Hai ngày nay Lưu Mai vẫn vô cùng khong vui, Văn Quân sinh con trai rồi, vốn dĩ cô vui cho họ từ tận đáy lòng. Nhưng phản ứng của cha mẹ chồng cũng quá mãnh liệt, nhất là thím Lý, cứ như bỗng dưng cao hơn một khúc, nhìn ai cũng nhìn từ trên xuống. Trẻ con sinh ngày thứ hai, cả nhà bàn bạc chuyện chúc mừng. Hai cụ vừa mở miệng là cho năm nghìn, còn cứ nói cho ít. Nhớ năm đó, lúc Lưu Mai sinh con gái, hai cụ chỉ cho hai nghìn, thím Lý còn nhắc mãi trước mặt mẹ Lưu Mai, mãi đến khi mẹ Lưu Mai móc năm nghìn tiền lì xì ra, thím Lý mới không hé răng nữa.
Hòa Thuận là con lớn, lúc sinh con thì em hai Hòa Bình, em ba Hòa Nhạc đều còn chưa kết hôn, ý thím Lý là chưa kết hôn thì tính là cả nhà với hai cụ, không cần cho riêng. Khi đó Hòa Bình với Văn Quân đang yêu đương, Văn Quân thật ra rất tốt, cho riêng Lưu Mai một bao lì xì năm trăm. Lúc này Văn Quân sinh con rồi, hai vợ chồng Lưu Mai bàn bạc, muốn cho bao lì xì một nghìn. Vốn dĩ đã chuẩn bị tiền rồi, có điều chưa kịp nói với hai cụ. Mà thím Lý mở miệng, chỉ tên điểm họ bảo Hòa Thuận và Lưu Mai cho nhiều một tí, nói đây là cháu đích tôn của nhà họ Lý, bảo bọn họ chú trọng, không thể ít lễ. Lưu Mai vừa tức giận, dứt khoát rút ra nửa tiền, chỉ cho năm trăm.
Hòa Thuận trách Lưu Mai cho ít. Lưu Mai nói: “không phải em nhằm vào hai vợ chồng Hòa Bình, em là nhằm vào mẹ anh. Mẹ cũng quá thiên vị rồi. Mẹ thích thiên vị cháu trai thì tự mẹ cho đi, dựa vào cái gì hò nọ hét kia em bảo em lấy nhiều tiền? Mẹ càng nói thế em càng cho ít. Mẹ giỏi thì nhằm vào con thứ ba đi, em xem Hòa Nhạc có nghe không!”
Lưu Mai nói lời này thật trúng tim rồi, Hòa Nhạc thực sự không nghe thím Lý. Thím Lý thu xếp bảo Hòa Nhạc cũng cho một phần, lúc đó Hòa Nhạc liền từ chối: “Con còn chưa kết hôn, dựa vào cái gì mà bảo con cho? Vả lại hồi anh cả cũng không cho cơ mà? Sao đến anh hai lại thay đổi?”
Thím Lý nói: “Anh hai con sinh con trai cơ mà.”
Hòa Nhạc nói: “Con trai thì làm sao, con trai mới là nuôi cho người ta đấy. Lỗ vốn lỗ nhà, có cái gì tốt?”
Thím Lý nói: “Đừng nói vớ vẩn. Lúc chị dâu con tới ở cữ, cấm nói như vậy!”
Hòa Nhạc bĩu môi nói: “Điều này con không biết! Nhưng mà, con thật sự không có tiền. Mẹ cũng biết, mấy đồng tiền lương của con còn chưa đủ mình con tiêu đấy, nào còn có thừa. Mẹ bảo con đi đâu kiếm tiền giải quyết tiền lì xì này chứ?”
Thím Lý mắng: “Hút ít mấy điếu thuốc lá, uống ít mấy lần rượu, thì có ngay, còn khóc kể với mẹ!” Nói đi nói lại, bà biết tính con thứ ba, đích thật là người kiếm một tiêu hai, tháng nào cũng tìm bà vay tiền đấy, anh thực sự không có tiền. Không có cách nào, hai cụ đành phải bù cho anh trước năm trăm, nói là bù, nhưng nếu bảo anh trả tiền thì không biết là ngày tháng năm nào.
