Trong lúc đại quân các lộ đã tụ tập đến 2,5 vạn ở Vạn Ninh, cùng 5 ngàn thiên tử quân thì lúc này Thăng Long thành Xu Mật Viện ( quân cơ đại sự) cùng Ỷ Lan Thái Hậu, Hoàng gia tông thất vẫn còn trực tiếp tranh chấp rất hung về cuộc chiến nơi Biên ải sắp xảy đến.
Về bản chất cuộc chiến thì trước đó nhiều lần Xu Mật Viện đã cãi vã rất nhiều. Bản chất cuộc nhiến này là đòi lại Hợp Phố từ thời tiền Lý ( Lý Nam Đế) hay đơn thuần chỉ là một cuộc đánh phủ đầu nhà Tống “tráo trở” để tàn phá lực lượng mà người Tống chuẩn bị để xâm chiếm Đại Việt.
Vấn đề này đã được lôi ra từ cả năm trước đây nhưng thực tế bàn tới bàn lui chưa thể ngã ngũ.
Có rất nhiều vấn đề chính trị liên quan đến quyết định trên.
Quyết định về bản chất cuộc chiến sẽ quyết định đến phương pháp tác chiến, quy mô cuộc chiến, đường lối ngoại giao.v.v…
Tại sao triều đình Đại Việt đến gần ngày mở màn chiến dịch vẫn còn lăn tăn gợn mà tranh luận về chuyện này? Liệu đó có phải là sáng suốt khi mà đến gần giờ G vẫn còn lưỡng lự chưa quyết?
Thực tế không hẳn là như vậy, kế hoạch này mặt ngoài vẫn là một cuộc “đòi lại” đất đai vùng Hợp Phố ( Khâm Liêm hai Châu) của người Việt. Và sau khi “đòi” được thì sẽ giao cho các tù trưởng miền núi vùng biên “quản lý”. Chỉ có lý do này thì mới có thể đánh động các tù trưởng vùng Biên tụ tập lớn một lượng quân để nghe theo điều khiển của triều đình.
Nên nhớ các tù trưởng vùng biên là chỉ là mối liên minh chính trị cơ cấu lỏng lẻo với chính quyền trung ương. Biên giới Đại Việt – Tống chỉ là một gianh giới khá mơ hồ ở vùng “ đệm” nó tùy thuộc các tù trưởng bộ lạc tộc người Nùng, Tày, Mân, Mường ở nơi này quy quận ai. Ngoại trừ những vùng đất hai bên đã áp đặt được nền “cai trị” vững vàng bằng các cơ cấu tương tự “ Đô Hộ Phủ” lên thì các vùng còn lại sự cai trị chỉ bằng lôi kéo, đe dọa vũ lực, hôn nhân chính trị v.v… Cho nên nếu không khôn khéo thì ngày hôm nay có thể một vùng đất nào đó vẫn thuộc Đại Việt nhưng khi tỉnh dậy ngày mai thì đó đã là đất Tống, hoặc ngược lại.
Nói về việc đe dọa vũ lực cùng mua chuộc hay gắn bó bằng chính trị hôn nhân thì triều đình trung ương nhà lý có vẻ làm tốt hơn nhà Tống. Đơn thuần vì Thăng Long cách không quá xa các vùng biên mà Đại Việt xác lập “chủ quyền”. Do đó tính đe dọa về vũ lực là cực lớn, có rất nhiều lần các tù trưởng vùng biên từ chối cống nạp hay nghe theo Tống mà bố láo thì đều bị quân hoặc tướng nhà Lý dẫn quân từ Thăng Long chinh phạt. Dĩ nhiên mấy thằng bố láo sẽ bị đánh cho răng rơi đầy đất. Ngoài ra triều đình Lý có một lợi thế đó chính là phong quan tấn tước cho bọn tù trưởng này khá thuận lợi không bị cơ cấu rắc rối làm sách nhiễu. Thêm vào đó hôn nhân chính trị cũng là một phương pháp mà nhà Lý hay dùng ở các vùng này.
