Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 133: Chương 133: Va chạm




Không có vũ khí lạnh nào là hoàn hảo, không có chiến thuật nào là bất bại. Mọi thứ đều có ưu nhược điểm của nó.

Cách chiến đấu hổ báo cáo chồn của đám “ Quái thú” Châu Âu binh có tính chấn nhiếp đe dọa, có tính phả hủy cực lớn, gần như nghiền nát mọi thứ trên đường chúng đi qua. Nhưng cách chiến đấu này bộc lộ nhiều nhược điểm vô cùng.

Tuy bá đạo và có sức hủy diệt tuyệt đối nhưng cách chiến đấu của đám người Châu Âu này sẽ làm họ luôn bại lộ khỏi khiên che. Những nhát chém hết tầm luôn làm họ chậm nhịp hồi chiêu và là khe hở để địch nhân phản công.

Những Sanock binh chỉ bị trấn nhiếp phút ban đầu mà thôi, sau đó với ánh mắt tinh tế của lão binh họ đã nhận ra nhược điểm của đám người to con vạm vỡ trên. Chỉ cần chờ đòn đánh của họ hết lực thì khả năng phản công lại đám người to con là cực kỳ rõ ràng.

Chiến đấu của Châu Âu Binh mặc dù cũng dùng khiên Scutum nhưng lại không giống như Legion fake Bố Chính. Lê Dương Binh Đoàn Bố Chính luôn là ẩn núp phía sau khiên và gần như không lộ bộ phận nào, chỉ dùng lưỡi kiếm Gladius để chích hoặc cắt vào sường đối thủ. Cách đánh này có vẻ chậm chạm đẩy tới và không đủ sức “rằn mặt” đối thủ như của người Châu Âu. Nhưng cách đánh đó giảm thiểu tổn thương vô cùng và đạt được hiệu quả tạm gọi là tốt.

Bố Chính không đủ người cho nên Ngô Khảo Ký build cách đánh có phần rón rén, điều này có thể hiểu được.

Cách đánh của Châu Âu Binh lợi hại ở chỗ nó gây hoang mang cực độ cho đối phương, áp lực cho đối thủ khi đối diện tràng cảnh quá máu tanh như vậy là cực nặng nề.

Châu Âu binh thực sự là bại lộ nhược điểm, nhưng họ có tới hai lớp giáp lưới. Đôi thằng to khỏe có thể vác nặng còn cho mình thêm một lớp thứ ba, chỉ là tăng thêm vài kg vác trên người. Bọn này chịu được.

Với 2-3 lớp giáp lưới thì tên bắn không mấy tác dụng, vũ khí nhẹ như đao và kiếm cũng không quá tổn thương cho họ. Đối lại với bọn quái này chỉ có thể dùng vũ khí nặng như rìu, búa, gậy đinh để có thể trực tiếp phá giáp hoặc gây nội thương.

Nhưng vũ khí đao kiếm của người Chiêm quá tồi, hay nói đúng hơn là vũ khí cho những binh sĩ thường của người Chiêm quá tồi, sắt non hay gang thiết không thể nào xuyên phá dễ dàng hai lớp giáp lưới.

Ngô Khảo Ký cảm giác nếu quân Chiêm không có voi chiến thì chỉ cần 1000 binh Châu Âu cũng đủ quét một lượt 4000 thường Binh chiêm này.

Người Châu Âu đẩy, đẩy đẩy…

Họ dùng sức mạnh vượt trội của mình để đẩy bay những người Chiêm thấp bé về phía sau, sau đó là nhoài người chém giết. Đẩy- chém cực nhịp nhành. Càng đánh đám quân Châu Âu này càng chứng minh tại sao người La Mã gọi họ là chủng Barbarians thực sự trong cách chiến đấu của họ có cái gì đó cực kỳ dã man và man rợ. Cái tên này không phải người La Mã tự nhiên mà đặt cho họ đâu.

Những tên Barbarians bị thương không những không lui lại cho người khác thế chỗ mà chúng càng điên cuồng gào thét đe dọa cùng sông lên phía trước. Chỉ trong phút chốc dưới ánh đèn pha chiếu rọi từ các tượng thồ, đám Barbarians binh đã đẩy cả một nhóm người Chiêm tiny lui lại hai mươi mấy bước chân, xác chết la liệt trên đường đi…

Bộ Binh Chiêm đứng trên bờ vực tan vỡ, nhưng lúc này từ phía sau ầm ầm đoàn voi chiến Chiêm quân xông lên.

………………

Thành Đặng Gia.

