Lộc Đỉnh Ký

Chương 164: Chương 164: ĐỂ PHỤ NHÂN XEN VÀO QUỐC SỰ




Vi Tiểu Bảo nói:

-Nếu tới đất Liêu Đông rét như cắt thịt mà cũng có thể phát tài thì

tiểu đệ phải thỉnh giáo đại ca một bài học.

Sách Ngạch Đồ đáp:

-Miền Liêu Đông của bọn tiểu huynh có ba thứ bảo bối...

Vi Tiểu Bảo ngắt lời:

-Hay quá nhỉ? Trong ba thứ bảo bối, chỉ cần lấy được một thứ cũng tha hồ

tiêu xài rồi.

Sách Ngạch Đồ cười đáp:

-Đất Liêu Đông có câu phương ngôn, Vi huynh đệ đã nghe ai nói đến bao

giờ chưa? Câu đó là "Quan Đông có ba bảo vật: Nhân sâm, da điêu và Ô lạp

thảo".

Vi Tiểu Bảo hỏi:

-Tiểu đệ chưa từng nghe ai nói tới câu đó. Nhân sâm và da điêu là của quý

đã đành. Còn Ô lạp thảo, một thứ cỏ, sao cũng gọi là bảo bối?

Sách Ngạch Đồ đáp:

-Vậy mà Ô lạp thảo cũng là bảo bối mới kỳ. Ha ha! Vùng Quan Đông cứ đến

mùa đông là trời rét kinh khủng, mặt đất đóng thành băng. Những người nghèo

không được mặc áo da điêu, ngồi kiệu ấm mà trời rét quá hai chân tê buốt, lấy ai

khiêng kiệu cho Vi huynh đệ? Ô lạp thảo là thứ cỏ mọc khắp miền Quan Đông.

Chỉ cần nhổ lấy một nắm phơi khô bỏ vào trong đế giày là thấy ấm áp ngay. Người

cùng nghèo chẳng có áo cừu, không đắp chăn bông, lấy Ô lạp thảo may thành áo

thành chăn cũng đủ ngự hàn.

Vi Tiểu Bảo nói:

-Té ra là thế. Nhưng món bảo bối Ô lạp thảo chúng ta không cần dùng đến.

Còn nhân sâm thì phải lấy vài chục gánh, da điêu cũng phải mấy trăm tấn đem về

mới đủ chia cho những bằng hữu rất thân ái.

Sách Ngạch Đồ nổi lên tràng cười ha hả.

Lão toan nói thì có tên thân binh vào báo là quan thủy sư đề đốc Thi Lang

đến bái kiến.

Vi Tiểu Bảo vừa nghe thấy hai chữ "Thi Lang" bất giác sắc mặt biến đổi. Gã

nghĩ tới bữa trước đem Trịnh Khắc Sảng giam vào trong quan tài. Sư phụ gã là

Trần Cận Nam bảo phải tha Trịnh Khắc Sảng ra, nhưng vừa mở quan tài thì bên

trong không còn Trịnh Khắc Sảng, sau chỉ thấy thi hài của Quan An Cơ, một người

anh em trong Thanh Mộc đường. Ngoài ra còn mảnh giấy để lại viết hàng chữ: "Thi

Lang gửi đến cố nhân".

Lúc ấy Trần Cận Nam còn nói cho gã nghe là võ công Thi Lang rất cao cường,

mưu trí cũng hơn đời. Ngày trước Quốc tính gia đã bị thua về tay hắn.

Vi Tiểu Bảo cho là Thi Lang đến để tầm cừu. Gã không biết làm thế nào vội

bảo một tên thân binh:

-Ngươi mau đi kêu A Tam, A Lục hai người vào đây cho ta.

Sách Ngạch Đồ cười hỏi:

-Mối giao tình giữa Thi Tĩnh Hải và Vi huynh đệ thế nào?

Vi Tiểu Bảo tâm thần hồi hộp hỏi lại:

-Thi...Thi Tĩnh cái gì?

Sách Ngạch Đồ đáp:

-Vị Đề đốc này được phong tước Tĩnh Hải tướng quân. Vi huynh đệ chưa

từng quen biết y hay sao?

Vi Tiểu Bảo lắc đầu:

-Tiểu đệ chưa từng gặp y lần nào.

