Cả trong dòng thời gian khi Ngô Khảo Ký không xuyên không lẫn hiện tại có Ngô Khảo Ký thì phương pháp đánh thành Ung Châu vẫn là đắp đất san thành là chính yếu. Tuy rằng phương pháp có khác nhau một là dùng sức người lấp thành với nhân mạng tính bằng con số hàng vạn cho đến lúc này dùng máy bắn đá không mấy thiệt hại nhân mạng thì bản chất của việc công thành Ung Châu của quân Đại Việt vẫn là đắp đất tạo đường lấp tường thành.
Tô Giám có phải người ngu chỉ bất lực trơ mắt nhìn đường đất ngày một dâng cao lấp đi tường thành? Dĩ nhiên là không phải, kể cả trong dòng thời gian chính yếu hay thời gian phân nhánh lúc này thì Tô Giám đều đưa ra những phương án phòng thủ chống lại việc đổ đất tạo đường công thành. Tất nhiên tất cả mọi phương pháp đó đều chỉ là phương án dãy dụa mà thôi. Đối với binh lực vượt chội của quân Đại Việt thì Tô Giám dù là thần tiên cũng không có cách thắng trận chiến này. Nhưng ở đây đang nói đến việc Tô Giám không hề trơ mắt mà nhìn quân Đại Việt tiến công, hắn có chuẩn bị và chuẩn bị rất kỹ càng để gây nên thiệt hại lớn cho quân “địch”.
Phương án phòng thủ có hai, một đó chính là đắp đường đất ý như quân Đại Việt vậy nhưng là phía trong thành. Từ đó kéo cuộc chiến về một trận chiến tranh đồi cao. Hai bên cùng có thể đưa một lượng lớn quân đội lên tường thành và tiến hành va chạm nhau ở đỉnh “đồi” chính là mặt tường thành. Sở dĩ làm điều này vì các thang lên xuống ở tường thành khá khiêm tốn không thể một lúc đưa được nhiều quân đội lên trên.
Phương án thứ hai đó chính là tập chung quân đội thật nhiều trên tường thành đợi sẵn ở hai bên của đường đất. Cho dù quân Đại Việt chiếm được tường thành đoạn đường đất cũng phải đánh lấn từ từ qua hai bên tường thành vì không có đường đi xuống. Lúc này giện tích tiếp xúc của hai bên chỉ là 10 m bề ngang của tường thành cho nên số lượng quân đội không phải vấn đề gì to tát mà vấn đề tinh nhuệ mới là chính yếu. Chỉ cần bố trí quân tinh nhuệ ở hai cánh rồi tiến hành chiến đấu dằng cò trên mặt tường thành cũng đủ để gây thiệt hại nặng nề cho quân Đại Việt thậm chí có thể đẩy lui họ về đường đất. Vì lúc này chiến đấu trong không gian chật hẹp ở mặt tường thành là so sánh tinh nhuệ mà không phải so sánh số lượng binh sĩ.
Phương án một có một bất lợi đó chính là cần một số lượng quân lớn ở trong thành để cân bằng cùng quân địch. Vì đây đơn thuần là cứng chọi cứng hai bên cùng có thể đầu nhập số lượng quân như nhau và tiến hành tranh điểm cao chiến đấu. Và phương án này có một điểm rất nguy hiểm đó chính là nếu để quân Đại Việt chiếm được điểm cao thì cái triền dốc đắp bên trong thành sẽ trở thành con đường dễ dàng để quân Đại Việt tiến vào nội thành. Vì vậy cho nên Tô Giám chọn phương án hai.
