NHẬT KÍ #28
(Tiếp theo)
TRÁI ĐẤT THỨ NHẤT
Trước hết chúng tôi tới bác sĩ cùa Patrick. Dù Lữ khách chúng tôi hình như lành bệnh mau chóng đến không ngờ (vì những nguyên nhân mà tôi chưa nghiệm ra), tôi không cần trì hoãn là một lúc vì một vết thương nhẹ. Xe qua cầu, tiến vào Manhattan và Courney lần đầu tiên nhìn vào tương lai của thành phố New York. Đảo Manhattan giống thành phố khu Bronx nhiều, nhưng cây cỏ xanh tươi vẫn nhiều hơn là xi-măng cốt thép. Cao ốc không nhiều và cách xa nhau, dù đường xá bây giờ mở thẳng thành những đường thẳng vuông góc. Qua cầu không bao xa, Patrick đậu xe kế bên một ki-ốt xanh lục, rồi chúng tôi vượt qua cầu thang uốn, dẫn xuống phần khác của thành phố bao la dười lòng đất. Xuống được mấy tầng, chúng tôi ngừng lại trên một mặt sàn bao quanh bằng những cánh cửa màu bạc. Mỗi cửa được đánh dấu bằng một số có năm chữ số. Patrick dẫn chúng tôi vào một văn phòng không khác lắm với phòng khám của bác sĩ trên Trái Đất Thứ Hai.
Trừ một điều, tiếp tân là… một dado.
Patrick đờ người, thận trọng tiến lại bàn làm việc, e dè hỏi:
- Tiếp tân đâu?
Tên dado giống hệt như những dado khác, ngoại trừ hắn mặc áo choàng trắng của ngành y tế. Bây giờ tôi biết nếu Mark màuyên viên y tế thì sẽ trông như thế nào. Chuyên viên y tế rô-bốt. Tên dado vui vẻ mỉm cười, dịu dàng nói:
- Tôi là tiếp tân thường trực, thưa ông Mac.
Ông Mac. Trước đây tôi chưa hề nghe nói tới họ của Patrick. Tôi cũng chưa bao giờ nghe một rô-bốt nói bằng giọng của Mark. Đúng vậy, thậm chí dado phát âm giống như Mark. Tôi tự hỏi, chúng có được lập trình hơi lắp bắp như Mark mỗi khi cậu ấy bối rối hay không. Chắc là không. Tôi không nghĩ là rô-bốt bị bối rối!
Giọng run run, Patrick hỏi:
- Anh biết tôi?
Dado cười lễ độ đáp:
- Tất nhiên. Ông là bệnh nhân của bác sĩ Shaw đã chín năm bốn tháng. Lần kiểm tra sức khỏe sau cùng của ông cách đây hơn hai năm. Ông đã quá thời hạn.
Chà. Rô-bốt này có khả năng – chỉ nhìn Patrick – lập tức nhớ ngay những thông tin về anh. Rõ ràng những dado này tiến bộ hơn đám rô-bốt trên Quillan.
Khó khăn nuốt nước bọt, Patrick nói:
- Bạn tôi bị thương. Bác sĩ Shaw có rảnh để điều trị cho anh ấy không?
Tên dado nhìn màn hình máy tính, bấm lách chách, rồi vui vẻ nói:
- Mời vào trong.
Oa! Lại lần nữa. Thật chóng vánh. Tại quê nhà, mỗi khi tôi gặp tai nạn bất ngờ, cần tới phòng cấp cứu là phải chờ dài cổ cả mấy tiếng đồng hồ mới được gặp bác sĩ. Đây là một thí dụ nữa về sự tiến bộ của Trái Đất trong tương lai. Dù có rô-bốt trông giống Mark hay không.
Tôi nhìn Courney:
- Có lẽ bạn nên chờ tại đây.
- Một mình? Với y tá rô-bốt? Không đâu. Mình cũng vào.
Patrick bảo:
- Được thôi.