Gã quay lại bảo tên thân binh:

-Y đến đây làm chi? Ta không muốn tiếp.

Tên thân binh dạ một tiếng rồi trở ra kiếm lời từ khước.

ủy Tôn giả và Lục Cao Hiên lật đật chạy vào đứng ở đằng sau Vi Tiểu Bảo.

A Tam, A Lục là tên giả của hai người này.

Vi Tiểu Bảo thấy bên mình đã có hai tay cao thủ hộ vệ gã mới yên lòng hơn

một chút.

Lát sau, tên thân binh kia lại vào hoa sảnh, hai tay bưng một cái khay đưa lên

nói:

-Đây là lễ vật của Thi tướng quân đem đến tỏ lòng hiếu kính Đô thống đại

nhân.

Vi Tiểu Bảo thấy trên khay để một cái hộp bằng pha lê. Trong đặt một cái

bát bằng bạch ngọc. Lòng bát khắc mấy hàng chữ.

Cái bát bạch ngọc này trong sáng rất đẹp. Đúng là thứ mỹ ngọc thượng hảo.

Công trình điêu khắc cũng cực kỳ tinh xảo.

Sách Ngạch Đồ cười nói:

-Món lễ vật này không phải tầm thường. Lão Thi thật đã phí nhiều tâm huyết.

Vi Tiểu Bảo không hiểu hỏi:

-Sách đại ca bảo sao?

Sách Ngạch Đồ đáp:

-Trong bát đã khắc danh húy của lão đệ lại còn thêm bốn chữ "Gia quan tấn

tước". Phía dưới khắc "Quyến đệ Thi Lang kính tặng".

Vi Tiểu Bảo trầm ngâm một lúc rồi nói:

-Tiểu đệ chưa từng quen biết người này mà họ khách sáo như vậy, chắc có

dụng ý gì không tốt.

Sách Ngạch Đồ cười đáp:

-Chỗ dụng ý của lão Thi đã rõ quá rồi. Y nhất tâm muốn đánh Đài Loan để

báo thù cho cha mẹ, vợ con. Mấy năm nay y ở trong kinh lẩn quẩn với bọn ta, định

nhờ bọn ta tâu Hoàng thượng về vụ này. Y đã phí tiền đến hai, ba chục vạn lạng.

Lão ngừng lại một chút rồi tiếp:

-Nay y biết lão đệ là nhân vật kề cận trước giá Hoàng thượng, dĩ nhiên phải

tìm đường vành cạnh đến lão đệ.

Bây giờ Vi Tiểu Bảo mới vững dạ. Gã lại hỏi:

-Té ra là thế. Vì lẽ gì y cố tình muốn đánh Đài Loan?

Sách Ngạch Đồ đáp:

-Lão Thi nguyên trước là một viên đại tướng dưới trướng Trịnh Thành Công.

Sau Trịnh Thành Công hoài nghi y có lòng phản bội, toan bắt y, nhưng y chạy trốn

được. Trịnh Thành Công tức quá liền đem cha mẹ vợ con y...

Sách Ngạch Đồ vừa nói vừa huy động hai tay làm kiểu chém đầu mọi người.

Vi Tiểu Bảo lè lưỡi ra nói:

-Một bậc anh hùng như Trịnh Thành Công mà còn bị thua về tay Thi tướng

quân thì y đúng là một cao nhân hiếm có. Tiểu đệ phải tiếp kiến y mới được.

Đoạn gã bảo tên thân binh:

-Ngươi ra coi nếu Thi tướng quân còn ở đó thì bảo hãy chờ ta một chút.

Gã nhìn Sách Ngạch Đồ nói:

-Sách đại ca! Chúng ta cùng ra gặp y.

Tuy gã có ủy Tôn giả và Lục Cao Hiên bảo vệ, nhưng vẫn còn úy kỵ Thi Lang.

Gã nghĩ rằng: Sách Ngạch Đồ là một vị đại thần nhất phẩm ở triều đình mà cùng đi

với gã thì chắc chắn Thi Lang không dám động võ.

Sách Ngạch Đồ mỉm cười gật đầu.

Hai người liền dắt tay nhau đi ra nhà đại sảnh.

