Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 107: Chương 107: Quyết chiến




7 giờ sáng, 21 tháng 6, cổng quan Đồ Chiêm thất thủ.

Tu Ba Củ Lý dẫn thêm một ngàn năm trăm tinh nhuệ Sanock quân xông lên tấn công vào cổng chính của Đồ Chiêm quan như một “cọng rơm cuối cùng đè bẹp con lạc đà Bố Chính”.

Người Chiêm từng bước đẩy lên phía trước và đẩy lui được quân Bố Chính về phía sau cổng.

“ Đừng quân tâm chém giết… dùng khiên che…đẩy chúng nó…”

Tu Ba Củ Lý gào lớn ra lệnh từ phía sau, các chiến binh sanock là những người nghiêm chỉnh được huấn luyện chứ không phải đùa, thay nhau hét lớn truyền tin lên những hàn phía trước. Thuẫn lớn cùng truyền tay nhau qua đầu chuyển lên phía trên.

Hàng trước của quân Sanock không còn ham muốn chém giết, họ nghe lệnh cấp trên, dùng khiên nhỏ che chắn cơ thể sau đó dùng sức đẩy mạnh về phía trước.

Vô hình chung cái khe cổng rộng 7m trở thành cuộc đọ sức đẩy giữa hai hên quân sĩ. Mặc dù lúc này quân Chiêm chỉ che chắn bằng khiên nhỏ khôn thể bảo vệ kín thân nhưng việc hạ sát họ khó hơn rất nhiều. Vả lại những hàng đầu của Legion Bố Chính lúc này chỉ có thể tập trung vào đẩy mạnh để trụ vững cho nên khong rảnh để tấn công.

Chỉ có những linh ném lao Pilum là sung sướng hạ sát đối phương. Tỉ số vẫn là 0-57 nghiêng về người Việt, đây là tính chỉ số chết, chỉ số bị thương không tính đến. Một số binh sĩ Legion hàng đầu bị thương đã được kéo về sau và đổi chỗ. Vì giáp Lorica Segmentata quá tốt và thích hợp cho tình huống chiến đấu này nên nhũng Legion phiên bản Việt rất khó bị giết hại tại chỗ.

Legion của Bố Chính mạnh mẽ thật, nhưng số lượng có hạn. Cuối cùng họ không hịu nổi sức ép khổng lồ của đối phương mà bị “đẩy lui”. Người Chiêm thừa thế sông lên, chen chúc tiến vào cổng thành, phía chưa xông vào được thì đứng bu đầy trước cổng Đồ Chiêm Quan. Sông hộ thành nơi này đã được san bằng từ lâu, cả mấy ngàn người đang vây kín nơi này như kiến bu bánh ngọt…

Càng lúc quân Chiêm “ tràn’ qua cửa quan càng nhiều…

Chế Bì La Ma từ xa quan sát mà hài lòng, nãy giờ quân Chiêm lọt vào cũng tới hai ngàn, còn gần hai nghàn tinh nhuệ chuẩn bị tiến vào, với lực lượng này hắn tin tưởng sẽ đè sập mọi loại kháng cự nào của người Việt. Nói chung không cần sự đánh bọc hậu của anh trai hắn bằng đường biển. Một mình Chế Bì La Ma hắn cũng có thể kết thúc trận chiến này.

Chế Bì La Ma có chút lâng lâng. Trước giờ hắn luôn xếp sau cái bóng của anh trai mình, làm gì cũng cảm thấy yếu kém hơn. Ngay cả việc tấn công Ma Linh, Địa Lý hắn cũng bị quân “địa phương” cầm chân và đánh cho tơi tả ở Đèo Vân Hải. Nếu không có Harivarman IV đánh bọc lót từ phía sau thì hắn chưa chắc mình có thể vượt qua được Vẩn Hải đèo hay không nữa.

Nhưng lần này Chế Bì La Ma có cơ hội đứng trước việc tự mình lập chiến công hiển hách, đánh hạ một tòa hùng quan cao lớn chưa từng có trong khu vực… Chế Bì La Ma hắn sẽ được ghi vào sử sách của Chiêm quốc.

