Mười Năm Thương Nhớ

Chương 18: Chương 18: Bánh Đường Và Đậu Phụ




Ô Thủy có thề coi là ngôi làng sông nucớ điển hình. Trải qua sự gột rửa kéo dài hàng nghìn năm của lịch sự, nước vẫn chảy êm đềm, sông ngòi bát ngát một màu xanh xanh. Nhà cửa hai bên bờ sông vô cùng đơn sơ, giản dị, ngói xám đá xanh, cửa sổ gỗ có khung bao. Trước hiên nhà treo từng chùm đèn lồng nhẹ nhàng đung đưa trong gió, tựa như túm tóc đuôi gà của cô gái vùng Giang Nam đang cầm ô bước vào con ngõ nhỏ, một vẻ đẹp giàn dị mà thu hút.

A Hoành đã quá quen thuộc với cảnh tượng này, nhưng Ngôn Hi thì tò mò nhìn ngắm như một đứa trẻ mới chào đời.

Ông Vân đưa cho A Hoành một ít tiền và mỉm cười hòa nhã, dặn dò cô đưa Ngôn Hi đi chợ chơi. A Hoành nhận lấy tìn, mặc dù không hiểu tại sao thái độ của cha đối với Ngôn Hi lại thay đổi nhanh như vậy nhưng vẫn ngoan ngoãn nghe lời.

Hai ngày nữa là đến tết Dương lịch, chợ búa tấp nập vô cùng.

Từ lúc ra khỏi nhà họ Vân, Ngôn Hi đã không yên phận, chạy nhảy khắp nơi, tay cầm máy ảnh chụp lia lịa, vẻ rất hứng thú.

A Hoành chạy theo anh mà thở hồng hộc, nhưng trong lòng lại thấy xấu hổ nên một mực cúi đầu, vờ như không quen anh chàng kia.

Trong chợ, kẻ gồng người gánh đi lại như mắc cửi, ồn ào, náo nhiệt.

Đàn ông vùng sông nước thường rất thật thà, chất phác, rất hiếm người trông ghê gớm, dữ dằn. Còn các cô gái thì xinh xắn, dịu dàng trong tà váy nhuộm sáp, tạo thành nét đặc sắc tuyệt vời của vùng sông nước Giang Nam. Trẻ con đầu đội mũ hình chú hổ được cha mẹ bế ẵm, tay cầm chiếc bánh đường, dãi chảy ròng ròng, mập mạp, dễ thương vô cùng.

Lúc này, Ngôn Hi cũng đang cầm bánh đường, xé một góc giấy rồi ngửa cổ tung vào miệng như khỉ ăn lạc, cười không thấy tổ quốc đâu.

Còn A Hoành thì ôm máy ảnh, trân trân nhìn chiếc bánh bột đường, vừa nãy Ngôn Hi bảo cô mua hai cái, đến khi cô nhảy chân sáo chạy về thì anh chàng liền khoác máy ảnh lên cổ cô, hai tay mỗi tay một cái, ăn cái bên trái rồi lại ăn cái bên phải, không để cho cô mẩu vụn nào.

“Em cũng, muốn ăn.” A Hoành khịt mũi, ấm ức nói.

“Em sống ở đây bao nhiêu năm rồi mà vẫn chưa ăn đủ hay sao?” Ngôn Hi không buồn ngước mắt lên, miệng phồng to nhai bánh.

Ngôn Hi cố tình trêu tức A Hoành, ăn xong lại thè lưỡi liếm ngón tay, mắt thì liếc xéo cô.

A Hoành không nói được lời nào.

“Ô Thủy còn đồ ăn gì ngon nữa?” Ngôn Hi cười, hỏi cô.

A Hoành nghĩ một lát rồi đáp: “Đậu phụ thối.”

“Thành phố B cũng có, không có gì lạ cả.” Ngôn Hi tỏ vẻ coi thường.

“Đậu phụ vùng Giang Nam mà.” A Hoành giải thích.

Ngôn Hi liền bĩu môi. “Xời! Thì thành phố B cũng có đậu phụ miền Bắc đấy thôi.”

A Hoành liền cười khúc khích. “Anh ăn thử sẽ biết ngay thôi.”