Nhà Tống thì cách xử lý vấn đền biên giới có phần khô khan, trực tiếp mua chuộc các tù trưởng bằng tài vật v.v… Cách này thô thiển nhưng hiệu quả cực cao không kém so với các cánh mà nhà Lý đang thực hiện. Nhưng về quan chức thì các tù trưởng muốn ngả theo Tống rất khó đạt được chức tước cao do phải trải qua tầng tầng lớp lớp cơ cấu xét duyệt. Còn về phần hôn nhân chính trị giữa tống và các bộ lạc phương Nam thì dường như không có. Họ coi trọng hơn các thế lực phương bắc và nếu hôn nhân chính trị thì chắc chỉ có với Thổ Phồn, Đại Lý, Liêu quốc mà thôi.
Nói đến đây để có thể hiểu một chuyện, thực chất tranh chấp biên giới hai bên phần lớn là các đội quân thổ của các tù trưởng tộc tiểu số hai bên ở vùng Biên va chạm. Và nhà Lý nếu muốn vận động quân thổ ti nói thực một câu là cực khó. Không bao giờ dễ dàng như vận động quân đội đồng bằng. Các thổ ty thổ trại, động chủ sẽ luôn lấy lý do này nọ để khước từ việc điều động binh lực từ triều đình bởi vì họ biết rằng nếu đưa binh cho triều đình điều khiển thì không khác gì bánh bao thịt ném chó. Triều đình luôn tìm cách giảm đi sức mạnh của các Thổ ti để dễ bề khống chế.
Cho nên muốn điều động “đồng loạt” với “số lượng lớn” quân thổ ty thì Lý triều phải có miếng mồi cực ngon mới có thể đánh động được đám này.
Mà mồi ngon cho bọn quân phiệt cát cứ là gì? Chỉ có quyền lực cùng lãnh thổ mới là miếng mồi ngon trong mắt các thế lực quân sự cát cứ.
Và Lý triều dĩ nhiên lấy Tư Minh, Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu để làm miếng mồi ngon để hướng đến các tù trưởng này. Nếu không phỏng chừng bọn chúng thật tâm xuất binh?
Ý là Đại Việt sẽ đòi lại các vùng đất thuộc về Giao Chỉ quận theo bản đồ từ thời Tiền Lý. Sau đó cắt các vùng này cho các tù trưởng quản lý, dĩ nhiên nếu đã đến mức độ này thì phong Vương không thể tránh khỏi.
Nhưng triều đình Trung Ương nhà Lý có thật tâm muốn làm vậy không?
Bài học nhãn tiền 20 năm về trước nhà Lý dụng lên Nùn Chí Cao để rồi tên này suýt nữa quay lại cắn Đại Việt một miếng đau.
Nói về Nùng Chí Cao thì có nhiều cái nhìn lắm và kể cả Tống hay Việt đều khá bưng bít sự kiện trên vì cả hai không muốn vạch mặt đánh nhau sống chết. Về thân thế ông tướng này thì là con của một thủ lãnh vùng Quảng Nguyên tê Nùng Tồn Phúc. Nhà họ Nùng này thực tế có gen gây loạn, từ thời Tồn Phúc đã nổi lên một lần ở biên giới Tống – Việt sau đó đòi tự lập tự xưng là Trường Sinh Đế đánh cả hai bên Tống – Việt tán loạn.
Lý Thái Tông giận lắm, anh mày đây xưng đế vẫ còn khá e dè chú dám hỗn, này thì Trường Sinh. Trùm cuối Đại Việt lúc bấy giờ đem quân lên Quảng Nguyên biến Trường Sinh Đế thành Đoản Mệnh Đế, thịt cả nhà. Cũng may Chí Cao chạy thoát.
Vấn đề ở chỗ đánh xong rồi nhà họ Nùng thì cũng không có ai quản được Quảng Nguyên, các thế lực nơi này không ai phục ai mà loạn cả lên. Người Việt thì cũng không có thể thành lập hành chính đô hộ ở nơi này vì sự thật là không đủ tiền và người. Nên nhớ cả đồng bằng Đại Việt lúc này gom lại đủ hơn 4 triệu. Mà vùng Quảng Nguyên bao nhiêu người? Hơn cả triệu người. Nếu Đại Việt muốn trú quân nơi này đủ sức trấn nhiếp thì ít nhất cũng phải cả 1-2 vạn quân. Mà tổng số thiên tử quân đời này chỉ có 26 ngàn người. Trú đóng nơi này di dân Việt lên núi thì nói thật triều Lý bỏ luôn đồng bằng cho xong. Đây là lý do Lý triêu thừa sức đánh dẹp các nơi ở miền núi nhưng lại chịu không thể áp đặt Đô Hộ phủ lên các vùng đất này.
