Lộng Triều

Chương 28: Q.9 - Chương 28






Hành động di dời dân chúng liền được bắt đầu. Lúc trước hai người Du Trí Phú có chút không hài lòng với hành động độc đoán của Triệu Quốc Đống. Nhưng khi Lưu Vĩnh Quý nói ra lo lắng thì hai người đều sợ. Hồ chứa nước Mật Sơn chính là làm cho mấy xã, thị trấn Tây Giang sẽ biến thành đại dương.

Hành động di dân kéo dài tới 4h sáng, Triệu Quốc Đống nhận được điện của Vưu Liên Hương nói một xã ở khu vực miền núi phía nam Thương Hóa đã bị nở đất, đến bây giờ đã khiến 3 người chết, 18 mất tích, có lẽ con số thương vong sẽ tăng lên. Hoàng Lăng, Thư Chí Cao cùng Chính ủy Quân khu Lý Nguyên Khánh đã suốt đêm chạy tới Thương Hóa chỉ đạo cứu người bị nạn.

Nghe thấy tin này, Triệu Quốc Đống càng thêm lo về bên Thương Hóa. Bên Thương Hóa không ngờ không cảnh báo cho các xã khu vực miền núi, nếu truy cứu trách nhiệm thì có lẽ sẽ đưa ra tòa án.

Dân binh, bộ đội, cảnh sát đều được động viên, cũng may tháng bốn, năm đã tiến hành huấn luyện dân binh thì Triệu Quốc Đống đã cố ý nhắc nhở tăng cường năng lực cứu nạn khi lũ lụt, vì thế hắn còn yêu cầu Ủy ban quận cấp thêm kinh phí.

Mặc dù quần chúng không muốn rời đi trong đêm tối, nhưng sau khi được chính quyền giải thích về sự nguy cấp của tình hình, bọn họ đều nghe theo mà rời đi khỏi nhà.

Đêm đó là đêm khó khăn nhất từ khi Triệu Quốc Đống vào chính trị. Mưa gần như không tạnh, lúc to lúc nhỏ, tình hình này là rất nguy hiểm. Nước không ngừng tăng lên, mưa rơi liên tục làm đất không thể hút nước, không ít góc tường đã bắt đầu sủi bọt, có lực tác động từ ngoài là sẽ sập nhà ngay.

Cũng may việc di dời tiến hành khá thuận lợi. Đến 4h chiều hôm sau coi như hoàn thành một nửa mục tiêu di dời. Ngoài mấy xóm có địa thế cao chưa rời đi, mười mấy xóm ở khu vực trũng đã di dời xong.

Cả một ngày một đêm Triệu Quốc Đống chạy quanh ba xã, thị trấn gần bờ sông Tú Hà. Di dân chủ yếu là ở Thị trưởng Bình An. Bên xã Lục Kiều, xã Liễu Trang có địa hình cao hơn chút. Triệu Quốc Đống cũng đã liên lạc với Tằng Lệnh Thuần và Hạ Đồng, yêu cầu bọn họ lập tức tổ chức 20 xe khách, xe tải tới giúp đỡ. Cũng may việc này sớm được bố trí, xe nhanh chóng đến để hoàn thành việc di dời.

Bận đến 6h chiều, Triệu Quốc Đống mới có thể thở phào nhẹ nhõm. Nước sông hôm qua tăng mạnh, bây giờ biến thành tăng từ từ.

- Lão Quế, tôi nhìn Du Trí Phú và Tần Hoa liền nghĩ đến anh và Vương Nhị Khải ba năm trước.

Triệu Quốc Đống cầm chén trà đặc uống một ngụm cho tỉnh táo.

Vương Nhị Khải làm Triệu Quốc Đống và Quế Toàn Hữu đều phải suy nghĩ.

Vương Nhị Khải bây giờ ngả theo gió rất nhanh. Sau khi Hoàng Côn đến Hoa Lâm làm Bí thư huyện ủy, chỉ trong hai tháng Vương Nhị Khải đã thành tâm phúc của Hoàng Côn, thậm chí còn được Hoàng Côn tin hơn cả Trần Đại Lực. Nghe nói trước khi Kỳ Dư Hồng đi thì có lời đồn Lỗ Đạt sẽ thành Phó bí thư Đảng ủy chính pháp, Hoàng Côn muốn Vương Nhị Khải thay chức Phó bí thư Huyện ủy của Lỗ Đạt.