Cô đưa Ngôn Hi đi dọc bờ sông, vào một con ngõ nhỏ, rẽ mấy lần rồi đến một quán nhỏ có treo một tmấ biển gỗ đề: “Lâm gia đậu phụ điếm”, nét chữ rắn rỏi mà không mất đi vẻ mềm mại.

Trước hiên quán treo từng chùm đèn lồng đã bám bụi đung đưa trong gió. Trong quán chỉ bày mấy chiếc bàn gỗ, có vài thực khách đang lặng lẽ ăn uống, bầu không khí hoàn toàn trái ngượic với vẻ náo nhiệt trong chợ nhưng lại ấm cúng vô cùng.

“Chú Tang, cho cháu hai bát tào phớ và một đĩa đậu phụ rán nhé!” A Hoành gọi.

“Có ngay!” Tiếng người đàn ông sang sảng vọng ra từ phía sau tấm rèm màu xanh rêu.

Ngôn Hi nhìn gian quán nhỏ, mắt đảo mấy vòng rồi cười. “Ở dây hay nhỉ!”

“Sao vậy?”

“Bốn góc trên đinh đều có kẽ hở, mùa đông không lạnh à?”

“Để hở, tối đến còn hong đậu phụ.” A Hoành giải thích. “Ông chủ, không ngủ ở đây.”

Ngôn Hi gật đầu rồi lấy máy ảnh ra ngắm, “tạch, tạch” chụp mấy kiểu liển. Ngôn Hi là người sống rất tùy tiện, rất nhiểu chuyện anh làm không cần biết lí do, nhưng lại khiến người ta cảm thấy đúng là phải làm như vậy.

Một lát sau, một người đàn ông thấp bé với nụ cười dễ mến bê một hộp gỗ hình vuông sơn đỏ đi ra, trong hộp là mấy chiếc bát sứ thô.

A Hoành nói chuyện với người đàn ông đó vài câu.

“Tại Tại đâu? Sức khỏe đã ổn hơn chưa cháu?” Người đàn ông nhìn Ngôn Hi, thấy không phải là Vân Tại, bèn vẫy tay chào rất thân thiện.

“Tại Tại đang chữa bệnh ở bệnh viện lớn chú ạ, mẹ cháu nói ca mổ rất thành công.” A Hoành mỉm cười, nét mặt dịu dàng, thân thiết, ánh mắt rạng ngời niềm vui.

Ông chủ quán được A Hoành gọi là chú Tang kia nghe thấy cô bé nói vậy, nét mặt cũng lộ rõ vẻ phấn khởi. “Chuyến này thì ổn rồi, Tại Tại sắp đi học được rồi. Trước khi nghỉ học, thằng bé học giỏi lắm mà, hai chị em cháu đều giỏi giang cả.”

A Hoành cười, càng khiến đôi lông mày hình núi xa cong cong nổi bật hơn.

Khách ở bàn bên giục giã, ông chủ lại vào gian bếp sau tấm rèm màu xanh rêu.

A Hoành bê bát tào phớ còn nghi ngút khói đến trước mặt Ngôn Hi. Ngón tay thon dài, trắng trẻo của anh gõ lên mặt bàn, anh khẽ nhướng mày, không nói gì. Trong mắt anh, bát tào phớ của vùng Giang Nam xem ra chẳng có gì khác so với loại tào phớ mà anh vẫn ăn hằng sáng.

A Hoành bắt đầu ăn từng thìa nhỏ.

Ngôn Hi cầm thìa lên đảo rồi xúc vào miệng.

A Hoành mỉm cười nhìn anh, hỏi: “Ngon không?”

“Đây là đậu phụ ư?” Ngôn Hi trợn mắt, vẻ rất ngây thơ.

A Hoành liền gật đầu.

“Không có vị chát, ăn thấy mềm mềm trơn trơn, hơi giống với caramen.” Ngôn Hi nheo mắt lại, sắc mặt hồng hào tỏ ra rất thoả mãn.

Caramen? Có ngon không nhỉ? A Hoành tần ngần, nhưng rồi lại mỉm cười vui vẻ, tươi tắn.

“Anh thử món này đi.” A Hoành đầy đĩa đậu phụ rán đến trước mặt Ngôn Hi.

Ngôn Hi gắp một miếng bỏ vào miệng nhai, bất chợt cau mày rồi nhổ ra. “Sao mà đắng thế!”

