Tình hình chính trị lúc này ở Đại Việt rắc rối khó gỡ vô cùng, mỗi phe đều có mục đích riêng của bản thân. Mỗi phe đều có toán tính của mình.
Nhức đầu nhất có thể phải kể đến Linh Nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan, thực tế lần này ra vẻ quyết tuyệt cùng Bố Chính cũng không phải là muốn tiêu diệt hoàn toàn hang ổ của Ngô Khảo Ký. Ngay cả việc động binh cùng Bố Chính thì Ỷ Lan cũng đắn đo rất nhiều. Động binh có nhiều kiểu động binh.
Có thể đánh tiêu diệt tận gốc cứ điểm của Ngô Khảo Ký với một cuộc chiến tranh toàn diện. Cũng có thể là một cuộc trấn áp mà quân sự ở đó chỉ mang tính chất đảm bảo cho sự giải trừ quân bị ở Bố Chính được diễn ra một cách ổn định không có bất trắc mà thôi.
Tất nhiên có muốn múa hát như thế nào thì Linh Nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan vẫn phải chờ được Lý Thường Kiệt hồi Long Thành cùng chế định các phương pháp chính trị trao đổi.
Trước đó hành động động binh của Linh Nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan chỉ mang tính chất thể hiện thái độ cứng rắn của bản thân và lập trường chính trị đối với việc Ngô Khảo Ký tự ý xưng vương mà thôi. Thái độ, lập trường cùng những hành động điều binh mang tính biểu tượng này sẽ có ý nghĩa rất nhiều trên bàn đàm phán. Còn đàm phán với ai và đàm phán vấn đề gì hồi sau sẽ rõ.
Tất nhiên việc điều động binh lực mang tính biểu trưng này lúc nào cũng có thể sẵn sàng chuyển biến thành một cuộc tấn công quy mô điều đó tùy thuộc vào các cuộc thương lượng chính trị sau đó.
Điều này thì ai cũng hiểu, ít nhất những nhân vật đứng đầu các thế tộc và hoàng tộc đều hiểu. Trong nội quốc muốn tiến hành chiến tranh tiêu diệt một thế lực không phải chuyện đơn giản. Muốn đánh là đánh muốn diệt là diệt. Cho nên động binh là một thái độ, giết gà dọa khỉ là một trong những mục tiêu tương lai hướng tới. Nhưng định danh tội Ngô Khảo Ký chưa có thì chưa thể làm gì, thứ đến Linh Nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan chưa thống nhất cùng Lý Thường Kiệt thì đánh chưa nổi.
Nhưng Linh Nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan tính sai một bước quan trọng, bà ta đối diện là một đám thái điểu ráo máu đầu ở Bố Chính chưa hiểu sự đời.
Lý Từ Huy, Lê Văn Toản, Vũ Tường Yên cuối cùng thì vẫn chỉ là những nhân vật chưa đủ tầm là người đánh cờ ở Đại Việt trung ương quyền lực. Tâm hồn chính trị non nớt cùng nhạy cảm, cộng thêm trong tay có lực lượng quân sự hùng hậu, lại có thêm quan hệ bền chắc cùng các thế lực ngoại bang. Không những thế còn có tài chính đếm không hết tiền, các nguồn lương thực, trang bị đầy đủ. Điểm đáng chết là có thêm cả lực lượng thình báo ăn sâu cắm rễ ở Long Thành. Chính những yếu tố nguyên nhân này đã tạo nên một sự phản ứng thái quá của Bố Chính. Một quyết định được đồng thuận cao của mọi thành viên đang có mặt ở Bố Chính lúc này đã được thông qua vội vàng.
Phô diễn sức mạnh quân sự, đe dọa ngược lại triều đình. Hậu quả của việc này theo đám này nghĩ cũng chỉ là một bước tiến lên quân phiệt cát cứ một phương mà thôi. Theo như mấy bộ não cá vàng ở Bố Chính lúc này nghĩ rằng chỉ cần phô diễn sức mạnh quân sự đủ để răn đe triều đình thì chiến tranh khó xảy ra. Triều đình phải bị buộc thừa nhận địa vị của Ngô Khảo Ký là Vương tước.