Đúng lúc này Chế Bì La Ma để ý đến chiến cuộc bên phía cánh trái, quân Anak Đê đã đứng bên bờ tan vỡ. Điểm này không thể được, hắn đã xắp đột phá cổng thành, công lao của hắn không thể cứ như vậy mà tan biến. Hắn biết đây là cơ hội ngàn năm có một, nếu như bỏ qua và quân Đại Việt lấy đất đá lấp cổng thành thì cơ hội tương tự lần thứ hai không thể đến được…

“ Mông Ba Lý Cát… ngươi dẫn 2000 binh khỏe mạnh tấn công lên núi. Bắt buộc phải xông được lên tới tường thành chém giết… phải tạo thêm áp lực cho tường thành để quân ở cửa quan thuận lợi tiến vào..”

Chế Bì La Ma xét cho cùng vẫn là một hợp cách tướng quân, những mệnh lệnh của hắn không hề sai lầm và cũng không hề chậm chạp. Ngược lại hắn nhìn tình huống rất nhanh và rất chuẩn … trong thời điểm này.

Quân ở tường thành trên đồi đất có những vũ khí lợi hại, đánh quá rát nếu như không cầm chân đám này thì quân Chiêm đang thông quan sẽ không thuận lợi.

“Dạ”

Mông Ba Lý Cát dạ vang, hắn dẫn teo hai ngàn tinh binh tiến lên, đây không phải lực lượng tinh nhuệ như quân Sanock nhưng cũng là những lão binh thiện chiến.

Nói về tình hình cánh trái nơi người Anak Đê hì hụi leo đồi kính đang thị voi cho người Việt nướng BBQ. Sau đó có vẻ có chút trục trặc cho nên BQQ chạy loạn dẫm đạp khắp nơi khiến cả ngàn người Anak Đê thiệt mạng.

Quá tức giận người Anak Đê đánh hạ sát hết đám Voi BBQ bất tuân này, nhưng lúc này đội hình của quân Anak Đê cũng tán loạn mất rồi.

Xong đúng lúc khó khăn nhất, bàng hoàng nhất thì người Chiêm xuất hiện với một cánh quan lao thẳng lên đồi tốc độ cực nhanh. Đám này vừa lao vừa hò hét kéo lại không biết bao nhiêu người Anak Đê ra nhập. Phút chốc tàn quân Anak Đê thấy người Chiêm như ánh lửa tháp sáng trong đêm trường tăm tối. Từ hoảng loạn, tuyệt vọng, mát phương hướng họ có chỗ bấu víu. Và từ đó họ vô tức phóng lên phía trước hào chung với nhánh quân của người Chiêm…

Chẳng mấy chốc đám người này tăng mạnh lên tới 5000 người và có xu thế cao hơn…

“Nhanh… chia ra các nhóm nhỏ tránh lửa”

“Tản ra tản ra…”

Nói về công thủ thành chiến người Chiêm thạo hơn người Anak Đê trên núi nhiều, liếc mắt họ thấy được sự lợi hại của những quả cầu lửa của người Việt. Nó rất hùng mạnh và bá đạo nhưng tốc độ bắn không cao, và sức sát thương cũng không quá lớn nếu tản ra chiến đấu..

Trên tường thành tướng chỉ huy của quân Bố Chính cũng nhìn ra điểm này…

“ Người Môn trên núi đâu… binh Môn … bắn nỏ tự do… nhanh nhanh..” Ngô Bình, Ngô Văn Tứ, Ngô Văn Sửu là chủ tướng phân ra các khu chiến đấu tại dãy thành trì này.

Dưới tay họ là đội sương binh 1 ngàn người cùng 2000 thổ binh người Môn trên núi do các thủ lĩnh Môn thống ngự nhưng đám này phải nghe lệnh điều phối của Ngô Bình, Ngô Văn Tứ, Ngô Văn Sửu.

Người Môn trên núi được trang bị khá … xinh đẹp, bọn này có mũ gang, chiến giáp thép hẳn hoi. Nhưng chiến giáp của bọn này là chiến giáp bản siêu rút gọn.

Chiến giáp của người Môn chỉ có một tấm che ngực đến phần qua ức mà thôi, cầu vai sẽ có hai miếng giáp vai che lấy cánh tay. Giáp này lộ hoàn toàn bụng, chân, đùi. Có lẽ tác chiến nơi khác sẽ không quá an toàn, nhưng thủ thành thì lại chất vô cùng. Vì họ có thò người ra cũng chỉ thò một đoạn thân trên có che giáp mà thôi, nửa thân dưới có tường thành bảo vệ, tran bị giáp làm gì phi phạm.

