Trong lúc Ký ca chậm rãi ung dung tiến về Ải Côn Lôn thì Lưu Kỷ đang vật vã với việc san lấp thành hào.
Nói như thế nào đây để mô tả nên sự khó khăn của việc lấp một con sông rộng 40m sâu 3-4m dưới làn mưa tên bão đạn từ thành cao.
Chuyện lấp một đoạn sông ngắn khác xa với chuyện xây một đoạn tường thành dài. Dù có nhiều người cũng dùng không nổi.
Ví như nếu có 1 vạn người cùng lao động thì có thể phân công chia đều trên các đoạn tường thành để công tác, nhưng lấp sông chỉ có thể chọn một đoạn ngắn để tiến hành.
Lưu Kỷ cũng khá thông minh và tháo vát, hắn cho dựng lên các tấm thuẫn tre nhiều lớp cao lớn cả 4-5m sau đó đẩy đến bên bờ hào sông để làm công sự che chắn.
Mỗi tấm thuẫn tre này đều được chống dựng rất kiên cố bằng gỗ tốt hoặc nhiều thanh luồng chắc chắn. Chính vì vậy nó tạo nên một bức tường thành che chắn không chê vào đâu cho các công nhân làm việc.
Chính phương án này đã giảm thiểu rất nhiều thương vong từ việc quân Tống bắn thẳng từ đầu thành với đại nỗ. Nhưng những thứ này không chống được máy bắn đá cùng cung tên có đường đạn đạo prabol có thể vòng qua tường che.
Xong với sự liều chết lấy máu và xương thịt lấp đường thì quân Lưu Kỷ trong 5 ngày trời với cả vạn lao động đã chất những đống đất cao ngất bên cạnh sông hào thành.
Thực tế từ lúc những đống đất này cao đến 4 m hơn thì tấn công tàm xa của quân Tống đã không mấy hiệu quả. Việc chất đống đất này chỉ là bước chuẩn bị cho việc san sông lấp thành.
Mọi người luôn nghĩ lấp thành trì thì đoàn người sẽ như con kiến khuân đất cát theo hàng lối sau đó dưới làn mưa tên lửa đạn mà đổ từng thúng, từng giỏ xuống sông? Đó chỉ là cảnh phim dựng lên cho vui cửa vui nhà mà thôi.
Thực tế kiểu kiến lấp thành đó chỉ có quân Mông cổ kỵ binh mới làm được. Mỗi một người kỵ binh mang theo một bao cát xông lên với tốc độ nhanh nhất gần đến chân thành và thả xuống, sau đó dùng tốc độ rời đi, hàng chục vạn kỵ binh cùng làm thì rất nhanh sẽ san lấp được một tòa thành cao lớn. Thương vong dĩ nhiên nặng nề nhưng vẫn còn chấp nhận được.
Nhưng bộ binh nếu học theo chỉ có thể chết chắc.
Vì vậy cách người phương nam san hào lấp thành rất khác. Họ dùng công sự che chắn, vận chuyển đến sát chân thành hoặc bờ hào số lượng nhiều nhất đất cát có thể. Sau đó cứ ban đêm sẽ lợi dụng trời tối để xúc đổ đất cát lan dần về phía trước. Cách này chậm nhưng hiệu quả và độ an toàn cao hơn nhiều.
Lấn sông thì dễ với 5000 mét khối đất được tập trung trong năm ngày bên bờ hào, quân Lưu Kỷ cứ dần dần xúc đổ xuống lòng sông trong đêm tối. Có công sự vài lớp tre dày bảo vệ cho nên quân Tống trong đêm cũng bất lực nhìn lòng sông hộ thành ngày càng thu hẹp lại.
Với nỗ lực tuyệt vời với của mấy vạn người trả giá bằng cả ngàn thương vong cuối cùng sau năm này một đoạn lòng sông hộ thành dài 50m đã bọi san lấp hoàn chỉnh.
Nhưng lấp sông và san thành là hai việc khác hoàn toàn nhau.
