Nói chậm thì chậm nói nhanh thì nhanh. Kể từ lúc Ngô Khảo Ký tiếp chận chiếu của Tống quốc cho đến lúc Ngô Khảo Ký đòi được đảo Tuyền Châu từ Cao Ly sau dó vội vàng lập tuốc cùng trả lời quốc thư của Vua Tống cũng quá tháng 10. Trong thời gian này khá nhiều chuyện diễn biến tiếp phức tạp tại khu vực.
Ngô Khảo Ký tuy rằng cảm thấy hành động của Tống khá lạ cũng như hàm chứa nhiều ẩn tình trong đó. Nhưng soát đi soát lại thì hắn không tìm ra điểm nào bất hợp lý.
Chiếu phong vương Ngô Khảo Ký cũng đọc qua đọc lại nhiều lần, nói là chiếu phong vương nhưng thực sự đó chỉ là ngườt Tống vẽ hoa lên mặt mà thôi. Nội dung bên trong đơn giản và dễ hiểu. Đó chính là Vua Tống nghe tin Ngô Khảo Ký ở Đông Hải thế lực hùng mạnh tự xưng Long Vương Đông Hải. Nay lấy lễ quốc đối quốc mà thừa nhận địa vị Đông Hải Vương của Ngô Khảo Ký mà thôi. Đơn giản đến tột cùng.
Chính vì lẽ đó sau khi ngoại giao, uy hiếp cùng chặt chém một hồi vua Cao Ly sợ hãi mà chấp nhận ký kết nhượng lại Tế Châu đảo cho Ngô Khảo Ký. Lập tức hòn đảo này đổi tên thành Tiểu Việt đảo và Ngô Khảo Ký bắt đầu cho xây đựng rầm rộ các công trình nơi đây.
Đồng thời với chuyện này Ngô Khảo Ký lập tức gửi quốc thư cho Vua Tống cảm ơn vì việc hắn nhanh chóng thừa nhận địa vị chính thức của mình ở Đông Hải.
Nói thẳng thắn một câu Ngô Khảo Ký có lăn tăn trong lòng, nhưng hắn không thể nào tìm được bất kỳ sơ hở nào trong truyện này.
Còn về phần Tô Thức thì cũng khá toát mồ hôi hột khi trở về Biện Kinh, tên này giao ra một bản Chiếu thư khác mà trả lại cho Nội Các cùng thiêu hủy đi.
Đến đây mới hiểu được hóa ra Tô Thức trong người có tới hai bản chiếu thư với nội dung khác nhau, tựa vào tình hình cùng phản ứng đương thời mà Tô Thức sẽ lựa chọn bản chiếu thư có nội dung phù hợp đưa cho Ngô Khảo Ký.
Bản chiếu thư thiêu hủy đi có nội dung sặc mùi bền trên ban chiếu phong vương cho bề tôi. Với bản chiếu này nếu Ngô Khảo Ký là một kể kiêu hùng có ý phản Đại Việt thì chắc chắn sẽ tiếp nhận và hoan hỉ tiếp nhận. Vì bản chiếu này mang tính ràng buộc cực cao giữa Đại Tống và Ngô Khảo Ký. Tựa như Ngô Khảo Ký sẽ trở thành một thành viên chính thức của Tống, sống chết cùng Đại Tống. Nhưng quyền lực của Ngô Khảo Ký sẽ cực lớn và được sự bảo hộ của Đại Tống. Ngược lại Ngô Khảo Ký cũng sẽ có trách nhiệm hỗ trợ Đại Tống trong quân sự chính trị.
Nếu Ngô Khảo Ký là Lưu Kỷ hay Thân Cảnh Phúc kiêu hùng tầm vóc thì hắn sẽ ngay lập tức có thái độ thừa nhận chiếu phong ngay khi Tô Thức đề cập đến. Thử hỏi nếu Lưu Kỷ hay Thân Cảnh Phúc nhận được chiếu thư phong vương của Tống bọn hắn có tiếp không. Chắc chắn tiếp một cách mạnh mẽ và cảm ơn rối rít. Không phải tiếp xong chiếu phong vương bọn hắn sẽ thuần phục Tống phản Việt ngay lập tức mà tiếp xong rồi bọn hắn có thể bàn điều kiện lãnh thổ cùng Tống và chiếm hữu Lưỡng Quảng mà không lo lắng tiếp theo phải tiếp tục chịu đựng sự uy hiếp quân sự từ Tống quốc.