Không thể trách được đám người ở Bố Chính cuối cùng họ cũng là lo lắng cho an nguy của Ngô Khảo Ký mà thôi. Lý Từ Huy xuất phát từ tình yêu, từ trách nhiệm của người vợ. Chồng nàng đánh trận xa nhà vậy có người muốn bứng hang ổ của hắn thì dĩ nhiên là nàng phải phản kháng mà thôi. Còn đám thủ hạ của Ngô Khảo Ký thì mù quáng trung thành tuyệt đối, thề chết để bảo vệ cơ ngơi của chủ công. Trung nghĩa đáng khen nhưng cách làm của Bố Chính đó chính là đánh mặt hoàng tộc khiến cho cả hai bên không ai có thể xuống đài được nữa.
Các phe thế tộc nắm được tình hình này thì châm ngòi thổi gió. Ý tứ bỏ đá xuống giếng rõ ràng. Bố Chính càng mạnh thì họ lại càng hả hê để nhìn hoàng tộc và Bố Chính vật tay. Thậm chí họ còn ép hoàng gia trong việc giao ra công nghệ luyện thép và nhiều lợi ích khác nếu muốn được các thế gia quân phiệt này hỗ trợ hoàng tộc về mặt quân sự. Tất nhiên sẽ không ai nói rõ ra mồm như vậy, nhưng ẩn ý và ý tứ hoàn toàn là vậy. Cho nên lúc này thế gia là phe kích động chiến tranh nhằm hoàng tộc không thể xuống đài.
Tất nhiên các thế gia không thể nào ngang nhiên chống lệnh hoàng tộc theo kiểu hoàng tộc Lý gia đòi góp quân đánh Bố Chính họ sẽ từ chối. Nếu làm vậy chẳng khác nào đối chọi trực tiếp hoàng tộc rồi. Nếu hoàng tộc có yêu cầu họ đánh Bố Chính thì sẽ có một trăm ngàn lý do khó khăn khiến cho lượng binh sĩ đóng góp trong đại quân Nam Phạt giảm xuống tối thiểu. Lý do có nhiều, binh sĩ mới bắc chinh mệt mỏi không thể chiến đấu tiếp, lương thảo không đủ, đường xá khó khăn, chiến hạm đang hỏng hóc. Hoàng tộc đủ người để đi điều tra từng nhà nói thật hay giả. Hoàng tộc đủ người đi xuống từng thôn, huyện để gom quân. Ngay cả gom được quân rồi thì bọn thế gia chỉ góp công không góp sức, điểm danh cho có mặt mà không đánh. Cuối cùng cũng chỉ là 5 vạn quân hoàng gia đánh nhau cùng 10 vạn quân Bố Chính ( Thám báo của triều đình đã bị nghiện hết và báo láo số lượng quân Bố Chính) mà thôi.
Đánh nhau ấy mà, không phải cứ đông là thắng nhưng năm vạn quân là tổng toàn bộ Thiên tử binh của Lý thị lúc này. Nếu các lộ đại quân không ủng hộ thì nói thật Lý thị chỉ có 3 vạn quân tham chiến được mà thôi. Hai vạn phải ở lại bảo vệ Long Thành. Ba vạn đánh mừoi vạn, trang bị như nhau, tinh nhuệ thì cứ cho là người Đại Việt tự tin cao độ nhưng số lượng chênh lệch quá lớn khiến cho Lý thị thấy ngộp thở. Điểm chết người đó chính là át chủ bài là Lý thị dựa vào đó là súng thần công thì Bố Chính cũng có và có không ít. Trận này như thế nào có thể đánh, đánh rồi nếu thắng không sao, nếu thua thì uy tín Lý gia còn gì? Trong thời cuộc Phong kiến cát cứ phân quyền này một khi uy tín đã mất coi như chấm dứt sứ mệnh lãnh đạo.
Đánh cũng mất uy tín vì chưa chắc có thể thắng, mà thắng cũng là thắng thảm, đánh thua thì càng dở. Không đánh càng mất uy tín hơn nữa. Lý Thị khủng hoảng thực sự.
Lúc này Lý Từ Huy nhận được tin Linh Nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan đang hoang mang hoảng hốt thì càng dương dương tự đắc. Nàng cảm thấy cuối cùng tư vị quyền lực thật là tuyệt, lần đầu tiên Lý Từ Huy cảm thấy mê mẩn với mùi vị này.
Chiến tranh không nổ ra ngay lập tức, nhưng những cuộc va chạm nhỏ lẻ đã diễn ra liên miên ở vùng biển Nghệ An. Quân Bố Chính là người chủ động kiêu kích, kẻ ra lệnh Lý Từ Huy. Mục tiêu: làm quen vũ khí mới, chiến thuật mới trong hải chiến. Người thực hiện Đỗ Liễm, Đỗ Tùng, Đỗ Văn Phục, Đỗ Văn Minh.