San thành phải đổi đất từ chân thành dần dâng lên đầu thành, kể từ đó mọi công xự che chắn gần như bất lực. Công binh chỉ biết lom khom che lên khiên mây ở trên lưng mà chống đỡ tên đạn mà lấp từng bao đất cát.
Nhưng sự việc đâu có đơn giản là chỉ tên đạn thông thường, vì phải đến ngay dưới chân tường thành để công tác nên binh sĩ của Lưu Kỷ sẽ phải hứng chịu cả gạch đá, đầu mộc từ tên tường thành cao cả chục mét quăng xuống.
Ngoài viên gạch cục đá còn có đầu mộc, nước sôi dầu đốt. Nói chung đến giai đoạnh này đó chính là lấy mạng lấp thành.
Chỉ một ngày trời cả ngàn người thương vong và không biết có bao nhiêu xác người vùi lấp trong lớp đất cát đang dần cao lên kia.
Những tưởng chấp nhận hi sinh vài ngàn người cũng có thể san phẳng mặt tường thành xông lên chiến đấu. Thế nhưng người Tống đã nhận thấy nguy cơ và họ tung ra thứ vũ khí tối thượng, lôi đạn.
Mấy thứ hỏa khí lôi đạn, tên lửa hay hổ đầu pháo của quân Tống thì các quốc gia lân bang hiểu rõ hoàn toàn, có tiếng không có miếng.
Đáng kể nhất có thể là các hũ sành chứa bột nôt đen của người tống nặng hàng chục cân có tên lôi đạn. Chúng cũng có sát thương kha khá khi tiến hành thủ thành thả từ trên cao xuống rồi phát nổ ở chân thành.
Nhưng nói thật thứ này quân Đại Việt cũng như quân Mân gặp nhiều, đáng sợ thì có đáng sợ, uy lực cũng ghê gớp nhưng nó có một ngược điểm đó chính là dễ vỡ. Thứ này từ đầu thành thả xuống nếu vỡ sẽ không phát nổ.
Song lần này quân Lưu Kỷ đã hoảng loạn thật sự khi phải đối diện với một loại lôi đạn mới của người Tống. Nho nhỏ bằng gang và tỉ lệ phát nổ phải lên đến 9 phần mười. Bằng gang thì thả từ độ cao bao nhiêu cũng sẽ không vỡ và thứ này nổ uy lực cực lớn với sát thương mạnh mẽ một cách vô lý.
Thi thoảng người Tống chỉ cần đổ dầu, đổ nước sôi hoặc ném một vài quả lôi đạn nhỏ đã đủ đánh bật cả một đám người Lưu Kỷ chạy toán loạn.
Chẳng mấy chốc xác chết, người bị thương nằm la liệt dưới chân tường.
Người Mân dưới trướng của Lưu Kỷ kinh hồn bạt vía không ai dám xông lên tiếp tục lấp thành. Ngay cả dùng chém giết đe dọa thì chúng cũng chống lệnh không đi lên. Đã có xô sát và phản kháng khiến cho Lưu Kỷ không thể không tạm đình chỉ kế hoạch lấp thành. Thứ vũ khí mới sức hủy diệt sinh mệnh quá lớn cho nên ngay cả Lưu Kỷ cũng không dám quá ép buộc quân lính, nếu hắn làm quá sẽ dẫn đến bạo động, dù sao quân dòng chính của Lưu Kỷ cũng chỉ có 1,5 vạn mà tổng số quân ở đây đã là 7 vạn người rồi.
Lưu Kỷ lúc này mới có được cảm giác đuôi to khó quẫy. Không còn cách nào khác Lưu Kỷ liên tục gửi thư cho Lý Thường Kiệt cầu xin trợ giúp. Nhưng quân triều đình viện lý do kháng cự Quảng Châu quân mà án binh bất động.
Áp lực về lương thảo, áp lực về thời gian công thành khiến Lưu Kỷ như phát điên, hắn đã bắt đầu cho thân binh ngấm ngầm giả dạng phỉ tặc đi cướp lương thực xung quanh vùng của các trại.