Nếu Kỳ Dư Hồng không đi thì khả năng này là tương đối lớn. Hoàng Côn có quan hệ mật thiết với Kỳ Dư Hồng, Trần Đại Lực lúc đưa ra thảo luận trong Hội nghị thường vụ Thị ủy đã có tranh cãi, nhưng cuối cùng y đã thành thường vụ huyện ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Hoa Lâm. Nếu như Lỗ Đạt rời khỏi Hoa Lâm, Hoàng Côn nếu như tiến cử Vương Nhị Khải với Kỳ Dư Hồng thì có lẽ sẽ thành.

Quế Toàn Hữu biết Vương Nhị Khải bất mãn, oán hận với Triệu Quốc Đống chính là vì Triệu Quốc Đống đề cử mình trước. Mặc dù sau đó Vương Nhị Khải cũng được Triệu Quốc Đống bù lại, hai người đều thành cán bộ cấp phó huyện nhưng mầm mống kia đã đâm chồi từ đó khiến quan hệ ba người không còn thân thiết như trước.

- Bí thư Triệu, Vương Nhị Khải nếu đi theo ngài sẽ tốt hơn.

Quế Toàn Hữu nói.

- Mọi người đều có con đường đi riêng của mình, duyên phận cũng phân dài ngắn. Có thể làm việc cùng nhau là duyên phận, nhưng không thể cùng nhau mà muốn giữ tình nghĩa cũng cần cố gắng.

Triệu Quốc Đống từ tốn nói.

- Nhị Khải ở Hoa Lâm cũng tốt, Hoàng Côn rất coi trọng anh ta, tôi cũng vui thay cho anh ta. Tôi chỉ hy vọng anh ta khi làm việc cần nhằm vào việc, không nhằm vào người, nếu không sẽ dễ dàng ảnh hưởng tới công việc.

Quế Toàn Hữu lặng lẽ gật đầu. Y hiểu ý trong lời của Triệu Quốc Đống. Làm việc đầu tiên anh phải công tâm, nếu như làm việc gì mà suy nghĩ đến cái nhìn của lãnh đạo thì anh mất đi lập trường của mình, loại cán bộ theo chiều gió không thể nào đứng lên được. Vương Nhị Khải trước không phải người như vậy, không biết sao lên huyện lại tính toán thiệt hơn, mất đi khí phách lúc trước.

- Du Trí Phú có trình độ văn hóa thấp một chút, Tần Hoa trước làm Phó chủ tịch phụ trách kế hoạch hóa gia đình. Người này giỏi nói chuyện, cũng có quan hệ tốt với bên dưới. Bây giờ theo chính sách kế hoạch hóa gia đình càng lúc càng được coi trọng, người mắng y cũng ít đi.

Quế Toàn Hữu chuyển sang chuyện khác, Triệu Quốc Đống cũng không nói chuyện kia nữa.

- Ừ, tôi thấy hai người này giỏi phối hợp. Tôi vốn lo sẽ chậm trễ công việc, bây giờ xem ra chúng ta có phải là việc bé xé ra to không?

- Ha ha, Bí thư Triệu, chuyện này thà chấp nhận bảo thủ, cẩn thận một chút cũng không sai. Lãng phí nhân lực, vật lực không đáng gì, nhiều lắm nói ngài nhát gan sợ mất mũ là được. Nhưng nếu xảy ra chuyện thì không chỉ là cái mũ mà còn đối mặt với cả lương tâm của mình.

Quế Toàn Hữu nói đúng hợp suy nghĩ của Triệu Quốc Đống.

- Chuyện khác tôi có thể to gan bỏ qua, nhưng chỉ riêng liên quan đến tính mạng dân chúng thì không thể. Nếu xảy ra chuyện thì không gì có thể cứu vãn.

Triệu Quốc Đống thở dài nói:

- Không ai có thể coi thứ quý giá nhất của mình là trò đùa.

Hai người đang nói chuyện thì Tạ Hữu Chí đi vào nói:

- Bí thư Triệu, Tư lệnh Lý Quân khu Thị xã gọi điện tới nói Hồ chứa nước Mật Sơn Thương Hóa xuất hiện tín hiệu nguy hiểm, bây giờ đang xin quân đội đồn trú tăng viện. Ngoài ra Thương Hóa đã động viên toàn bộ đến gia cố Hồ chứa nước Mật Sơn. Tư lệnh Lý yêu cầu dân binh Tây Giang cố gắng rút được bao nhiêu thì rút và đến tăng viện cho Thương Hóa.

