Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 240: Chương 240: Hải chiến vịnh Kanagawa (1)




Thế nhân nhìn qua Đông Hải Long Vương đánh một trận đe dọa toàn khu vực ở Kanagawa tiêu diệt cả vạn hải quân Nhật Bản có vẻ phong vân một cõi. Nhưng chỉ có Ngô Khảo Ký mới thấy được quân đội Nhật Bản đáng sợ như thế nào.

Trong một trận chiến lép vế về mọi mặt như vậy mà bọn họ còn có thể thịt được 4 tàu tuần dương hạm của Ngô Khảo Ký thì quả thực không còn lời nào để nói.

Nhắc lại ngày ấy hải phận cảng Kanagawa. Một vạn quân Đại Việt với ba ngàn tay chèo bảy ngàn thủy thủ chiến binh trùng điệp tiến đến. Ngô Khảo Ký cũng chỉ nghĩ đơn giản là đe dọa đập tan một vài gia tộc bé ở nơi này làm “thí điểm” giết gà dọa khỉ mà thôi.

Nhưng Ngô Khảo Ký đã đánh giá lầm tính đoàn kết của các gia tộc quân sự mới nổi ở Nhật Bản. Có thể nói như thế nào nhỉ. Quân đội nhật bản chia bè chia cánh rất lắt nhắt, những trận chiến của họ chỉ tụ binh được vài ngàn mỗi bên được coi là nhiều, thông thường chỉ là vài trăm đến một ngàn mà thôi. Đó là nguyên nhân về tư tưởng gia tộc, tiểu lãnh chúa cực mạnh, thêm vào đó địa hình khiến họ khó tổ chức những trận chiến quy mô. Song vấn đề đó là đối nội, đối ngoại thì đám người Nhật Bản lại trở nên đoàn kết vô cùng. Nhất là những gia tộc quân sự mới nổi này, họ đứng trước sức ép của Thiên Hoàng và các quý tộc cũ cho nên ôm đoàng cùng nhau trở thành một lực lượng.

Ngô Khảo Ký tiến vào vùng biến Kaganawa thì chiến hạm Nhật Bản đã dăng kí cả một khu, Nhận lệnh tổng động viên của Bình Thái Thạch Xuyên đã tụ tập đến hơn trăm chiến hạm đương đầu cùng Ngô Khảo Ký.

Trận hải chiến Kanagawa đã khiến cho Ngô Khảo Ký phải bắt buộc nhìn nhận lại sức mạnh hải quân của Bố Chính và các chiến thuật về hải chiến.

Nói thẳng thừng thì chiến thuật của người Mã và cách điều khiển thuyền chiến cũng như cách tiếp cận trận chiên của người Mã đã không theo kịp “thời đại” khi mà Ngô Khảo Ký là Lý Từ Huy liên tục thay đổi các vũ khí đặt trên thuyền.

Không phải cứ chiến hạm lắp pháo lớn là có thể đạt được hiệu quả cao, nó còn phải kết hợp rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất đó chính là chiến thuật phù hợp.

Ngô Khảo Ký vốn dĩ là một bộ tướng chuẩn tắc, nhưng thời gian qua hắn chủ yếu là hải chiến đi theo người Mã, với tinh thần học hỏi vô bờ bến thì Ngô Khảo Ký đã học tập được nhiều kiến thức hải quân thông qua các trận thực chiến trên biển. Không có gì học nhanh hơn bằng cách vừa học vừa thực hành tại chỗ như vậy

Những trận chiến với các đối thủ còm còm như lực lượng bán chính quy của Đại Tống, lực lượng Thủy quân yếu đuối của Đại Liêu, hải quân Cao Ly kém về chiến hạm đã làm Ngô Khảo Ký mất đi tinh thần cảnh giác trên biển. Hỏa pháo ra đời càng làm hắn tự phụ mà khinh thường thiên hạ.

Có thể nói thẳng chiến thuật trong hải chiến thời này của cả Đông Á Hay Đông Nam Á đều theo quy tắc của chiến thuật tuyến tính và dựa chiều gió để tấn công. Người Mã Lai đều vẫn đang sử dụng phương pháp chiến đấu này và họ là bậc thầy hải chiến về việc thực hiện các cuộc đột kích tuyến tính xuôi gió.

Trong những trận chiến trước đây thì chiến thuật không được quá đề cao vì thông thường chỉ là những cuộc bao vây truy quét. Đối thủ của hải quân Bố Chính thường rất yếu và không có sức chống trả đáng kể trước những vũ khí mang tính hủy diệt cao của đội quân này.

Người Mã Lai vẫn giữ nguyên chiến thuật tuyến tính ( Ship of line) kể từ khi bắt đầu, thực tế để xây dựng nên một chiến thuật mới cần nhiều thời gian và công phu nghiên cứu cũng như diễn luyện. Nhưng Ngô Khảo Ký là một tên mới chập chững bước vào ngành hải quân cho nên hắn chưa đủ tinh ranh để nhận ra cần thay đổi chiến thuật và cũng không có đủ kiến thức hải quân để làm việc này.