Chuyển tới hôm khác đúng vào cuối tuần, người một nhà đều đi bệnh viện thăm cháu. Cháu trai khoẻ mạnh kháu khỉnh, đích xác thích người. Ngay cả Hòa Nhạc là người không chịu được trẻ nhất này cũng ngồi kia đùa cháu. Thím Lý thấy nhiều người, muốn lén nhàn nhã, nên đấm lưng ngồi vào bên cạnh. Chú Lý về nhà sớm chuẩn bị cơm nước, Hòa Nhạc ngồi một lúc cũng đi. Cuối cùng thì còn lại ba người nhà Lưu Mai. Vốn dĩ Lưu Mai rất thích trẻ con, muốn ở lâu lâu, nhưng thím Lý lại coi Lưu Mai như bảo mẫu không cần tiền, lúc thì bảo cô giặt tã, lúc thì bảo cô pha sữa bột. Ngay cả Văn Quân nằm ở bên đều ngượng ngùng rồi, liên tiếp nói chị dâu chị nghỉ một lát, nghỉ một lát đã. Lưu Mai tất nhiên cũng tức giận, làm xong thì lôi kéo Hòa Thuận đi. Thím Lý thấy, còn không khỏi cằn nhằn sau lưng cô vài câu.
Lưu Mai vốn có kế hoạch nhân dịp Văn Quân chưa xuất viện, lại giúp bọn họ thu xếp đồ đạc cần dùng, thím Lý giày vò thế, thì cũng không có tâm trạng nào nữa, về đến nhà thì lên giường vùi đầu ngủ thiếp đi. Chú Lý thật ra là một người chịu khó, chuẩn bị xong xuôi cơm cho ba người trong bệnh viện, tiện thể nấu cả cơm cho người trong nhà. Lưu Mai ăn sẵn, có chút băn khoăn, đến lúc làm cơm tối thì chạy tới giúp chú Lý. Người một nhà vui vẻ ăn cơm tối xong, chú Lý vui vẻ bởi vì có cháu trai bản thân mình lại làm thêm món rau trộn, bật một chai rượu xái, muốn gọi con cả Hòa Thuận cùng uống. Hòa Thuận nói “có việc muốn tăng ca.” rồi vội vàng ra ngoài. Hòa Nhạc thì sớm chạy mất, trước khi ra ngoài còn nói buổi tối có hẹn nên về muộn. Ông cụ ngồi cạnh bàn tự rót tự uống. Đang vui đến loạng choạng thì bỗng nghe có người gõ cửa “ầm ầm“. Lưu Mai vừa mở cửa, thì thấy thím Lý hầm hừ cất bước đi vào. Cả nhà đều mơ hồ, thím Lý không ở bệnh viện phục vụ Văn Quân, sao lại tự mình chạy về?
Lưu Mai không khỏi hỏi một câu, thím Lý đen mặt không tiếp lời. Lưu Mai nhìn tình hình có vấn đề, cũng không muốn chọc bà nữa, nên đưa con về phòng mình. Thím Lý nghẹn một bụng tủi thân, thấy chú Lý còn bưng chén rượu không chịu buông, lập tức giận dữ, đi tới một tay đoạt cái chén, thoáng cái đập xuống đất, mảnh sứ vỡ và rượu vương đầy đất. Chú Lý sợ đến sửng sốt, rượu cũng không dám uống, vội vàng thu dọn chén rồi pha cho thím Lý một cốc nước mật. Thím Lý uống một phát hết cả cốc mới cảm thấy thoải mái hơn, cũng bắt đầu cảm thấy đói bụng, lúc này mới nhớ ra tức giận cả buổi, ngay cả cơm chưa thèm ăn thì đã đi khỏi bệnh viện rồi. Cô tức giận nói với chú Lý: “Ông thì uống ngon lành rồi, tôi đây bận việc cả một ngày, ngay cả miếng cơm nóng cũng chưa dính miệng đấy!” Chú Lý vừa nghe, thì vội vàng đi hâm nóng cơm cho bà. Nghe trong phòng bếp vang lên tiếng nồi va bát chạm, chỉ chốc lát sau, cơm nước được bưng lên bàn.
