Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 199: Chương 199: Chiến Ung Châu (5)




Ngô Khảo Ký lúc này đã tự mình xông lên đầu thành đoạn tiếp nối đường đất.

Trải trước mặt hắn là một hệ thống hào công sự cắm đầy cọc tre nhọn hoắt rộng đến 3m sâu không dưới 2m. Điểm khốn nạn là đây khôn phải hào đơn mà là hào đôi, ba. Tức là nhiều lớp hào bị đào lên lỗ chỗ. Phía sau hào là một lớp lũy đất được xây vội bằng gạch đá và đất. Vốn dĩ nhà dân phía sau tường thành chỉ có khoảng cách năm mươi bước chân thì giờ đây chúng đã bị phá hủy và tạo nên một khoảng trống mênh mông cả trăm bước chân gồm các công sự, hào lũy v.v…

Cầm lên ống ngắm cá nhân Ngô Khảo Ký có thể thấy xa xa cả vạn người với vũ trang giáo mác, đao kiếm. Tuy rằng chỉ là nông dân cầm lên vũ khí nhưng số lượng khiến Ngô Khảo Ký tê dại da đầu.

Đến giờ Ngô Khảo Ký đã hiểu tại sao trong lịch sử phải có cuộc đồ sát cả tòa thành như này. Không có gì khác Tô Giám đã đem tính mệnh tất cả dân trong hành buộc lên chiến xa. Có thể nói toàn dân trong thành hơn 5 vạn người trong đó một nửa là nam nhân đã bị cưỡng ép hoặc dụ dỗ cầm lên vũ khí. Thử hỏi trong lịch sử nếu Lưu Kỷ gặp phải tình huống này hắn có thể không đồ thành sao?

Không dễ đánh. Đây chính là nhận định của Ngô Khảo Ký. Nhìn hệ thống hầm hào kia hắn chưa tưởng tưởng ra mình sẽ công phá vào như thế nào. Đến đây Ngô Khảo Ký cũng hết sức bôi phục Tô Giám với tình huống bất lợi đến cùng cực như vậy mà tên này vẫn nghĩ ra những đối sách không thể nào không tán thưởng được.

Những thứ hầm hào này không phải không thể vượt qua nhưng chắc chắn tử thương sẽ vô cùng nặng nề tốn không ít thời gian.

Ngô Khảo Ký thầm bất mãn mấy ông chú viết sử, viết gì mà một trận công thành chỉ toàn là những từ ngữ sáo rỗng không thực tế. Nguyên văn sử sách có ghi như sau:

“Lý Thường Kiệt vây thành ngót hơn một tháng không thể hạ nổi. Quân Đại Việt nghĩ cách đào hầm xuyên qua hào sâu và tường thành để đột nhập vào trong thành. Quân Ung Châu phát hiện được hầm, Tô Giám cho phóng hỏa đốt ngay miệng hầm khiến quân Đại Việt lại bị thương vong. Quân Đại Việt dùng hỏa công, bắn các loại đạn gây cháy từ máy bắn đá và hỏa tiễn vào trong thành gây nhiều thương vong cho dân chúng và binh lính Tống. Thành Ung Châu bị cháy nhiều nơi, không đủ nước dập lửa.

Trong thành lại bị thiếu nước uống, dân chúng phải uống nước dơ bẩn, dịch bệnh do đó mà bùng phát khiến rất nhiều dân chúng bị chết. Dù vậy tường thành vẫn không hạ được. Đạn từ máy bắn đá thời kỳ này tỏ ra không đủ sức đánh thủng tường thành Ung Châu. Cuối cùng, Lý Thường Kiệt dùng kế thổ công. Ông sai quân lấy đất xúc vào bao, làm đến hàng vạn bao đất rồi bắt tù binh người Tống liều mạng vượt qua mưa tên khiên bao đất xếp dưới chân thành để tạo thành bực thềm. Chẳng mấy chốc đã làm được một đường dốc cao tới mặt thành. Quân Đại Việt theo đó tràn vào thành như nước vỡ bờ, thế không ai địch nổi. Tô Giám vẫn liều chết lãnh đạo quân và dân chúng thành Ung Châu chống cự, khi thấy không còn hy vọng bèn quay về nhà giết hết người nhà tổng cộng 36 người, chôn xác xuống hố rồi tự thiêu chết”.

Đây hoàn toàn là sáo rỗng của những người không thực sự hiểu về chiến trận. Như đã nói địa thế Ung Châu không thể đào hầm vì ngay cạnh sông với nhiều mạch nước ngầm bên cạnh đói hệ thống sông hộ thành quá sâu. Cho nên cách đánh này chỉ là viễn tưởng và bịa đặt cho thêm phần gay cấn.