Để tận dụng hoàn mĩ phương án hai thì tất cả bậc thang lên xuống ở khu vực 60m đường đất phía trong nội thành đã bị đập hết các cầu thang gạch. Tức là quân Đại Việt có leo lên được đường đất thì cũng không có cửa từ đây đi xuống. Bắt buộc quân Đại Việt phải tỏa ra hai bên để chiến đấu trên mặt thành chật hẹp. Đây là lấy sở trường đánh sở đoản của đối phương. Thêm vào đó Tô Giám còn cho đào những hào sâu rộng, cắm chông ở phía trong tường thành ở đoạn đường đất đắp lên. Điều đó đảm bảo triệt tiêu hoàn toàn việc quân Đại Việt có thể dùng thang dây hay thang gỗ để tụt xuống từ nơi này. Vì có tụt xuống thì đối diện với họ chính là hầm chông.
Phương án phòng ngự của Tô Giám không thể nói là sai. Không thể nói là không hợp lý. Chỉ cần nhìn thành Nam là đủ hiểu đến giờ này hai bên vẫn đang dằng co và số lượng thổ binh Đại Việt chết đã gấp nhiều lần số quân Tống tử trận.
Nhưng khốn nạn và đen đủi cho Tô Giám đó chính là hắn gặp Ngô Khảo Ký người không bao giờ đánh theo bài bản chiến thuật trong binh thư mà Tô Giám đã từng đọc.
Ngô Khảo Ký vô tình đánh sập hai bên cánh của chữ T nằm ngang thì đồng nghĩa cắt gọn đường tiếp viện binh lực của người Tống cho trung quân của họ. Vì Tô Giám đã phòng ngừa quân Đại Việt chiếm điểm cao nho nên phá hủy hến thang, bậc gạch ở chính vị trí tường thành tiếp giáp đường đất. Cho nên hành động của Ngô Khảo Ký khiến cho 300 quân Tống ở đây không thể có bổ xung. Tất nhiên người chủ động bày ra kế hoạch này cũng không hiểu bố trí lắt léo của Tô Giám và hắn cũng không nghĩ kế hoạch của mình có thêm một tầng hiệu quả thứ hai như vậy… Có thể nói đây là may mắn nhưng là may mắn trong hợp lý.
“ Đô Giám đại nhân…. Xin hãy rời đi nơi này…”
Tô Giám bị tiếng la hét của thuộc hạ thức tỉnh, hắn quay mặt qua nhìn thì đó chính là Trần Cảnh phó tướng.
“ Đại nhân xin rời đi, nếu còn tại nơi này thì sự không ổn. Mạt tướng sẽ trấn thủ nơi này….” Trần Cảnh gào lớn.
Tô Giám ánh mắt thất thần nhìn Trần Cảnh lão lệ nhẹ tuôn, hắn hiểu được ở lại trấn thủ vài chục bước tường thành trung tâm này chính là chịu chết, chỉ coi là cầm chân cản trở quân Đại Việt kéo dài chút thời gian mà thôi.
“ Không… không cần thủ nơi này. Tất cả nhanh nhất xuống dưới thành trì bố trí chiến đấu cận chiến. “
Tô Giám quyết định thật nhanh. Có để 300 quân ở lại trên đoạn tường thành này cũng chẳng thể trụ vững được bao lâu thời gian thêm vào đó chỉ tăng thêm thương vong vô ích. Chi bằng lui quân xuống canh giữ hai bên tường thành bị vỡ thì tốt hơn.
Ngô Khảo Ký trên đài cao từ phía xa quan sát. Điểm tướng đài này tuy bằng gỗ nhưng cũng là những cây gỗ lớn cao cả chục mét. Cộng thêm bổ xung các tầng gỗ thì còn cao hơn nhiều một chút so với mặt tường thành Ung Châu. Chỉ cách 300 mét cho nên Ngô Khảo Ký với kính viễn vọng hoàn toàn có thể quan sát rõ hành động của đám người Tô Giám trên tường thành.
Thậm chí Ngô Khảo Ký còn lờ mờ đoán được đâu là Tô Giám nữa.
