Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 144: Chương 144: Cát cứ nhất phương thế lực




Lý Thường Kiệt trong thời gian làm việc ngoại giao ở đây thì quân đội đóng trực tiếp ở Minh Linh ( Phía Bắc Quảng Trị ngày nay).

Các thành trì dọc tuyến đường từ Bố Chính đến Minh Linh đã bị quân Chiêm Phá hủy toàn bộ, làng mạc bị đốt bỏ, nhà của bị phá xụp, kênh rạch ao hồ cũng không tha mà chúng cố gắng tàn phá ở mức độ nhiều ít có thể.

Tức là ngoài Đặng Gia thành quân Chiêm bỏ chạy quá nhanh không kịp làm gì thực tế hai châu Lâm Bình, Minh Linh coi như trở thành chính thứ đất hoang, nhà cửa làng mạc ruộng đồng không còn. Thậm trí một số rượng trũng gần biển còn bị người Chiêm thào nước khiên ngập mặn hỏng cả rồi.

Cay đắng, căm giận, nhưng phải nhẫn nhịn mà nuốt trôi cục tức này. Ngô Khảo Ký lần đầu tiên hiểu được sức người là có hạn, và xuyên không nhân vật không phải là vô địch nhân vật.

Thực tế đây cũng là sách lược mà Harivarman IV đã tính toán hắn muốn để lại một vùng hoang vu mà người Đại Việt khó lòng vực dậy trong thời gian ngắn. Do đó nơi này sẽ tạo nên một vùng đệm giữa hai nước khiến cho Đại Việt muốn xuôi nam cũng bất lực. Sự thực Harivarman IV đã thành công trong “lịch sử ở một thế giới nào đó”. Khi hắn đã biến cả vùng này thành vùng đất chết khiến cho cả vài trăm năm người việt cũng không thèm đụng vào. Phải đến những năm thế kỷ 12, 13 nơi này với khôi phục và đến thời các vua Trần mà cụ thể là Trần Anh Tông với muột cuộc hôn nhân chính trị của Huyền Trân công chúa thì Châu Ô, Rí mới thuộc về Đại Việt.

Ngô Khảo Ký cực kỳ nhức đầu nhìn quân triều đình trùng điệp theo sông Thạch Hàn rút về cửa biển rồi sau đó ngược Bắc. Quân Chiêm cũng ùn ùn rút đi kéo về phía bên kia đèo Vân Hải.

Nhưng bọn họ bỏ lại nơi này là ngổn ngang sự việc mà Bố Chính hay nói cách khác là Lộ Tân Bình cần xử lý. Làm một cái Tân Bình Hầu tước, một Trấn Thủ Sứ một Lộ ( Lúc này hành chính của nhà Lý vẫn còn rất lộn xộn, các chức quan mới như Trấn Thủ, Thứ Sử chỉ những người đứng đầu Phủ - Lộ lớn. Các chức như Châu mục, Thái Thú, chỉ những người đứng đầu các Châu, Châu nhỏ đứng đầu là Châu Mục, Châu lớn đứng đầu lại là Thái Thú. Dưới Châu chính là Huyện Lệnh v.v…. Tức là đầu Tống Đại Việt sử dụng hai hệ hành chính một là học theo nhà Tống, hai là vẫn còn vương vấn từ thời Đông Hán, Tùy Đường, Những dư âm từ thời Dương Đình Nghệ vẫn còn khá rõ).

Nhìn một dải dài 140km cần bổ túc các công trình mà Ngô Khảo Ký bất lực.

Bờ Bắc sông Thạch Hàn có cần trú quân không?

Dĩ nhiên cần vì đây là biên giới.

Nhưng nơi này trú quân nổi không và có tác dụng không?

Câu trả lời là không thể vì quá xa Bố Chính và quân đóng nơi này trở thành cô quân không thể có viện trợ từ phía hậu phương.