A Hoành cũng cau mày, đột nhiên sực nhớ ra điều gì đó bèn ngượng ngùng nói: “Chú Tang không cho gia vị. Hồi trước, em và Tại Tại ăn, không thích cho nước tương.” Rồi cô chạy ngay vào bếp, xin một đĩa nước tương và đổ vào đĩa đậu phụ rán.

Ngôn Hi lại gắp một miếng nhỏ đưa vào miệng, đậu phụ giòn chấm với nước tương đậm đà, vị đắng không còn nữa, thơm ngon vô cùng.

A Hoành nhìn thấy đầu mày Ngôn Hi dãn ra bèn thầm thở phào. Từ nhỏ, cô lớn lên ở vùng đất Ô Thủy nên tự bản thân đã có bản năng bảo vệ vùng đất này, không muốn bất cứ ai có ấn tượng xấu về nó. Suy nghĩ này nếu áp dụng với người khác thì thường bị gọi là: Che giấu nhược điểm.

“Phía Đông của làng, ở miếu Thành hoàng có một giếng nước ngọt. Đâu phụ được làm từ nước giếng đấy.”

Ngôn Hi khẽ gật đầu, thưởng thức từng miếng nhỏ tỏ vẻ rất trân trọng.

Chú Tang bê một đĩa măng nhỏ từ trong bếp ra để Ngôn Hi ăn với cơm. Măng ngọt ngọt, chua chua, ăn với cơm rất hợp, Ngôn Hi ăn khá nhiều.

“A Hoành, tấm biển của quán chú cũ rồi, thím cháu bảo chú nhờ cháu viết hộ tấm khác.” Người đàn ông hiền lành nhìn A Hoành.

“Dạ!” A Hoành mỉm cười, gật đầu.

Ngôn Hi sửng sốt hỏi: “Chữ trên tấm biển là em viết hả?”

A Hoành lại ngượng ngùng gật đầu lần nữa.

“Đặt bút nhanh quá, nét không đều, mực cũng không đều, nét cuối cùng bị gãy, không được liền mạch.” Ngôn Hi bình phẩm.

A Hoành nuốt nước bọt.

“A Hoành từ nhỏ đã chăm luyện chữ, chữ đẹp nhất nhì vùng này, chữ còn đẹp hơn cả bác sĩ Vân.” Chú Tang lên tiếng, có vẻ không thích giọng điệu của Ngôn Hi lắm.

“Cái này phải dựa vào năng khiếu bẩm sinh thôi.” Ngôn Hi mỉm cười. Ẩn ý là dù có luyện bao nhiêu năm, không có năng khiếu cũng chẳng ăn thua.

A Hoành biết những điều Ngôn Hi nói là sự thật, nhưng vẫn cảm thấy hơi thất vọng. Từ nhỏ cô đã theo cha luyện bút lông, dù là mùa đông hay mùa hè đều không bỏ ngày nào, câu nói “không có năng khiếu” của Ngôn Hi lúc này đã khiến cô khá sốc.

“Chàng trai này có vẻ cao giọng nhỉ, cậu viết mấy chữ cho tôi xem xem.”

Ngôn Hi ủe oải nhún vai tỏ vẻ bất cần. Chú Tang liền lấy bút lông ra rồi đặt xuống trước mặt Ngôn Hi. Ngôn Hi thờ ơ đổ mực ra nghiên, ngồi thẳng người, cầm bút chấm mực, rồi anh khẽ nâng cổ tay, xoay xoay đầu bút cho phần mực thừa từ từ nhỏ xuống nghiên, khi anh nhấc tay lên, móng tay tròn trịa, đi với quản bút màu trúc, nổi bật vô cùng.

“Khi viết chữ “Lâm”, chữ “mộc” bên trái phải cứng rắn, khỏe khoắn, chữ “mộc” bên phải phải cân xứng, trong lúc viết mà nhấc bút nhanh quá, mực quét không đều là điều tối kị. Chữ “gia” mặc dù phóng khoáng, nhưng không chú ý đến độ tinh xảo của từng nét. Chữ “đậu” viết rất đẹp, chỉ có điều mực viết không đều. Chữ “phụ” khá khó viết, em viết cẩn thận hơn mấy chữ trước, nhưng lại để mất đi vẻ phóng khoáng lúc ban đầu. Khi viết chữ “điếm”, chắc mực đã khô nên nét bị gãy.” Ngôn Hi vừa viết vừa cúi đầu, bình thản nói.