Thực tế đây chính là ché giáp chung của toàn bộ Bố Chính. Chỉ có quân đoàn Legion thân binh của Ngô Khảo Ký mới được trang bị chiến giáp Lorica Segmentata cường đại, còn đâu tất cả các binh sĩ ngoài thân binh đều là loại giáp đơn giản kể trên.

Bố Chính không có thời gian cầu kì chế tạo giáp mão. Họ đã hỗ trợ hầu hết chiến giáp mà mình có được cho Medang, La Oa và Sri Kottabun rồi. Trong ba tháng có quá nhiều chuyện cần phải làm do đó chê tạo nhiều Lorica Segmentata là quá không thực tế.

Do đó xưởng luyện thép theo như phương án vạch ra đã tiến hành chế tạo loại chiến giáp hoàn toàn mới này. Giáp ngực chỉ là miếng thép mỏng đã được cán phẳng, sau đó đưa vào khuôn dập bởi hai mặt dập bằng Gang nặng nề. Sau đó cắt và mài trơn mép bằng máy mài. Miếng giáp ngực như ½ trước của áo ba lỗ vòng lên vai và che ngực, bụng thì hoàn toàn hở. Giáp vai tương tự cũng dùng máy ép sau đó cắt mài. Giáp vai được gá vào giáp ngực theo lỗ khoan và đính tán. Rất đơn giản một hiến giáp, loại này giáp tất nhiên bảo vệ chỉ tầm 40% cơ thể nhưng có rất nhiều ưu điểm.

Chế con mẹ nó nhanh, muốn bao nhiêu có bấy nhiêu. Thứ hai, cúi gập lăn lê bò toài người thoải mái không quan hệ. Thứ ba, nhẹ vô cùng chưa đến 1.5kg. Thứ tư, những chỗ được giáp che vẫn có năng lực phòng hộ hoàn hảo. Thứ năm, mặc vào tháo ra cực kỳ nhanh chóng… Khuyết điêm duy nhất phạm vi bảo hộ cơ thể không cao lắm. Nhưng vì yếu tố công nghệ chế tạo nhanh, đơn giản và rẻ cho nên nó được lựa chọn để trang bị đại trà ở Bố Chính.

Loại chiến giáp này chế nhiều và nhanh đến nỗi người Môn trên núi cũng được sử dụng là đã đủ hiểu.

Người môn hay lắm. cởi trần, đắp một lớp vải lót trước ngực đế tránh có sát giáp kim loại và da thịt, khoác lên chiến giáp, đội nón mão và chiến đấu. Còn lại họ để trần, đi chân đất đóng khố, mông miếc là cứ nảy tưng tưng theo từng bước chạy….

Lúc này người mông nhao nhao theo chỉ huy của Ngô Bình đang tụ tập về một đoạn tường thành mà có vẻ quân định trọng tâm tấn công..

… phăng phăng… xẹt xẹt … chíu chíu…. Phập phập….

Tên bắn như mưa tên lao như điện dội xuống đầu đám quân Chiêm và Anak Đê đang cố gắng tổ chức ép sát chân thành trên đồi cao…

Mũi tên này không phải là tên lởm từ mấy cái cung tre mềm trước đó. Đây…. là tên bắn từ nỏ Genoa.

Một ngàn mũi tên tề phát xé lướt không khí xuyên thẳng vào hàng ngũ địch. Có đúng tản hay đừng cụm đều chết hết. Vì leeo núi nên tốc độ của bọn người này là không cao. Sự lề dề này chính là mồi ngon cho đám người Môn trên núi trong tay cầm nỏ Genoa.

Tại sao?

Có lẽ không người Môn trên núi nào là không biết bắn nỏ, họ săn bắn từ bé rồi cho nên rất quen với Nỏ. Chỉ cần tập huấn một tuần thì dám người này đã thành hành gia sử dụng nỏ Genoa cánh thép. Tỉ lệ bắn trúng mục tiêu của họ… e hèm… cao hơn người Kinh… một tí. Thôi dẹp qua vấn đề tự hào dân tộc, họ bắn nỏ tốt hơn người Kinh nhiều.

Xoẹt, vúi… phụp … phụp….

Những mũi tên lút cán xuyên cơ thể, nạn nhan trúng chỗ yếu hại chết ngay tạo chỗ. Nạn nhân trúng tay chân cũng là mất luôn sức chiến đấu… Kiên mây không có tác cụng nhiều, mũi tên quá mạnh, xuyên tất cả khiên mây. Nỏ này tầm xa trên 150m, đây không phải là nỏ Genoa phiên bản 1.0. đây là phiên bản e hèm… 1.0.1 rồi.