Trong mắt Ngô Khảo Ký rõ ràng tình cảnh đám quân Tống đang tấp nập lui về hai bện cùng trèo xuống phía dưới. thậm trí ngay cả Tô Giám ở trung tâm cũng bỏ chạy. Bọn chúng chỉ để lại một hàng mỏng manh mấy chục người ở khu vực tường thành tiếp giáp đường đất để cản trở mà thôi. Nhưng đám quân này rất lạ có ô che đeo túi lớn.
Với người khác chắc không hiểu đám quân này là gì, nhưng Ngô Khảo Ký thì biết thừa đó chính là cảm tử quân với lựu đạn trong tay. Đám này khả năng là quân chặn hậu và liều chết, nếu như quân Đại Việt xông lên khả năng bọn này đốt cả chùm lựu đạn xông vào chết chùm theo phong cách hồi giáo đánh bom liều chết. Ngô Khảo Ký cũng rất khâm phục tinh thần dám chiến của người Tống rồi. Nhưng hắn nào để chuyện đó xảy ra.
Không còn cung tiễn thủ và đại nỗ phòng thủ ở đoạn trung lộ tường thành thì chẳng có lý do gì Ngô Khảo Ký lại điên loạn dùng một số lượng quân chi chít chạy lên để hưởng lựu đạn cả.
“ Lệnh cho Chiến tượng tiến lên dùng hỏa đạn tiến công lên đầu thành, 200 nỗ thủ đi theo phòng ngừa Tống tặc ôm lôi đạn liều chết xông vào voi chiến..”
Ngô Khảo Ký lớn tiếng ra lệnh, các chú em tiền thân khủng bố Tông tặ này định chơi cảm tử quân với ai chứ chơi với Ký ca là không ổn rồi.
Mười lăm chiến tượng chậm chạp tiến về phía chân dốc của đường đất, bám theo phía sau là hai trăm nỏ binh Thiên tử quân, Bọn Legion Châu Âu vẫn chôn chân tại chỗ.
Đường đất tổng dài có bốn mươi mét và thoai thoải. Nhưng các chiến tượng hoàn toàn không leo lên, chúng chỉ dừng khá xa ở chân dốc cách khoảng 6m rồi băt đầu ngắm nghía xạ kích lên tường thành. Trên lưng của các chiến tượng đều là đại Ballista với khoảng cách bắn hũ dầu 5kg đi xa hơn 100 m độ chính sác đạt rất cao dưới 70m cho nên chẳng có lý do gì để các chiến tượng này áp sát hay leo đường đất trong hoàn cảnh này.
Các nỗ thủ cũng đứng chi chít thành hàng phía bên cạch các chiến tượng dựng lên lá khiên lớn và dương nỏ nhắm kĩ, Nếu có đối tượng khủng bố nào lao xuống dĩ nhiên sẽ ăn chi chít mũi tên trước khi tiếp cận được chiến tượng rồi.
Cùng lúc này các túp lều di động của quân Đại Việt đã hoàn chỉnh bổ xung bộc phá, nhựa đường cùng lợp lại các tấm da bị hỏng rồi tiến lên.
Lại một loạt tiếng nổ vang lên liên tiếp, nhưng lần này có vẻ tiếng nổ bé hơn nhiều.
“ Chu choa, tiểu thiên lôi của Thiên Triều Tống… cũng ghê gớm lắm đấy nhưng so sánh với đại đại thiên lôi của Thiên triều Đại Việt thì có vẻ không tốt rồi.”
“ Ai ui chân của tôi….”
“ Ối ối cứu với…”
“ Mẹ kiếp đúng là thiên triều Đại Tống không hề đơn giản a”
Những tên lính người Mân mới đầu nhập cho quân Đại Việt và chiến đấu dưới “ các lều” di động có phần kinh hồn táng đảm mà sôn xao bàn luận.