Người Bố Chính liệu có nên tỏa ra dọc dải đất này? Ngô Khảo Ký không ngu, Bố Chính được mấy mống người? Tập trung lại riêng Bố Chính còn chưa khai thác xong, trải dọc vung này thì mỗi nơi được mấy mống. Nếu có biến loạn địch nhân chỉ cần chặt từng khúc Lộ Tân Bình ra mà nhai gọn là xong.

Có thể tưởng tượng đơn giản một chuyện này như sau. Ba thằng học sinh đi học và ngồi chung bàn. Thằng đầu bàn tên Tống to béo khỏe mạnh chuyên bắt nạt người lấy trò lấn bàn làm vui.

Thằng ngồi giữa tên Việt nhỏ con nhưng chắc, có võ, mỗi lần thằng Tống lấn là nó đấm lại không trượt phát nào, tất nhiêu Việt ta cũng ăn vả cho tối mặt mũi. Nhưng nói chung Tống muốn lấn bàn cũng chưa thành công lần nào.

Nhưng thằng Việt nó không hiền, một mình tay phải chống lấn của thằng Tống, tay trái nó thò qua đấm thằng Chiêm. Chiêm là cái thằng yếu nhưng rất hay gây sự. Thằng này không những cà khịa cả Việt, nó còn chèo kéo cà khịa cả Tống to béo.

Tất nhiên hậu quả của những thằng yếu mà đi gây sự là bị vả cho sấp mặt luôn. Và Chiêm ăn vả không tạch phát nào cả từ Tống và Việt. Tất nhiên thằng này láu cá ở bản tính, cho nên sau nhiều lần ăn đập tối mặt thì Chiêm nhận ra một điều. Muốn sống ở cái bàn này thì phải lách vào khe hẹp của thằng Tống to béo và thằng Việt có võ mà sống. Cho nên chính sách của nó là lợi dụng mâu thuẫn của hai bên mà kiếm lợi ích.

Lần này đánh hơi thấy tằng Tống mới thằng Việt chuẩn bị đập nhau. Vậy là Chiêm ta mới nghĩ kế sách. Hắn muốn cướp lại một mảnh nhỏ bàn của thằng Việt trước đây đã lấn nó. Chuyện này đơn giản? Không cẩn thận lại ăn vả vỡ a lô.

Cho nên Chiêm rất cẩn thận lê kế hoạch.

Đúng lúc này Tống cạy nhà giàu mua tận chục gói bim bim mua chuộc Chiêm.

“ Ê Chiêm, nay đi học mày lấn thằng Việt, nó ý kiến thì tao với mày liên kết đập bỏ mẹ nó đê.”

Tự nhiên có bim bim lại đúng ý mình Chiêm đồng ý. Nhưng nó khôn vãi ra, đá thằng Việt khỏi bàn thì sau này cái bàn chỉ có nó và thằng Tống? Sống nổi không?

Cho nên Chiêm dùng chiến thuật chơi bẩn hai mang, ăn đã 10 gói bim bim. Đầu giờ học nhượng thằng Việt đang chú ý nghe giảng Chiêm tông cho hắn một quả tối mặt sau đó nhích lên chiếm bàn.

Khi Việt ta tỉnh lại bem cho Chiêm mấy phát thì đã phát hiện mé bàn bên trái bôi đầy Shit. Bẩn không thể tả thối không chịu được nên chỉ đành lui về chỗ mình ngồi.

Chiêm lại nói: “ Ê Việt, thôi hay tao mày không đánh nhau nữa, tao lấy lại một chút của tao thôi. Tao hứa mày không đụng tao thì khi thằng Tống nó oánh mày tao không làm phiền mày nữa.”

Dưới áp lực của shit thối và dưới tình huống thằng xấu bụng Tống đang lăm le. Việt cay lắm nhưng vẫn phải đồng ý.

Bãi shit này chính là Minh Linh và Lâm Bình, hai nơi hoang tàn không thể xây dựng lại.

Khoan hãy nói về vấn đề phức tạp, lộn xộn ở Lộ Tân Bình mà vị tân Hầu Tước gặp phải.