Lý Thường Kiệt không mạo hiểm vội vã tấn công thành là có lý. Quân Chiêm thực tế phản ứng rất nhanh quân đội đã tập hợp đầy đủ và khá chỉnh tề. Nhìn ánh đuốc nơi này có khoảng 8000 quân đang lục đục từ cổng thành đi ra.

Lý Thường Kiệt biết nếu lúc này tấn công là tốt nhất thời điểm khiến quân địch náo loạn và ùn tắc. Nhưng ông không thể mạo hiểm. Đánh đêm không giống như ban ngày, chỉ có thể từ từ đẩy lên phía trước theo đội hình, nếu đội hình di chuyển nhanh và loạn lên thì khả năng quân ta chém giết quân mình là cực lớn. Chẳng cần địch nhân tấn công quân ta sẽ tự động tan rã trước.

Vì vậy dù cơ hội trước mắt nhưng Lý Thường Kiệt phải bỏ qua, khoảng cách 800m là quá xa ở thời điểm đêm tối.

Ông chỉ có tể trơ mắt nhìn Chiêm quân nhốn nháo xuất thành tập hợp thành các nhóm quân đội phía trước.

Lý Thường Kiệt muốn vội cũng không thể được vì quân đội mà ông ta mắm giữ lúc này không phải quân đội thực sự chính quy của Bố Chính. Đông về số lượng, tốt về trang bị nhưng chưa chắc đã mạnh mẽ về đội hình và chiến thuật.

5 ngàn Việt binh Địa Lý Ma Linh có vẻ khá kinh nghiệm nhưng lại thiếu đi rèn luyện đánh đêm vì họ mới tới Bố Chính không lâu. 2 ngàn thổ minh người Môn trên núi ( 1 ngàn ở lại giữ Đồ Chiêm Quan) có vẻ khác thích nghi với đánh đêm nhưng lại thiếu tính kỉ luật. Chỗ Lý Thường Kiệt dựa vào chỉ có 1000 Lê Dương Binh Đoàn và 2 ngàn sương binh chính quy trong đó có một nửa là người thổ Môn.

Đại quân Lý Thường Kiệt ép sát thêm 300m thì lúc này quân Chiêm cũng đã thành hình trên cánh đồng binh nguyên trước mặt cổng bắc của thành Đặng Gia. Hai bên đối chọi gay gắt dưới ánh trăng lợt lạt.

Lúc này khoảng cách hai bên chỉ là gần 300m nhưng thực tế tình hình của đối phương chỉ là thông qua các thám báo qua lại đan xen để xem xét một cách chính xác. Với khoảng cách này mắt thường chỉ nhìn thấy mậm mờ đốn lửa từ cây đuốc hay từ đèn bão dầu hỏa mà thôi.

Trước mở màn một trận chiến đẫm máu trên cánh đồng là một trận chiến khốc liệt không kém giữa thám báo hai bên. Tuy lẻ tẻ nhưng nơi nơi thấy máu nơi nơi thấy xương.

……………………………

Doanh trại Anak Đê chân núi Am.

Không thể để địch nhân tiếp tục phóng hỏa đốt lều trại. Người Anak Đê cảm giác tự minhg bảo vệ tính mạng quan trọng hơn là việc cố gắng lên núi đột phá bãi lầy trong tình trạng phía sau lưng bị không rõ số lượng quân địch đốt phá chém giết.

Từng đàn Voi chiến nhanh chóng được điều ra ngoài doanh trại, nói đúng hơn là chạy trốn khỏi doanh trại đang bốc lửa ngùn ngụt. Ba vạn người ngựa loạn xà ngầu trong đêm thì hậu quả như thế nào đã hiểu.

Lý Thường Kiệt có chết cũng không ngờ được việc tập kích trại người Anak Đê lại đơn giản đến như vậy. Thực sự nó thuận lợi đến không thể tưởng tượng nổi. Người Anak Đê không hề có thám báo hay kỵ binh gì canh phòng trong đêm, sự canh gác của họ chỉ dừng lại ở các chòi gỗ cao dọc tường gỗ bao quanh doanh trại mà thôi. Nhưng phương pháp canh phòng này chỉ phù hợp báo động những nguy hiểm rất gần trong phạm vi mà ngọn đuốc chiếu sang vài chục mét. Trong khi đó quân Bố Chính là từ ngoài trăm mét bắn tên lửa từ Ballista vào trong doanh.