Tô Giám đã quyết định mạnh tay một chút đánh trả các lều di động của người Đại Việt, hắn hiểu được rằng vũ khí thông thường không có tác dụng đối với những chiếc lều cổ quái này. Cấu trức mũ lợp ^ như mái nhà có bọc da khiến cho những đòn tấn công bằng gỗ lăn, đá luôn vị chệch ra và bật xuống đất. Ngay cả dội nước sôi hay dầu nóng cũng bị “lạc trôi” xuống đất mà chẳng gây hại nhiều cho người bên trong.
Vì lý do này Tô Giám quyết định tấn công bằng lựu đạn tiểu lôi của Tống Kiệt nghĩ ra.
Nhưng kết quả cũng không mấy khả quan cho lắm. Lựu đạn của Tống Kiệt cũng như lựu đạn của Ngô Khảo Ký sức sát thương có hạn ví như quả lựu đạn 1kg của Bố Chính và quả lựu đạn 1,7gk của Tô Giám lúc này có được sức công phá như nhau với bán kinh rơi vào tầm gần 2 m. Sức sát thương cực đại ở khoảng bán kính trên dưới 1m. Với số lượng quân địch chen chúc thì đây là đại sát khí có sức hủy diệt sinh lực như thái rau cắt cỏ. Nhưng các lều di động của Đại Việt đứng cách nhau cả chục mét. Thêm vào đó ngay cả đến chân của họ cũng được các tấm chắn chắc chắn chông xuống để bảo vệ. Do đó những quả lựu đạn rất khó tấn công vào.
Nếu ném lựu trúng ngay lều di động thì đảm bảo với cấu trúc mái lợp hình ^ sẽ khiến cho những quả lựu đạn hình tròn vo của quân Tống bật ra và lăn đi rất xa. Nếu muốn tấn công được vùng chân của những chiến sĩ trong lều di động thì lưu đạn phải được ném cách “chân” lều chính xác tầm trên dưới một mét. Đây là khoảng cách các mảnh lựu đạn có thể xuyên qua tấm chắn gây tổn thương cho người ở bên trong lều.
Nói thật để ném được lưu đạn như vậy chỉ có thể dùng hai từ ăn may để hình dung trong trường hợp này. Với màn bắn chặn thần sầu của hệ thống lính tầm xa bao gồm Nỏ Genoa và Ballista thì việc thò đầu ra khỏi thành để quan sát rồi ném lựu đạn là hết sức khó khăn, ngay cả khi có đồng đội che chắn bằng thuân cho bọn họ cũng vẫn là nguy hiểm. Các mũi tên khổng lồ của Ballista với độ chính xác cao trong tầm 100 m khoảng cánh đủ để xuyên mọi loại thuẫn của quân Tống.
Cho nên lựa chọn của lính Tống là núp sau lỗ châu mai quăn bừa lựu đạn xuống mà thôi. Không phải họ không dám liều mạng hi sinh nhoài người ném, mà lệnh của chỉ huy rất rõ rang là họ không được làm vậy. Lý do vì sao Tô Giám phải bất đắc dĩ ra lệnh như trên? Thử hỏi nếu trong tay đang cầm lưu đạn đã hiểm hỏa nhưng lại bị lính tầm xa của Đại Việt không may hạ sát thì những quả lưu đạn đó sẽ đi đâu? Dĩ nhiên là nổ ngay trên tường thành và tạo nên sự hỗn loạn kinh khủng dường nào. Trong lúc cả Tô Giám và bậu sậu tướng quân đang dành giật từng giây di chuyển xuông dưới thì việc hỗn loạn đó sẽ gây tắc nghẽn. Nếu chậm chạp thì có lẽ tất cả mọi người sẽ bị chôn vùi nếu thành sập.
Vì nguyên nhân bất đắc dĩ trên cho nên Tô Giám không dám mạo hiểm mà chỉ có thể lựa chọn lối tấn công an toàn. Lôi đạn của quân Tông đã nổ nhưng chỉ có một vài chiếc lều di động bị tổn thương đôi chút, số lính Mân bị thương ở chân cũng là han chế vô cùng.
