Tối đến, mẹ Bắc Tiểu Vũ lôi cậu ta tới nhà tôi, trên mặt Bắc Tiểu Vũ vẫn còn hằn dấu răng rất rõ. Mẹ liên tục rót nước, không ngừng nhận lỗi, cho đến đêm, Bắc Tiểu Vũ và dấu răng trên mặt cậu ta cũng nhạt dần. Lúc ra cửa, mẹ Bắc Tiểu Vũ còn giật lấy dây ớt khô nhà tôi phơi trên tường.
Tôi vì Lương Sinh mà bị mẹ đánh.
Đây là lần đầu tiên mẹ đánh tôi, bà một bên dùng roi quất tôi còn mình lại khóc thương tâm: Con có biết con là cái gai ở Ngụy Gia Bình không hả! Cẩn thận chăm sóc cho con, tại sao con cứ phải quậy phá, không sợ toàn bộ cái thôn Ngụy Gia Bình này đều biết đến sự tồn tại của mình sao? Sao con có thể ức hiếp người ta như vậy chứ?
Lúc đó, tôi không biết rằng, lời của mẹ đều là nói cho Lương Sinh nghe. Bà là một người phụ nữ nhân hậu, rất giống với những người phụ nữ bị vứt bỏ trong tiểu thuyết, yếu đuối nhu nhược.
Lúc cái roi quất phải vết thương trên tay mà Lương Sinh cắn, tôi run cả người. Lén nhìn Lương Sinh đứng ở rèm cửa sau che mắt lại.
Ánh như như nước.
Dưới ánh trăng như nước, mẹ yếu đuối mà bất lực giơ roi. Đuôi tóc rơi xuống, nước mắt cũng chảy dài. Mà cô bé bốn tuổi này vĩnh viễn không thể giải thích được sự đau khổ của bà.
Người đàn ông tên Khương Lương Chi kia, khi cưới bà thì còn là một thầy giáo vô dụng dạy học ở Ngụy Gia Bình, cả hai nương tựa vào nhau! Bà vì chăm sóc cha mẹ bị liệt của ông ta, vì không để ông ta chịu thêm áp lực cuộc sống, cả hai lần mang thai đều đi phá, cũng chỉ vì bất đắc dĩ. Mỗi lần ông ta đều ông bà khóc, nói: Xin lỗi. Người đàn ông này rơi nước mắt thề với bà, sau này ông ta nhất định sẽ cho bà một gia đình hạnh phúc, một đàn con khỏe mạnh! Sau này, ông ta quả thực đã phất lên! Ông ta có tiền đồ, thành phóng viên lớn trong tỉnh, lại ở bên ngoài có người tình, là một nữ phóng viên tri thức như ông ta! Họ hạnh phúc! Triền miên! Ngọt ngào! Say sưa! Còn ở nông thôn xa xôi Ngụy Gia Bình thì có một người phụ nữ nông dân chịu cực! Đau khổ! Giãy dụa! Chờ đợi! Bà biết ông ta ở bên ngoài có gia đình khác, cũng có một đứa con. Bà cũng không nói một lời, không dám khóc cũng chẳng dám làm ầm ĩ! Bà hiểu rõ, ông ta không ly hôn với bà, cũng bởi ba mẹ chồng rất yêu quý đứa con dâu cần cù này, nhưng cuộc sống bình thường cùng bà, ông ta sẽ vĩnh viễn không can thiệp vào.
Vài ngày trước, người đàn ông tên Khương Lương Chi kia và người vợ phóng biên của mình đang tiến hành phỏng vấn trong mỏ than, lại bị nổ mỏ than khiến họ bất tỉnh, nữ phóng viên chết, cũng chẳng còn tình yêu nam nữ. Người tên Khương Lương Chi kia nằm trong bệnh viên, sống chết không rõ. Chỉ có người vợ bị bỏ rơi kia chăm sóc. Ông ta nói với bà, hãy đem con của ông ta về Ngụy Gia Bình nuôi nấng, nếu ông ta có chết, thì càng phải chăm sóc. Đúng vật, ông ta không cần cầu xin bà, chỉ dần dặn dò. Có một loại phụ nữ, cả đời thật đáng thương. Con người mà, lúc có thể làm tới, sau khi chết thì càng làm tới.
Mẹ của tôi quả thật rất đáng thương. Lúc này đây, bà đờ đẫn, khóc, trông như người mất hồn. Về phần chuyện của ba, sau năm mười ba tuổi thì tôi mới biết rõ, mới hiểu rõ được. Cũng từ năm mười ba tuổi, tôi có một thói quen vô cùng hư — — là nửa đêm mở mắt, mở thật to, cố gắng nhìn thấy mấy tời báo dán đầy trên trần nhà, thân thể nhỏ bẻ co lại, kiếm tìm một buổi tối đẹp dẽ, bóng đêm như nước! Ánh trăng như nước!
