Lộng Triều

Chương 4: Q.11 - Chương 4






Triệu Quốc Đống cố làm vẻ mặt mình được bình tĩnh nhưng trong lòng y đang rất khó chịu.

Đầu năm y tới Thanh Bình khảo sát một lần, hơn nữa còn nói chuyện với Huyện ủy, Ủy ban huyện Thanh Bình về việc thành lập trụ sở thí nghiệm nông nghiệp ở đây. Mà Học viện nông nghiệp An Nguyên vì nể mặt hắn nên cũng rất nhiệt tình đưa ra ý tưởng hợp tác.

Theo Triệu Quốc Đống thấy đây là cơ hội rất tốt, hoàn toàn có thể lợi dụng tài nguyên của Thanh Bình để phát triển sản xuất nông nghiệp sạch và đặc sắc. Nhưng khi Triệu Quốc Đống tới Thanh Bình một lần nữa thì thấy đó là công trình sống dở chết dở.

Trụ sở nông nghiệp sinh thái có 60 mẫu nhưng ngoài một tấm biển méo mó ra thì chỉ có tường vây.

Trên thực tế Triệu Quốc Đống cũng không phải không biết việc này.

Học viện nông nghiệp An Nguyên gặp cục Nông nghiệp Hoài Khánh và nói chuyện khá có hiệu quả. Học viện nông nghiệp An Nguyên hợp tác với An Nguyên tại Hoài Châu cùng Khánh Châu đang tiến triển rất nhanh.

Trụ sở trồng rau Đại Bằng ở Hoài Châu rất nhanh đã hình thành sản xuất với quy mô lớn, Ủy ban quận cũng đẩy mạnh các hộ nông dân trồng rau, lập hiệp họi trồng rau. Hiệp hội này không phụ sự kỳ vọng của mọi người, đã tạo được mối liên hệ mật thiết với thị trường bán rau khổng lồ ở An Đô, hơn nữa còn đang mở rộng ra tỉnh Tần phía bắc.

Khánh Châu vốn có truyền thống trồng cây giống, sau khi được Học viện nông nghiệp An Nguyên ủng hộ về khoa học kỹ thuật nên đã tăng cường quy mô và chất lượng.

Học viện nông nghiệp An Nguyên và nhân viên kỹ thuật của Sở nông nghiệp tỉnh được Khánh Châu rất chào đón, chính quyền quận và xã đều tích cực phối hợp, ủng hộ Học viện nông nghiệp An Nguyên, điều này làm cho ngành trồng cây giống nhanh chóng tạo thành mô hình lớn ở Khánh Châu.

Quy Ninh cùng Học viện nông nghiệp An Nguyên hợp tác càng tốt hơn. Xã Đông Ngoại của huyện đã cùng Học viện nông nghiệp An Nguyên thành lập công ty nông nghiệp sinh thái Bảy màu, thuê 450 mẫu đất tốt để xây dựng trụ sở trồng hoa nhằm vào thị trường An Đô.

Hoài Châu, Khánh Châu cùng với Quy Ninh đã hợp tác với Học viện nông nghiệp An Nguyên gần năm và mang hiệu quả rất tốt. Nhưng Thanh Bình có điều kiện tốt nhất được Triệu Quốc Đống đặt nhiều hy vọng thì lại làm hắn rất khó chịu.

- Lão Lam, tôi thấy hạng mục giữa huyện hợp tác với Học viện nông nghiệp An Nguyên không tiến triển gì thì phải?

Triệu Quốc Đống cố nhịn cơn tức giận trong lòng. Hắn không muốn có xung đột với Lam Hữu Phương ở vấn đề này. không phải hắn ngại đối phương. Lam Hữu Phương do Hà Chiếu Thành một tay đề bạt lên làm Phó chủ tịch thường trực, mảng nông nghiệp và kinh doanh đa ngành nghề lại do Tiền Nguyên Huy phụ trách, Triệu Quốc Đống không muốn đưa tay quá dài.

