Ngô Khảo Ký và Thân Cảnh Phúc phải quyết định thật nhanh, cái thời buổi này không thể để họ có thể chần chờ dùng dằng không quyết.
Lúc này là mùa bão, vẫn biết bão sẽ khó vào khu vực này, nhưng nếu đen đủi đâu? Hệ thống cảnh báo không có, cả hạm đội dùng giằng lang thang trên biển, dính bão coi như đi gặp tổ tiên hết cả đám.
Dạng sáng ngày 13 tháng 12 hạm đội Bố Chính binh chia hai lộ mà tiến hành nhiệm vụ của mình.
Cảng biển Hợp Phố. 10 giờ sáng cả thị trấn phồn hoa ven biển như ầm ầm tỉnh giấc bởi tiếng công chiêng, tiếng tù vàm, tiếng la hét báo động.
Ngoài khơi từ xa họ đãn nhìn thấy chuỗi dài bóng đen những chiến hạm đang tiệp cận cảng biển. Thực tế từ ngày hôm qua đã có tin báo về việc quân Đại Việt sẽ tấn công vào Liêm Châu. Khá nhiều thuyền cá và thuyền buôn đã chứng kiến trận hải chiến “kinh thiên” trên biển. Theo mô tả của họ thì chiến thuyền Đại Việt có cả trăm cả ngàn, tất nhiên là do dân chúng lo sợ mà nói vống lên.
Cho nên trong đêm đã có rất nhiều hộ thuyền chài chạy nạn vào sông Nam Giang. Huyện Lệnh Hợp Phố thì sợ tái mặt muốn phá hủy càu tàu để ngăn cản phần nào bước tiến của quân Đại Việt.
Nhưng gã huyện lệnh này lập tức thay đổi thái độ sau khi một đám thương nhân đến gặp gỡ nói chuyện.
Thì ra thương nhân muốn Huyện Lệnh thư thư cho một buổi để có thể vận chuyển hàng lên tàu chạy trốn trong đêm.
Tất nhiên có tiền bôi trơn thì mọi việc cũng thuận lợi. Huyện lệnh hợp phố đồng ý rồi cách nói, có phá cầu tàu cũng chỉ là tiết kiệm được một vài canh giờ thời gian, thế địch mạnh không thể đỡ, chỉ có thể.. e hèm tạ, thời chiến đấu một chút rồi lui về Liêm châu kháng cự..
Nói là nói như vậy, nhưng trong đêm Huyện Lệnh Hợp Phố đã cho cả nhà cả cửa gia đình theo xe lớn xe bé chạy về Bạch Châu, rồi từ đó chạy về Quảng Châu. Này thì phòng thủ Liêm Châu.
Còn bản thân Huyện lệnh thì chuẩn bị ngựa tốt, chuẩn bị giả vờ ác chiến một hồi để không có tội tránh chiến, sau đó cũng là nhanh chân mà chạy. Công tác bị chiến không vào đâu, nhưng công tác “rút lui” của Hợp Phố được thực hiện rất chuyên nghiệp.
Người dân không có khả năng đi xa thì sẽ thu gom đồ đạc có giá trị sau đó trốn về Liêm Châu cách 20 dặm về phía Bắc hoặc đơn gian hơn là lẩn trốn lên núi xung quanh.
Nhưng số lẩn trốn lên núi chỉ là các gia đình người Mân, ở Hợp Phố một cảng biển tấp nập giàu có thì nhiều thương nhân, người làm ăn gốc Hoa lắm, họ mang cả gia đình định cư nơi này. Nay nghe tin Hợp Phố có thể bị tấn công thì đám người gốc Hoa Hạ này sợ hãi nhất, vì bọn chúng là người giàu, dễ bị cướp bóc nhất.
Chạy lên núi, người Hán không dám, vì trên núi là địa bàn người Mân, đám này khác gì thổ phỉ đâu. Chỉ có một cách là họ kết đội chạy về Liêm Châu.
Lúc này tin tức Đại Việt “mười vạn” đại quân tấn công Liêm Châu chiến thuyền cả ngàn cũng đã về tới Liêm Châu thành, Trấn thủ Liêm Châu Lỗ Khánh Tôn cầm thư báo mà lẩy bẩy run sợ.
Trong tay hắn hiện có 1000 thủ bị tốt người Hán coi là tinh nhuệ. Có hai trại Như Tích và Để Trạo hai bên Bắc Nam để tạo thành thế ỷ dốc phòng thủ Liêm Châu. Nhưng chỗ dựa thực chất của hắn là Trại thủy binh Bắc Hải với 5 ngàn ‘tinh binh’.