Triệu Quốc Đống và Quế Toàn Hữu đứng bật dậy. Sợ thứ gì thứ đó tới. Triệu Quốc Đống vẫn lo Hồ chứa nước Mật Sơn xảy ra chuyện, hai ngày qua đi không có tin gì, hắn đang đoán có phải Hồ chứa nước Mật Sơn qua cửa thì bây giờ lại có chuyện.

- Vậy tình hình Hồ chứa nước Mật Sơn có nghiêm trọng quá không?

Triệu Quốc Đống hỏi. Hồ chứa nước Mật Sơn nếu vỡ có thể khiến cho hệ thống đê điều hai bờ sông Tú Hà bị đánh mạnh, điều này sẽ có thể khiến cho nhiều đoạn đê bên dưới vỡ hoặc rò rỉ.

- Tư lệnh Lý không nói, chỉ yêu cầu tôi mau chuẩn bị lực lượng. Tư lệnh cũng đã báo cáo với Quân khu tỉnh, có lẽ Thị ủy cũng đã báo cáo lên Tỉnh ủy.

Tạ Hữu Chí mặt hơi tái lại rồi nói:

- Bí thư Triệu, may là chúng ta chuẩn bị sớm một ngày, nếu không…

- Lão Tạ, lực lượng của chúng ta sợ không thể rút được. Mời anh nói với tư lệnh Lý nếu như Hồ chứa nước Mật Sơn bị làm sao thì ảnh hưởng lớn nhất ngoài Thương Hóa chính là Tây Giang chúng ta. Cho nên chẳng những không thể rút người mà còn cần tăng viện cho chúng ta.

Triệu Quốc Đống lắc đầu nói.

Sau khi Tạ Hữu Chí tiến vào, Lưu Vĩnh Quý cũng nói:

- Bí thư Triệu, nếu Hồ chứa nước Mật Sơn có vấn đề thì hai bờ sông bên dưới dòng sẽ khá nguy hiểm. Đừng nói bên Thương Hóa, ngay cả hệ thống đê điều ở Tây Giang chúng ta có qua khỏi cửa này hay không cũng rất khó khăn. Bây giờ lập tức động viên toàn bộ, chuẩn bị cho tình hình xấu nhất.

Nghe Lưu Vĩnh Quý nói như vậy, Triệu Quốc Đống biết đã đến tình hình xấu nhất. Năng lực điều chế nước Hồ chứa nước Mật Sơn quá kém, thêm bùn động nhiều năm khiến cho hồ chứa không làm được, rất có thể xuất hiện chuyện đập hỏng, đê vỡ. Đến khi đó ngoài Thương Hóa thì cả Tây Giang, Đông Giang đều rất nguy hiểm.

Ứng Đông Lưu bỏ máy xuống. Y vừa nhận được điện của Phó chủ tịch tỉnh Khang Nhân Lương phụ trách mảng phòng chống lụt bão toàn tỉnh. Nội dung chỉ có một, lũ lụt rất nghiêm trọng, trước nay chưa từng có.

Tân Châu, Ninh Lăng, Đường Giang, Lam Sơn gặp mưa rất to, trong đó Ninh Lăng gặp mưa lớn nhất trong lịch sử. Trong vòng 48h qua mưa đã đạt mức 620mm khiến đất đá từ núi đổ xuống. Trong đó huyện Thương Hóa – Thị xã Ninh Lăng đã có ba người chết, 18 người mất tích, hơn 10 hộ dân bị nhốt trong núi không thể liên lạc. Tình hình rất nghiêm trọng là do Hồ chứa nước Mật Sơn bị lũ trên núi đổ ập xuống khiến đập tràn đã có vết rạn. Nếu đập tràn vỡ sẽ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của hơn 100 ngàn dân bên dưới, tình hình rất nguy hiểm.

- Vấn đề nghiêm trọng tới như vậy, sao Thị xã Ninh Lăng hôm qua không báo cáo? Một đêm mà đã đến mức như vậy, Thị ủy, Ủy ban Thị xã Ninh Lăng làm ăn cái gì?

Ứng Đông Lưu rất tức giận và không thở nổi. Chẳng qua y cảm thấy trước mặt không phải Bí thư Thị ủy Ninh Lăng mà là phó của mình nên mới đè cơn tức giận trong lòng xuống.

- Đã báo cáo với Bí thư Ninh chưa?

- Tôi đã báo cáo với Bí thư Ninh. Bên Ninh Lăng, Hoàng Lăng và Thư Chí Cao đã đến Thương Hóa chỉ huy. Hơn nữa Ban chỉ huy quân sự địa phương cũng đã thông qua Quân khu tỉnh liên lạc với Quân khu Quảng Châu xin tăng viện. Thị xã Ninh Lăng đang tiến hành động viên khẩn cấp, dân binh và cảnh sát đã được điều động toàn bộ để đi cứu nạn.