Cử quan viên người Kinh lên nắm quyền mà không có quân đội số lượng lớn bảo kê thì năm bữa hai mốt ngày cũng bị giết cả. Đám người thượng này không bao giờ chịu để dân vùng khác đến làm chủ.
3 năm sau khi mới 16 tuổi Nùng Chí Cao cùng mẹ tập hợp bộ hạ lại một lần nữa nối bước người cha quá cố tự mình xưng đế lập quốc. Học kỹ bài học của cha nên ông con này tránh mấy chữ trường sinh, vạn thọ gì đó, sợ Đại Việt lại biến hắn thành Đoản Thọ Đế. Nhưng chuyện chuyện vui chẳng tày lâu, Lý Thái Tông lại cho quân bắt lấy Nùng Chí Cao mà nỏi, thắng oắt xưng vương xương đế đã hỏi Trẫm chưa? Nhưng không hiểu sao Vua Lý không trách phạt mà lại còn ban cho tên oắt này Quảng Nguyên Mục, Phong Tước Thái Bảo.
Biết Thái Bảo là sao? Thái Bảo chỉ đứng dưới Thái Úy và Thái Phó trong triều đình quan chức. Tất nhiên đây cũng là hư chức, vị Thái Bảo 17 tuổi này không thể dùng chức quyền của mình trong chính quyền trung ương nhà Lý. Nhưng cho dù là hư chức nhưng đối ngoại ai dám nói là không Vinh?
Vậy điều gì xảy ra ở đây, đân gian đồn là Vua Lý Thấy giết cha và anh rồi nay thương tình mà tha cho. Thực sự mọi chuyện đơn giản vậy sao? Vua Lý giết nhà họ Nùng còn ít, tiếc gì giết thêm một người. Là một vị quân Vương Nam chinh Bắc chiến, đồ cả thành Chiêm liệu ông ta có “ nhân từ” với phản loạn như vậy? Nói thôi đã thấy vô lý vô cùng, nhưng chuyện vô lý này lại cứ thế mà diễn ra.
Đây là một vụ trao đổi, mua bán hết sức tinh vi mà chỉ một số ít người trong cuộc thuộc tầng lớp cao cấp nhất của Đại Việt biết được. Họ Nùng sẽ nhận được hỗ trợ hết sức kể cả vật tư và quân sự từ nhà Lý. Nhưng đổi lại họ Nùng phải làm mấy việc sau cho nhà Lý. Thứ nhất sử dụng danh tiếng cùng sự ảnh hưởng của gia tộc để bình ổn Quảng Nguyên nơi vốn cực giàu tài nguyên khoáng chất như vàng, bạc và chu sa. Đồng thời từ từ nhấc lên thân tín của nhà Lý là họ Lưu ở Quảng Nguyên lên để thay thế Nùng gia ở vùng này. Đổi lại nhà Lý sẽ âm thầm ủng hộ họ Nùng lập quốc phía bên kia biên giới.
Đứng trước sức ép về cả mạng sống lẫn lợi ích làm lu mờ, một thiếu niên 17 -18 tuổi dĩ nhiên đồng ý. Vậy mới có chuyện Lưu Kỷ ngày nay tại sao từ một tộc bé ti hi có thể hùng vĩ nắm cả Quảng Nguyên quận.
Sự kiệ năm 1048, Trí Cao “lại nổi dậy” không thần phục nhà Lý, tự mình thành nước Đại Nam (大南). Lý Thái Tông sai Quách Thịnh Dật đi đánh, Trí Cao lại thua và xin đầu hàng. Tuy nhiên đó chỉ là bề nổi. Thực tế không có đánh nhau ở đây. Quách Thịnh Dật đưa quân lên cùng Trí Cao gặp mặt thân mật một chút rồi Tiểu Trùm tuyên sẽ không bao giờ gây hấn với nhà Lý nữa mà sẽ tiến sang phương Bắc. Nói đùa một chút chỉ cần người hiểu một chút chính trị cũng sẽ hiểu ở đây có chút mập mờ.