Tay dado nói với theo:
- Hy vọng anh cảm thấy khá hơn.
Tôi nhìn lại gã người máy trông giống Mark. Cảm giác nhộn nhạo ơn ớn. Tôi đang nói chuyện với Mark, nhưng lại không phải là Mark.
Patrick đưa chúng tôi đi qua cánh cửa bên trong, xuống một hành lang, rồi lại đến một cánh cửa khác mở vào một phòng khám sạch sẽ, hiện đại. Một dado khác trong bộ áo y tế màu trắng đang chờ chúng tôi. Khi chúng tôi mở cửa, hắn đang đứng im lìm một mặt quay vào tường. Một giây sau ki chúng tôi bước vào, hắn hồi tỉnh, quay lại và mỏm cười với chúng tôi. Hình như bước vào phòng nghĩa là chúng tôi đã khởi động hắn. Tôi đoán, nếu không có việc gì làm, các rô-bốt đều đứng nhìn vào tường.
Courney bật nói:
- Kỳ lạ thật.
Patrick nói với tên dado:
- Chúng tôi cần gặp bác sĩ Shaw.
Tên dado tiến lại và nhẹ nhàng nắm cánh tay tôi. Thoạt nhiên tôi rụt tay lại, tôi không muốn được săn sóc bởi một rô-bốt, dù nó giống Mark hay không. Nhìn tôi với ánh mắt thân thiện, rô-bốt như muốn nói: “Yên tâm đi, tôi biết mình đang làm gì mà”. Tôi để nó khám. Trước hết, nó tháo lớp vải áo chúng tôi đã dùng để cầm máu.
Courney kêu lên:
- Ui da!
Miếng vải cứng cóng vì máu khô. Tôi không bận tâm. Cái chạm lạnh ngắt của rô-bốt mới là điều làm tôi ớn hơn nhiều. Nó quan sát và thao tác y hệt con người, nhưng lại không phải người. Tôi đoán người máy không cần có nhiệt độ cơ thể như
- Không mời bác sĩ Shaw sao?
Tên dado trả lời lễ độ:
- Không cần đâu. Đây chỉ là một ca đơn giản thôi.
Nó bước tới một vách tường đầy những ngăn kéo bạc:
Tôi nhìn Patrick, hỏi:
- Được không vậy?
Patrick nhún vai. Anh ta không biết. Căng rồi đây. Tên dado rút ra một dụng cụ như một cái ống dày màu trắng, dài khoảng ba mươi ba phân, đường kính chừng mười phân. Nó thọc tay vào trong và bóc ra một miếng nhựa mềm trong suốt bọc toàn bộ bề mặt bên trong ống, giống như bạn rút một miếng băng sơ cứu.
Courney bước tới, đứng giữa tôi và tên dado, ra dáng bảo hộ, rắn rỏi nói:
- Sao không mời bác sĩ hả, bà Người Thiếc?
Patrick trấn an:
- Không sao đâu. Bác sĩ cũng sẽ điều trị giống thế này.
Tên dado nở nụ cười dịu dàng với cô. Không biết phải làm gì nữa, Courney bèn miễn cưỡng lùi lại, lẩm bẩm:
- Mình đã bảo toàn bộ vụ rô-bốt giống Mark này thấy ớn lắm mà!
Gã dado đưa tay ra hiệu về phía cánh tay bị thương của tôi. Tôi nín thở, nâng cánh tay lên. Con rô-bốt nhẹ nhàng luồn cái ống trắng qua bàn tay tôi, rồi định vị lại vết thương. Nó nhè nhẹ bóp cái ống. Tôi cảm thấy ống siết chặt và nóng lên. Ngay khi tôi vừa định rên rỉ, cái ống nới ra và tên dado buông tay. Vết thương trên tay tôi đã khép lại. Trong ống giờ có gì nhỉ? Thuốc kháng sinh? Kháng khuẩn? Keo dán sắt? Dù là gì, nó đã tạo một lớp màng trong, hoàn toàn khép kín vết thương. Cũng không còn cảm giác đau nữa.