Quân Đại Việt bắn vượt vào thành đốt cháy nhà dân cũng là vô lý vì chẳng có cỗ máy bắn đá kéo tay nào có thể làm được điều này.

Lại nói dân trong thành thiếu nước vì không lấy được nước từ sông hộ thành lại là điều vô cùng tào lao, sông hộ thành là hệ thống thoát nước, còn hệ thống lấy ước uống là con sông Dụng Hà bao phía Tây Nam của thành Ung Châu. Đại Việt có thể lấp được sông hộ thành gần chục mét dài chứ không thể lấp được dụng hà rộng một dặm.

Riêng đoạn viết “ Đạn từ máy bắn đá thời kỳ này tỏ ra không đủ sức đánh thủng tường thành Ung Châu” có lẽ các sử gia nói chính xác, máy ném đá kéo tay chưa bao giờ đủ sức công phá các bức tường thành thời này.

Còn đoạn cuối cùng nói vè kế lấy đất lấp thành thì Ngô Khảo Ký hoàn toàn đồng ý với các bác sử gia nhưng hắn đang chửi cha chửi mẹ vì mấy bác ấy viết đơn sơ quá. Ngô Khảo Ký cứ nghĩ trong đầu rằng chiếm được đầu thành thì mọi việc đã hoàn công. Nhưng hắn đâu ngờ được đánh trận phức tạp đến vậy, cứ cái sảy nảy ái ung. Hết tầng này đến lớp khác khó khắn vô cùng.

Lúc này Ngô Khảo Ký không hiểu phía đối diện mặt Nam tường thành quân Hoàng Kim Mãn và Vi Thủ An đánh đấm kiểu gì nhưng tin tưởng sẽ không có quả mềm để ăn. Bản thân Ngô Khảo Ký cũng đang vận dụng hết trí não để ứng phó với cách phòng thủ mang tính tiêu cực của Tô Giám.

“ Ngươi ngay lập tức thông báo cho hai bên quân sĩ thạch đầu pháo không tiếc hỏa đạn tấn công lên đầu thành tranh thủ bảo vệ công binh” Ngô Khảo Ký không lưỡng lự ra lệnh cho lính truyền tin đang ở bên cạnh mình. Có thể nói cũng may mắn Ngô Khảo Ký không mang đi nhiều lính Bố Chính nhưng lại mang đi đến phân nửa sĩ quan của Bố Chính cho nên những sách lệnh của hắn luôn được thông suốt thực hiện không chậm chễ.

Ngô Khảo Ký nhìn đến các công binh đang như kiến gồng mình đào bới những đống đất đang đổ nát của tường thành để tạo nên một con đường bằng phẳng hơn mà hắn cảm thấy có hi vọng kết thúc trận chiến sớm hơn. Chỉ cần đủ đạn dược bắn áp chế đầu tường thành hai bên, Công binh quân không bị tấn công mà đào bới liên tục thì vấn đề cũng không quá phức tạp.

Ba ngàn người chen chúc đào bới mỗi bên tường đổ cảnh tượng hoành tráng vô cùng. Cũng may mắn máy bắn đá cùng cung nỏ binh hoạt động rất hiệu quả. Cũng có thể một phần quân Tống đã từ bỏ việc thủ trên tường thành vô vọng nên rút về hai bên tử thủ. Chính vì vậy quân Đại Việt có thời gian và đủ an toàn đển đào móc san lấp mặt bằng. Cũng phải kể thêm đó chính là Lý Thường Kiệt đã ‘chưng dụng” rất nhiều cuốc xẻng của dân cư quanh vùng để thực hiện cho việc tạo đường đất trước đó cho nên Ngô Khảo Ký tất nhiêu không thiếu dụng cụ đào bới. Nếu không trong hoàn cảnh này cũng phải chịu đựng thêm nhiều ngày để tiếp tục tấn công.

Quan sát rõ tình huống trong thành thì Ngô Khảo Ký cũng rời đim, hắn không phải người xung trận tuyến đầu. Công việc của hắn quan trọng hơn đó chính là mưu kế và chiến thuật. Ngô Khảo Ký đã dần dần thích nghi với cương vị này.

Trời đã về chiều, hai bên một ngày chiến đấu mệt mỏi vô cùng. Quân Đại Việt cũng tạm nghỉ ngơi không công kích mạn mẽ. Quân Tống cùng không có lực phản kích. Các ụ chiến lược của Đại Ballista cùng các cỗ máy bắn đá đối trọng lại được dựng lên hàng rào che chắn phòng ngừa đại Nỗ của quân Tống tấn công bất ngờ.

Công binh cũng rút hết về, lúc này số binh sĩ còn hoat động duy nhất đó chính là tầm 3 ngàn Thiên tử binh thay nhau canh gác ở đường đất cũng như tường thành đoạn chiếm được. Kì lạ thay phe công thành lại trở thành người thủ thành lúc này. Một hiện tượng hết sức kì thú.