Khang Nhân Lương đầu bên kia cũng có tâm trạng rất nặng nề. Y vừa lên làm cán bộ tỉnh đã gặp chuyện này, ai chẳng lo. Nhất là gặp thiên tai lớn như vậy, lực lượng con người là quá nhỏ bé. Không ai có thể đoán trước thời tiết khắc nghiệt này sẽ gây hậu quả lớn như thế nào?

- Ừ, yêu cầu Ninh Lăng toàn lực tự cứu, không tiếc tất cả mà cứu dân chúng bị nhốt ra.

Ứng Đông Lưu nói:

- Tôi lập tức đến Ninh Lăng. Anh thông báo văn phòng và Tỉnh ủy chuyện này sợ phải lập tức báo cáo với Trung ương Đảng và Quốc vụ viện. Ngoài ra bên quân đồn trú thì tôi sẽ lập tức liên lạc Quân khu tỉnh để bọn họ nhờ bên Quảng Châu giúp. Đúng, quân đóng ở Ninh Lăng có bao nhiêu?

- Có một binh đoàn có lẽ là của Quân khu tỉnh, cũng đã xin chỉ thị của Quân khu Quảng Châu, chắc lập tức sẽ có hồi âm.

Khang Nhân Lương nghe Ứng Đông Lưu muốn đi Ninh Lăng nên vội vàng nói:

- Chủ tịch Ứng, tôi thấy để tôi đi Ninh Lăng. Tình hình ở Tân Châu cùng Lam Sơn tốt hơn một chút, Đường Giang vấn đề chắc cũng ít hơn, bây giờ nguy hiểm nhất là Ninh Lăng. Hồ chứa nước Mật Sơn là đập chứa xây dựng từ những năm 50, dung lượng nhỏ, năng lực tiết nước kém, tôi lo Hồ chứa nước Mật Sơn mà xảy ra chuyện thì sẽ …

Ứng Đông Lưu suy nghĩ một chút. Y vốn không muốn để Khang Nhân Lương đi Ninh Lăng. Bên Đường Giang cũng không lạc quan, chẳng qua Khang Nhân Lương nói như vậy, y đành phải nói:

- Được, anh bố trí chuyện trên tỉnh, mật thiết chú ý bên Đường Giang, tôi sẽ nói chuyện với Bí thư Ninh rồi chúng ta lập tức tới Ninh Lăng.

Hoàng Lăng mặt sa sầm đứng trong văn phòng quản lý Hồ chứa nước Mật Sơn. Ánh đèn bên ngoài cửa sổ rất sáng, tiếng người không ngừng vang lên. Binh đoàn đồn trú đã tới đập nước và bắt đầu mạo hiểm đắp lại đập. Nhưng vấn đề của Hồ chứa nước Mật Sơn là rất nghiêm trọng, hơn nữa nước từ thượng nguồn không ngừng đổ xuống, năng lực tiêu thoát nước đã đến mức lớn nhất mà mực nước vẫn tăng lên. Bên khí tượng dự báo đêm nay sẽ mưa rất to, Hoàng Lăng cảm thấy Hồ chứa nước Mật Sơn này khó chống đỡ được tới sáng mai.

Y vốn nghĩ tình hình Phong Đình đã rất xấu, không ngờ Thương Hóa còn kém hơn. Hồ chứa nước Mật Sơn này đã thành quả bom khổng lồ đối với sông Tú Hà. Nếu Hồ chứa nước Mật Sơn bị vỡ, nước trực tiếp đổ xuống. Y nghĩ đến vẻ mặt sợ hãi, lo lắng của Bí thư huyện ủy, Chủ tịch huyện Thương Hóa, Hoàng Lăng có thể kết luận ngay cả bọn họ cũng không nắm chắc về hệ thống đê điều của hai bên bờ sông Tú Hà.

Cửa văn phòng được mở ra, một sĩ quan quân đội cùng Cục trưởng cục Thủy lợi Ứng Đông Lưu tiến vào.

- Bí thư Hoàng, tư lệnh Lý.

- Sao rồi?

Lý Nguyên Khánh rất nghiêm túc nói.

- Rất không tốt, đập lại xuất hiện hiện tượng rạn nứt, nước đã ngấm vào, có chỗ có khe rất lớn. Nếu mực nước không ngừng tăng cao, tôi cảm thấy nó khó có thể duy trì.