Thi Lang đang ngồi trên ghế chỗ thấp nhất nghe tiếng giày lẹp kẹp, vội vàng

đứng dậy. Hắn thấy hai người từ trong nội đường tiến ra liền bước lên mấy bước

thi lễ, miệng dõng dạc hô:

-Sách đại nhân! Vi đại nhân! Ty chức là Thi Lang xin tham kiến hai vị đại nhân.

Vi Tiểu Bảo chắp tay đáp lễ cười nói:

-Không dám! Quan hàm của Thi tướng quân còn lớn hơn tại hạ. Sao tướng

quân lại khách sáo như vậy? Mời tướng quân ngồi chơi. Chúng ta không nên khách

sáo nữa.

Thi Lang kính cẩn đáp:

-Vi đại nhân khiêm nhường như vậy khiến cho ai cũng phải khâm phục. Đại

nhân còn nhỏ tuổi đã sớm hiển đạt. Việc phong công phong hầu đối với đại nhân

chỉ là vấn đề hàng ngày. Trong vòng mười năm nữa là cùng, Vi đại nhân nhất định

sẽ được phong vương. Ty chức bất quá là một tên tiểu tướng quân, phỏng chi

đáng kể?

Vi Tiểu Bảo cười ha hả nói:

-Nếu tại hạ có ngày như vậy thì rất lấy làm đa tạ lời vàng ngọc của tướng

quân.

Sách Ngạch Đồ cười nói:

-Lão Thi! Lão ở Bắc Kinh mấy năm đã học được kiểu ăn nói hoạt bát, khác hẳn

ngày mới tới kinh thành, động một tí là đắc tội với người ta.

Thi Lang đáp:

-Ty chức là kẻ võ phu thô lỗ, không hiểu lễ nghĩa, hoàn toàn trông vào các

vị đại nhân lượng cả bao dung. Hiện nay ty chức đã hết sức thay đổi lỗi lầm ngày

trước.

Sách Ngạch Đồ cười nói:

-Lão Thi điều gì cũng khôn ngoan, biết cả Vi đại nhân là một vị mạnh quan thứ

nhất được kề cận trước giá đức Hoàng thượng. Lão tìm đến cửa này thì còn hơn là

đi cầu khẩn hàng trăm vị vương công đại thần khác.

Thi Lang lại kính cẩn dâng lời thỉnh an hai người rồi nói:

-Ty chức hoàn toàn trông vào hai vị đại nhân có dạ tài bồi, vĩnh viễn không

bao giờ dám quên ơn đức.

Vi Tiểu Bảo ngắm nghía Thi Lang thấy hắn vào cỡ năm chục tuổi. Cặp mắt lấp

loáng lộ vẻ tinh anh cường kiện, nhưng dong nhan tiều tụy ra dáng phong trần đã

lắm.

Gã nghĩ bụng:

-Té ra kẻ đã gia hại Quan phu tử là thằng cha này. Hắn cứu Trịnh Khắc Sảng

ra khỏi quan tài. Chẳng hiểu hắn không biết thân thế ta thật hay hắn giả vờ? Âu là

ta thử thám thính xem sao?

Gã liền nói:

-Thi tướng quân cho tại hạ cái bát ngọc kia trân quý quá chừng là một điều

không hay đâu.

Thi Lang sợ hãi đứng lên hỏi:

-Ty chức là kẻ hồ đồ, không hiểu cái bát ngọc đó có vấn vết gì? Xin đại

nhân chỉ điểm.

Vi Tiểu Bảo cười đáp:

-Vấn vết thì không có, nhưng nó là vật báu lúc dùng để ăn cơm cứ phải hồi

hộp, vì sợ mình không cẩn thận đánh rớt bể bát. Ha ha!

Sách Ngạch Đồ cũng nổi lên tràng cười khanh khách. Thi Lang bật lên tiếng

cười xã giao.

Vi Tiểu Bảo lại hỏi:

-Thi tướng quân đến Bắc Kinh từ bao giờ?

Thi Lang đáp:

-Ty chức đến Bắc Kinh đã được ba năm.

Vi Tiểu Bảo lấy làm kỳ hỏi:

-Thi tướng quân làm Thủy sư đề đốc ở Phúc Kiến sao không về đó cầm quân

mà lại tới Bắc Kinh ngao du? à! Tại hạ biết rồi. Nhất định Thi tướng quân có người

yêu ở Bắc Kinh, chẳng thể dứt áo ra về được.