Triều đình thực sự hảo ý với Ngô Khảo Ký khi đôn hắn lên làm Trấn thủ một lộ như lộ Tân Bình?

Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao Ngô Khảo Ký thoải mái thuận lơi đăng vị Trấn thủ một phương ở tuổi 23? Tất nhiên Đại Việt là đất nước trọng võ công và công huân, lại thêm đi theo con đường thế gia cát cứ phân quyền cho nên không ít người trấn thủ một phương khi tuổi còn rất trẻ. Thời xưa từ nồi loạn thập hộ sứ quân chưa nói đến, chỉ cần nói đương thời cũng có rất nhiều người trẻ tuổi cát cứ một phương, kể như trước đây Nùng Chí Cao trấn thủ Quảng Nguyên khi 17 tuổi. Nay có Nùng Tông Đản cát cứ Vị Long khi hắn mới 20 tuổi, Thân Cảnh Phúc trấn thủ Lạng Châu khi 21 tuổi. Còn rất nhiều rất nhiều cái tên khác… Nhưng có một đặc điểm chung họ chính là những tướng lãnh vùng biên dân tộc tiểu số và chức vụ theo kiểu cha truyền con nối. Cho nên đám này thượng vị khi tuổi còn rất nhỏ là chuyện bình thường.

Nhưng Ngô Khảo Ký là người kinh, là người bản chất xuất thân thế tộc cho nên việc thượng vị một vùng biên giới với chức danh trấn thủ là hiếm gặp vô cùng. Nhưng hắn lại dễ dàng thượng vị không gặp bất kỳ ngăn cản nào. Thậm trí cả châu Lâm Bình,Minh Linh triều đình đều hết sức ưu ái dành cho bộ hạ thân tín của Bố Chính. Đây là vì sao? Chẳng nhẽ triều đình không có chút nghi kỵ nào? Chẳng nhẽ vị Ỷ Lan Thái Hậu đa nghi về chính trị kia lại bỏ mặc?

Câu trả lời là không hề, thậm trí Ngô Khảo Ký đã đi vào tầm ngắm của Ỷ Lan Thái Hậu và đã trở thành một đối tượng cần theo rõi sát xao trong mắt bà.

Bố Chính có dấu bằng trời, có biên ra bao nhiêu cố sự, có dùng bao nhiêu thông tin giả từ các mật thám đã bị mua chuộc cùng gây nghiện thì cũng chỉ làm giảm thiểu và né tránh ánh mắt mọi người mà thôi.

Bề nổi là quân triều đình cùng 3 vạn quân Medang cứu vớt Bố Chính. Nhưng kể cả Ỷ Lan Thái Hậu không quá chú tâm về quân sự cũng hiểu được. Bố Chính cầm cự được đến khi quân triều đình cứu vớt thì Bố Chính đã là rất không tầm thường. Điều này dù nói ngược nói xuôi thì không thể biện bạch.

Dương- Lê hai nhà ở Ma Linh Địa Lý chẳng cầm cự nổi chục ngày. Bố Chính một thân một mình cầm cự cả tháng. Cho dù biện minh rằng có 4000 quân Châu Âu hỗ trợ hay có đại hùng quan chắn ngang bước tiến quân thù. Nhưng người mù cũng có thể hiểu được Bố Chính phải có cái gì đó thì mới có thể đứng vững được, chỉ dựa vào hùng quan và 4000 quân Châu Âu là không thể.

Đến lúc này Ngô Khảo Ký lại phải dựa vào Lý Thường Kiệt để đưa ra sách lược mới. Cái nhìn chính trị, quân sự của Trùm cuối Đại Việt lúc này phát huy tác dụng không thể định lượng của nó. Bố Chính điệu thấp đã đủ, đã đến lúc phô diễn một phần sức mạnh để các thế lực hiểu được. Bố Chính không phải là mối đe dọa cho bât kỳ thế lực nào phương Bắc nhưng tại dải đất nhỏ hẹp phương Nam này ai luốn can thiệp vào Tân Bình phải suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động.