Quân cơ doanh trướng của Ngô Khảo Ký lúc này chật ních người của cả Bố Chính lẫn các sĩ quan của Thiên Tử quân thuộc hệ triều đình.

Thiên tử quân các sĩ quan dĩ nhiên ngoan như cún, họ đã được chứng kiến sức mạnh hùng vĩ cũng như cách đánh bá đạo của quân Bố Chính cho nên uy tín của Ngô Khảo Ký nơi này cực cao.

Chẳng cần suy nghĩ nhiều, chỉ cần nhìn cách cánh quân Đại Việt ở thành Bắc chỉ thiệt hại chưa đến 100 binh sĩ đã có thể vững vàng làm chủ chiến trường và đứng trước kèo dễ thở hơn để công phá vào sâu bên trong nội thành của Ung Châu. Chỉ mỗi điều này thôi đã đủ để toàn bộ binh sĩ nơi này kể cả Thiên tử binh, Mân binh mới ra nhập đoàn quân Đại Việt hết sức kính nể.

“ Tình hình bên phía thành Nam như thế nào rồi?” Ngô Khảo Ký ngồi chủ vị ngấu nghiến ăn một chút thức ăn cùng hỏi đám thám báo.

Vì là thời chiến cho nên ngay cả việc ăn uống nghỉ ngơi cũng chỉ là tranh thủ mà thôi.

“ Bẩm chủ công, bên thành Nam chiến đấu cực kỳ ác liệt hai bên thương vong thảm trọng. Theo thuộc hạ thấy nếu tiếp tục như vậy thì trong tối nay hoặc ngày mai quân Tống ở thành Nam sẽ bị chọc thủng phòng tuyến. Họ không đủ người.” Giáo Úy Ngô Biển vốn dĩ xuất thân thân binh Ngô gia Bố Chính lên tiếng.

“ Không đơn giản như vậy, nếu thành Nam cũng bố trí hào sâu nhiều lớp như thành Bắc thì việc chiếm được toàn vẹn đầu thành và tiến vào nội thành là hai việc khác hoàn toàn nhau” Ngô Khảo Ký đưa ra nhận định. Hắn đã nhìn thấy hệ thống phòng ngự nội thành ở phía bắc, hắn tin tưởng phía nam của thành Bố Chính cũng được bố trí như vậy. Tô Giám không phải kẻ dễ đối phó đâu.

Các tướng sĩ cũng phía dưới cũng cùng chung nhận định.

Phía thành Bắc bọn họ đã chiếm vững một đoạn tường thành cùng chuẩn bị đục thùng hai đường thông vào nội thành. Nhưng nhìn cả dọc ma lớp hào sâu cắm chông cùng một lớp lũy đất đá cao cả 2-3 m thì ai cũng tê dại da đầu. Đấy là có lối đi thẳng mà tấn công vào còn thấy khó khăn, phía bên thành Nam phải bắc thang trèo xuống từ đầu thành sau đó tấn công qua ba lớm hào cùng một lớp lũy đất thử hỏi phải khó khăn bao nhiêu đây?

“ Các quân tướng ngồi đây chắc hẳn đã rõ tình hình, các vị hãy nói ra suy nghĩ của mình về bước tiếp theo nên tấn công vào nội thành Ung Châu theo hướng nào.” Ngô Khảo Ký chỉ về sa bàn đắp vội với kết cấu mô phỏng lại tình hình thực tế của Thành Ung Châu phía bắc lúc này.

“ Bẩm tướng quân, theo mạt tướng vẫn là đục thủng thành Ung Châu sau đó cho hai nhánh quân mang theo khiên lớn thang lớn bắc qua các hào chông rồi tấn công thẳng vào thành lũy của quân Tống. Nhưng phía trên đầu thành nên bố trí thạnh đầu pháo cùng Đại Ba Lý Xa ( Ballista) bắn tên đạn áp chế quân địch từ trên cao.” Một vị quân tướng gốc thiên tử binh hồ hởi đứng lên trước cho ý kiến.

Hắn không thể không dành trước vì đây là cơ hội mở mày mở mặt, với chức vụ giáo úy của hắn thì trong hệ thống võ quan triều đình trung ương Đại Việt sẽ không được họp bàn những trận đánh lớn như vậy.

“ Trần giáo úy cách này không được việc bắc thang đánh qua ba lớp hào sâu không thể tạo nên áp lực đủ lớn, quân sĩ hông thể nào tụ tập đông để đánh lên lũy đất. Ba Lý Xa cùng thạch đầu pháo trên 50 bước dài tường thành cũng không bố trí được bao nhiêu do đó khó gây được tổn thất lớn cho quân địch. Nếu tấn công cách này cũng có thể chiến thắng nhưng hi sinh sẽ rất lớn…” Ngô Bình trầm ngâm cho ý kiến.