Tiếp theo đó Trí Cao với sự hậu thuẫn của ai đó bỏ lại Quảng Nguyên cho họ Lưu sau đó lao qua phương Bắc làm loạn trong 2 năm đánh chiếm cả vùng rộng lớn Quảng Nam Tây Lộ và Quảng Nam Đông Lộ của nước Tống khiến cho cường quốc này rung động run như cày sấy. Năm đó Nùng Chí Cao cũng chỉ 27 tuổi mà thôi. Chín Châu rộng lớn của nước Tống đã rơi vào tay hắn. Nếu nói một người bỏ đi gốc rễ của mình là Quảng Nguyên sau đó chạy lên phía Bắc đánh một lúc chín châu của người Tống mà không có một thế lực cực mạnh hậu thuẫn thì ai tin tưởng?
Vua Lý lập tức phone cho Vua Tống, “ Ê bạn hiền, nhà bạn đang có trộm, tôi nhảy qua bắt giúp nhé”
Tống said “ NO NO NO. Bạn ở nhà bạn đê đừng có qua nhà tớ, chuyện nà tớ để tớ lo” Tống biết thừa mưu tính của thằng hàn xóm nhỏ con nhưng có võ. Trộm là mày thả qua nhà tao, mày dễ gì có ý tốt giúp đỡ. Để thằng này qua nhà mình rồi đuổi nó về hơi khó, mà nó địa con vợ của mình đã lâu, má làm như anh không hiểu chú đang nghĩ gì!!!
Mưu tính này của là Lý là có thật, trong lúc này Tống liên tục thua trận ở phương Bắc, quốc khố thì thâm hụt, dâu giầu nước nghèo cho nên Đại Việt thương nhớ mấy mảnh đất cũ của mình trong lịch sử. Đánh qua đất Tống với danh hiệu giúp đỡ sau đó đòi trả công này nọ lưu quân không đi, ít nhất cũng lấy được mấy châu. Nhưng Tống tỉnh quá nên Việt ngậm ngùi.
Lúc này thì họ Nùng làm Đế đến nghiện mà muốn thoát khỏi sự khống chế của Đại Việt cho nên nói với Vua Tống. “ Ê anh Tống, anh thừa nhận em xưng Vương lập quốc cái, em hứa em giúp anh oánh thằng Việt”
Từ chuyện này cũng có thể nhận ra Nùng Trí Cao đang bị ai đó ảnh hưởng và muốn thoát hoàn toàn ảnh hưởng đó. Bởi lẽ hắn đang chiếm 9 châu của Tống liên quan mẹ gì Đại Việt cho nên thực chất không cần nhấc lên chuyện này. Nhưng khi hắn nhấc lên thì người mù cũng hiểu được quan hệ trong đó.
Tống thì sợ họ Nùng bẫy cũng sợ nếu đồng ý sẽ có lý do để thằng Việt bé nhỏ võ công đầy mình nhảy qua cho nên nói “ Nố Nồ Nô…chuyện này không liên quan thằng Việt, anh đóng cửa đập chú đã”
Còn Đại Việt thì được phên hú hồn, nếu Tống đồng ý phen ấy, cả thằng phản trắc kia và Tống hợp lực lại thì Đại Việt lâm cảnh khốn khó ngay.
Một lần rắn cắn cả đời sợ dây thừng, cho nên việc nhấc lên một thế lực ở Biên giới là điều cấm kỵ trong Lý Triều, họ không muốn có thêm một Nùng Trí Cao thứ hai.
Lần này nhấc lên chuyện chiếm đất phân cho các tù trưởng chỉ là mồi kích thích lòng tham cùng dã tâm của họ. Đồng thời sẽ điều binh khiển tướng sao cho đám Tù trưởng này phải có thiệt hại nhất định để sau này dễ bề khống chế.
Tức là một mũi tên trúng hai đích, vừa phá hủy sự chuẩn bị chiến tranh của nước Tống vừa kiểm soát một phần sức mạnh của các tộc vùng biên.
Nhưng trên thực tế ở một thế giới nào đó cũng cũng đã dựa theo sách lược này mà tiến hành, sử sách của thế giới đó luôn nói kế dương Tây kích Đông gì đó. Thổ binh phương tây làm chim mồi dụ địch, chính quân phương Đông công phá địch.
Có khi nào Chim mồi 6 vạn chính quân chỉ có 4 vạn trong đó đến một nửa là dân phu.
