·
Nhác thấy bóng áo trắng đang ngó nghiêng trước cổng, con vàng đang nằm khuất sau bậu cửa ngóc đầu dậy nhìn. Lạ cái, nó chẳng sủa gì, cũng ko vọt ra, cứ tròn mắt nhìn người thanh niên đang toe toét cười đằng kia. Đoạn, hếch mũi lên ngửi ngửi rồi lại nằm xuống nhưng đôi mắt vẫn ko ngừng dò xét. Ông em bị lớp khói mờ mịt che mắt nên ko trông rõ là ai, đành đứng dậy chạy ra. Gần đến nơi mới “ à “ lên một tiếng: “ cậu Khanh đấy phỏng! “. Rồi nhanh tay mở then chốt cổng. Người thanh niên bước vào sân, thái độ thoải mái, nói:
- Lâu lâu mới ghé nhà chú H, dạo này cô chú vẫn mạnh khoẻ chứ ạ?!
- Ờ, cũng may trời thương, tôi và bà nó vẫn khoẻ cả.
- Vâng, cô đâu chú, giờ này chắc đang nấu cơm nhỉ?
- Bà nhà tôi mới xuống tỉnh thăm mấy đứa sáng nay rồi.
- Vậy ạ, lâu lắm ko gặp thằng Q, thằng M, bọn nó chắc cũng ít về.
- Vâng, cái sự học hành nó phải để lên đầu chứ, hai ông bà già tôi vẫn còn tự lo thân được. À mà bố cậu dạo nay sao rồi?.
- Bố cháu xuất viện đc nửa tháng rồi, giờ thì sức khoẻ cũng hồi phục một hai phần rồi chú!.
- Vậy là tốt rồi, từ hồi sang thăm bá ấy đến giờ nhà tôi cũng bận nên chả có đi đâu ghé sang hàng xóm trên ấy được.
- Cháu hiểu mà - chàng thanh niên khoát tay cười xoà.
- Cháu cũng thế mà, có đi đến đâu được đâu chú, cả tuổi thanh xuân chỉ để đi bốc thuốc thôi chú ạ!. - Chàng ta vừa nói vừa giơ hai bàn tay ra hoa hoa trước mặt để minh hoạ. Rồi chắp tay sau lưng, chép miệng than thở:
- Nói thật, là vì tâm nguyện của bố cháu nên cháu phải theo, ông cụ gần đất xa trời rồi, trả nghĩa được ngày nào hay ngày đấy!.
Ông em đứng nghe chàng trai tâm sự, thi thoảng lại khẽ gật đầu vẻ cảm thông lắm:
- Cậu nghĩ thế là tốt, cha truyền con nối, cố gắng mà phát triển cái nghề gia truyền của dòng họ, trách nhiệm của “ đích tôn “ nặng nề lắm!. - Rồi đưa tay vỗ vỗ lên vai cậu ta.
- Khà!. Ấy thế mà cháu lại thích ông truyền cháu nối hơn!. - Khanh cười ha ha rồi cao giọng nói vẻ tếu táo.
Ông em khẽ cười khan một tiếng, hình như là hiểu ý cậu ta muốn nói gì.
- Sinh nghề tử nghiệp, thôi thì chọn cái nghề nào nó nhẹ nhàng thì ta làm cậu ạ. Còn cả cái dòng họ nữa đâu phải chuyện đơn giản. Thôi cậu vào nhà ngồi đi, tôi đang đun dở ấm nước, sắp sôi rồi, lấy cái pha ấm chè rồi làm ván cờ chứ nhể!. Lâu lắm rồi ko xuất trận!. Khà...khà!.
- À, dạ thôi chú H ạ. Để tối đi, tối hôm nào rỗi cháu lại sang, chú cháu mình làm ít mồi, vừa nhắm vừa so tài cho nó hứng khởi chú ạ. Nay cháu sang là định xin chú mấy cây tre để về làm cái giàn phơi thuốc. Dạo này khách khứa tăng, chỗ giàn phơi kia ko đủ nữa chú!.