- Thị trưởng Triệu, chúng tôi không phải không muốn hợp tác với Học viện nông nghiệp An Nguyên, nhưng điều kiện mà Học viện nông nghiệp An Nguyên đưa ra quá khắt khe, hơn nữa rất nhiều dân chúng không hiểu, cán bộ cơ sở cũng có ý kiến cho nên việc thuê đất mãi không thực hiện được. Huyện và xã cũng làm công tác tư tưởng rất nhiều nhưng dân chúng kiên quyết phản đối nên gác lại. Sau đó Học viện nông nghiệp An Nguyên hình như không còn hứng thú nữa nên chuyện thành như thế này.

Lam Hữu Phương không cảm nhận thấy Triệu Quốc Đống đang tức giận.

Triệu Quốc Đống cười lạnh trong lòng, đây là vấn đề ánh mắt và năng lực của lãnh đạo huyện.

Thực hiện nền nông nghiệp hiện đại hóa thì dù ở đâu đều được Đảng ủy, chính quyền địa phương hoan nghênh, đương nhiên nông dân bình thường chưa chắc có ánh mắt sâu sắc, như vậy cần chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, đồng thời phải chọn điểm làm mẫu. Dân chúng thấy hiệu quả kinh tế rõ ràng thì đương nhiên sẽ làm theo.

Học viện nông nghiệp An Nguyên đã hợp tác nhiều với các nơi, cũng đạt thành tích làm người ta phải thán phục. Nhưng bên Thanh Bình lại lấy lý do dân chúng nghi ngơ nên không tích cực chủ động giải thích, để mặc nó. Bề ngoài là nghe theo ý của dân chúng nhưng trên thực tế đây là lười biếng, thiếu năng động.

- Lão Lam, Học viện nông nghiệp An Nguyên nổi tiếng cả nước về việc hợp tác với các nơi. Nhiều huyện khó khăn ở tỉnh An Nguyên chúng ta cũng được lợi từ hình thức này mà khiến nông dân tăng thu nhập. Ở điểm này Thanh Bình đã đi chậm một bước, tôi hy vọng anh cùng đồng chí phụ trách mảng nông nghiệp chăm chú nghiên cứu công việc, làm như thế nào để nông dân tích cực lên, thực hiện được nguyện vọng tăng thu nhập của nông dân. Ở điểm này tôi thấy việc lợi dụng kỹ thuật của Học viện nông nghiệp An Nguyên sẽ rất có tương lai.

Lam Hữu Phương lạnh nhạt nhìn Triệu Quốc Đống. Theo y thấy vị Thị trưởng Triệu này chỉ biết đứng chỉ trỏ, Thanh Bình trước đây đã bị thiệt bao lần vì việc này rồi, ai chẳng sợ lặp lại.

Một đơn vị nông nghiệp đến khảo sát, hợp tác, cổ vũ trồng quất ngọt, Thanh Bình cũng làm nhưng khi thu hoạch thì giá cả giảm mạnh và không thể bán được. Bên mua hàng không ngừng ép giá, thậm chí hủy hợp đồng khiến nông dân tổn thất nặng nề.

Kết quả sau đó đổi sang trồng nho và gặp việc như trước, nông dân thậm chí còn vây quanh Chính quyền xã, chạy lên kiện ở Ủy ban huyện, chuyện này Lam Hữu Phương sẽ không đi làm nữa. Cho dù ai nói hay đến đâu thì y cũng không chủ động làm. Nông dân có ý kiến của mình, Đảng ủy, chính quyền không thể ép buộc mà.

- Thị trưởng Triệu, tôi biết Học viện nông nghiệp An Nguyên hợp tác với Hoài Châu Khánh Châu cùng Quy Ninh khá tốt, nhưng điều kiện ở Thanh Bình lại khác. Mấy nơi đó nếu không ở nội thành Hoài Khánh thì cũng gần An Đô, cách An Đô không xa nên có thể lợi dụng thị trường An Đô mà thúc đẩy trông hoa, rau, nấm. Thanh Bình chúng tôi cách nội thành Hoài Khánh một đoạn, Đảng ủy, chính quyền không thể không suy nghĩ đến nhân tố này. Hơn nữa dân chúng Thanh Bình cũng bị thiệt mấy lần về việc này. Trước đây trồng quít, táo thì Thanh Bình đều thành công thu hoạch nhưng nông dân lại tổn thất nặng nề, điều này khiến cho nông dân và chính quyền cơ sở không tin tưởng.