Có khi nào Chim đánh một mạch đến mục tiêu chính vây hãm cả tháng trời thì chính quân mới ung dung tới nơi.
Nhưng ở thế giới này có sự chuyển biến đặc biệt, rất nhiều âm thanh từ phe quân sự muốn thay đổi sách lược, từ một kế hoạch phá hoại muốn tiến lên một kế hoạch chiếm đất lâu dài và không muốn bào mòn thế lực của các cánh quân phía Tây một cách quá đà. Phải để họ đủ sức mạnh để thủ vững một số vùng đất chiếm đóng sau đó sẽ là quá trinh ngoại giao dài đằng đẵng.
Lý Thường Kiệt cho rằng nếu chỉ công phá một vài châu be bé xung quanh biên giới thì không thể làm ảnh ưởng kế hoạch của người Tống. Vì 5 vạn tân binh của người Tống đang ở Quế Châu mà không phải ở Ung Khâm Liêm tam châu. Do đó nếu muốn đạt được kế hoạch phá hoại triệt để thì nên để người Mân đánh người Mân mà gây nên một sự loạn lạch thật sự ở Vùng Lưỡng Quảng.
Nhưng Thái Hậu phe lại sợ chuyện Nùng Trí Cao lại một lần nữa tái diễn, suy nghĩ của phe Thái Hậu không phải không có lý. Nếu như dựng một người lên sau đó để người này độc lập một thời gian rồi quay lại cắn Đại Việt thì thực là họa vô đơn trí.
Nhưng phe cứng rắn là Lý Thường Kiệt nhìn thấy một điểm trí mạng ở kế hoạch bào mòn sức lực các tù trưởng vùng biên. Đó chính là nếu kế hoạch bại lộ, ý đồ của triều đình bị các tú trưởng biết được thì đảm bảo họ sẽ quay lưng lại với Đại Việt. Và thực tế chuyện này ở một thế giới nào đó đã xảy ra. Khi quân Tống phản công thì 9/10 các tù tưởng vùng biên quay lưng phản lại Đại Việt mà không hề có một tia chống lại quân Tống. Và cũng ở trong thế giới đó người đứng đầu hệ thống quân sự Đại Việt đã nhìn ra điểm này từ khi bắt đầu cho nên ông ta không hề cho quân chặn đánh quân thù ở vùng biên. Ông ta cho xây dựng phòng tuyến chống quân thù ở đồng bằng nơi hoàn toàn là người Việt trung thành.
Lúc này Lý Thường Kiệt muốn đưa ra một sách lược, nâng Thân Cảnh Phúc lên làm chúa ở Hợp Phố, vì không giống trong lịch sử ở một thế giới nào đó. Lý Thường Kiệt lúc này có quá nhiều con át chủ bài chưa lật, ông tự tin có thể nâng được Họ thân lên làm chúa vùng Hợp Phố. Tại sao chọn Thân Cảnh Phúc, vì họ Thân đời đời kết hôn cùng hoàng tộc nhà Lý, lòng trung thành là có, thứ hai thế lực họ Thân chỉ là dạng trung bình yếu trong các thế lực tù trưởng ở biên giới. Thiếu đi Lý triều hỗ trợ thì chẳng ai nghe họ Thân cả, cho nên muốn đứng vững họ Thân bắt buộc phải bấu vào triều đình.
Nếu Họ Thân và đám tù trưởng thủ được ở Hợp Phố thậm trí học theo Nùng Trí Cao tụ tập được dân Mân ở Lưỡng Quảng chống Tống thì đó mới là đòn đau vô đối cho Tống Béo. Suy nghĩ phe Lý Thường Kiệt không phải không có lý.
Đôi bên đều nghĩ mình có lý cho nên cự cái không thôi. Ỷ Lan Thái Hậu bắt đầu cho rằng Lý Thường Kiệt quá hiếu chiến và không nghĩ tới quốc gia vì để ủng hộ họ Thân đứng vững ở Hợp Phố thì Đại Việt phải trả một cái giá vô cùng lớn về kinh tế tài chính.
Nhưng Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự lỗi lạc, ông biết rằng nếu ngăn lại địch ở ngoài biên ải mới là thượng sách. Đánh nhau trên đất Việt nhất là gần Thăng Long thành thì dù thắng hay thua thì người thiệt hại vẫn là Việt tộc nhiều hơn.