Như bao trận chiến khác người Mã Lai thực hiện những đòn vờn kéo rồi lợi dụng chiến hạm có tốc độ cao hơn của mình để tìm được vị trí đầu gió ( Upwind) để lao xuống đội hình của người Nhật Bản ở vị trí kém lợi gió ( Downwind).

Trong một nửa đầu trận chiến thực sự quân Bố Chính đã chiếm ưu thế hoàn toàn với những khẩu Phật Lãng Cơ Pháo khủng bố với tốc độ bắn thần sầu.

Tuy rằng lớp khinh hạm đáy nhọn Mã Lai không được thiết kế để tích hợp Phật Lãng Cơ Pháo nhưng với trọng tải cùng độ cân bằng khá ấn tượng của mình thì mỗi Kinh Hạm của Bố Chính đều có thể trang bị đến 20 khẩu pháo 100 li nặng 200kg mỗi bên. Tổng trọng lượng pháo cũng chỉ là bốn tấn thực tế không ảnh hưởng nhiều đến một con tàu trọng lượng giãn nước 400 tấn. Nhưng đạn, thuốc nổ mang theo đã khiến cho những Kinh Hạm cải tạo này buộc phải giảm trọng lượng của lương thưc, và các thiết bị khác. Không thể vì tăng lên mười mấy tấn pháo, thuốc nổ mà cắt giảm số thủy thủ chiến đấu được.

Chính vì lý do này hạm đôi Bố Chính có điểm yếu đầu tiên đó chính là không thể hoạt động độc lập xa bờ lâu ngày mà cần các điểm tiếp tế ngắn. Nhưng điều đó không ảnh hưởng nhiều đến chiến thuật tác chiến.

Để thuận tiện chiến đấu trên chiến hạm thì các Phật Lãng Cơ Pháo chế tạo trên chiến hạm của Bố Chính có một đặc điểm đó chính là ngắn nhưng khẩu độ pháo lại lớn để tạo sức công phá. Do đó Phật Lãng Cơ Pháo của Ngô Khảo Ký chỉ có tầm bắn vào khoảng 300m mà thôi trong đó tầm bắn hiệu quả và chính xác chỉ là 200m.

Trong bốn tháng nỗ lực cố gắng thì bảy mươi công tượng gốc cùng hai ngàn nô lệ da đen đã đúc không biết bao nhiêu Phật Lãng Cơ Pháo để lấp đầy cho hạm đội.

Phật Lãng Cơ Pháo cho bộ binh khó đúc hơn nhiều vì nòng dài, khẩu độ hẹp để đạn có thể bay xa hơn. Nhưng với việc đúc pháo cho chiến hạm thì Ngô Khảo Ký yêu cầu số lượng lớn cùng nòng ngắn cho nên việc sản xuất thuận tiện hơn nhiều.

Nhưng kể cả thuận tiện chế tạo thì điều kiên ở đảo Jeju không thể bằng một phần ở Bố Chính được, cho nên chỉ có năm Khinh hạm tốt nhất của hạm đội Đông Hải được trang bị đại pháo. Chỉ có năm chiếc Kinh Hạm trên mới được tính là danh phùng ki thực Khinh Hạm Pháo, số còn lại Khinh hạm và Tuần Dương Hạm chỉ là trang bị Ballista bắn đạn lửa mà thôi.

Quay về với trận chiến ngoài khơi vịnh Kanagawa, những giây phút đầu tiên của trận chiến thì hạm đội Đông Hải của Tân Binh chiếm hoàn toàn thế chủ động. Xuôi gió, thuyền lớn, pháo khỏe.

Năm khinh hạm hình hộp chữ nhật của người Nhật chạy lướt qua bị đại pháo công phá sập hẳn một bên bạn thuyền. Hai mươi khẩu pháo xếp xít xao tốc độ bắn bàn thờ đủ để phá hủy mọi mục tiêu nó đi qua. Nhất là những Khinh hạm của Nhật bản được thết kế thành thuyền mong manh không dùng để chống những quả đạn phao đường kính cả trăm li với sơ tốc đạn cực lớn.

Những Kinh hạm không được trang bị pháo lớn của hạm đội Đông Hải thì dùng đòn Ram để tấn công quân Nhật. Ram chính là đòn đánh phổ biến thời này, bơi xuôi gió ngoặt đầu và húc vào sườn thuyền đối phương bằng mũi Ram bọc thép của mình. Hải quân Mã lai cực khỏe với các đòn đánh này vì chiến hạm đáy nhọn hình thoi của họ được thiết kế chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ trên. Đây chính là lý do vì sao các sĩ quan Mã Lai tiến hành vờn đánh quân Nhật rất lâu để có thể đưa thuyền đến vụi trí lợi gió. Một tàu buồm không thể sử dụng đòn ram, trừ khi nó được cơ động trong một cơn gió đủ mạnh. Trong một cơn gió nhẹ sức tấn công của nó là không hiệu quả, và đòn này không thể được thực hiện ở ở tất cả các vị trí ngược gió.