Trong lúc Linh Nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan đang chờ đợi đàm phán cùng Lý Thường Kiệt, còn Lý Thường Kiệt đang phải họp gia tộc thống nhất kế hoạch tương lai của Ngô gia thì một sự kiện động trời ở vùng biển cách khu vực Đèo Ngang 30 hải lý về phía đông xảy ra.
Sự việc được mô tả như sau, người “tận mắt” chứng kiến rằng có hai hạm đội “hải tặc” đụng độ tại vùng biển này một trận chiến vô tiền khoáng hậu. Một phe có bốn chiến hạm siêu cấp to lớn, phe còn lại là gần chục chiến hạm kích thước cũng khá phô chương đụng độ. Phương thức tác chiến của hai đội hải tặc này rất lạ lẫm, người chứng kiến chỉ từ xa thấy được cả hai bên chiến hạm đều có những cột lửa lóe lên, tiếng nổ đùng đùng nhu thiên lôi vọng lại, rồi khói mờ che lấp toàn diện.
Kết quả sau hai canh giờ chiến đấu thì bốn đại chiến hạm mang theo mình đầy thương tích rời đi về phương Nam. Để lại trê mặt biển đã tán đi khói bụi chục chiến hạm của phe đối diện.
Ai không hiểu biết hải chiến thì sẽ nghĩ phe chục chiến hạm đã thắng lợi, phe đối diện bỏ chạy thục mạng.
Nhưng nếu ai có am hiểu về hải chiến sẽ thấy được, bốn đại chiến Hạm rời đi vì họ “bỏ qua” cho dám mười chiến hạm đối địch mà thôi. Nếu nói bốn chiến hạm chạy về phương Nam mình mẩy mang đầy tàn tích thì chục chiến hạm đứng yên bất động có thể nói là tàn tạ vô cùng. Có 4 trong mười chiến hạm đã mất hoàn toàn khả năng di động, Hai chiến hạm đang chìm dần các thủy thủ thay nhau nhảy ra ngoài để qua những con thuyền an toàn hơn. Thắng bại nhìn sơ qua đủ hiểu.
Thực sự thì hai nhóm hạm đội này chính là một thuộc triều đình Đại Việt với mười chiến hạm, nhóm còn lại bốn đại chiến hạm là của Bố Chính hải quân. Vì chưa muốn chính thức nổ ra chiến tranh cho nên hai bên đều không treo cờ giả dạng làm hải tặc tác chiến. Thật ta Lý Từ Huy cũng không thông minh đến vậy, bè lũ quan viên có mặt ở Bố Chính để tư vấn cho Lý Từ Huy cũng không đến mức có thể nghĩ ra phương án trên.
Rất nhanh trận đụng độ chớp nhoáng trên biển giữa hai bên thông tin đã truyền đến các phe.
Chính Hòa thành hay Bạch Thành lúc này mới là thủ đô của Tân Bình Châu trên đúng danh nghĩa. Và cũng là thủ đô của cả Tân Bình Lộ. Việc chuyển đổi toàn bộ cơ cấu hành chính quan trọng qua Chính Hòa là ý của Lý Từ Huy nhưng cũng không gặp bất kỳ phản đối nào từ các quan viên Tân Bình Lộ.
Thứ nhất uy tín của Lý Từ Huy lúc này lốm đốm có thể thấy, thứ hai Bố Chính thành hay Hắc thành lúc này quả thực không tiện để sinh hoạt cho bộ máy hành chính cũng như quân sự của Tân Bình Lộ.
Thứ nhất bên trong Bố Chính thành quá nhiều các xưởng chế tạo công nghiệp được dựng lên. Khói bụi mờ mịt, không khí không thể nói là trong lành. Việc để thủ đô của một “ quốc gia” nằm ở đó quá không hợp lý.
Thêm vào đó bên trong Bố Chính toàn là những công xưởng cần có tính bảo mật rất cao như xưởng luyện thép. Xưởng đúc pháo, Xưởng Chế tạo thuốc nổ. v.v…. Cho nên tốt nhất tòa thành trì này nên hạn chế đến cùng sự vào ra của các thành phần không liên quan. Cho nên cả việc buôn bán kinh tế, hành chính cơ quan được chuyển qua Chính Hòa là rất hợp lý, lúc này cư trú tại Bố Chính chỉ là các thợ thủ công, thân nhân người nhà thợ thủ công, Binh sĩ thân binh của Ngô Khảo Ký và người nhà của họ. Các đối tượng không phận sự cực kỳ khó ra vào Bố Chính.