Lưu Kỷ hắn biết chuyện này nếu bại lộ sẽ nguy cơ vô cùng, nhưng Vương thị đoàn buôn nước xa không cứu được lửa gần, đường đi thì đều bị quân Đại Việt chặn cả cho nên chỉ có thể theo đường nhỏ vận lương cho quân Lưu Kỷ do dó số lượng hữu hạn vô cùng.
Lưu Kỷ vì muốn bảo mật quan hệ của hắn với Vương thị cho nên không thể công khai buôn bán nhưng hắn khoog biết rằng tin tức hắn và Vương thị hồ nháo chủ mưu kích động chiến tranh đã nằm trên mặt bàn của Lý Thường Kiệt từ lâu rồi.
Trái với thổ binh đang vây công Ung Châu.
Quân của Ngô Khảo Ký nhàn nhã đến rồi ải Côn Lôn.
Thực sự đánh nhau cả tháng trời lúc này tiin tức mới đến triều đình Đại Tống, lúc mà quan viên hoàng đế Đại Tống đang nháo nhào bàn mưu tính kế cãi vã um tỏi thì các tướng lãnh các đạo quân ở Lưỡng Quảng được lệnh nằm yên bất động cố thủ vị trí. Điều này đã diễn ra tương tự trong lịch sử.
Ải Côn Lôn chắn giữa khe hẹp thung lũng của dãy núi Tử Long nằm nghiêng phía Đông Bắc cách thành Ung Châu 40 km.
Thực tế Ải Côn Lôn gần giống như Ải Chi Lăng ở Đại Việt với hai bên là những dãy núi cao khó có thể vượt qua. Ải Côn Lôn che chắn con đường độc đạo từ Ung Châu tới Liễu Châu sau đó là nối với Quế Lâm của phương Bắc.
Có thể nói Ải Côn Lôn là môn hộ của Quảng Tây, chiếm đóng ải này lui có thể thủ, tiến có thể công và uy hiếp trực tiếp đến an nguy của Quế Lâm thủ phủ của Quảng Nam Tây Lộ lúc này.
Ải Côn Lôn cao cũng chỉ tầm chục mét chung bình, tường thành kéo dài từ Tây qua Nam hơn một dặm.
Điểm đáng nói đó là con đường độc đạo dẫn đến quan ải nay chỉ có chỉ co vài mét rộng… hai bên cũng là đá tảng lởm chởm không thích hợp tác chiến. Cho nên loại quan Ải này còn khó đánh hơn Đồ Chiêm Quan của Bố Chính vì ít nhất Đồ Chiêm Quan phía trước còn có thể tụ tập mấy vạn quân, có thể leo đồi đất mà tấn công tường thành.
Nhưng Ải Côn Lôn chỉ có một con đườn nhỏ tiến lên với vài hàn binh mã. Cho nên có thể coi đây là một tướng quản quan ải chống ngàn binh.
Thực tế tường thành của Ải Côn Lôn được xây rất rộng đến 12-13 m để tăng diện tích cho quân trú đóng cùng chiến đấu. Do đó nếu tấn công Ải này thì quân số đông lại không chiếm ưu thế, dù ngươi có thiên binh vạn mã thì cũng chỉ có thể dùng từng tốp nhỏ tấn công cửa quan. Do đó thực tế chỉ cần vài trăm binh tinh nhuệ canh phòng nơi này thì cả vạn binh cũng khó qua nổi.
Nhưng Ngô Khảo Ký quyết định không chờ quân triều đình, hắn dùng 5 ngàn binh hỗn hợp tấn công hùng quan có 700 tinh nhuệ người Tống canh phòng.
Vốn dĩ Ngô Khảo Ký được lệnh chờ đợi Lý Thường Kiệt hội quân rồi cùng nhau công phá, nhưng Ngô Khảo Ký nghĩ không cần. Vì có cho thêm quân đi nữa cũng chỉ là tiêu hai chiến, hai bên mài mòn cho đến khi Ải Côn Lôn không còn đủ người thủ thành.