Giây phút kinh hoàng choáng váng đối với hải quân các gia tộc quân sự Nhật Bản. Trong giây phút ngỡ ngàng họ dường như vỡ trận ngay khi gặp được đối thủ quá đáng sợ.

Nhưng tinh thần chiến đấu của người Nhật phải nói là tuyệt vời. Ngay cả khi gặp được đòn phủ đầu kinh khủng ấy nhưng họ không từ bỏ chiến đấu.

Có thể nói lần đầu tiên hạm đội Đông Hải gặp được đối thủ “xứng tầm”. Ngô Khảo Ký hồi tưởng lại thì hắn có thể đánh giá quân đội Nhật, nói riêng là hải quân Nhật phải được xếp hạng tinh nhuệ nhất Bắc Á, không nếu nói tác chiến gần bờ thì họ còn tinh nhuệ hơn hải quân Mã Lai và Ấn Độ.

Trong tình cảnh ngàn cân treo sơi tóc các chiến binh Nhật bản thể hiện tinh thần kỷ luật siêu cường, các sĩ quan chỉ huy hải quân Nhật Bản thể hiện bản lãnh cầm quân không chỗ nào chê trách.

Họ bắt đầu tại chỗ thay đổi một chiết thuật mới hoàn toàn mà sau đó Ngô Khảo Ký mới biết được đó là chiến thuật lâm thời Bình Thái Thạch Xuyên nghĩ ra.

Nhưng có một điều đó chính là một chiến thuật mới, chưa từng được diễn luyên nhưng không thể tin nổi người Nhật có thể sử dụng nó tại chỗ và không có quá nhiều trúc trắc. Điều này nói lên một chuyện đó chính là tố chất kỷ luật, tố chất kỹ thuật của hải quân Nhật thượng thừa, Trong thời đại không có vô tuyến liên lạc, chỉ có thể dùng loa gọi và dùng cờ để ra lệnh mà cả trăm chiến hạm có thể lâm thời theo một chiến thuật mới thì Ngô Khảo Ký chỉ có thể bái phục sát đất.

Để ngăn chặn chiến thuật tuyến tính của hạm đội Đông Hải Bố Chính thì Bình Thái Thạch Xuyên đã cho hạm đội Nhật Bản ở dưới chiều gió cơ động ra xa và lôi kéo các Tuần Dương Hạm của Bố Chính tách khỏi các Kinh Hạm.

Sau một hồi hi sinh số lượng rất lớn các chiến hạm nhỏ thì người Nhật cũng tạo được thế chia cắt tạm thời giữa Kinh Hạm và Tuần Dương Hạm của Ngô Khảo Ký.

Đến lúc này người Nhật tiến hành phản công các Kinh hạm của Bố Chính bằng cách dùng các chiến hạm “lùn”bẻ lái xoay vòng dùng ưu thế linh hoạt bởi các tay chèo mà tiếp cận mạn tàu Khu Trục hạm.

Vì các thuyền lùn này nằm dưới tầm pháo bắn cho nên lúc này Khu Trục Hạm Pháo không có nhiều tác dụng.

Đến lúc này các sĩ quan Mã Lai vẫn ung dung, họ dùng chiến thuật lấy thịt đè người, dùng chính bản thể to lớn, nặng nề của khu trục hạm đè nát các chiến hạm nhỏ đang bủa vây họ.

Nhưng người Mã khinh thường tinh thần liều chết của người Nhật, đây chỉ là đò cảm tử để hạn chế tốc độ chạy nhanh của Kinh Hạm Đông Hải.

Lúc này lúc này các Kinh Hạm của Nhật Bản mới quay đầu phản công, họ dùng máu thịt để mở một con đường áp sát để chiến đấu cận chiến.

Họ không tiếp cận hai mạn thuyền Kinh Hạm Bố Chính vì hai nơi này có quá nhiều những vũ khí lôi điện nguy hiểm. Các chiến hạm Nhật bản lựa chọn đối đầu trực diện.

Lúc này Kinh hạm Bố Chính không thể linh hoạt né tránh vì đang bị lối tấn công liều chết hai bên nạm thuyền kiềm tỏa cho nên chỉ có thể lựa chọn húc thẳng đối đầu.

Chiến hạm đáy bằng, hình hộp luôn không phải là đối thủ của các chiến hạm hình thoi đáy nhọn khi húc thẳng, đây chính là thiết luật. Các mũi Kinh Hạm Nhật bản vỡ toang và biến dạng.

Nhưng như vậy đã đủ, cho dùng các Kinh Hạm Nhật bản sẽ chìm trong thời gian tới nhưng đó là chuyện của vào tiếng đồng hồ, trong thời gian đó đủ cho các Samurai thiện chiến xông lên chiến hạm đối thủ cướp thuyền.

Cuộc chiến sàn thuyền máu me kinh khủng, người Nhật chiến đấu cận thiến quá thiện nghệ, người Mã bị lép vế mặt dù trang bị của họ tốt hơn. Tình thế chợt biến căng vô cùng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.