Một sĩ quan nói:

- Bây giờ phải lo nếu như Hồ chứa nước Mật Sơn vỡ thì hạ lưu sẽ rất nguy hiểm.

- Đội trưởng Phương, không có chút hy vọng nào sao?

Lý Nguyên Khánh cắn chặt răng mà nói. Dân chúng hai bên bờ sông hạ lưu đang được khẩn cấp sơ tán, nhưng trong thời gian ngắn như vậy thì muốn hoàn thành là không thể.

Sĩ quan kia lắc đầu nói:

- Chúng tôi đã cố hết sức, nhưng tôi cần nhắc mọi người phải chuẩn bị tư tưởng cho tình hình xấu nhất, phải tăng tốc di dân ở hạ lưu.

- Cảm ơn các anh đã ủng hộ. Tất cả cán bộ Đảng viên của Ninh Lăng đang tập trung vào công việc di dân. Nhưng chúng tôi cần thời gian, xin các anh dù như thế nào cũng phải giúp chúng tôi tranh thủ thời gian.

Hoàng Lăng thấy mình lúc này đang rất khẩn trương.

Hoàng Lăng hít sâu một hơi rồi nói:

- Lão Uông, tình hình đê thế nào rồi?

- Đội trưởng Phương nói đúng, đã rất nguy hiểm, đã rạn tức là bên trong đập có vấn đề, không chú ý một chút là sụp đổ.

Ứng Đông Lưu trông già đi chục tuổi. Hai ngày liên tục vất vả làm y từng tuổi này không chịu được. Nhưng y không dám chậm trễ.

Hoàng Lăng đang định nói thì điện thoại di động vang lên.

- Chủ tịch Khang, chào ngài, hả, tôi đang ở Hồ chứa nước Mật Sơn, tình hình rất nghiêm trọng, đập chứa đã xuất hiện khe nứt, căn cứ nhân viên cứu nạn nói thì muốn giữ là rất khó khăn. Nhất là đêm nay sẽ có mưa to trút xuống. Ngài và Chủ tịch Ứng sẽ tới? Vâng, hạ lưu đang tiến hành sơ tán, chúng tôi đang tranh thủ thời gian, chủ yếu là thời gian.



Không ai ngờ vỡ đên lại nhanh như vậy. Mưa vừa trút xuống hơn một tiếng, Hồ chứa nước Mật Sơn bắt đầu sụp đổ, may là tốc độ không quá nhanh khiến mọi người đang làm việc còn kịp rút sang hai bên. Năm phút sau, việc sụp đổ bắt đầu diễn ra ở quy mô lớn, cả Hồ chứa nước Mật Sơn cũ kỹ đã xong.

Nhân viên cứu nạn lập tức rút lên chỗ cao, cơn lũ lớn quét ngang qua làm cả đập nước vỡ tan và gào thét lao xuống dưới.

Ba phút sau Triệu Quốc Đống nhận được tin Hồ chứa nước Mật Sơn đã vỡ.

Nửa tiếng sau, sông Tú Hà đoạn qua Thương Hóa xuất hiện hiện tượng xói mòn đê. Nhân viên cứu nạn lập tức đắp lại nhưng do trên đê xuất hiện nhiều chỗ nguy hiểm khiến cho đê bị vỡ hai chỗ. Sông Tú Hà như con rồng nổi giận gào thét tiến vào hai chỗ vỡ đó.

- Tình hình thế nào?

Ứng Đông Lưu đến Thương Hóa, mấy xã, thị trấn phía bắc Thương Hóa đã chìm trong nước.

- Chủ tịch Ứng, chúng tôi đang tiến hành sơ tán với tốc độ nhanh nhất nhưng Hồ chứa nước Mật Sơn vỡ quá nhanh, mấy xã, thị trấn phía bắc chưa sơ tán xong. Bây giờ vẫn có hơn 3000 dân bị nhốt trong nước, chẳng qua hầu hết bọn họ đã lên chỗ cao, tình hình cụ thể chưa thể thiết kế.

Hoàng Lăng gặp được Ứng Đông Lưu thì cố làm mình bình tĩnh.

- Tôi đã nhờ đoàn thuyền cứu nạn đóng ở An Đô khẩn cấp tăng viện, có lẽ sáng mai sẽ tới nơi. Sáng mai Bí thư Hoàng cũng tới.