Còn về Đại Việt sẽ có cái nhìn sao với chuyện này. Đại Việt đã dám đựng Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc lên làm Vương Lưỡng Quảng thì cũng đã lường trước sự việc này. Đại Việt không ngu mà đá hai tên này ra ngoài rồi ghẻ lạnh họ chỉ vì một bản chiếu thư của Đại Tống, làm như vậy khác gì đẩy hai kẻ này triệt để theo Tống.
Chính trị là một trò chơi, được xây dựng trên mối lợi ích kinh tế, được đảm bảo bằng sức mạnh quân sự, được thực hiện bằng những nước đi khôn ngoan và khéo léo. Với Đại Việt mục tiêu là tạo nên một vùng đệm giữa Tống và Việt. Triệt để tránh đi va chạm quân sự trực tiếp cùng Tống. Dù sao Tống vẫn là một đất nước hùng mạnh với năm mươi sáu mươi triệu dân tiềm lực kinh tế rồi rào.
Mục tiêu này đã đạt được hoàn toàn và Đại Việt tin chắc Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc muôn sinh tồn ở khe hẹp Tống Việt thì họ phải lựa chọn lối đi chính trị nước đôi. Điều này chắc chắn Đại Việt không thể nào ép buộc Thân Cảnh Phúc hay Lưu Kỷ phải 100% thuần phục Đại Việt. Ngay cả khi bọn này còn ở nội địa là Châu Lạng Giang và Quảng Nguyên thì chúng cũng chỉ là nửa thuần phục Đại Việt mà thôi. Cho nên nay đã đi xa đến tạn Lưỡng Quảng thì chúng lại càng chẳng thế nào hòa toàn thuần phục Đại Việt cả.
Cuối cùng còn lại là cuộc tranh dành ảnh hưởng của Tống và Việt lên Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc. Trong cuộc chiến ngoại giao chính trị này thì Đại Việt đã đi trước trăm bước chân, vì cuối cùng hai tên này vẫn là Đại Việt dựng lên và có sâu xa với Đại Việt. Việc hai tên này cầm lên vũ khi trực tiếp đánh Đại Việt sẽ chịu người đời phỉ nhổ vô cùng. Cho nên để sinh tồn hai tên kiêu hùng này có thể ngay lập tức không cần nghĩ mà chấp nhận chiếu phong của Tống.
Nhưng tình huống của Ngô Khảo Ký thì khác hoàn toàn Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc. Ngô Khảo Ký không có, hay đúng hơn là chưa có đủ phách lược tự lập. Cho nên thái độ của Ngô Khảo Ký trước hết là đắn đo và hoài nghi khắp nơi. Cho dù Tô Thức có miệng nở hoa nhưng cuối cùng Ngô Khảo Ký vẫn gặng hỏi về việc tại sao không chờ Đại Việt phong vương trước.
Đến lúc này Tô Thức lui một bước mà tiến hành đưa ra bản chiếu thư thứ hai cho Ngô Khảo Ký. Bản chiếu này chỉ mang tính chất thừa nhận địa vị hợp pháp của Ngô Khảo Ký ở Đông Hải. Tức là Ngô Khảo Ký không còn là một kẻ tự phong Vương nữa mà được một chỉnh thể quốc gia có uy tín như Tống thừa nhận.