Thực tế đây là phiên bản nâng cấp về độ cứng và độ dài của cánh nỏ thép, khiến nó có thể dự trữ nhiều năng lượng hơn, mũi tên sẽ bay xa hơn sức xuyên thấu khủng khiếp hơn nhưng đồng thời lực kéo cung cũng lên tớn 60kg hoặc hơn, bình thường một người Đông Á trưởng thành khó có thể kéo loại dây nỏ này.

Nhưng mọi việc đã được giải quyết bằng hai khúc gỗ… hà ha.. Nhắc đến đây thì mới nhớ, cái hai khúc gỗ này đã được gửi cho người Medang, người La Oa và cả Sri Kottabun cho ba tên tiểu đệ không nên thân.

Đây là dụng cụ lên dây nỏ đơn sơ nhưng hiệu quả. Cấu trúc từ hai thành gỗ một dài một ngắn tỉ lên 1/3. Thành gỗ ngắn một đầu sẽ được gá vào lỗ trục có thể xoay ở 1/3 dưới của thanh gỗ dài. Sau mỗi lần bắn nỏ, xạ thủ không cần phản cong người đạp nỏ mà cố sức lên dây nữa. Thay vào đó họ chỉ cần để một đầu của cây gậy kia cố định vào móng ngựa của Nỏ Genoa, đầu gậy ngắn thì có khe cố định dây nỏ, chỉ cần cầm cần tay thanh gỗ dài mà ép xuống thì thanh gỗ lớn nhỏ sẽ mở hàm ra và đẩy dây nỏ về vị trí cò.

Vì đây là cấu trúc đòn bẩy trợ lực cho nên từ 60kg giảm suống 20kg, thêm vào đó động tác là lấy trọng lượng cơ thể ép xuống nên không hề mệt mỏi. Cho dù lên mấy chục lần dây nỏ cũng không thành vấn đề. Tốc độ lại nhanh vô cùng. Nói chung hai thanh gỗ ghép lại đơn sơ nhưng thực tế nó là một cuộc cách mạng cho phương thức tác chiến nỏ binh.

Tức là lúc này thực tế chỉ có 600 nỏ thủ nhưng có đến 1200 chiếc nỏ và thêm 300 tên chuyên nạp tên cho các xạ thủ. Tức là một người với hai khúc gỗ nối nhau này có thể nạp tên cho hai xạ thủ bắn liên tục không ngừng nghỉ. Tốc độ bắn đã không thua gì dùng cung tên. Nhưng quan trọng đó là bắn không hề mệt mỏi và sưc xuyên phá cũng lớn hơn cung tên quá nhiều lần…

Các Ballista cũng đang cố gắng tấn công nhưng lúc này hiệu quả của họ không lại với Nỏ Binh đang liên tục bắn tên như súng máy. Không hề nói sai… Nỏ binh Bố chính cảm giác như chính là những chiếc súng máy tự động thế kỉ 21, còn phía Chăm mũi tên đáp trả như … e hèm súng hỏa mai thế kỷ 18.. Đây rõ ràng là sự chênh lệch vô cùng..

Nhưng quân số của địch rất đông. Người Anak Đê sau khi được người Chiêm giúp đỡ cũng tự mình tổ chức một hướng đột phá. Có thể nói quân Chiêm và Anak Đê thực sự là những kẻ hung hãn không sợ chết. Đã thương vong tới hai ngàn người nhưng quyết không rút quân. Trong khi đó người Môn trên tường thành chỉ lác đác bị cung tên đả thương vào bộ phận khong yếu trọng mà thôi. Lý do vì mũi tên bay ngược từ dưới thấp lên đến nơi đã mất đà, sưc sát thương không hề cao. Thêm vào đó bọn người Môn này cũng có giáp mây cũng biết tránh né trong công sự cho nên khó đả thương bọn họ lắm.

Cuối cùng cũng có lác đác vài chiếc thang mây được đặt lên đầu thành, người Chiêm người Anak Đê bắt đầu leo thành để có thể quyết chiến, rất đáng khen cho nỗ lực của bọn họ..

Người Việt sẽ dùng thứ gì để phòng thủ khi quân địch quá đông đến vậy? dầu hỏa… nước sôi? Không thấy mấy thứ này a…

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.