Nhưng tin tức nhận về đó là 1000 tinh binh thực sự người Hán đã bị tận diệt, Thủy sư tướng quân Ngô Tông Lập chết trận, cả trại thủy binh giờ chỉ còn lại một đám 4 ngàn tân binh người Mân đang nhốn nháo lộn xộn, tin báo trong đêm sau khi biết tin đã có 500 lính thủy doanh đào ngũ bỏ trốn về bộ lạc.
Lỗ Khánh Tôn bấn loạn không thể biết phải xử lý ra sao. Phòng thủ bờ biển hay có cụm tất cả binh sĩ cố thủ Liêm Châu?
Lỗ Khánh Tôn trong đêm ngay lập tức cho Lương Sở bộ tướng của hắn dẫn 100 thân binh khoái mã tới Thủy doanh ổn định tình hình.
Lại phái Ma Kha tù trưởng trại Như Tích nhanh chóng đẫn 2000 thổ binh tăng cường Hợp Phố chống quân Đại Việt đổ bộ.
Lỗ Khánh Tôn hiểu mình chỉ là đang dùng nước độc giải khát mà thôi, nếu đúng quân Đại Việt có 10 vạn quân tấn công Liêm Châu thì hắn chừng ấy binh sĩ tào lao hỗn hợp thủ không nổi.
Phao tin quân Đại Việt có 10 vạn dĩ nhiên là Trịnh Cao và bộ thuộc, bọn này chính là một trong những ‘thương nhân’ trực tiếp tận mắt thấy quân Đại Việt sai đó trốn về Liêm Châu đây thôi.
Không thể không nói Lỗ Khánh Tôn phản ứng nhanh, nhưng quân Đại Việt còn sấm vang chớp giật hành động nhanh hơn nhiều. Trong lúc Ma Kha còn đang chưa đứng vững ở Hợp Phố thì quân Đại Việt chiến hạm lừng lững đã tiến vào bến cảng.
Thương thuyền đã chạy sạch từ tối qua, thuyền đánh cá cũng đi hết, chỉ còn vào chiếc thuyền nhỏ loe ngoe nơi bến cảng.
Cả thương càng Hợp Phố mở rộng canh cửa như thiếu nữ không mặc đồ chờ quân Đại Việt hấp. Nhưng ngay lúc này Ma Kha tức điều động quân Mân lên Cầu Tàu phòng ngự.
Nói thật thời này đổ bộ quân không phải dễ và thương vong thường nặng nề cho phe đổ bộ.
Phe trên bờ chỉ cần chiếm vị trí thuận lợi về địa hình sau đó phản kích các nhóm nhỏ lên bờ đang ngập trong bùn lầy, thì đó là một trận chiến rất gian khổ cho phe đổ bộ.
Ma Kha đã được Lỗ Khánh Tôn thu tín nói rõ, chỉ yêu cầu hắn gây thương tích nặng nề cho quân Đại Việt là đủ, việc thủ vững Hợp Phố không cần quá quan tâm. Chỉ cần hoàn thành nhiệm vụ thì công lao sẽ lớn thưởng. Có trọng thưởng tất có dũng phu. Ma Kha cũng không tầm thường, hắn điều binh khiển tướng rất có bài.
Nhưng lúc này các Mân binh trại Như Tích trượn nắt há mồm nhìn những chiến hạm lạ lùng của người Việt tiến vào.
Đây là một loại chiến hạm cổ quái mà bọn họ chưa từng thấy qua trước đây. Họ đang thấy các chiến hạm kỳ lạ đó phăng phăng tiến vào cầu tầu mà không hề giảm tốc độ. Có những chiến hạm này xông thẳng vào bãi bùn lầy bên cạnh cầu tàu. Đếm thô sơ giản lược số chiến hạm lạ lùng này cũng có tới gần 20 chiếc. Phía sau còn đi theo 20 chiến hạm khổng lồ chứa nhung nhúc binh sĩ đang đứng đó hò reo dọa nạt.
Đến lúc này đám mân binh lại thấy những chiếc chiến hạm hình hộp kì quái “dương cánh” lên bầu trời. Hay nói đúng hơn là há mồm rộng ngoác hướng về họ mà … đớp.
Đám Mân binh sợ hãi không tự chủ được mà rút ra cung tên mà bắn tới tấp. Nhưng cung tên bắn các hộp gỗ to lớn vững chắc có tác dụng gì. Ngay cả một vài đại nỗ, thạch đầu pháo được bố trí ở cầu tàu cũng voo dụng đối với những con quái vật này.
