói lại trái đạo vua tôi, liền thở dài nói: “Minh công, là chúa của tôi; Vũ, là huynh đệ của tôi.”, đành thuật lại. Thái tổ nói: “Người không phụ chủ cũ, là nghĩa sĩ vậy. Lúc nào hắn sẽ đi?” Liêu nói: “Vũ chịu ơn của ngài, tất sẽ báo ơn ngài rồi mới đi.” Lúc Vũ giết Nhan Lương, Tào công biết ông ta sẽ đi, càng ban thưởng trọng hậu. Vũ gói hết đồ được ban thưởng, viết thư cáo từ, chạy sang chỗ Viên quân. Tả hữu muốn đuổi theo, Tào công nói: “Ai nấy vì chủ, đừng đuổi theo.”). Kỳ thực, ta nghĩ Tào Tháo làm như vậy cũng là muốn thu mua nhân tâm, các người xem, hành vi của Quan Vũ như vậy ta cũng chẳng so đo, chứng tỏ Tào Tháo ta yêu người tài, những người khác đương nhiên sẽ nhìn đạo dùng người của Tào Tháo, người muốn góp sức lại càng nhiều, thả một Quan Vũ, đổi được nhiều người càng lợi hơn!

Quan Vũ chạy đi tìm Lưu Bị, mà Lưu Bị lúc này cũng bỏ Viên Thiệu, mang theo Triệu Vân cùng ba trăm người của huynh ấy, hướng Nhữ Nam ở sau lưng Tào Tháo mà tới, nguyên nhân đương nhiên muốn liên hệ với Lưu Bích. Phải biết rằng vào tháng ba, Lưu Bích cảm thấy Tào Tháo nhất định sẽ đi đời, nên âm thầm đầu hàng Viên Thiệu, nguyện trung thành. Viên Thiệu đương nhiên cao hứng, không để ý chuyện Lưu Biểu xuất binh hay không, có được sự quy thuận của Lưu Bích, chính là có một con dao nhỏ ở sau lưng Tào Tháo, nên lúc Lưu Bị đề xuất nguyện vọng tập kích sau lưng Tào Tháo, Viên Thiệu không chút do dự cho Lưu Bị một ngàn binh (đủ nhỏ mọn), cho Lưu Bị nam hạ.

Trên đường xuôi nam, Lưu Bị gặp lại Quan Vũ, Trương Phi ở giữa đường, tất nhiên vạn phần vui mừng. Có thêm phụ tá đắc lực, Lưu Bị vội vàng chạy tới chỗ Lưu Bích (không biết Lưu Bích này có phải thân thích Lưu gia không). Hai bên cùng một chỗ, tất nhiên muốn gây phiền toái cho Tào Tháo, vì thế ở Nhữ Nam, đại kỳ phản Tào phất lên. Có điều, năng lực hiện tại của Lưu hoàng thúc thật sự không được, mà Lưu Bích kia tướng lĩnh đều xuất thân từ Hoàng Cân quân, so ra còn kém Quản Hợi, Quan Vũ có khả năng giết Nhan Lương, nhưng ba người này cũng không thể là đối thủ của Tào Nhân. Vân ca ca được Lưu Bị nể trọng cho làm tổng chỉ huy hậu quân. Vấn đề là, hậu quân này chẳng qua có chưa tới năm trăm binh sĩ, kỵ binh không tới trăm tên, trên thực tế là một thống lĩnh quân cận vệ, nhiệm vụ chủ yếu đương nhiên là bảo vệ đám gia quyến và đồ quân nhu. Giữa tháng năm, Tào Nhân dẫn hai vạn đại quân rời khỏi Uyển thành, tiến thẳng tới Nhữ Nam. Lưu Bị còn chưa chuẩn bị sẵn sàng, tất nhiên nếm quả đắng cách tác chiến của Hoàng Cân quân. Thủ hạ của Lưu Bích thấy thực lực chiến đấu của quân chính quy Tào Nhân, còn chưa kịp cùng Tào quân đối mặt, đã bắt đầu chạy toán loạn, mặc cho Lưu Bị ngăn cản thế nào cũng không được. Lưu Bị vô cùng tỉnh táo, chỉ dựa vào binh lực không tới ba ngàn này của mình, tuyết đối không phải là đối thủ của Tào Nhân, bất đắc dĩ đành từ bỏ Nhữ Nam tiếp tục chạy về hướng nam, ở khắp nơi chơi trò đánh du kích.