Thêm vào đó Chính Hòa chính là trọng điểm chiến tranh của trận chiến Bố Chính – Chiêm Thành. Phía Đông của Chính Hòa có một hệ thống hoàn hảo ba lô cốt cùng một dãy thành lũy ngăn cản kẻ địch đổ bộ từ biển. Phía Nam là Giang Hà che chắn, phía Bắc có dãy Núi Am áng ngữ cùng hệ thông Đồ Chiêm hùng vĩ Quan bảo vệ. Phía Tây lại là Sông Cổn cùng một hệ thống lũy cao ven sông ngăn trở.
Một nơi được bảo vệ bốn phía cẩn thận như vậy nên được đặt là trung tâm và làm thủ đô là hợp lý hơn cả. Hơn nữa khi trong tình trạng chiến tranh vơi phương Nam bất kì lúc nào cũng có thể xảy ra thì việc rời thủ đô hành chính qua sông về Chính Hòa rất hợp lý.
Giả dụ như quân bộ binh triều đình có thể đục thủng phòng tuyến đèo Ngang tràn vào Tân Bình Lộ thì cùng lắm họ cũng chỉ có thể bao vậy chặt chẽ Bố Chính và Tòng Chất mà thôi. Chính Hòa khi đó là thủ đô với bộ máy hành chính tập chung vẫn có thể điều động liên hệ cùng quản lý các phương quân đội còn lại của Tân Bình Lộ tác chiến.
Nếu trung tâm hành chính còn đặt ở Bố Chính mà bị bao vây rồi mất đi liên hệ bên ngoài, các lộ đại quân dàn trải trên Tân Bình Lộ không thu được thông tin chỉ đạo do đó không thể phối hợp tác chiến thì đó là một mối nguy hại vô cùng,
Chính vì lý do này khi Lý Từ Huy ra lệnh chuyển thủ đô về Chính Hòa thì mộ quan viên đều hiểu và đều nhất trí với quyết định này.
Nha Môn Thủ Phủ Chính Hòa lúc này các tướng sĩ đứng đầu quân đội cùng một số quan viên thuộc dạng “ nội cách” của Tân Bình Lộ có mặt.
Lý Từ Huy ngồi chủ vị uy nghiêm vô cùng, nàng lúc này dáng vẻ đã có năm sau phần ai đó đang ngồi ở điên Thiên An Long Thành.
Thực tế lúc này các thế lực đã có lời đồn ác ý so sánh Lý Từ Huy cùng Ỷ Lan Thái Hậu. Hai nhân vật này khá giống nhau về mặt hành động. Bề ngoài xinh đẹp nhu ngược thục nữ vô cùng nhưng hành động của cả hai lại có mối tương đồng rất lớn. Ỷ Lan Thái Hậu nối lên từ những lần Lý Thánh Tông viễn chinh xa nhà, Ỷ Lan Thái Hậu làm vợ và cũng lãnh đạo nhiếp chính giúp chồng ổn định hậu phương. Về điểm này Lý Từ Huy làm y chang như vậy. Ngô Khảo Ký viên chinh Đông Á đã gần một năm trời, trong một năm này thì Tân Bình Lộ dưới sự lãnh đạo của Lý Từ Huy cũng ổn định và phát triển không kém Ngô Khảo Ký lãnh đạo.
Về một mặt nào đó thì mọi người còn thấy Lý Từ Huy lãnh đạo Tân Bình Lộ phát triển còn mạnh mẽ hơn Ngô Khảo Ký đã từng làm trong hai năm trước đó. Thực tế thì mọi người đã nhầm lẫn, Lý Từ Huy sở dĩ có thể tiếp nhận và pháy triển Tân Bình Lộ một cách dễ dàng vì nền móng mà Ngô Khảo Ký để lại quá vững chắc. Các công nghệ đã được Ngô Khảo Ký hoàn thiện từ lâu và thành hệ thống. Chỉ cần Lý Từ Huy tiếp tục phát triển mà thôi. Điều đó dễ dàng hơn nhiều việc Ngô Khảo Ký dựng nghiệp từ hai bàn tay trắng.
Lúc này các tướng lãnh tham gia trận hải chiến vừa qua đang báo cáo lại với Lý Từ Huy về kế quả của hai loại pháo mà Lý Từ Huy đã cho chế tạo và phân tích ưu khuyết điểm của chúng.