Nếu nhìn kĩ thì đám chiến hạm lạ này được gia cố và bọc khá nhiều sắt thép nhên vững trãi vô song.
“ Chuẩn bị… chuẩn bị ……Thả ra”
Hoa tiêu trên các chiến hạm lúc này đang cầm khiên nghiêng người che chắn tên bay vèo vèo mà hét lớn.
“ Lui lại” Ma Kha hét hớn cho binh sĩ nhưng đã muộn.
ẤM…. RẦM RẦM….. XẸT …. PHỤT ………. Á….Á…. HỰ….
Tiếng động ầm ầm cứ thế vang lên, Cầu tầu lắc lư giữ dội như bị một người khổng lồ túm lấy mà rung lắc.
Đây là thiết kế mới của Ngô Khảo Ký và đưa cho Lý Thường Kiệt xây đóng từ 7 tháng trước đây.
Thiết kế có gì ghê gớm vậy?
Thiết kế chẳng có gì ghê gớm như tưởng tượng, thật ra nó còn đơn giản là khác.
Đây chính là thiết kế tàu đổ bộ hình hộp hết sức đơn giản. Ý tưởng Ngô Khảo Ký lấy từ những chiếc thuyền đổ bộ mà hắn xem trong bộ phim Trận Chiến Normandy-1944(D-day).
Những chiếc hộp đúng nghĩa với cấu tạo hình chữ nhật với chiều dài 25m rộng 7m có một cánh thang dài đến 5m có thể mở về phía trước tạo nên cầu cho bộ binh đổ bộ.
Cái thang này ở đầu của nó có các móc cong như càng của bọ ngựa với các gai thép có thể dễ dàng cắm sâu cùng gắn chặt với tất cả những ghì nó “túm” được ở phía trước.
Nhưng những chiếc thuyền đổ bộ này đã không còn là nguyên bản mà Ngô Khảo Ký thiết kế.
Vẫn là hình hộp, vẫn là hai hàng mái chèo 15 cặp. Vẫn là càu gỗ khổng hồ dài 4m có ngàm thép giúp đổ bộ nhưng kết cấy của nó giờ đầy phức tạp hơn nhiều.
Đáy là cấu trúc khoan rỗng chống chìm tối ưu. Trên thuyền lại được phân 2 tầng tầng mặt cách tầng mái 1.8m. Tầng mặt cho hai dãy chèo thuyền và 120 đao thuẫn binh, vũ khí ngắn chờ đợi xung trận. Tần mái có đứng tới 150 binh cung nỗ lẫn trường thương. Các thành của hộp diêm cao đến 3,5 m đủ để che chắn một phần cho tầng mái.
Kể từ đó Chiến hạm độ bộ này gần như tăng được gấp hai lần số lượng binh chuyên trở. Và 120 đao thuẫn binh sẽ luôn được bảo vệ và duy trì sức chiến đấu tốt nhất khi đổ bộ. Trong khi đó tầng mái nếu bố trí Ballista cung nỗ thủ thì thậm trí nó trở thành một cỗ mãy chém giết trên biển.
Nhược điểm duy nhất của thứ này đó chính là chậm và không có buồm.
Chậm vì kết cấu đáy bằng cùng thuyền không phải cấu trúc khí động học.
Không có buồm vì Bồm sẽ chiếm nhiều diện tích chứa quân.
Cho nên hành quân xa thì thứ chiến hạm đổ bộ này chỉ có thể được kéo sau những đại Hạm, chỉ khi nào đến gần mục tiêu thì nó mới được sử dụng.
Cấu trúc đơn giản, kết cấu tầm thường chỉ cần gia cố càng chắc càng tố, nhưng hiệu quả thì vô song kể cả chế trên biển hay đổ bộ lên bờ.
Với hành thuyền cao 2m cộng thang 5m hơn thì thứ này có thể với tới mọi sàn chiến hạm nào để đổ bộ.
Có thể nói thuyền đổ bộ trên biển chính là xe tĩnh lan công thành trên bộ, chứa nhiều lính và tạo nên mặt phẳng đổ quân. Quả thực nếu bị thứ này ép sát thì… rất nguy cơ.
Các mấu sắt móng bọ ngựa thực sự vững trãi bổ qua thân thể Mân binh đang đứng nhung nhúc trên đầu cầu mà cắm xuống càu tàu gỗ một cách ổn định.
Cấu trúc đáy bằng khiến cho thuyền đổ bộ chấp mọi độ sâu của nước.