Tất nhiên với bản chiếu như vậy Ngô Khảo Ký dù có đọc nát nhiều lần cũng không tìm ra được âm mưu thực sự sau màn. Vì với sự thừa nhận này thì Ngô Khảo Ký ở Đông Hải có thể làm rất nhiều chuyện. Ít nhất lúc này Cao Ly, Phù Tang đều có sứ thần đến chúc mừng Ngô Khảo Ký và đặt ngoại giao giữa quốc gia và quốc gia. Công ty Tân Bình Đông Hải ít nhất không còn xú danh là hải tặc nữa, mà trở thành một tập đoàn đa quốc gia với những thế lực nhỏ đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Về mặt phản ứng của Đại Việt thì Ngô Khảo Ký từng nghĩ qua rất nhiều lần, trong đầu hắn đơn giản rằng Đại Việt Đại Tống chiến tranh cũng nên chấm dứt rồi, hai bên còn cách nhau ba cái tiểu quốc một cửa Lưu Kỷ hai của Thân Cảnh Phúc, ba là Mân quốc Vương thị. Cho nên rõ ràng hai bên quan hệ sẽ sớm bình thường. Việc Tống thừa nhận địa vị của Ngô Khảo Ký trước vì giờ đây hắn ở tít Hoàng Hải, Đại Việt thừa nhận địa vị sau cũng không quá phức tạp.
Mà Đại Việt không cho hắn vương vị thì Ngô Khảo Ký cũng cười xòa, ở bên ngoài anh là cá mập về nhà anh là cá con có sao đâu. Miễn là chiếm vài cái đảo, cướp vài mảnh đất be bé nhét vào bản đồ Đại Việt là được.
Việc thôn tính một quốc gia là khó nhưng việc thôn tính vào mảnh đất con con không quá phức tạp cho lắm. Ngô Khảo Ký còn hồn nhiên nghĩ sau này “ lập công” mở mang bờ cõi về đến Đại Việt sẽ lưu danh thiên cổ a. Hắn còn biên thư về triều đình cùng Lý Thường Kiệt kể rõ công lao mình chiếm đảo lập quốc cho Đại Việt như thế nào. Thật là ngây thơ vô cùng.
Chồng làm sai vợ gánh vác.
Ngay từ Tháng Tám khi mà thông tin Đại Tống sắc phong Ngô Khảo Ký là Vương Đông Hải đưa về Đại Việt thì thông tin thái độ đặc sắc của triều đình trọng thần cùng Ỷ Lan Thái Hậu đã được đặt lên mặt bàn của Lý Từ Huy. Hệ thống Đông Xưởng cùng Cẩm Y vệ của Bố Chính không phải ăn chay.
Lúc này Lý Thường Kiệt chưa về tới Long Thành.
Trong chiều có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Có người cho rằng Ngô Khảo Ký thực sự đã phản bội, có người tỉnh táo lại cho rằng Ngô Khảo Ký hải quân quá mạnh mẽ khiến cho Đại Tống phải kiêng rè mà bày ra kế ly gián này.
Nhưng không ai có thể phủ nhận khi Đại Tống thừa nhận chuyện phong vương thì nó đã chính thức xảy ra. Chuyện này không phải chuyện đùa. Nếu thực sự chuyện này xảy ra thì Ngô Khảo Ký có ý phản hay không có ý phản cũng không thể tin tương thêm được nữa.
Hãy lấy Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc làm ví dụ. Đại Việt phong vương cho hai thằng này sau đó Đại Tống thừa nhận vương vị của hai thằng này. Kể từ đó biến thành cuộc chiến tranh dành ảnh hưởng của hai quốc gia. Nhưng vì Đại Việt là người phong vương cho Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc thêm vào đó hai người này xuất thân trên danh nghĩa là từ Đại Việt cho nên sức ảnh hưởng của Đại Việt luôn là dẫn trên. Tất nhiên qua vài thế hệ thì việc này còn phải xét xem tiềm lực của Tống Việt ra sao.
Chuyện này lặp lại với Ngô Khảo Ký mặc dù Ngô Khảo Ký xuất thân Đại Việt nhưng Đại Tống lại tranh trước phong vương cho hắn. Địa điểm lại là Đông Hải cái tên Đông Hải này nhạy cảm vô cùng. Quỳnh Châu ( Hải Nam cũng là Đông Hải) mà Bành Hồ ( Đài Loan) cũng là Đông Hải. Cho nên Đại Việt thừa nhận hay không thừa nhận Ngô Khảo Ký? Cho dù thừa nhận Ngô Khảo Ký thì cũng đi sau Tống một bước. Sau đó vấn đề là Tân Bình Lộ. Nên để Ngô Khảo Ký tiếp tục cai quản Tân Bình Lộ hay không? Chuyện này khá loạn.