- Vậy hử, làm ăn thế là tốt, mát mẻ!. Hỏi gì thì khó chứ dăm ba cây tre thì nhà này thiếu gì, cậu xuống nhắm cây nào thì chặt cây đấy. - Ông vừa nói vừa ẩy vai anh ta đi, ko quên chạy vào bếp lấy thêm con dao rựa dài và nặng cho anh chàng cầm theo.
Khanh vừa cầm dao vừa nhắm hướng vườn dưới nhà em mà đi, bất chợt, anh ta quay ngoắt đầu lại nhìn vào phía trong nhà, hai, ba giây sau mới bước tiếp. Vẻ mặt ko rõ đang nghĩ ngợi điều gì...
Vì đang đun dở ấm nước nên ông em ko đi cùng cậu ta. Lúc này, Khanh đã xuống đến vườn. Cả khu vườn rộng mênh mông bao trùm lên bóng áo trắng thanh nhã. Cậu ta chưa vội ra chọn tre, còn đang thong thả rảo bước ngó nghiêng khu vườn um tùm cây cối này. Tay cầm dao chắp lại ở sau lưng. Chợt ánh mắt Khanh dừng lại ở cây dừa mà ông em dựng hàng rào. Những vết cào xé ở gốc cây nay đã khô và thâm lại. Khanh tiến lại gần để quan sát kỹ hơn, cậu ta đưa ngón trỏ ra sờ vào một vết rạch ngang khá sâu ở gốc cây rồi đưa lại gần mũi ngửi. Trên đầu ngón tay trỏ của cậu ánh lên một sắc đỏ nhàn nhạt dưới ánh nắng. Sau đó, lại ngửa cổ nhìn lên phía ngọn dừa. Lát sau, Khanh đứng dậy phủi phủi bàn tay rồi thọc vào túi quần. Điệu bộ ra chiều đăm chiêu lắm. Anh bước chầm chậm đi dọc theo bìa vườn, gần cái hàng rào ngăn cách hai khu vườn, một lớn, một bé của hai nhà. Vầng trán cao và rộng hơi chau lại chút đỉnh. Gương mặt tuyệt nhiên ko thể hiện bất cứ thái độ gì đặc biệt. Duy chỉ có đôi mắt sáng là đang ko ngừng quan sát phía dưới đôi chân mày rậm, phần đuôi chân mày hơi hếch lên. Lúc này Khanh đang đứng sát bờ rào, mặt hướng về phía nhà ông T, anh đảo mắt nhìn quanh một lượt. Chợt tiếng lá cây xào xạc, một luồn gió khô dị hợm từ bên kia vườn thốc tới, nồng và sộc một mùi gì đó hơi oi oi. Anh nghiêng người đưa tay lên che mũi, mắt sắc nheo lại. Tai trái hơi giật giật cũng là lúc trong đầu Khanh thu được những âm thanh gì đó mà chỉ có mình anh biết. Hai con ngươi nâu nhạt co lại, ánh lên tia nhìn sắc bén. Đôi mắt đang hướng thẳng nhưng dường như có thể cảm nhận được tất cả mọi chuyển động vô hình xung quanh. Khanh khẽ “ hừ “ một tiếng. Lúc này sực nhớ ra việc chính, anh chàng mới nhặt dao hướng phía bờ tre mà bước đi. Khanh biết, rất xa ở một xó tối lạnh lẽo và im lìm trong ngôi nhà ông T, có hai cái bóng nhờ nhợt, vô định đang chĩa mặt về phía anh hằm hè, phẫn nộ.
Lúc này trên nhà ông em đã đun xong ấm nước được một lúc, đang ở bàn uống nước lau chùi lại cốc chén ngồi đợi anh chàng Khanh lên. Một lát sau thì thấy bóng áo trắng thấp thoáng ngoài mé vườn, trên vai Khanh vác hai cây tre khá dài, trán rịn mồ hôi. Dáng dấp thư sinh nhưng chàng ta ko vì thế mà tỏ ra “ chân yếu tay mềm “. Có lẽ, đó là một phần trong những gì mà ông nội của Khanh để lại cho đứa cháu đích tôn nhà họ Hứa.