Thậm chí một số thuyền đổ bộ vì thiếu vị trí lao vào cầu tàu mà thẳng hướng lao thẳng lên bãi lày trượt một đoạn sau đó thả cho “ thang “ bung xuống.
Chỉ trong chốc lát cả mấy chục người lính Mân bị các móng bọ ngựa xiên chết, máu me ràn rụa khắp nơi trên càu tàu.
Chưa hoàn hồn thì mũi tên tới tấp từ tầng mái các thuyền đổ bộ phát xạ, các nỗ thủ Đại Việt đã chờ đợi từ lâu.
Hai bên bắt đầu đối xạ ầm ỹ, sau một tháng kinh hoàng người Mân đã phản kích. So với người Tống Hán thì người Tống Mân liều chết chiến đấu hơn, vì đây là gia hương của họ. Họ không muốn bị kẻ khác xâm lược… mặc dù họ đã và đang bị xâm lược dưới ách đô hộ của người Tống Hán.. mỉa mai thay.
Cung tên vãi ra như mưa, nhưng người ngã xuống lại thường là người Mân trên đầu cầu tàu.
Đơn giản người Đại Việt chơi bài mai rùa kiên chắn. Khiên trước mặt, khiên trên đầu và hai bên thuyền đều có thành gỗ dày che chắn tạo thành lỗ châu mai.
Người Đại Việt bắn là nỏ mà không phải cung tên, cho nên lấp lấp ló ló chui lủi sau các khiên che vẫn bắn tốt.
Bắn cung tên lại cần khoảng trống, tư thế tốt mới có lực mà bắn, cho nên đối xạ người Đại Việt là chiếm tiện nghi.
Thêm vào đó tầng mái của các chiến hạm đổ bộ này toàn là quân Châu Âu với hai lớp giáp lưới cùng áo bông dày bên trong, mũ gang áo lưới khinh thường tên gỗ vót nhọn của quân Mân.
Nhốn nháo la hét, hoảnh loạn hai bên lao vào nhau.
Lúc này 3 ngàn quân Động giáp nai nịt gọn gàng tay khiên tay đao theo thang đội hình tiến lên.
Một vạn con vịt cạn Giáp Động say sóng từa lưa, tìm mãi mới đủ được 3000 người có thể chiến đấu.
Quân Giáp Động là quân được triều đình Đại Việt cơ cấu thành con ruột nuôi xa ở Quảng Đông, cho nên trạng bị của họ rất là ý ẹ, còn tốt hơn trang bị của lính Châu Âu.
Mũ Gang, giáp lới đi cùng giáp tấm che ngực vai, sức phòng ngự +++.
Nơi càu tàu chật hẹp chiến tranh kinh hoàng diễn ra dữa phe xâu lược mang danh “giải phóng”, và phe kháng chiến cứu quốc nhưng thực tế là hành động trà đạp chủ quyền của bản thân.
Nói điều này không sai.
Thân Cảnh Phúc đến Quảng Đông với sứ mệnh giải phóng người Mân dưới ách thống trị “tàn bạo” của người Tống tiện thể thay thế vị trí người Tống thống trị người Mân. E hèm … có thể nói Thân Cảnh Phúc là hiện thân của giải phóng … đô hộ. Nhưng hắn lại sẽ đô hộ người ta.
Người Mân chiến đấu “bảo vệ” quê hương độc lập tòa vẹn lãnh thổ….. của người Tống Hán, trên…. đất Mân… Đây không phai trà đạp chủ quyền bản thân thì là gì..
Trận chiến kinh thiên động địa với hai phe chiến đấu có lý tưởng rất là lý tưởng.
Ngô Khảo Ký không muốn mất quân, cho nên Thân Cảnh Phúc phai tự mình mặc giáp ra trận phen này. Dù say sóng chưa hồi nhưng Thân Cảnh Phúc dưới sự bảo vệ của các thân binh tinh nhuệ vẫn leo lên đầu cầu chém giết.
Đám binh sĩ Châu Âu hăng say bắn tên, đến giờ phút này không có ai phản công họ cả, quân số quá chênh lệch, vũ khí quá chênh lệch, chiến thuật quá chênh lệch. Chỉ có tinh thần quyết chiến không thể bù đắp lại.
Chiến trường tuy lộn xộn nhưng nỏ nhắm bắn là vẫn được, thằng nào không giáp sắt là bắn bỏ, thằng nào có giáp nhỡ may bắn trúng chưa chắc chết. Quân Châu Âu khi chiến đấu rất là hung.