Tôi hỏi dado:
- Chỉ thế thôi sao?
- Anh đã bình phục. Ngày mai vết thương sẽ hoàn toàn biến mất.
Tôi hỏi Patrick:
- Phương pháp mới hả?
- Không! Y học đã tiến rất xa so với tời của cậu. Tôi chỉ là không quen thấy rô-bốt điều hành công việc này.
Chúng tôi ra khỏi phòng khám mà thậm chí không hề gặp bác sĩ. Không sao, suy cho cùng thì vết thương của tôi đã lành một cách diệu kì mà không phải trả một đồng viện phí nào. Patrick giải thích, trên Trái Đất Thứ Ba, toàn bộ viện phí do cộng đồng thanh toán. Không ai cần bảo hiểm y tế hoặc “te tua” vì những phiếu tính tiền khủng hoảng. Không tệ.
Ba đứa chúng tôi trở lại xe của Patrick và vào thành phố để tới điểm đến cuối cùng trên Trái Đất Thứ Ba: Thư viện công cộng. Tới thư viện này là lí do chính làm tôi và Courney có mặt tại Trái Đất Thứ Ba. Lần đầu tới đây với ông Gunny, tôi được biết cơ sở dữ liệu trong thư viện lưu giữ từng chi tiết nhỏ thông tin liên quan tới lịch sử Trái Đất từ khi thời gian bắt đầu được ghi lại. Nếu đã đọc Nhật kí #11 của tôi, hẳn là bạn biết tôi đang nói về chuyện gì. Máy tính không chỉ lưu giữ những tin tức thông thường bạn có thể lấy từ sách báo. Không đâu. Dữ kiểu được thu thập từ hàng tỉ nguồn thông tin qua suốt thời gian, để làm thành một kho thông tin khá đầy đủ về lịch sử Trái Đất. Nghe có vẻ khó tin? Đúng là khó tin thật. Tôi biết cách hiệu quả nhất để kết nối những gì đã có thể xảy ra trên Trái Đất Thứ Hai là đi tới tương lai để nhìn quá khứ.
Khi chúng tôi bước trên những bậc thềm xi-măng, lên thư viện, Courney kêu lớn:
- Không tin nổi! Giống hệt Trái Đất Thứ Hai.
Cô ấy gần như có lý. Các bậc thềm giống hệt như những bậc thềm xi-măng dẫn lên khu thư viện New York trên Đại Lộ Số Năm, kể cả hai con sư tử đá quá khổ canh gác ngoài cửa. Mặc dù tòa nhà hiện nay nhỏ hơn và hiện đại hơn thư viện đồ sộ của Trái Đất Thứ Hai. Năm 5010 con người trên Trái Đất không còn sử sụng sách giấy chiếm nhiều không gian nữa. Buồn sự thật.
Là thầy giáo và là thủ thư, Patrick được toàn quyền sử dụng máy tính trong thư viện. Anh biết cách đào bới thông tin đến tận cùng. Đây là thế giới của Patrick. Lúc này đang đảm nhận nhiệm vụ, trông anh càng có vẻ tự tin hơn. Anh đưa chúng tôi qua khỏi những bậc thềm xi-măng rộng, bước vào một hành lang lát đá hoa cương của thư viện. Y chang những gì tôi còn nhớ: những hàng ghế với nhiều người ngồi đọc trước màn hình máy tính. Một hành lang đi sâu hơn vào tòa nhà và những phòng máy. Kể từ lần trước tôi tới đây, chỉ có một khác biệt… nhỏ thôi, nhưng làm tôi lo lắng.
Courney là người đầ tiên nhận ra điều đó. Cô hỏi:
- Đâu rồi?
Tôi hỏi lại:
- Cái gì đâu rồi?
- Sách. Trưng bày. Bạn viết có sách trưng bày trong hành lang mà.