Thi Lang đáp:

-Vi đại nhân nói giỡn rồi. Hoàng thượng triệu ty chức (???) kinh để hỏi về

phương lược bình trị đảo Đài Loan. Chắc là ty chức đưa ra kế hoạch hồ đồ, ứng

đối không hợp thánh ý nên chưa thấy đức Hoàng thượng ban dụ xuống. Ty chức ở

kinh thành kính cẩn chờ đợi chỉ ý của Hoàng thượng.

Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm:

-Tiểu Hoàng đế là người rất tinh minh. Bao giờ ngài cũng lo việc đại sự. Ngoài

việc bình trị Tam Phiên, đến việc công phá Đài Loan phải làm thế nào? Dù Thi

Lang đưa ra kế hoạch không hợp ý, nhưng đó chỉ là biện pháp của cá nhân hắn,

Hoàng thượng tất nguyên lượng cho. Hoàng thượng chưa hạ chỉ thì nhất định trong

vụ này có nguyên nhân nào khác.

Vi Tiểu Bảo nhớ tới những lời của Sách Ngạch Đồ, lại nghĩ tiếp:

-Hắn đã lập được nhiều công lao, hẳn có ý kiêu ngạo. Hoàng thượng tuyên

triệu hắn lai kinh, chắc hắn không thèm cầu cạnh một ai rồi đắc tội với những nhân

vật quyền hành nên người ta cố ý làm khó dễ với hắn.

Gã liền cười nói:

-Đức Hoàng thượng là bậc thánh minh, ngài muốn Thi tướng quân ở lại đợi chỉ

thì nhất định có thâm ý gì. Tướng quân bất tất phải nóng nẩy. Việc phải tới sẽ tới,

có bồn chồn cũng bằng vô dụng.

Thi Lang đứng dậy nói:

-Bữa nay ty chức nhờ Vi đại nhân chỉ điểm mới sáng mắt ra. Ba năm trời lúc

nào ty chức trong lòng cũng xao xuyến, chỉ sợ mình có điều ngỗ ngược mạo phạm

Hoàng thượng. Theo lời Vi đại nhân thì đây là Hoàng thượng có thâm ý gì khác,

nếu vậy ty chức vững dạ được nhiều. ¥n đức của Vi đại nhân mở đường cho thật

cao cả không biết đến đâu mà lường!

Vi Tiểu Bảo giỏi nghề nịnh bợ, nhưng nghe người ta tâng bốc mình trong lòng

cũng khoan khoái. Gã cười nói:

-Hoàng thượng từng nói: con người kiêu ngạo quá chừng, không thể trọng

dụng. Cần phải làm cho y nhụt nhuệ khí. Đừng nói đến chuyện Hoàng thượng

giáng cấp, dù ngài bắt đi sung quân hay giam vào ngục thì đó cũng là mỹ ý của

ngài muốn tài bồi cho tướng quân đó.

Thi Lang luôn miệng khen phải mà lòng bàn tay toát mồ hôi lạnh. Hắn nghĩ

thầm:

-Dù Hoàng thượng có thật tình muốn tài bồi cho mình bằng cách này thì cũng

không thể nuốt được.

Sách Ngạch Đồ vuốt râu nói:

-Phải lắm! Vi huynh đệ nói vậy thật đúng quá. Viên ngọc không mài giũa cũng

là đồ bỏ. Ngay như cái bát ngọc này nếu không mài giũa cũng chỉ là cục đá chẳng

dùng làm gì được.

Thi Lang vội đáp:

-Dạ dạ!

Vi Tiểu Bảo nói:

-Thi tướng quân! Mời tướng quân ngồi xuống nói chuyện. Tại hạ nghe nói

trước kia tướng quân là bộ hạ của Trịnh Thành Công. Tại sao lại xảy chuyện xích

mích với lão?

Thi Lang đáp:

-Phúc bẩm đại nhân! Ty chức nguyên là bộ hạ của Trinh Chi Long, phụ thân

của Trịnh Thành Công, sau được chia về phục vụ dưới trướng Trịnh Thành Công.

Trịnh Thành Công hưng binh tạo phản, ty chức chẳng hiểu nếp tẻ gì, chỉ tuân theo

lệnh y mà hành động một cách hồ đồ.

Vi Tiểu Bảo ngắt lời:

-ủa! Té ra tướng quân phản Thanh...