Nhưng cách đánh này chết quá nhiều người và Ngô Khảo Ký không muốn thực hiện. Hắn có cách đánh của riêng mình.
Không cần nói nhiều lời, từ ngoài 300m Ngô Khảo Ký cho quân đội lập doanh trại cẩn thận với tường rào chắc chắn. Nơi này đủ xa để tránh mọi công kích từ đầu thành Ải Côn Lôn nhưng lại đủ gần để thực hiện mư đồ của Ngô Khảo Ký.
Ngày thứ hai Ngô Khảo Ký cho 300 phụ binh của người Mân đào đất san lấp mặt bằng sau đó khiển Châu Âu binh dựng lên những khẩu Trebuchet.
Ngô Khảo Ký điên loan? Mười thanh Trebuchet muốn bắn vỡ tường thành dày đến mười mấy mét.
Không không không.
Lúc này tên khốn thông minh vặt về quân sự như Ngô Khảo Ký mới phát huy sở trường của mình.
Mười cỗ Trebuchet này không phải để bắn thành trì mà để bắn đất cát san lấp thành tạo nên một con đường dốc thoải để quân Bố Chính có thể trực tiếp đi lên chiến đấu. Nói thật nếu để cận chiến kiểu đó thi Ngô Khảo Ký tự tin 2000 binh Châu Âu kín giáp thép có thể làm gỏi 700 quân Tống trên đầu thành.
Nhưng đó mới chỉ là tính toán của Ngô Khảo Ký mà thôi sự thực có thành công được hay không thì còn phải làm mới được. Nếu không thành công thì có thể chờ đại quân của Lý Thường Kiệt tới nơi cũng không muộn.
Ném đạn đá 50kg thì Ngô Khảo Ký thử rồi, với 5 tấn đối trọng có thể ném xa 300m không thành vấn đề. Nhưng ném một bao đất cát là cả một vấn đề khác hoàn toàn, nó không tròn và định hình như đạn đá nên sẽ có rất nhiều rườm rà.
Túi hàng để đựng đất cát thì Ngô Khảo Ký đã thu rất nhiều ở Liêm Châu, hợp phố là nơi thương cảng cho nên các loại hàng hóa đều phải đóng gói kể như thóc gạo, mì, và nhiều đồ đạ khác cho nên Ngô Khảo Ký thu nhặt là không ít.
Kết quả thử nghiệm cho thấy ném một bao đất cát 50kg không thể xa như ném một viên đạn đá 50 kg. Cho nhên mỗi bao đất cát Ngô Khảo Ký phải giảm trọng lương 30kg mới có thể ném đập vào tường thành Ải Côn Lôn mà rơi xuốn chân thành tạo nên hiệu quả vùi lấp. Không còn cách nào khác vì đối trọng nặng nhất mà máy bắn đá của Bố Chính chịu được chỉ có thể là 5 tấn, nếu cưỡng ép tăng cân nặng thì chẳng bắn được bao nhiêu lần máy bắn đá sẽ tự hủy.
Nhưng thách thức lại đặt ra đó là không đử bao tải. Ngô Khảo Ký mang đến chỉ có 8 ngàn cái bao tức là chỉ ném được đâu đó 240 tấn đất cát.
Trong khi đó muốn lập nên một con đường từ cách tường thành 20m lên cao 10m rộng 30m thì cần 3000 mét khối đất cát tương đương 450 tấn đất cát.
Do đó còn thiếu đâu đó 200 tấn đất cát cần bổ xung, nếu giảm đi độ rộng con dốc một nửa thì e rằng lại không đủ bề mặt cho quân sĩ tác chiến dẫn đến thương vong tăng mạnh.
Ngô Khảo Ký khá bối rối vấn đề này, hắn đang ngồi đó mà đăm chiêu suy nghĩ.