“ Chúng ta có thể cho lính Mân xung phong đi trước..” Trần Văn Thác giáo úy thiên tử quân cố gắng cự cãi.

Nói thật cách đánh của Trần Văn Thác không phải nói là không đúng và không hiệu quả, nhưng nếu đánh như vậy thì khác gì lúc này quân Hoàng Kim Mãn – Vi Thủ An đang vật lộn với quân Tống. Tính cho cùng vẫn là ấy mạng đổi mạng dùng số lượng thủ thắng. Nếu duy trì sách lược này thì không khác nào những cố gắng dành lợi thế buổi sáng hôm nay bỏ đi và lại dùng vật lộn chiến đấu với mức thương vong cực lớn để thành thắng lợi.

Nhưng cách của Trần Văn Thác không phải không thể thực hiện, vượt qua tường thành cao 7m để chiến đấu cùng vượt qua lũy đất chỉ 2m là hai khái niệm khác hoàn toàn nhau. Nếu chấp nhận lấy người Mân làm tốt thí thì nói thật các này là nhanh nhất có thể đánh vào nội thành Ung Châu.

“ Theo thộc hạ thấy thì không cần phải đục thủng lớp tường thành gạch bên trong vội. Chúng ta có thể mở rộng tấn công bằng máy bắn đá với hỏa đạn qua hai bên để dọn dẹp lính Tống ở đây. Công binh trong tối nay có thể đào một đường hầm từ chân thành lên đến đầu thành ở hai bên. Dùng gỗ để gia cố hầm và mái hầm. Sau đó lại cho thiên lôi nổ tung hai con đường vào nội thành, cho quân đánh nghi binh hai nơi này nhưng thực tế là cho quân đi theo đường hầm này mà lên đầu thành chiếm cứ hai bên hoàn toàn khống chê mặt tường thành….. Thuộc hạ mới chỉ nghĩ đến đây thôi…” Một tên giáo úy thiên tử quân gãi đầu gãi tai nói.

Cả đám quân tướng được một phen cười ngả nghiêng, nói đến nửa ngày thằng này vẫn không tìm được cách đánh qua ba lớp hào sâu cùng một lớp lũy đất.

Nhưng Ngô Khảo Ký nghe cách này thì cảm thấy có thể sử dụng, hắn trầm ngâm suy nghĩ trong khi đám quân tướng mỗi người một ý thiên kỳ bách quái nêu ra ý tưởng của mình.

Cách của tên giáo úy này đó chính là lợi dụng lòng của tường thành là đất lúc này đã bị mở ra. Công binh chỉ cần đào đất thành một đường hầm tầm chục m dài là có thể để quân Đại Việt dễ dàng thông lên hai bên đầu thành chưa bị phá hủy, kể từ đó chính xác là quân Đại Việt sẽ khống chế toàn vẹn tường thành phía Bắc. Nhưng để làm được điều này thì phải tấn công nghi binh vào lớp hào sâu để giảm binh lực cố thủ đầu thành. Nói chung là không có sai gì cả, nhưng tiếp theo phải làm gì thì vẫn chưa có ai nghĩ ra cả.

“ Đươc rồi… ý kiến của các vị quân tướng ta đã nghe rõ. Nhưng không cần thiết phải đánh nhanh đánh gấp. Lợi thế đang trong tay chúng ta và không cần thiết phải đổ máu vô ích. Các ngươi còn có nhiêm vụ quan trọng khác cho nên không cần thiết phải hi sinh nhiều vào Ung Châu thành.”

“ Bản tướng quân quyết định đánh vững, đánh chắc… Ngày mai cho đắp đường đất mở rộng mặt phẳng rộng 20 bước chân và bố trí thạch đầu pháo ở đây. Chúng ta tiếp tục dùng đất lấp hào cùng đổ một con đường từ đầu thành xuyên thẳng xuống gần thành lũy của bọn Tống. “

“ Ngày mai dùng thiên lôi đánh sập hai lối vào và cũng đánh mở rộng 50 bước chân mỗi bên khiến cho quân Tống không thể đứng ở đầu thành tấn công vào công binh.”

“ Ở hai lối vào này lại bố trí dày đặc thạch đầu pháo, dùng chính đất đã của tường thành bị vỡ mà bắn tới để lấp chiến hào…”

Ngô Khảo Ký quyết định chiến lược tiếp the, nói chung hắn chẳng có áp lực gì về mặt thời gian khi mà Ải Côn Lôn đã được cả 4 vạn quân Lưu Kỷ chiếm đóng vững vàng. Đã không có áp lực thời gian thì hắn cũng chẳng vội vã gì mà nướng quân vào nơi này.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.