Gã toan nói: "Té ra là tướng quân phản Thanh phục Minh thì đó là một việc

rất nên làm". Bình thời gã ngồi với anh em Thiên Địa Hội thường nói đến chuyện

"phản Thanh phục Minh", xuýt nữa gã buột miệng tuôn ra. May mà gã hãm lại kịp

thời, đổi giọng:

-Rồi sau sao nữa?

Thi Lang đáp:

-Năm ấy Trịnh Thành Công dẫn quân đi đánh Phúc Kiến. Căn cứ địa của y ở

Hạ Môn. Không ngờ nhà Đại Thanh đem kỳ binh đánh úp lấy Hạ Môn khiến cho

Trịnh Thành Công hết đường tiến thoái, lâm vào tình trạng cực kỳ khốn đốn. Ty

chức thật tội đáng muôn thác. Đáng lý mình phải tận trung với vương sư, lại đem

binh đoạt lại Hạ Môn ở trong tay Thanh binh.

Vi Tiểu Bảo nói:

-Thế là Thi tướng quân đã lập được công lớn với Trịnh Thành Công rồi còn

gì?

Thi Lang đáp:

-Khi ấy Trịnh Thành Công thăng quan cho ty chức và ban thưởng nhiều lắm.

Nhưng sau vì một việc nhỏ mà gây nên chuyện động trời.

Vi Tiểu Bảo hỏi:

-Việc gì vậy?

Thi Lang đáp:

-Ty chức phái một tên tiểu hiệu đi do thám quân tình, nhưng gã lại sợ chết,

lén vào rừng sâu nằm mấy ngày rồi trở về báo cáo một cách hàm hồ. Ty chức thấy

gã nói có chỗ không đúng liền hỏi vặn rồi tra ra sự thực. Ty chức liền truyền giam

gã lại để hôm sau đem ra chém đầu.

Hắn ngừng lại một chút rồi tiếp:

-Không ngờ tên tiểu hiệu đó thần thông quảng đại. Nửa đêm gã trốn ra được

trở về phủ Trịnh Thành Công, gã khóc lóc cáo tố ty chức xử gã oan uổng với

Đổng phu nhân của Trịnh Thành Công. Đổng phu nhân nghe gã năn nỉ không khỏi

mềm lòng, liền phái người đến yêu cầu ty chức tha cho tên tiểu hiệu kia. Sứ giả

đến nói những gì trong lúc dùng người, không nên tàn sát bộ thuộc để sĩ tốt phải

hoang mang...

Vi Tiểu Bảo nghe nói đến Đổng phu nhân liền nhớ tới sư phụ gã là Trần Cận

Nam đã cho hay: Đổng phu nhân rất cưng thằng cháu thứ nhì là Trịnh Khắc Sảng.

Mụ mấy phen muốn lập hắn lên làm thế tử. Bất giác gã nổi giận đùng đùng, lớn

tiếng thóa mạ:

-Mụ điếm già đó thật khả ố! Mụ là đàn bà thì còn hiểu gì đến việc quân cơ

mà can thiệp vào? Tổ bà nó! Quốc gia đại sự thường hư hỏng về tay mụ điếm già.

Để bộ tướng phạm pháp mà không xử trảm thì còn cầm quân đánh giặc được sao?

Mụ điếm già ngu muội đến tột độ, chỉ thiên ái những thằng lỏi mặt trắng.

Thi Lang không ngờ Vi Tiểu Bảo nghe hắn kể chuyện này lại sinh lòng khẳng

khái đến thế! Hắn liền cảm thấy giữa hai người có mối tình tri kỷ, bất giác vỗ đùi

đánh "đét" một cái đáp:

-Vi đại nhân làm việc đúng luật hết chỗ nói. Đại nhân đã từng cầm quân, biết

rõ quân pháp có nghiêm mình mới khắc địch chế thắng được. Quân pháp mà lỏng

lẻo thì hỏng việc lớn.

Vi Tiểu Bảo nói:

-Chắc Thi tướng quân không chịu nghe lời mụ điếm già, đem tên tiểu hiệu lão

hiệu gì đó chém đầu làm lệnh?