Đã từng có lúc, vào buổi tối ở nơi ánh trăng như nước này, mẹ đánh tôi, rồi ôm tôi khóc, bà nói: Khương Sinh, sinh mạng của mẹ.
Tôi là đứa con khi tới trung niên mẹ mới có được, bà cũng vì vậy mà yêu thương tôi, cả đời bà chưa từng có được cái gì gọi là vàng ngọc châu báu, mà tôi lại chính là châu báu trong lòng bà. Bà đối với hai đứa con trước không thể ra đời của mình chuyển toàn bộ áy này thành tình yêu, đặt hết lên tôi. Nhưng hôm nay, sau khi bà khóc xong, lại phạt tôi đứng ở trong sân như trước đây.
Đêm hôm đó, ánh trăng nhìn cô đơn như vậy, tôi lê chân đứng trong sân, chỉ có tiểu Mễ ấm áp dựa vào bên cạnh.
Nửa đêm, Lương Sinh lén từ trong nhà chạy ra, anh nhỏ giọng gọi: Khương Sinh, Khương Sinh.
Tôi nhìn anh một cái, nét mặt tủi thân, cúi đầu, một chân trần không ngừng chà qua chà lại.
Anh cầm lấy cánh tay của tôi, đau lòng nhìn vết răng đỏ sậm trên đó, máu chảy ra đã đông lại thành một cục màu đỏ đậm. Anh hỏi tôi: Khương Sinh, còn đau không?
Tôi lắc đầu, rồi lại gật đầu, sau đó kéo cánh tay của anh mà khóc lớn, nước mắt nước mũi cứ chùi sạch sẽ trên ống tay áo của anh.
Anh cắn môi, nói: Khương Sinh, xin lỗi.
Anh mới nói xong lời đó, tôi lại khóc lớn hơn.
Anh dùng tay áo chùi đi nước mắt của tôi, nói: Khương Sinh, đừng khóc nữa. Đều là do Lương Sinh không tốt! Sau này Lương Sinh sẽ không bao giờ… để Khương Sinh chịu tủi! Nếu không, để trăng kia đè chết!
Tôi ngừng khóc, gọi anh là anh hai, tôi nói: Thôi đừng cho trăng đè chết anh, sau này nếu Khương Sinh lại chịu tủi thân, anh lấy thịt kho đập chết em đi!
Tôi vừa nói vừa dùng đầu lưỡi hồng nhạt liếm khóe miệng, nhớ lại mùi vị của thịt kho chiều hôm đó. Lương Sinh sáu tuổi ngốc ngốc nhìn tôi nửa ngày rồi khóc. Khi chúng tôi học tiểu học thì thầy giáo hỏi mọi người mơ ước sau này, đám nhóc kia nếu không phải muốn làm nhà khoa học thì cũng là nhà du hành vũ trụ, chỉ có Lương Sinh ngốc đứng trước lớp nói, anh sau này muốn làm một đầu bếp nấu món thịt kho. Khiến đám học sinh cười như điên, còn bị thầy giáo bắt đứng giữa trời. Lý do là làm loạn lớp học.
Cũng là đêm ánh trăng như nước đó, Lương Sinh kéo tôi lén quay về phòng chính, múc nước giếng lạnh lẽo, không nói một lời rửa chân cho tôi. Chân của tôi rất nhỏ, tay của Lương Sinh cũng vậy. Lương Sinh nói: Khương Sinh, sau này phải mang giày vào, nếu không chân sẽ to ra, lúc lớn không ai muốn.
Tôi ngồi trên ghế cười, nói: Em không sợ, em có Lương Sinh rồi, có anh hai.
Lương Sinh không nói lời nào, cõng tôi từ trên ghế lên rồi đưa tôi quay về phòng ngủ.
Mẹ đã ngủ từ lâu, trong mơ cũng thở dài. Tôi và Lương Sinh lần lượt ngủ, hai cái đầu nhỏ đen thui chụm lại, như hai cái nấm hương to khỏe.
Tiểu Mễ cuộn mình bên cạnh tôi, tôi co lại bên cạnh Lương Sinh.
Tôi gần như đã quên mất mình bị ăn roi, cười một cách tự nhiên. Lương Sinh vỗ vỗ đầu tôi nói: Khương Sinh, nghe lời, mau ngủ đi.
Tôi khẽ hé mắt nhìn lén Lương Sinh, ánh trăng như nước, khuôn mặt Lương Sinh cũng như nước.