Cô nói đúng. Trước đây tại hành làng này từng có một cuốn sách cổ được trưng bày. Đó là một di sản quan trọng của quá khứ được đặt trong tủ kính để tất cả mọi người đều có thể chiêm ngưỡng. Đó là cuốn Trứng Xanh Lục và Giăm bông của Tiến sĩ Seuss. Bây giờ không còn nữa. Tôi đứng ngay tại đó, nhìn quanh, rồi hỏi Patrick:
- Họ chuyển vật trưng bày đi nơi khác rồi sao?
Mặt Patrick sa sầm:
- Không. Hôm qua vẫn còn tại đây.
Courney nói thêm:
- Đúng. Trước khi mọi sự thay đổi.
Tôi nhận xét cố vớt vát hi vọng:
- Chắc không có nghĩa gì đâu.
Coury nói ngay:
- Hoặc có nghĩa không phải mọi thay đổi đều tốt đẹp.
Ba chúng tôi đứng đó, cố không nghĩ tới thế giới thật sự sẽ khác biệt ra sao ngay khi chúng tôi đào bới dưới bề mặt của nó.
- Tiếp tục thôi.
Patrick vừa nói vừa đi vội xuống hành lang.
Tôi và Courney theo sau anh. Hầu hết các cửa đều đóng, điều đó có nghĩa là các thầy giáo khác đang sử dụng máy tính. Phòng cuối cùng mở cửa. Tốt. Tôi không thể chờ lâu hơn nữa. Căn phòng rất giống phòng tôi đã vào trong chuyến trước. Sáu cái ghế đen đặt quanh một bệ cao màu bạc bề ngang chừng hơn hai mét.
Patrick hỏi:
- Cậu muốn bắt đầu từ đâu?
Tôi đề nghị:
- Hãy bắt đầu từ những gì chúng tôi đã biết rồi. Để xem lịch sử nói gì về Mark Dimond.
Patrick gật đầu và ngồi xuống một cái ghế đen. Tôi và Courney cũng ngồi xuống ghế của mình. Trên tay ghế của Patrick có một nút màu trắng tỏa sáng. Anh nhấn nút, nói rành mạch:
- Máy tính, truy cập mới.
Tiếng nói từ máy tính trả lời anh. Không là tiếng nói phụ nữ vui vẻ như lần trước tôi còn nhớ. Đây là giọng nam. Giọng của Mark. Tôi thấy vẻ ngạc nhiên của Patrick.
Giọng đó nói:
- Xin vui lòng cho nhận dạng.
Patrick nhăn mặt:
- Trước đây chưa bao giờ nó hỏi mật mã của tôi.
Cố gạt bỏ sự khó chịu anh nói rõ ràng:
- Patrick Mac. Mã truy cập 3-17-90.
- Chào Patrick, tôi có thể giúp gì cho bạn đây?
Courney nghiêng sang tôi, thì thầm:
- Cái này choáng quá.
Patrick tằng hắng rồi nói:
- Dimond Mark…
Anh ta quay sang tôi và hỏi:
- Cậu ấy sinh tại đâu?
Courney trả lời:
- Stony Brook, Connecticut.
Patrick lại nhấn nút, nói:
- Sinh tại Stony Brook, Connecticut. Gần qua đầu thế kỉ hai mốt.
Một hình hảnh nhấp nháy hiện dần trên bệ trước mặt chúng tôi. Dù tôi biết đó chỉ là ảnh ba chiều, nhưng tôi vẫn kinh ngạc.
Courney bật kêu lên:
- Mark!
Tôi tưởng cô ấy sắp khóc đến nơi. Chính tôi cũng suýt khóc. Chúng tôi đang thấy hình ảnh ba chiều với kích cỡ như thật của Mark. Thằng bồ tèo thân nhất của tôi. Trông nó chỉ khoảng mười tuổi, đội mũ, mặc áo choàng mà tất cả bọn tôi đều mặc khi tốt nghiệp trường Glenville. Thật đau lòng nhìn bạn mình đứng đó, dù chỉ là một hình ảnh. Nó làm tôi nhận ra mình nhớ bạn và nhớ đời sống cũ của mình đến ngần nào.