Nhưng tựu chung lại là Ngô Khảo Ký không còn đáng tin cậy trong mắt triều đình Đại Việt điểm này là chắc chắn không thể thay đổi. Đáng lý ra nếu Ngô Khảo Ký còn ở Lưu Cầu, dù có xa một chút nhưng vẫn có thể liên lạc được, chờ đợi một hai tháng vẫn có câu trả lời xác đáng. Nhưng thằng ranh này một đường hướng bắc không một ai thấy tăm hơi. Đại Việt vô pháp liên lạc cùng Ngô Khảo Ký cho nên sự việc này càng trở nên đáng nghi ngờ.
Nói thực chiêu này của Tô Thức là dương mưu, lợi dụng công ty của Ngô Khảo Ký làm ăn mà thuê hắn ngược Bắc đánh Liêu. Trong lúc này Ngô Khảo Ký liên lạc cắt đứt thì Tống lại gửi thông tin “Phong Vương” cho Ngô Khảo Ký đi khắp nơi. Không ai có thể chứng thực được ẩn tình trong đó chỉ là “thừa nhận địa vị Đông Hải Vương” hợp pháp của Ngô Khảo Ký mà thôi.
Lúc này nếu Ngô Khảo Ký đem bức chiếu thư của Đại Tống vứt vào mặt Ỷ Lan Thái Hậu thì lẽ dĩ nhiên hiểu lầm sáng tỏ. Nhưng điểm khôn khéo của Tô Thức đó là vận dụng sự chênh lệch thời gian khi Ngô Khảo Ký ở quá xa Đại Việt để thực hiện việc tráo đổi khái niệm.
Kể cả sau vài tháng Ngô Khảo Ký trở về rồi trình ra bức chiếu thư của Tống thì cũng còn ý nghĩa gì khi mà Đại Việt đã tiến hành những biện pháp trừng phạt với Ngô Khảo Ký. Đây gọi là bức người tạo phản. Nếu Ngô Khảo Ký hang ổ ở Đại Việt bị bưng thì hắn sẽ làm gì. Chẳng nhẽ hắn quay lại đánh Đại Tống? Tất nhiên không rồi. Khi Ngô Khảo Ký không còn hang ổ tẩm bổ thì mây vạn hải quan của hắn chỉ như những cây bèo lục bình, vậy lúc đó Ngô Khảo Ký phải dựa vào ai để trả mối thù bưng đi hang ô của hắn. Lẽ dĩ nhiên là Ngô Khảo Ký chỉ còn bước dựa vào Tống mà thôi. Vì Đại Việt đã không còn đường cho Ngô Khảo Ký về nữa rồi.
Lúc đấy mọi chuyện đều đã muộn. Còn về tội lỗi của Tống trong việc này. Không hề có nha. Tống chỉ thông báo cho Đại Việt rằng phong vương cho Ngô Khảo Ký mà thôi. Gửi thêm một bản Ngô Khảo Ký cảm ơn tấu chương để chứng thực. Tống không hề nói láo đúng không? mọi việc đều là Đại Việt hiểu nhầm sau đó ra tay với thế lực Ngô Khảo Ký cả mà thôi. Còn việc tại sao từ Chiếu “thừa nhận” mà Tống lại thông báo với Đại Việt là Chiếu “phong Vương”. Cái này lại thuộc về câu từ giải thích và có quá nhiều cách lạng lách qua. Có thể nói đây là một cací bẫy rất tinh vi.
Hay được tin dữ Lý Từ Huy không hai lời triệu tập bộ hạ thân tín nhất để bàn bạc kế hoạch đối phó.