Thím Lý nghển đầu nhìn, hai món một trứng gà rán, một chân giò hun khói, cộng thêm cơm tẻ và canh trứng hoa, tuy đơn giản, nhưng cũng là một mặn một chay, một cơm một canh. Lập tức không nói nhiều nữa mà bưng bát lên ăn. Quanh đi quẩn lại một trận như thế, thím Lý thật sự đói, ăn cứ phải gọi là ăn như hổ đói, mãi đến khi bát đĩa sạch bách mới thôi. Buông đũa, lau miệng, chú Lý ở sẵn bên cạnh đưa cho một chén chè đặc. Thím Lý nhấp một ngụm, buông chén chè, lúc này mới kể lại ngọn ngành chuyện ở bệnh viện cho ông già nghe. Nói đến chỗ tủi thân, không khỏi rơi lệ. Chú Lý vừa nghe vừa khuyên, nói mãi lời hay, thím Lý vẫn tức giận.
Lưu Mai ở trong phòng nghe thím Lý quăng bát ném đĩa thì vô cùng không vui, người đã từng ấy tuổi rồi mà không hề chững chạc, dù có tức giận cỡ nào cũng không ồn ào đến mức ấy chứ. Dù thế nào còn có trẻ con ở đây đấy, không sợ con cháu cười. Con gái Linh Linh của Lưu Mai thật ra rất ngoan, bé nhỏ giọng nói với Lưu Mai: “Bà nội lại tức giận, mẹ con mình cứ ở trong phòng một lúc, đừng đi ra. Đừng chọc cho bà nội mất vui.” Lưu Mai xoa đầu con, lòng vừa ấm áp vừa khổ sở, con gái thực sự trưởng thành, hiểu chuyện rồi. Nhưng chính vì là con gái, bà nội vẫn không chào đón Tiểu Linh Linh, thế mà đứa bé này còn vô cùng ngoan ngoãn, lúc nào cũng nghĩ cho ông nội bà nội. Ây, đám người lớn ấy, có đôi khi còn không bằng một trẻ con!
Thím Lý ở đây tức giận cả đêm, nghĩ Hòa Bình dù không về xem, cũng phải gọi cuộc điện thoại hỏi thăm. Nhưng chờ đợi mòn mỏi vẫn không có. Thím Lý chỉ phải ôm nỗi tức giận mà ngủ. Sáng sớm hôm sau thức dậy, càng nghĩ càng giận, bữa sáng cũng không ăn nổi, đã lôi kéo cả nhà muốn đi tìm hai vợ chồng Văn Quân khởi binh vấn tội. Chú Lý tất nhiên là khuyên bảo, nhưng nói thì cũng như chưa nói, bao nhiêu năm rồi có lần nào là thím Lý nghe ông chứ?
Lưu Mai không lên tiếng, chỉ tập trung chăm sóc con ăn sáng, lại tranh thủ lúc rảnh rỗi múc cho Hòa Thuận và bản thân mình bát cháo.
Hòa Thuận tiếp nhận cháo Lưu Mai đưa, vừa ăn vừa nói với mẹ: “mỗi chuyện như thế có đến mức không! Đều là một nhà, ầm ĩ có gì hay.”
Hòa Nhạc thấy trông mà thèm, không khỏi cầu xin Lưu Mai cũng múc cho mình một bát. Lưu Mai cười cười, dứt khoát múc cho mọi người mỗi người một bát cháo. Trong giây lát, cả gian nhà tràn đầy tiếng ăn cháo, ngoại trừ chú Lý thì không ai thèm để ý thím Lý nữa. Thím Lý tức giận đến đang muốn phát cáu, điện thoại vang lên rồi. Chú Lý nhận, là Hòa Bình thì vội đưa điện thoại cho thím Lý. Thím Lý đầu tiên còn dỗi không tiếp, Hòa Thuận, Hòa Nhạc đều khuyên bà mau nhận, lúc này thím Lý mới cầm ống nghe, mắng xối xả Hòa Bình một trận. Về phương diện ứng đối phụ nữ hay cáu kỉnh, Hòa Bình từ nhỏ mưa dầm thấm đất, hôm nay lại có kiểu người mạnh mẽ là Văn Quân nên lúc nào cũng được rèn đúc, coi như là kinh nghiệm sa trường rồi. Anh kiên trì nghe, không nói một lời, mãi đến khi thím Lý mắng sướng rồi thì mới nhẹ giọng nói chậm, lém lỉnh vừa dỗ vừa lừa bà, khuyên can mãi rốt cuộc mới qua được chuyện hôm qua.