Patrick nói:
- Máy tính, thông tin mới nhất có giá trị về
Thêm hai người nữa xuất hiện sau Mark bằng hình ảnh ba chiều. Courney nghẹt thở. Đó là cha mẹ Mark.
Máy tính nói:
- Lịch sử của Mark Dimond kết thúc năm cậu ta mười tám tuổi. Dữ liệu cuối cùng là khi cả cha và mẹ cậu ta bị chết trong chuyến mất tích của một phi cơ thương mại.
Patrick hỏi:
- Cậu ta có chết không?
Máy tính đáp:
- Không biết.
Vừa nhấn nút Patrick vừa hỏi:
- Dự đoán sao?
- Tự tử.
Từ này làm tôi choáng váng. Chưa bao giờ tôi có ý nghĩ Mark tự tử. Tôi nhìn Courney, cô ấy nói ngay:
- Không đời nào. Thật vô lý. Máy tính ngu ngốc. Hỏi nó câu khác đi.
Patrick nói:
- Dự đoán bổ sung.
Máy tính trả lời:
- Có khả năng chạy trốn với đồng bọn.
Courney kinh ngạc kêu lên:
- Cái gì? Đồng bọn nào?
Patrick yêu cầu:
- Hãy nói tên đồng bọ
Tôi biết câu trả lời rồi. Hình ảnh ba chiều của Mark biến đi, thay vào đó là hình ảnh một cô gái. Cô mặc đồng phục khúc côn cầu của trường trung học Davis Gregory. Cô đang đứng dựa lên cây gậy đánh khúc côn cầu, trông rất chảnh.
Courney hổn hển:
- Ôi trời!
Máy tính tuyên bố:
- Chetwynde Courney. Lần cuối cùng cha mẹ cô ta là cùng một ngày Mark Dimond được nhìn thấy lần cuối cùng.
Tôi và Patrick không biết phải nói gì. Courney trừng trừng nhìn hình ảnh của cô như thể đang nhìn bóng ma của chính mình.
Giọng Courney khản đặc:
- Đó là hôm tụi mình tới đây. Chỉ mấy giờ trước.
Patrick chỉnh lại:
- Đó là ba ngàn năm trước.
Tôi hỏi:
- Bạn có ổn không đó?
Courney nuột nước bọt, mắt không rời hình ảnh của chính cô:
- Còn hơn cả ổn nữa. Nhìn mình kìa! Trông thật tuyệt vời!
Cô cố tỏ ra can đảm, nhưng lạc cả giọng. Cô run rẩy. Tôi đoán, cho đến lúc này thực tế việc cô rời khỏi nhà mới làm cô bàng hoàng. Mới mấy tiếng trước, cô còn ngồi bên bàn bếp, viết thư tạm biệt cha mẹ. Đó là theo đồng hồ của chúng tôi. Trên Trái Đất Thứ Ba, cô đã mất đi ba ngàn năm. Điều đó đủ cho bất kì ai cũng bị… lạc giọng. Cho dù người đó là Courney.
Cô yêu cầu:
- T
Patrick nhấn nút nói:
- Máy tính, xóa rồi tìm kiếm mới.
Hình ảnh Courney biến mất. Hình ảnh Mark trở lại.
Patrick nóng nảy:
- Máy tính, xóa!
Máy tính trả lời:
- Không nhất quán.
Tôi nhìn Patrick. Anh nhún vai rồi nói với máy tính:
- Giải thích.
Máy tính trả lời:
- Tìm kiếm.
Courney hỏi Patrick:
- Nghĩa là sao?
- Chưa bao giờ tôi gặp chuyện này. Hình như có tham chiếu chéo ở vài dữ liệu truy cập khác nhau.