Ứng Đông Lưu nhìn quanh mà nói:

- Thương Hóa chẳng lẽ không chuẩn bị từ trước sao? Chẳng lẽ không có loại thuyền nào để cứu nạn? Không có thì nhanh chóng điều từ Thị xã xuống, trên tỉnh thì mai mới tới. Anh bây giờ cần làm là phải để dân chúng cảm thấy Đảng, chính quyền không bỏ rơi bọn họ.

Ứng Đông Lưu nhìn chằm chằm làm Hoàng Lăng đổ mồ hôi. Thương Hóa căn bản không chuẩn bị về chuyện này, bây giờ tìm đâu ra cano cứu nạn?

- Hai quận kia thế nào?

Ứng Đông Lưu cũng không làm khó Hoàng Lăng chuyện này mà chuyển sang Quận Tây Giang cùng Quận Đông Giang.

- Bên Quận Đông Giang thì có Thị trưởng Chí Cao chỉ huy cứu nạn, tình hình không tốt. Chẳng qua do Quận Đông Giang vì hơi xa, nước chảy không quá mạnh nên chỉ có hai xã bị lũ tràn tới, dân bị nhốt khoảng ngàn người.

Hoàng Lăng cố lấy bình tĩnh mà nói.

- Bên Tây Giang thì tốt hơn, bởi vì hôm qua bọn họ đã sớm di dời, hơn nữa tổ chức có trật tự. Cho nên mặc dù có ba xã, thị trấn bị lũ tràn tới nhưng hầu hết dân chúng đã lên nơi an toàn, chỉ có hơn mười người bị nhốt. Bọn họ đang dùng thuyền, cano cứu nạn suốt đêm. Thường vụ thị ủy, Bí thư Quận ủy Tây Giang – đồng chí Triệu Quốc Đống vừa gọi điện với tôi cam đoan Tây Giang không có ai bị nhốt trong lũ, cam đoan không ai bị chết.

Mắt Ứng Đông Lưu sáng lên mà nói:

- Cậu ta sao lại chắc chắn như vậy?

- Đồng chí Triệu Quốc Đống hôm trước đã gọi điện cho tôi nói lo lắng nước sông Tú Hà dâng quá cao sẽ uy hiếp tính mạng, tài sản của dân chúng quanh vùng, hy vọng có thể sớm di dời. Tôi đã đồng ý để cậu ta căn cứ tình hình thực tế mà quyết định. Sau đó Tây Giang đã vận dụng dân bình, cảnh sát, Đảng viên tạo thành mấy đội xung kính tiến hành di dân các xã, thị trấn có địa thế thấp. Sau đó khi Thương Hóa có lũ lớn, Tây Giang đã mở rộng phạm vi mà cho rằng sẽ bị nguy hiểm. Vì thế khi Hồ chứa nước Mật Sơn bị vỡ, mấy xã, thị trấn phía nam về cơ bản đã di dờ xong.

Hoàng Lăng cẩn thận nói.

- Làm rất tốt.

Ngay cả Ứng Đông Lưu cũng không nhịn được mà than. Bây giờ nơi đáng lo nhất là Thương Hóa và Quận Tây Giang cùng Quận Đông Giang. Tây Giang mà xảy ra vỡ đê thì rất nguy hiểm.

- Ở Tây Giang và Đông Giang có sợ đê gặp sự cố không?

- Hệ thống đê điều của Tây Giang năm nay đã tiến hành gia cố toàn diện, không xuất hiện vấn đề. Nhưng Đông Giang lại có nguy hiểm, bây giờ quân đội và dân binh đang cố gắng đắp các chỗ thủng.

Hoàng Lăng ngừng một chút rồi nói:

- Thị trưởng Chí Cao đang ở Đông Giang để chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão.

- Một Thị xã mà sao biểu hiện của các quận, huyện lại khác nhau, nguyên nhân là gì? Ngoài thiên tai thì có do nhân họa không? Là do công tác tổ chức không tốt hay năng lực và tư tưởng của cán bộ khinh thường, trễ nải. Lão Hoàng, anh mới tới gặp chuyện này nhưng điểm này cần nghiên cứu kỹ. Bây giờ chúng ta tập trung vào việc cứu quần chúng bị vây trong lũ.

Ứng Đông Lưu thở dài một tiếng:

- Bây giờ đã là rạng sáng, phải lập tức nghĩ biện pháp cố gắng cứu quần chúng đang gặp nguy hiểm. Nhà dân sau một đêm ngâm nước rất có thể sập bất cứ lúc nào. Chỉ mong đoàn thuyền có thể tới nhanh.