Thi Lang đáp:

-Lúc đó ty chức cũng nghĩ như Vi đại nhân, liền bảo sứ giả của Đổng phu

nhân: "Thi mỗ là bộ tướng của Quốc tính gia chỉ biết tuân theo tướng lệnh của

Quốc tính gia..."

Hắn thở phào nói tiếp:

-Ty chức nói vậy là có ý bảo cho hắn biết: Thi mỗ không phải là bộ tướng

của Đổng phu nhân thì không cần vâng theo lệnh của phu nhân.

Vi Tiểu Bảo đáp:

-Phải lắm! Kẻ nào mà làm bộ tướng cho mụ điếm già là nhà nó hết phước rồi.

Sách Ngạch Đồ và Thi Lang nghe Vi Tiểu Bảo thóa mạ Đổng phu nhân lại kêu

bằng mụ điếm già không nhịn được phải phì cười. Họ có biết đâu gã có tư tâm

khác mà tuôn ra những lời thô tục.

Thi Lang nói:

-Mụ... Đổng phu nhân nghe phúc trình về những lời của ty chức chắc là giận

lắm. Phu nhân cho ngay tên tiểu hiệu đó làm thân binh ở trong phủ, lại sai người

đến bảo ty chức có giỏi thì vào phủ mà bắt tên tiểu hiệu đó giết đi. Ty chức

nhân lúc nóng giận nhất thời không nhịn được thân hành vào tìm tên tiểu hiệu kia

chém một đao cho gã rơi đầu.

Vi Tiểu Bảo vỗ tay reo:

-Giết là hay lắm! Giết là tuyệt diệu! Có giết mau lẹ như vậy mới làm cho

người ta khoan khoái trong lòng.

Thi Lang lại nói:

-Ty chức giết xong tên tiểu hiện đó tự biết ngay là gây nên đại họa rồi. Ty

chức liền đến trước mặt Trịnh Thành Công tạ tội. Ty chức nghĩ rằng mình đã lập

được công lớn thì hạ sát một tên thuộc hạ chiếu theo quân pháp cũng chẳng có

tội lỗi gì, mà chỉ vô lễ với Đổng phu nhân, chẳng lấy chi làm nặng lắm. Không ngờ

Trịnh Thành Công nghe lời phu nhân khép ty chức vào tội phạm thượng, đại bất

kính và hạ lệnh bắt giam.

Hắn ngừng lại một chút rồi tiếp:

-Ty chức nghĩ rằng Quốc tính gia là một nhân vật anh hùng khẳng khái, vì nóng

nẩy trong lúc nhất thời có bắt giam ty chức mấy ngày rồi cũng buông tha. Ngờ đâu

chẳng bao lâu ty chức được tin gia phụ, gia đệ cùng thê tử đều bị bắt tống lao.

Bấy giờ ty chức mới hay đại sự nguy rồi. Trịnh Thành Công sắp giết mình đến nơi.

Ty chức liền nhân lúc tên giám ngục sơ hở một chút trốn đi ngay. Kế đó ít ngày,

ty chức lại được tin Trịnh Thành Công đem toàn gia ty chức xử trảm, không để

sống sót một người nào.

Vi Tiểu Bảo lắc đầu buông tiếng thở dài.

Thi Lang nghiến răng nghiến lợi nói tiếp:

-Giữa họ Trịnh và ty chức đã trở thành mối thù chẳng đội trời chung. Đáng

tiếc Trịnh Thành Công chết sớm mất rồi khiến cho ty chức chưa trả được mối thù

này. Ty chức đã lập lời trọng thệ phải có một ngày kia giết hết cả nhà họ Trịnh

cho sạch sành sanh.

Vi Tiểu Bảo đã biết Trịnh Thành Công làm Vua ở hải ngoại là một vị đại anh

hùng, nhưng gã nghe Thi Lang nói muốn giết cả nhà họ Trịnh dĩ nhiên kẻ đại đối

đầu của gã là Trịnh Khắc Sảng cũng ở trong đó nên gã cảm thấy chí đồng đạo

hợp với Thi Lang. Gã gật đầu lia lịa nói:

-Giết là phải! Giết là phải! Thi tướng quân không trả được mối thù này thì

chẳng phải là anh hùng hảo hán.