Tôi hỏi:
- Máy tính sẽ bị hỏng?
- Hỏng? Cậu nói gì vậy?
Tôi im lặng. Chắc máy tính trên Trái Đất Thứ Ba quá tiến bộ, không thể hư hỏng như cái máy cổ lỗ như thời kì đồ đá của chúng tôi trên Trái Đất Thứ Ba.
Sau cùng máy tính tuyên bố:
- Không nhất quán trong tìm kiếm sự biến mất của Mark Dimond. Nhiều dữ liệu truy cập đối nghịch
Courney hỏi:
- Thế nghĩa là cái quỷ quái gì?
Patrick đề nghị:
- Giải thích.
Một hình ảnh khác xuất hiện bên Mark. Hình ảnh gốc là một Mark mười tuổi, đội mũ, mặc áo choàng. Hình ảnh thứ hai cũng là Mark, nhưng trông già hơn. Giống Mark hôm nay hơn, hay hôm qua, hay… nói sao cũng được. Cậu ấy trông khoảng mười bảy và cao hơn nhiều. Cậu ăn mặc kỳ lạ, quần dài, sơ mi trắng cứng đơ, thắt nơ đàng hoàng. Tóc cậu ấy cắt ngắn và rẽ giữa, tôi còn chưa bao giờ thấy cậu ấy để kiểu tóc như vậy. Cậu ấy còn đeo cặp kính tròn xoe, gọng kim loại. Hình ảnh này của Mark giống hệt đám dado trên Trái Đất Thứ Ba. Nó làm tôi lạnh toát người.
Patrick yêu cầu:
- Chi tiết.
- Ghi chú cá nhân. Dimond, Mark. Cha đẻ Công nghệ Lò Rèn.
Courney kêu lên:
- Lò Rèn! Đó là thứ Mark đã phát minh!
Hình ảnh ba chiều của Mark trở nên sống động. Cậu ấy đưa tay vào túi, lấy ra một vật thể bằng cao su, rồi giữ nó trong lòng bàn tay để mở. Hình ảnh Mark nói: “Khối lập phương”.
- Oa!
Courney lẩm bẩm, ngồi lại xuống ghế.
Vật thể nhỏ vặn vẹo, rồi từ một khối tròn chuyển thành khối lập phương hoàn hảo.
Tôi hỏi:
- Đó là cách vận hành? Là Lò Rèn hả?
Courney thẫn th
- Ừa. Trời đất, ước gì mình có một trong mấy cái máy tính này.
Patrick nhấn nút:
- Chi tiết về Lò Rèn và Mark Dimond.
- Công nghệ Lò Rèn. Bằng sáng chế của Hoa Kỳ, số 2. 066. 313 cấp cho Dimond, Mark. Chủ tịch Dimond Alpha Digital Organization.
Courney hét lên:
- Dado!
Máy tính tiếp tục:
- Dimond Alpha Digital Organization, cùng công ty mẹ – công ty trách nhiệm hữu hạn KEM – đã phát triển công nghệ Lò Rèn. Kỹ thuật trở thành nền tảng để đổi mới hệ thống khoa học người máy. Nó thay đổi tiến trình sản xuất và tạo ra lãnh vực khoa học máy tính. Mark Dimond được coi như thiên tài có tầm nhìn xa, người bắt đầu cho thời đại máy tính.
Courney há hốc miệng kinh ngạc:
- Oa, lại còn thế nữa.
Tôi không ngăn được câu hỏi:
- Khi nào? Việc này đã xảy ra khi nào?
Patrick hỏi tiếp:
- Máy tính, giấy phép cho Lò Rèn được áp dụng từ ngày nào?
Hình ảnh “Mark nhỏ” với mũ cao su và áo choàng biến mất, để lại “Mark lớn” tay cầm vật phát minh của nó. Phát minh của Andy Mitchell. Phát minh của Saint Dane.