Hoàng Lăng nghe thấy mà không khỏi gật đầu. Xảy ra chuyện như vậy thì ai làm Bí thư, Thị trưởng cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm. Dù cho anh hôm qua mới tới, hôm nay xảy ra chuyện thì cũng phải chịu trách nhiệm. Cũng may vị chủ tịch tỉnh này còn thể hiện khách khí đôi chút.

Bí thư tỉnh ủy Ninh Pháp ngày hôm sau đã tới Ninh Lăng. Một đám người do Khang Nhân Lương, Nghiêm Lập Dân cầm đầu đi tiếp Lãnh đạo tỉnh ủy. Ninh Pháp không cho bọn họ nói gì nhiều, chỉ hỏi qua tình hình trước mắt rồi chạy tới Đông Giang.

Đi theo Ninh Pháp đến còn có Thường vụ tỉnh ủy, Trưởng ban thư ký Tỉnh ủy – Hồ Liêm; Thường vụ tỉnh ủy, Tư lệnh Quân khu tỉnh Vương Kiều Sinh, Chi đoàn thuyền sau khi tới liền lập tức vào cứu viện.

Đông Giang có nhiều xã, thị trấn bị ngập lụt, nhưng quan trọng nhất là hai xã có địa thế trũng ở phía nam. Nước quá lớn làm hai nơi này thành biển nước. Ninh Pháp ngồi thuyền tiến vào khu nhà ngập nước, nhiều nhà đã bị ngập hơn nửa.

Đoàn thuyền cứu nạn có hiệu suất khá cao, rất nhanh đã cứu được người dân bị nhốt. Chẳng qua số dân hai xã này khá lớn, hơn nữa phân tán khiến lượng công việc không nhỏ. Chính quyền Đông Giang cũng tổ chức nhiều thuyền nhỏ bắt đầu tiến hành thử cứu, nhưng do nước chảy quá mạnh khiến các con thuyền dễ lật.

- Bí thư Ninh, tình hình là rất nghiêm trọng. Nước không hề giảm, hơn nữa cứ mưa như vậy thì mực nước còn tăng lên, sẽ thành áp lực đối với đê phòng hộ của Thị xã Ninh Lăng. Bên khí tượng nói mực nước sông Ô Giang sẽ cao nhất trong lịch sử.

Hồ Liêm thở dài nói:

- Nếu khi nội thành Ninh Lăng vỡ đê thì sẽ rất nguy hiểm.

- Lão Thư, khu nội thành Ninh Lăng không có vấn đề gì chứ?

Ninh Pháp ngồi trên đầu thuyền nhìn ra xa xa.

Ninh Pháp nói mặc dù không lớn tiếng nhưng cũng làm Thư Chí Cao run lên:

- Bí thư Ninh, đê khu vực nội thành thì trước đó chúng tôi đã chuyên môn kiểm tra và gia cố, chắc là không có vấn đề gì.

- Chắc là?

- Bên phía thành chính tuyệt đối không vấn đề gì, tôi xin cam đoan.

Thư Chí Cao cắn răng nói.

Lúc này thể hiện thái độ chính là chịu trách nhiệm. Bây giờ y rất cảm kích Triệu Quốc Đống ép cục thủy lợi phải gia cố hệ thống đê điều sông Ô Giang, vì thế Kim Vĩnh Kiện còn nói trước mặt y rằng Mạnh Uyên cùng Uông Đạo Lộc tự tiện đầu tư tiền vào nơi không đáng đầu tư. Nói hệ thống đê điều sông Ô Giang rất tốt, năm nào cũng có duy tu, hoàn toàn không cần đầu tư lần nữa. Mạnh Uyên cùng Uông Đạo Lộc ngại áp lực của ai đó nên đầu tư gần một triệu, đây là tiêu xài hoang phí. Thư Chí Cao lúc đó cũng tức giận.

Chỉ cần Tây Giang không vấn đề gì, Đông Giang và Khu Khai Phát dù có xuất hiện một chút tình hình thì cũng dễ giải thích. Tài sản các nhà máy không thể so sánh với sinh mạng người dân.

- Hừ, tôi còn tưởng điểm này anh là Thị trưởng còn không dám nắm chắc. Khu vực nội thành không vấn đề gì, nói cách khác các khu còn lại có thể xảy ra chuyện?

- Bí thư Ninh, cơn lũ này đến quá mạnh, quy mô vượt qua kinh nghiệm của chúng tôi, tôi không dám nói bừa trước mặt ngài. Bên Đông Giang sợ chuẩn bị không đầy đủ bằng Tây Giang nên …

Thư Chí Cao thấy lưng mình ướt đẫm mồ hôi.