Tào Tháo nhận được tin Tào Nhân đã bình định được Nhữ Nam, lập tức cử Mãn Sủng làm thái thú Nhữ Nam, tiến vào chiếm giữ nơi đó, vừa để phòng thủ, đả kích thế lực ác bá của Viên gia nơi này, đồng thời đem bảo giáp đồn điền cưỡng ép thi hành, sử dụng thủ đoạn cưỡng chế cứng rắn nhất: ác bá giàu có trong thành Nhữ Nam, dưới bàn tay sắt của Mãn Sủng, bị giết hết hai phần ba, đại bộ phận đất đai bị sát nhập thành của công; đồng thời, còn nghiêm khắc đem tư binh của các địa chủ ác bá trong vùng toàn bộ yêu cầu giải tán, nếu không sẽ kiên quyết trấn áp; những cánh quân Hoàng Cân nhỏ lẻ thì tiến hành chiêu hàng. Đồng thời Mãn Sủng theo kinh nghiệm đã thành công ở Hứa Đô, dán bố cáo, chiêu dụ quân Hoàng Cân ở Nhữ Nam trước kia, không trách lỗi cũ, chỉ cần thật lòng muốn trở về, toàn bộ sẽ được chia đất đai, trở thành lão bách tính bình thường; nếu tự nguyện tham gia quân ngũ, gia quyến được ưu đãi miễn một năm tiền thuế, sau đó cứ theo quy định ở Hứa Đô áp dụng. Những chính sách của Mãn Sủng giúp dẹp ác bá, yên lòng dân, ổn định cuộc sống, có ai không tự nguyện quy thuận? Ba tháng sau, Nhữ Nam đã hoàn toàn ổn định. Mãn Sủng từ đám binh sĩ tự nguyện tòng quân kia chọn ra bốn ngàn tinh binh, thu phục được các thế lực ở địa phương, binh lực Nhữ Nam đã đạt được một vạn bảy ngàn, hơn nữa trăm họ đồng tâm, biến Nhữ Nam thành một tòa thành kiên cố. Mà Lưu Bị muốn gây sóng gió ở Nhữ Nam, chém giết một hồi rồi bao vây thành Thái Dương, do chính sách vườn không nhà trống của Mãn Sủng, cũng không được lợi gì, đành phải lượn lờ bên ngoài thành Nhữ Nam, thở phập phồng đợi kết quả đại chiến Viên – Tào.

Mà Hàn Tuần dẫn kỵ binh do Viên Thiệu phái ra muốn cùng Lưu Bị hình thành thế tiếp ứng, cuối tháng tư lẻn tới phụ cận Hứa Đô đã bị Tào Hồng ở lại giữ thành đánh tan tác. Viên Thiệu sau khi biết tin Hàn Tuần chết, không chỉ không rút ra bài học, ngược lại rất đắc ý nói, may không nghe lời đám người Tân Bì đi tập kích Hứa Đô, bằng không tổn thất quá lớn, thất bại của Hàn Tuần chứng tỏ cách nhìn của y là rất chính xác. Đến lúc này, toàn bộ những cánh quân Viên Thiệu phát ra để gây chuyện đều bị tiêu diệt, Lưu Biểu ở Kinh Châu quả nhiên không xuất binh, nguy cơ phía sau lưng Tào Tháo cơ bản được giải trừ. Lúc này chỉ còn lại Giang Đông.

Mà lúc ta còn ở Thọ Quang, Tôn Sách đã giết Hứa Cống thái thú Ngô quận. Kỳ thực Hứa Cống khuyên giải hoàng đế cũng là làm tận bổn phận thần tử, Tôn Sách hơi quá đáng. Hứa Cống cũng là người trọng nghĩa khinh tài, trong nhà có nhiều môn khách, sau này, Tôn Sách gặp chuyện chính là do môn khách của Hứa Cống gây ra. Tôn Sách xử lý ông ta thật quá vội vàng. Có điều, ta không có lòng dạ trách trời thương dân của Vũ ca ca, tính cách không thích xen vào chuyện của người khác, loại chuyện này ta sẽ không ngăn cản (có ngăn cũng không ngăn được), còn tranh thủ lợi dụng.

Chú thích (của tác giả): chương này viết rất miễn cưỡng, ta thực sự rất không giỏi miêu tả cảnh chiến trường, mong mọi người tha thứ!


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.