Lúc này các xạ thụ đại Ballista trên lưng của Chiến tượng cũng đã căn giữ chuẩn xác mục tiêu cách họ chỉ 70m. Nói thật chiến tượng chỉ sợ Đại Nỗ của người Tống trên tường thành mà thôi, những mũi tên khổng lồ của đại nỗ Tống không phải chuyện đùa, nó đủ sức xuyên giáp lưới của Chiến tượng và hạ gục một con voi chỉ với một hai mũi tên nếu trúng chỗ hiểm.
Nhưng tình cảnh trung quân của Tống nhốn nháo rút lui, hai cánh thì bị lính tầm xa Đại Việt bắn cho không ngóc đầu dậy được thì Ngô Khảo Ký đã chớp thời cơ để điều “xe tăng” Bố Chính tiên lên khi “dàn pháo chống tăng” của quân Tống đang bị tê liệt.
Từng quả cầu lửa của chiên tượng Ballista ầm ầm khai hỏa mà lao lên tường thành. Khoảng cách 70 m là khoảng cách vui sướng của đám xạ thủ Bố Chính với thước ngắm căn chỉnh có độ chính xác cao. Mười lăm hỏa cầu thì có đến gần mười quả đạt được mục đích là công kích lên đúng mặt tường thành nơi cả đám quân Tống đang ôm “bom” chuẩn bị chơi cảm tử. Số còn lại hỏa cầm một số bay vọt qua tường thành một số rơi trên đường đất mà bốc hỏa nghi ngút. Được rồi tỉ lệ trúng đích 60% trong loạt bắn đầu tiên đủ để thấy được trình độ xạ kích của đám người Bố Chính là rất cao. Có lẽ bọn này chỉ có ăn cùng cưỡi voi tập bắn Ballista mà thôi.
Hiện tượng lính lựu đạn dính dầu hỏa bốc cháy và auto phát nổ lại diễn ra một lần nữa, trước đó là ở mặt tường thành Ải Côn Lôn lần này là mặt tường thành Ung Châu. Không có gì đặc biệt, chỉ là lập lại chiến thuật mà thôi.
Những tiếng nôt lớn ầm ầm trên tường thành vang lên, đám người cảm tử quân của Tống thực sự mang khá nhiều lôi đạn bên người và ngòi đã được buộc chùm, cho nên một tên nào đó bắt hỏa thì tình cảnh đó chính là tan xương nát thịt không thể có lựa chọn thứ hai.
“ Không thể ở đâu chờ chết, Nam Man tặc có hỏa đạn… nếu không muốn chết vô ích thì vứt bỏ lôi đạn hoạc xông lê liều chết” một tên phó giáo úy chỉ đạo trân đánh cảm tử của người Tống lên tiếng.
“ Xông lên giết bọn nó..”
“ Xông nên nổ chết Nam man tặc..”
“ Xông lên”
Ok, rất tuyên dương tinh thần chiến đấu, tinh thần bảo vệ lãnh thổ của các anh bạn to xác người Tống. Chú rất tốt nhưng anh rất tiết.
Ngay khi đám cảm tử quân Tống còn lại bò qua lỗ châu mai để mò lên đường đất tấn công liều chết thì đó chính là một loạt tên nỏ đã đợi sẵn họ.
Nói như thế nào đây, Bức tường lỗ châu mai trên tường thành Ung Châu cao đén 1,5m ở chỗ cao nhất với các lõm châu mai là 1m để có thể nghiêng người ra ngoài tấn công quân công thành.
Nhưng lúc này bức tường ấy lại là rào cản để quân Tống không thể thực hiện một cuốc tấn công chớp nhoáng. Họ phải ôm lựu đạn một tay leo một tay cầm nắm hỏa trúc. Và khi họ thò đầu lên được tới bề mặt tường đất thì đó chính là khoảng khắc cuối đời của đám này.
Thương thay thương thay.