Anh viết liền một mạch, các nét đều tăm tắp, sắc sảo vô cùng. Những nét chữ này khiến A Hoành thực sự sửng sốt.

Nét nào cũng phóng khoáng, không gò bó, nhưng tâm ý lại được lột tả đầy đủ, sinh động vô cùng.

“Anh nói có đúng không?” Ngôn Hi đặt bút xuống, tay chống cằm, uể oải hỏi cô.

A Hoành mắt chữ O miệng chữ A, không nói được lời nào. Chú Tang cũng vô cùng bất ngờ, vừa nhìn bức thư pháp vừa cười sảng khoái. “Chàng trai này khá thật đấy, rất có hoa tay.”

Ngôn Hi khẽ gật đầu, lịch sự, ôn hòa.

Ông chủ lại mang lên rất nhiều đồ ăn ngon, Ngôn Hi giả vờ không để ý, nhưng thỉnh thoảng miệng lại cười thầm.

“Thế nào, anh viết chữ cho ông chủ, bọn mình không phải trả tiền nữa, tuyệt không? Vừa nãy em nên tỏ ra bất ngờ hơn chút nữa, như thế mới thể hiện được giá trị của chữ anh viết, có khi ông chủ còn tặng cho mình nhiều đồ ăn ngon hơn.” Ngôn Hi nói nhỏ, miệng phồng lên toàn thức ăn, đôi mắt to tròn trong trẻo.

A Hoành đang ăn tào phớ, suýt nữa thì sặc. “Vừa nãy không phải em giả vờ đâu.” Nét mặt cô vô cùng nghiêm túc.

Ngôn Hi liền nhướng mày cười. “Ôn Hoành, em không phải lăn tăn đâu. Anh biết cầm bút từ khi chưa biết đi. Kể cả có năng khiếu thì em cũng không thể so với anh được.”

A Hoành nhìn Ngôn Hi chăm chú rồi cười. Cô tưởng mình và anh chàng này không còn là hai người xa lạ, nhưng mỗi ngày được hiểu thêm một số điều về anh, cô lại càng cảm thấy xa lạ, không giống với cảm giác lúc mới gặp, ít nhất bây giờ cũng là một hình ảnh trực quan, tổng thể hơn.

“Bọn mình ra giếng nước ngọt mà em nói đi.” Ăn no rồi, Ngôn Hi bắt đầu tìm chỗ đi lại cho đỡ nặng bụng.

Nhắc đến làng Ô Thuỷ, trong số phong cảnh miền quê sông nước, di tích khiến khách du lịch lưu luyến không muốn về nhất chính là miếu Thành hoàng ở phía Đông của làng. Trong miếu, khói hương nghi ngút, cứ mùng Một, ngày Rằm là lại có rất đông người đến lễ bái, cầu tài, cầu bình an, cầu nhân duyên.

Còn A Hoành va Ngôn Hi đến là để xem giếng nước trong miếu.

Ngôn Hi nhìn đá xanh trên mặt giếng rồi chạm tay vào, rất mát, đầu ngón tay làm tróc một lớp rêu mỏng. Trong miếu đang rất đông người, hương khói nghi ngút, nét mặt ai cũng nghiêm trang, kính cẩn.

“Bọn họ không vái giếng nước nuôi nấng con người này, mà lại đi vái mấy người đá, lạ thật!” Ngôn Hi bật cười.

“Không thể bất kính trước quỷ thần.” A Hoành sống ở Ô Thuỷ từ nhỏ nên rất cung kính trước miếu Thành hoàng.

Ngôn Hi nhìn A Hoành rồi mỉm cười, sau đó cũng cúi người, hai tay chắp lạu trước giếng nước.

“Anh làm gì vậy?” A Hoành tò mò hỏi.

“Cảm ơn nó vì đã cho chúng ta nhiều đồ ăn ngon như thế.”

A Hoành khịt mũi rồi có lòng tốt nhắc nhở: “Đậu phụ là chú Tang làm.”