- Cho nên Thanh Bình mới mặc kệ không làm gì?

Tâm trạng Triệu Quốc Đống trong thời gian này vốn không tốt, thêm biểu hiện của Lam Hữu Phương càng làm hắn tức giận nên nói chuyện không còn khách khí như trước.

Chuyện trước đây của Thanh Bình thì hắn cũng rõ. Theo Triệu Quốc Đống thấy đây không phải lỗi của nông dân mà là do sai lầm của Đảng ủy, chính quyền Thanh Bình. Khi mọi người cùng dồn vào trồng thì các anh làm gì? Các anh đã phân tích thị trường chưa, có đưa ra kết quả phán đoán và cảnh báo cho hộ nông dân chưa? Còn có nếu anh có tính tới nếu thị trường không tiêu thụ được thì có cách nào để đền bù và giảm thiểu nguy hiểm không?

Điều kiện tự nhiên ở Thanh Bình không hề thua kém Huyện Hoa Lâm, việc trồng trọt trên quy mô lớn thậm chí còn trội hơn Hoa Lâm. Nhưng không có một công ty sơ chế, không có Công ty vận chuyển lạnh. Theo hắn biết cũng không có hộ lớn và người đại diện tiêu thụ hoa quả. Đây có lẽ là do dân chúng địa phương thiếu ánh mắt, nhưng Huyện ủy, Ủy ban Thanh Bình không có trách nhiệm sao?

- Thị trưởng Triệu, chúng tôi sao lại bỏ đó không làm gì? Ủy ban huyện cũng tổ chức hội nghị, bên nông nghiệp cũng đã gửi nhiều văn bản, hơn nữa cũng đã đến các xã, thị trấn vận động. Nhưng sự cảnh giác của dân chúng quá lớn, không muốn đầu tư vào thì chúng tôi có thể làm gì?

Lam Hữu Phương cũng có chút tức giận mà phản đối:

- Ngài không thể vì quận, huyện khác có hiệu quả, Thanh Bình không có hiệu quả mà cho rằng chúng tôi không triển khai công việc, đây là không công bằng.

Triệu Quốc Đống ngẩn ra, đây là lần đầu hắn nghe một vị lãnh đạo huyện dám chống đối mình. Hắn tới Hoài Khánh một năm và có tiếng xấu nên Bí thư, Chủ tịch quận, huyện có tư cách nhiều một chút cũng không dám làm càn. Nhưng vị Lam Hữu Phương này khá cứng rắn.

Lam Hữu Phương nói như vậy làm mấy người trên Thị xã đi cùng đều lạnh trong lòng. Bọn họ ở lâu trên Thị xã nên hiểu rõ về tính cách Thị trưởng Triệu hơn lãnh đạo quận, huyện. Lam Hữu Phương công khai chống đối như vậy không phải tìm chỗ chết sao?

- Lão Lam, tôi chỉ nhìn kết quả. Huyện ủy, Ủy ban triển khai công việc không phải anh nói mở bao hội nghị, ra bao văn bản, tôi muốn hỏi các anh về tính hiệu quả. Anh vừa nói chuyện trồng quất, quít và nho thì tôi biết. Tại sao khi được màu lại khiến nông dân tổn thất, Huyện ủy, Ủy ban đã nghiên cứu nguyên nhân chưa?

Triệu Quốc Đống lúc này lại trở nên bình tĩnh.

- Chuyên gia của Học viện nông nghiệp An Nguyên nói cho tôi biết Thanh Bình có điều kiện tự nhiên tốt nhất của Hoài Khánh. Vùng núi phát triển trồng hoa quả, đồng bằng trồng rau củ, đây là ưu thế trời ban. Tôi không muốn nói chuyện trước đây, nhưng đầu năm nay tôi tới kiểm tra thì đã trao đổi ý kiến với lãnh đạo cấp trên của huyện, cảm thấy Thanh Bình có thể tập trung vào việc phát triển nhiều loại hình cây nông nghiệp và thu hút công ty chế biến nông nghiệp vào, tăng cường ý thức kinh tế thị trường cho nông dân. Nhưng bây giờ tôi không thấy Thanh Bình làm được gì.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.