Muôn người như một không ai nói nhiều ý kiến nhất trí là triệt để phòng ngự Tân Bình Lộ chờ Ngô Khảo Ký trở về sử lý. Tức là một nửa tấc đất của Tân Bình Lộ không có quân đội nơi khác được tiến vào. Quan viên đến đây hoan nghênh. Muốn làm gì thì làm chờ Ngô Khảo Ký về tiếp chỉ của Đại Việt.
Tiếp theo đó là một loạt hoạt động quân sự của Bố Chính rầm rộ hẳn lên. Các chiến hạm Tân Bình Lộ không có dấu diếm thế gian mà trang bị lên thân các khẩu súng đại bác made in Bố Chính đen ngòm tinh mĩ. Số lượng có thể nói là nhiều không kể hết.
Pháo này làm sao Lý Từ Huy có ư. Còn phải nói Lý Thuận ăn cắp bản vẽ từ Long thành tuồn về Bố Chính. Thứ này do người khác thiết kế đâu có phạm luật. Bố Chính người thiếu kỳ kĩ sư đúc thép tài ba với lượng thép nung chảy trên ba tấn thì ngay cả siêu đại pháo họ cũng đúc được.
Thứ này vốn dĩ là vũ khí tối mật sau cùng của Tân Bình Lộ dùng khi khó khăn nhất. Nhưng thái độ triều đình quá ác liệt cho nên Lý Thường Kiệt không thể không lôi ra cùng rầm rộ chế tạo thêm.
Đèo Ngang Quan Ải bị được xây dựng thêm hai lớp, đổ bê tông cùng cao lớn không kém Đồ Chiêm Quan nơi này ngay lập tức có 5 ngàn bộ binh tinh nhuệ tiến lên trấn giữ.
Lệnh tổng động viên cho Người Môn trên núi lần thứ hai được ban bố trong nai năm. Lần này một vạn binh Môn ứng thuyển xuống núi. Đám này cảm thấy đi lính đánh trận cho Hầu gia có vẻ hợp lý hơn đi săn thú trên rừng. Một vạn binh bị tập hợp đứng lên diễn luyện quân sự. thực tế trong đám này có tới 5 ngàn đã tham gia chiến tranh Chiêm -Bố Chính cho nên kinh nghiệp tác chiến cao.
Đến đây bản thân Lý Từ Huy đã có trong tay 2,5 vạn quân chưa kể năm ngàn binh Sanock cùng Chiêm ở thành Quảng Trị.
Chưa hết Lý Từ Huy lập tức biên thư cho các vị tỉ muội đang là vương phi, vương hậu khắp Đông Nam Á.
Mỹ Dung Vương Hậu của Jayavirahvarman vua Sri Kottabun hứa sẽ gửi quân 1 vạn với ngàn chiến tượng.
Daksamavamca Vua của Đế quốc Medang cùng vương phi Mỹ Hoa hứa gửi hai vạn hải quân cùng 300 chiến hạm.
Chiên Bàn Phú Thái và Mỹ Lệ vì đã đánh lui được quân Pangan cho nên cũng đủ tiếp sức một vạn hải quân cùng vô số chiến thuyền.
Trong tháng 9 Lý Từ Huy một mình chỉ đạo quân dân Tân Bình Lộ tích trữ lương thực, với số tiền khổng lồ mà Ngô Khảo Ký lừa lọc ở phương Bắc Lý Từ Huy có thể thỏa thích tích lương.
Thêm vào đó Lý Từ Huy cho thực hiện chiến dịch cuối cùng nhần chìm đường đi sau cùng từ phương Bắc Đại Việt vượt qua Đèo Ngang.
Đến đây Lý Từ Huy không nói nhiều nhưng đã dám trợn mắt nhìn về Long Thành đối diện tay đôi cùng Ỷ Lan Thái Hậu.
Chồng bà vì nước mà quên mình chiến đấu xa trường, đánh Bạch Cảng, chiếm Liêm Châu, Phả Ải Côn Lôn, Hạ Ung Châu. Có công lao nào không phải công lao bất thế. Vậy mà các người lại muốn bứng ổ của chồng bà…. Lý Từ Huy tức giận… mặt tối sôi trào… Ảnh tái hiện… Một chương rất âm u của Đại Việt đây sao?