“ Tướng quân, bọ người Anak Đê đã tập trung rất nhiều voi chiến bên cổng phía Đông Bắc. ….” Một thám báo hồng hộc quay lại báo cáo…

“ Rất tốt… các Kỵ Binh Bố Chính, vặn lớn đèn bão, soi kĩ đường, chúng ta đi săn voi… cẩn thận chuẩn bị lôi đạn…” Ngô Văn Võ ra lệnh.

Nhánh quân 1000 người cùng ba chục tượng binh các loại này tập kích cả một quân doanh 3 vạn người không phải là đồ sát hay làm gì cả họ chỉ có một chức năng duy nhất đó chính là dùng sự cơ động của mình để quấy phá địch nhân. Quấy không cho chúng làm được bất kỳ thứ gì, dùng mọi cách để cầm chân địch tức là thắng lợi.

……………………………………..

Đã 11 giờ đêm… đêm nay Bố Chính không ngủ.

Và người Chiêm cũng không ngủ.

“ Tập trung 50 chiến tượng về phía trung quân, đột phá từ đây. Mon Nandash ngươi chỉ huy tượng binh lao thẳng vào trung quân địch, không cần biết thương vong… thẳng hướng lao không dừng…” Harivarman IV phất kiếm chỉ huy.

Dưới cáu vài ngàn ánh đuốc sáng chưng, quân Chiêm sau một hồi chầy chật cũng đã tạo nên đội hình hoàn chỉnh dù vẫn còn nhốn nháo ca xôn xao.

“ Trây on-đeng chỉ huy cánh phải chờ cho trung quân của địch rối lao vào trợ chiến…”

“ Trây kon-trop cánh phải quân án binh bất động chờ đợi thời cơ……….”

Một loạt các mệnh lệnh được Harivarman IV đưa ra sau khi thám báo đã hoàn thành công việc tìm hiểu tình hình địch.

Màn đêm đã giúp cho quân Chiêm Thành, trong màn đêm các thám báo của họ dễ dàng hơn tiếp cận trận địa của quân Bố Chính vì trong màn đêm yểm hộ họ có thể lách qua các “khe hẹp” của Bố Chính thám báo một cách dễ dàng.

Sơ đồ bố trí trận địa của người Bố Chính khá rõ ràng được vẽ ra và Harivarman IV đã có được đối pháp tương ứng.

Lý Thường Kiệt cũng sắp xếp từ hâu ba cánh quân hay nói đúng hơn từ lúc xuất phát họ đã ổn định với đội hình này. Trung quân bộ binh thuần túy. Canh trái và cánh phải có rất nhiều “tượng binh” dẫn đầu và theo sau là bộ binh cùng các binh chủng khác.

Các thám báo nhìn thấy rõ ràng từng đàn “ voi chiến” khoác giáp sắt lấp lóe trong ánh đèn trải đầy hai bên cánh trái phải của quan Bố Chính số lượng “ Chiến tượng” không thua kém quan Chiêm là bao.

Cho nên Harivarman IV quyết định sẽ đột phá vào trung quân của Bố Chính vì nơi này chỉ toàn bộ binh không có nhiều uy hiếp.

Harivarman IV biết rất có thể đây là mồi nhử và hai cánh của Bố Chính sẽ đánh úp vào đoàn chiến tượng Chiêm, nhưng đây là cuộc tấn công cảm tử gây rối loạn đội hình địch cho nên có hei sinh hơn 50 chiến trượng thì Harivarman IV vẫn hài lòng, miễn là quân Bố Chính loạn đội hình thì sự hi sinh đó là hợp lý.

Tiếng tù và thổi lên liên hồi, tiếng cồng chiêng, tiếng la hét ầm vang.

Quân Chiêm là người chủ động tấn công. Hơn 50 chiến tượng ầm ầm lao về phía trước tiếp theo sau là 4000 bộ binh hùng hậu của họ. Hai bên cách trái phải mỗi bên 2000 chuẩn bị sẵn nhắm thời cơ xông vào quyết chiến.

Phía kia chiến tuyến Lý Thường Kiệt khuôn mặt không có mấy biểu cảm, những gì quân Chiêm làm lúc này đều trong dự liệu của ông ta.

Voi chiến hai bên của Bố Chính toàn là voi thồ lắp đèn mà thôi, khoác giáp cho oai nhưng thực tế không thể chiến đấu. Đám này là chướng nhãn pháp làm cho quân địch hướng sự chú ý vào trung quân nơi ông đã bố trí sẵn trận địa chờ đợi.

Không phải đơn giản mà thám báo của người Chiêm có thể dễ dàng tiếp cận hai cánh của quân Việt để thăm dò. Nếu Lý Thường Kiệt không cố tình thả lỏng để chúng nhìn thấy thì quân Chiêm mãi mãi không thể nhìn rõ ba cánh của người Việt Bố trí ra sao.