Ninh Pháp không nói thêm:

- Bên nội thành hình như là Tây Giang? Tại sao bên đó anh dám cam đoan?

- Trước đó Tây Giang đã tiến hành gia cố hệ thống đê điều, cho nên tôi dám nắm chắc. Nhưng ngài cũng biết đó, tài chính Ninh Lăng có hạn cho nên..

- Được rồi, lúc này tôi không muốn nghe anh khóc nghèo. Tôi chỉ cần xác thực một điểm là đủ. Nếu Tây Giang không có vấn đề, như vậy lão Vương, đoàn thuyền cứu nạn chủ yếu dồn vào Thương Hóa và Đông Giang.

Đến 3h chiều, Ninh Pháp mới đến Thương Hóa gặp mặt Ứng Đông Lưu và Hoàng Lăng.

Tình hình Thương Hóa rất nghiêm trọng. Bốn xã thị trấn có hơn 3000 người bị vây trong nước, công tác cứu nạn diễn ra rất chậm. May là Tây Giang cung cấp hai chiếc cano mới tinh đã làm Hoàng Lăng bớt xấu hổ trước mặt Ứng Đông Lưu.

Số người chết và mất tích của Thương Hóa đã không thể thống kê. Nước mặc dù không tăng lên, nhưng bên khí tượng nói khu vực núi vẫn còn có thể mưa to một lần nữa.

5h chiều, Chủ nhiệm Ủy ban phòng chống lụt bão quốc gia, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện – Văn Quốc Cơ dẫn theo Bộ trưởng Bộ Thủy lợi Dương Thiên Minh từ sân bay Thái Bình chạy thẳng tới Ninh Lăng. 8h30 tối Phó Thủ tướng Văn đến xem thực địa khu tai nạn của Ninh Lăng. Đêm xuống, khu vực núi Võ Lăng mưa càng lớn hơn, mực nước sông Ô Giang và Tú Hà đã đạt đỉnh lịch sử, đê Thúy Hà có nhiều điểm gặp nguy hiểm, ba chỗ vỡ đê. Cũng may phát hiện kịp thời nhưng vẫn có một chỗ vỡ đê khiến một thị trấn của Đông Giang chìm trong biển nước.

Chiều hôm sau, Phó Thủ tướng Văn chạy đến Thương Hóa chỉ huy việc cứu nạn. Quân khu Quảng Châu cũng thông qua đường hàng không và đường sắt đưa đến đoàn thuyền, ngoài ra hai binh đoàn dã chiến đóng quân ở tỉnh An Nguyên cũng đến Ninh Lăng để tiến hành cứu nạn

Mặt Triệu Quốc Đống đang tái mét. Mấy hôm liên tục phòng chống lụt bão, mỗi ngày ngủ có gần tiếng, may mà sức khỏe của hắn tốt nên duy trì được. Chẳng qua mấy vị lãnh đạo quận khác đã không duy trì được. Tình hình bên Tây Giang đã dần ổn định. Triệu Quốc Đống cũng cho bọn họ thay phiên nhau nghỉ ngơi. Lúc này hắn cùng Lạc Dục Thành, Thi Cương đi kiểm tra sông Tú Hà.

Mặc dù mưa đã tạnh nhưng nước vẫn còn rất cao. Đoạn đê bị vỡ ở Thương Hóa đang tiến hành đắp lại nhưng do lượng nước quá lớn nên tiến triển chậm chạp.

- Bí thư Triệu, Phó bí thư Lạc, trận mưa này làm Ninh Lăng chúng ta ít nhất phải hai ba năm mới khôi phục lại được.

Vinh Thịnh – trước là Phó Trưởng phòng Đất đai, sau đó về xã làm chủ tịch xã, Bí thư đảng ủy, cuối cùng lên phòng làm Trưởng phòng, sau đó thành Phó chủ tịch Quận.

- Thu hoạch nông nghiệp vụ này coi như xong. Chẳng qua cũng may Tây Giang chúng ta bị tổn thất có mấy xã nông thôn phía nam. Nếu như tài chính cứu nạn trên Trung ương, tỉnh kịp thời đưa tới thì Tây Giang cũng không quá khó khăn.

Lạc Dục Thành gật đầu nói:

- Phó Thủ tướng Văn không phải nói Trung ương rất chú trọng, quần chúng nhân dân cả nước rất chú ý đến công tác phòng chống lụt bão của tỉnh An Nguyên, thậm chí cả lưu vực sông Trường Giang sao?


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.