Máy tính trả lời:
- Giấy phép Hoa Kỳ số 2. 066. 313 được đệ trình ngày 6 tháng 10 năm 1937.
Tô thì thầm:
- Trái Đất Thứ Nhất.
Courney kêu lên:
- Thì ra là vậy. Cậu ấy tới Trái Đất Thứ Nhất, mang theo Lò Rèn. Mark thay đổi dòng lịch sử, bằng cách giới thiệu cái máy tính đơn giản của cậu ấy nhiều năm trước khi nó được phát minh. Không, đừng nói là đơn giản. Vật đó là một sự tiến bộ, thậm chí theo tiêu chuẩn của Trái Đất Thứ Hai. Cậu ấy nhảy vào sự phát triển tự nhiên của khoa học máy tính cỡ sáu mươi năm. Đó là lí do vì sao Trái Đất Thứ Hai đã thay đổi. Đó là lí do làm Trái Đất Thứ Ba thay đổi. Đó cũng là nguyên nhân làm rô-bốt đáng sợ hiện diện khắp nơi. Mark đã làm thay đổi tương lai bằng cách đem Lò Rèn tới quá khứ.
Tôi muốn nói là mình bị bất ngờ, nhưng sự chính xác đó là điều tôi lo sợ. Đem sáng chế của cậu ấy vào quá khứ, Mark đã xáo trộn các lãnh địa và làm đảo lộn định mệnh tự nhiên của Halla. Tôi nín lặng. Đầu óc rối bời những khả năng có thể xảy ra.
Courney nóng nảy hỏi:
- Sao vậy? Đây chính là những gì chúng tôi nghĩ là đã xảy ra mà.
- Phải. Nhưng nó không giải đáp được vấn đề quan trọng nhất.
Patrick hỏi:
- Nó không cho chúng ta biết vì sao. Vì sao Mark đã làm như vậy? Cậu ấy biết là sai lầm đến thế nào. Saint Dane đã dẫn dụ cậu ấy ra sao?
Ba chúng tôi ngồi đó, nhìn xuống chân mình. Không ai có câu trả lời. Có lẽ máy tính cũng không. Nhưng tôi phải cố thử. Đứng dậy, tôi tiến tới bên Patrick, tự nhấn nút, hỏi:
- Máy tính, không nhát quán là gì?
Máy tính trả lời:
- Không có lịch sử của Mark Dimond trước khi cậu ấy được cấp bằng sáng chế Lò Rèn vào năm 1937. nói:
- Có lý. Cậu ấy thình lình xuất hiện từ tương lai.
Máy tính tiếp tục:
- Không có lịch sử của Mark Dimond ngay sau khi tuyên bố Dimond Alpha Digita Organization cộng tác với Công ty trach nhiệm hữu hạn KEM vào tháng Mười một năm 1937.
Patrick thắc mắc:
- Là sao? Mark Dimond biến mất hai lần?
Hình ảnh Mark mờ dần. Chúng tôi chờ đợi. Không có gì xảy ra. Chúng tôi đứng lặng, chờ cho thực tại lắng xuống. Patrick hỏi bâng quơ:
- Vậy thì chuyện gì đã xảy ra cho cậu ấy trên Trái Đất Thứ Nhất?
Tôi tuyên bố:
- Chúng tôi đã có được những gì cần tìm.
Nhưng, Patrick tiếp tục truy cập.
- Để làm gì?
- Để tìm kiếm bất cứ thứ gì cho chúng tôi manh mối chuyện gì đã xảy ra cho Mark trên Trái Đất Thứ Nhất.
- Rồi cậu sẽ làm gì?
Tôi nhìn Courney:
- Chúng tôi sẽ lần theo cậu ấy.
Tiến đến bên cạnh, Courney nhìn vào mắt tôi, hỏi:
- Chúng ta đã tới lầm lãnh địa?
- Phải, chúng ta đã tới lầm lãnh địa