Đàn voi chiến của Chiêm Thành đã bắt đầu động với khí thế phiên giang đảo hải lao lên, nhưng lạ thay một số lượng lớn thám báo của quân Đại Việt vẫn lởn vởn trước trung quân của họ mà chưa rời đi.

Chỉ khi đàn voi chiên tăng tốc đến 1/3 chặng đường thì đám thám báo mới tản qua hai bên mà chạy tứ tán…

58 con voi chiến toàn thân giáp mây xông lên với vận tốc bàn thờ thì chỉ những người đối diện chúng mới hiểu được sự áp bách là ra sao.

Các Sương binh Bố Chính run lẩy bẩy. Chặng đường 300m với một con voi tăng tốc 35km/ giờ thì chỉ mất 40 giây mà thôi.

Ầm Ầm Ầm … mặt đất như run rẩy… thật giống như một trận động đất nhỏ kèm theo những tiếng trống trạn, tiếng tù và, tiếng cồng chiêng…Những thứ này cộng dồn sẽ là một áp lực cự đại lên kẻ địch của đàn chiến tượng.

Quân Bố Chính không động.

Chỉ có những tiếng hít thở rồn dập do hồi hộp, không kèn, không trống, không tù và, không cồng chiêng. Đoàn quân im lìm như xác sống.

Harivarman IV nhíu mày, hắn không thấy được cảnh chiến tượng của Bố Chính hai cánh bủa vây, hắn cũng không thấy người Việt có bất khì hành động nào… Chẳng nhẽ người Việt tính dùng tấm thân máu thịt của bộ binh để cản trở đàn voi chiến đã đạt đến đỉnh của tốc độ?

Từng chiếc đèn pha từ hai bên cánh của quân Bố Chính chiếu rọi về khoảng giữa trung quân con đường. Dù sao công nghệ chế tao có thần thô ráp, cho nên dù đèn bão khổng lồ như ngọn đuốc cháy rừng rực cũng như loa hứng sáng, thấu kính cũng chỉ giúp đèn chiếu tốt trong khoảng cách hơn 100m một chút. Quá xa thì hiệu quả không rõ ràng.

Nhưng như vậy đã đủ.

Chiến tượng Chiêm Thành ầm ầm lao đến khoảng cách 150m thì Bố Chính động., từng tiếng còi lệnh rú lên trong đêm thê lương đến tột cùng.

Tiếng còi lệnh của Bố Chính như chẳng có được khí thế gì trước trống, kèn, tù và của người Chiêm nhưng nó lại réo rắt và lạnh lõe đến tột độ.

Một nài tượng Chiêm Thành đang ra sức gõ búa lên đầu chiến tượng bỗng nhiên hắn cảm thấy mình biết bay và bay lên trời…

Thực tế đúng là hắn đã bay ngược về phía sau. Một mũi tên thô to như hai ngón tay cái đã xuyên thấu cơ thể hắn sau đó ném cơ thể tên này bay về phía sau không thương tiếc. Cảm giác cuối cùng của tên này trước khi chết đó chính là ta đã bay….

Trong mắt người Chiêm lúc này bỗng nhiên xuất hiện vô số mũi tên khổng lồ xuất hiện và dần phóng lớn trong võng mạc của họ.

… Phập… greeec……. Phịch….. xì xì xì……

Một mũi tên lớn trực tiếm xuyên vào đầu con chiến tượng khiến nó vật ngã tại chỗ.

Liên tiếp những mũi tên phóng lên tới.

Hàng đầu của Chiêm Thành Chiến tượng bị đả kích trầm trong.

Phía bên kia chiến tuyến binh sĩ Đại Việt đang nhấp nhô với những khẩu Ballista to lớn.

Đây là Ballista bộ binh với chân đế rời cơ động, đây không phải là những cỗ Ballista nhỏ nhắn gắn trên lưng voi. Đây là những khẩu cự đại Ballista với tấm bắn trên 300m và trong 150m sức xuyên thấy khủng bố với mũi tên 3 cạnh xoáy. Đây là vũ khí có thính sát thương cự đại trên chiến trường bộ binh.

Nhưng quân Chiêm rất cứng, lợi dụng sức sống cường đại đến tê răng của chiến tượng, hàng đầu gặp thương tổn lập tức các nài tượng cố gắng điều khiển cho chiến tượng lệch đường đi qua hai bên để không ngăn cản đồng đội. Trước khi chết các chiến tượng hàng đầu vẫn đủ năng lực để làm điều này.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.