Tin tức ngay lập tức lộ ra ngoài, Bố Chính không đơn giản là một tiểu Châu bình thường.

Dân số Bố Chính chẳng đủ vài huyện ở miền Bắc nhưng quân đội Bố Chính không đơn giản.

Toàn bộ Người Môn trên núi phía Tây đã quy thuận Bố Chính hay nói thẳng là quy thuận Ngô Khảo Ký, có thể huy động cả vạn chiến binh, cả trăm chiến tượng.

Bố Chính vì chuẩn bị chiến tranh cùng người chiêm đã mua 3 ngàn nô lệ binh Mã lai đủ để hợp thành một lực lượng thủy binh không nhỏ.

Dân Bố Chính không nhiều nhưng toàn quân giai binh có thể huy động cả vạn người, thêm vào đó vũ khí khôi giáp được mua với số lượng lớn từ Châu Âu. Các loại vũ khí mới uy lực cao không kể hết.

Thêm vào đó Bố Chính đã thuê ngắn hạn 2 ngàn Binh Châu Âu với sức chiến đấu siêu cường, 2 ngàn binh khác thuê dài hạn tới 5 năm công tác tại Bố Chính. Do đó nếu nói về quân sự Bố Chính chưa là gì nếu đặt ở Miền Bắc vì căn cơ không có, tất cả đều là dùng tiền ở sổi mà đắp lên. Nhưng ở biên giới phía Nam này, Ngô Khảo Ký đã trở thành một thế lực rất đáng gờm.

Cho nên việc Ngô Khảo Ký thượng vị Trấn thủ Lộ Tân Bình là thế không thể đỡ. Bất kỳ ai khác muốn tới nơi này Trấn thủ thì phải hỏi Ngô Khảo Ký hắn có đồng ý hay không. Đây là vấn đề liên quan đến vùng miền cát cứ đã thành lệ bất thành văn ở thời đầu triều Lý. Tức là ngươi có đủ thực lực thì ngươi mới có thể trấn thủ một phương. Mà khi ngươi đủ thực lực thì tự nhiên ngươi sẽ thượng vị. Điều này càng đúng với các vùng biên địa phận.

Lúc này Ngô Khảo Ký đã được triều đình xếp chung nhóm những kẻ như Lư Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh Phúc, Nùng Tông Đản. Và triều đình hay nói đúng hơn là Ỷ Lan Thái Hậu dùng phương các đối xử với ngoại biên ải thế lực để đối phó Ngô Khảo Ký. Thông hôn thì cũng đã thông hôn rồi, Lý Từ Huy cũng là huyết mạch hoàng gia, tuy không phải con gái ruột của Lý Thánh Tông nhưng cũng không khác là bao. Lý Từ Huy có chút mưu toan quyền lực nhưng thời gian qua theo rõi thì Ỷ Lan Thái Hậu cũng thấy nàng khá an phận cho nên không quá để ý.

Nhưng Ngô Khảo Ký đã nổi lên như một thế lực biên ngoại thì Ỷ Lan Thái Hậu sẽ phải chèn ép. Can thiệp nội bộ Tân Bình xa cả ngàn dặm triều đình bất lực trong hoàn cảnh này. Nghệ An, Thanh Hóa thì Ỷ Lan Thái Hậu không muốn dùng mà có dùng cũng chưa chắc đã xong.

Cho nên phương pháp tốt nhất đó chính là hạn chế sức mạnh của Bố Chính – Tân Bình. Bố Chính yếu nhất là cái gì? Gĩ nhiên là không có dân. Cho nên chỉ cần nắm vững điểm này thì Ỷ Lan Thái Hậu tin chắc Ngô Khảo Ký đừng hòng nhảy nhót.