Sách Ngạch Đồ cũng nói theo:

-Thi tướng quân! Trịnh Thành Công tru lục toàn gia tướng quân quả là một

điều cay đắng, nhưng cũng có cái may là tướng quân nhân họa thành phúc, bỏ chỗ

tối đi theo chỗ sáng. Nếu không xảy vụ này thì e rằng hiện nay tướng quân vẫn

còn ở Đài Loan chống cự vương sư làm điều phản nghịch.

Thi Lang đáp:

-Sách đại nhân dạy phải lắm.

Vi Tiểu Bảo nói:

-Trịnh Thành Công hạ sát toàn gia tướng quân rồi, tướng quân căm phẫn đến

đầu hàng nhà Đại Thanh ư?

Thi Lang đáp:

-Dạ! Đức tiên đế ơn nặng tầy non. Ty chức khởi nghĩa quy thuận triều đình

liền được tiên đế phái đến làm việc ở Phúc Kiến. Ty chức cảm ơn thâm trọng chỉ

mong báo đáp, quên mình phấn đấu, lập được chút công lao nhỏ mọn rồi được

thăng làm Đồng An phó tướng thuộc tỉnh Phúc Kiến. May gặp lúc Trịnh Thành

Công đem quân đến đánh, ty chức liều mạng với y, nhờ hồng phúc của đức tiên

đế toàn thắng một trận. Đức tiên đế thăng cho ty chức lên làm Đồng An tổng

binh. Sau ty chức lấy lại được Hạ Môn, Kim Môn và Ngô Tự rồi liên lạc với toàn

quân Hồng mao ngồi trên thuyền bắn súng đánh cho Trịnh Thành Công một trận

tan tành. Y nhảy xuống bể chạy trốn. Đức tiên đế thăng cho ty chức làm thủy sư

đề đốc ở Phúc Kiến lại thêm quan hàm Tĩnh Hải tướng quân. Thực ra ty chức

chẳng có công lao gì đáng kể. Một là trông vào hồng phúc của Đức Hoàng thượng

nhà Đại Thanh ta, hai là nhờ ơn đức của các vị đại nhân chốn triều đình tuyên

dương công trạng. Nếu nói về công lao thì Sách đại nhân và Vi đại nhân có công

nhiều hơn.

Vi Tiểu Bảo cười hì hì nghĩ bụng:

-Lúc ngươi đánh Hạ Môn, Kim Môn, ta còn chạy nhảy ở kỹ viện thành Dương

Châu mà công lao đã to hơn ngươi rồi.

Ngoài miệng gã hỏi:

-Trước kia tướng quân ở dưới trướng Trịnh Thành Công, sau lại mấy phen

cùng y giáp chiến thì tình hình ở Đài Loan dĩ nhiên tướng quân hiểu rõ lắm. Hoàng

thượng triệu tướng quân lai kinh để phán hỏi về phương lược tấn công Đài Loan,

tướng quân đã tâu trình thế nào?

Thi Lang đáp:

-Ty chức khải tâu chúa thượng: Đài Loan là một hải đảo cô độc, giữ dễ mà

đánh khó. Các tướng sĩ ở Đài Loan lại toàn là những tinh binh dũng tướng từng

theo Trịnh Thành Công đánh quen trăm trận. Nếu muốn tấn công Đài Loan thì quan

thống binh cần được đầy đủ quyền hành tự mình cử sự, không bị hạn chế điều gì,

mới thành công được.

Vi Tiểu Bảo hỏi:

-Tướng quân muốn tự mình hành động hết cả mọi mặt và chính mình ban bố

hiệu lệnh nữa chăng?

Thi Lang vội đáp:

-Ty chức không dám có ý cuồng vọng như vậy. Có điều riêng về việc tấn

công Đài Loan phải nhằm vào lúc bên địch sơ hở, không kịp đề phòng mới mong

thắng lợi. Từ Kinh sư đến Phúc Kiến đường xa đến mấy ngàn dặm mà khi gặp được

thời cơ tấn công Đài Loan còn phải tâu về triều đình để xin chỉ thị thì e rằng lúc

lệnh ban ra đã lỡ mất thời cơ. Những tướng khác ở Đài Loan thì chưa đáng kể,

nhưng Trần Vĩnh Hoa là người túc trí đa mưu lại thêm Lưu Quốc Hiên kiêu dũng,

thiện chiến. Thật là hai tay kình địch. Nếu ra quân một cách mạo muội thì khó lòng

nắm được phần thắng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.