Muốn san mỏng thế lực của Bố Chính đơn giản chỉ ở một câu, cho đất không cho dân. Phân cho Bố Chính một vùng lớn đất hoang, nhưng không cho dân. Theo đó Bố Chính phải dàn người ra mà canh giữ. Từ đó thế lực của Bố Chính sẽ tự là phân liệt hay nói đúng hơn tổng lực Bố Chính sẽ giảm đến mức triều đình thích vo như thế nào thì vo như vậy.

Cho nên Minh Linh Lâm Bình chuyện, Ỷ Lan Thái Hậu thái hậu rất “sảng khoái” mà phân cho Ngô Khảo Ký tự cất nhắc bộ hạ của mình. Nếu triều đình cử người đi Minh Linh- Lâm Bình thì cũng chỉ có nhà họ Dương, họ Lê vì đám này mới có thể mang quân, dân vào đó. Nhưng thứ nhất Lê Dương hai nhà vừa đánh mất nhị châu lúc này lại giao trọng trách thì thực như quá vả mặt Ngô Khảo Ký và việc đó cũng không phù hợp quy củ triều đình.

Vậy đơn giản để cho Bố Chính tự xử lý nhị châu. Khi đó bộ hạ của Ngô Khảo Ký đi ra sẽ phải đòi người, đòi lương. Mấy vạn người Bố Chính trải ra ba châu Bố Chính – Lâm Bình -Minh Linh thì mỗi nơi được mấy người? Kêt từ đó thế lực của Ngô Khảo Ký giảm mạnh. Và hai châu Lâm Bình -Minh Linh cần tái xây dựng, kể từ đó tiền của Ngô Khảo Ký sẽ phải đổ vào đây tức là một cái xưởng tửu không bao giờ đủ cho hai con thôn thiên thú này nuốt.

Bên cạnh đó ý tưởng của Ỷ Lan Thái Hậu đó là Ngô Khảo Ký phải duy trì một lực lượng quân sự đáng kể ở biên giới sông Thạch Hàn. Kể từ đó đạo quân này sẽ là con tàu há mồm nuốt tiền của Ngô Khảo Ký. Cho nên tính đi tính lại Bố Chính sau này không thể nào là nỗi lo với triều đình Đại Việt, đó là ý tưởng của Ỷ Lan Thái Hậu.

Một thâm ý sâu xa hơn nữa đó chính là Ngô gia. Việc lần này Lý Thường Kiệt dẫn quân xuôi Nam mặc dù là việc công nhưng cũng khiến Ỷ Lan Thái Hậu cảnh giác. Nếu Ngô gia móc nối lại được với Ngô Khảo Ký thì đó là chuyện rất đáng lo lắng. Cho nên quyết sách của Ỷ Lan Thái Hậu là một mũi tên bắn hai đích. Nếu Ngô gia dính vào thì việc nuôi quân ở biên giới cùng việc dựng lại hai châu Minh Linh -Lâm Bình sẽ kéo sập cả Ngô gia tài chính chứ đừng nói gì là Ngô Khảo Ký tài chính.

Ỷ Lan Thái Hậu rất hài lòng với quyết sách này của mình và thực sự nàng đã gây khó khăn vô cùng cho Ngô Khảo Ký lúc này với một đạo chiến chỉ cấm di dân tới Lộ Tân Bình trong thời điểm này. Lý do “ chuẩn bị cho cuộc chiến phương Bắc”. Nhưng thực tế mọi người có thể cảm nhận được rằng, kể cả không có chiến tranh phương Bắc thì vị Thái Hậu này cũng có thể bịa ra cả ngàn lý do để cấm di dân. Bởi vì Ngô Khảo Ký đã là một quân phiện biên giới và được đối xử như một quân phiệt thực sự.

Trò đời có được có mất. Ngô Khảo Ký muốn tự chủ một phần có tự chủ, nhưng hắn sẽ phải chịu áp áp chế từ triều đình. Điều này tránh không khỏi, theo xu hướng phát triển thì trước sau gì chuyện này cũng xảy ra chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.