“Thế nên anh đã viết biển hiệu cho chú ấy.” Ngôn Hi đưa mắt nhìn lên.

“Nhưng anh ăn, mà không trả tiền! A Hoành chỉ ra vấn đề.

“Chuyện nào ra chuyện nấy! Anh đã viết biển hiệu cho chú ấy để tỏ lòng cám ơn rồi. Nhiều đồ ăn như thế, anh không ăn thì người khác cũng sẽ ăn, ai ăn mà chẳng vậy! Không phải anh không trả tiền mà là chú ấy không cho anh trả tiền. Thực ra anh cũng khó xử lắm chứ. Làm người đã khó, làm người tốt lại càng khó hơn!” Ngôn Hi nói rất hùng hổ, nét mặt tỏ vẻ đau khổ.

A Hoành phì cười, mím môi, khóe miệng nhếch lên.

“Đã vậy, em cũng làm lễ.” A Hoành cũng cúi mình, hai tay chắp lại. Ờ, giếng cổ ơi giếng cổ, ta không có mong muốn gì cao xa, hãy cho thế giới được hòa bình, các em bé ở châu Á, châu Phi có bánh đường ăn là được.

Ngôn Hi ở lại nhà họ Vân mấy ngày nữa, đã gần cuối năm Âm lịch, nếu không về nhà e sẽ quá đà. Trước khi đi, anh có hứa với ông nội rằng nhất định sẽ về nhà ăn Tết.

Vì vậy, đến ngày Hai mươi bảy tết, Ngôn Hi nói với nhà họ Vân rằng mình phải về nhà.

“Không ở thêm được một ngày nữa à? Một ngày thôi mà.” A Hoành hơi thất vọng nói luôn tiếng Ô Thủy.

“A Hoành, không nên trẻ con như thế!” Chưa đợi Ngôn Hi đáp lời, cha A Hoành đã quát, cắt đứt ý định của cô.

A Hoành vội im bặt, ấm ức nhìn mẹ. Bà Vân khẽ vỗ tay cô nhưng từ đầu đến cuối không nói gì mà chỉ vào phòng thu dọn đồ đạc cho cô. Cô theo mẹ vào phòng, đến lúc đi ra, chỉ một mực cúi đầu, không nói gì.

Ngôn Hi nhìn cô vẻ khó xử, đợi cô nói lời tạm biệt với cha mẹ nuôi.

Đôi vợ chồng tốt bụng này dù thương Ôn Hoành đến đâu thì cũng vẫn không phải là cha mẹ đẻ của cô. Căn nhà này, mảnh đất này dù ấm áp đến đâu cũng vẫn không phải là nơi cô trở về.

Một điều đáng tiếc biết bao.

Trước khi tạm biệt, bà Vân gọi Ngôn Hi ra nói riêng điều gì đó.

A Hoành đứng từ xa nhìn thấy nhưng không dám nhìn mẹ lần nữa mà tạm biệt cha rồi ra khòi nhà.

Lúc đi ra, Ngôn Hi nhìn cô với vè thắc mắc rồi nói: “Đúng là con gái có khác.” Họ có thể buồn rầu vì những chuyện mà trong mắt tụi con trai chỉ là chuyện nhỏ nhặt.

A Hoành không biết mẹ nói gì với Ngôn Hi, nhưng không biết cũng tốt, cô liền lặng lẽ đi theo anh.

Lúc này cô lại thấy anh như một kẻ lữ hành, chiếc ba lô cồng kềnh khoác trên vai, dáng người cao thẳng, bước đi thoăn thoắt.

Đến ga thành phố S đã là buổi chiều. Họ phải xếp hàng rất lâu mới mua được vé tàu chạy lúc sáu giờ tối.

“Em ngồi đây đợi anh.” Ngôn Hi đưa vé cho cô rồi sải bước về phía phòng đợi.

Nét mặt A Hoành lộ rõ vẻ buồn rầu, tâm trạng vốn đã không vui, sau khi Ngôn Hi đi rồi, cô liền ngồi thẫn thờ trên ghế băng.

Khi cô trở về với thực tại, nhìn đồng hồ đeo tay thì đã là năm giờ mười lăm phút.

Ngôn Hi vẫn chưa quay lại.

Cô liền đứng dậy đi đi lại lại giữa đám đông, lấy ghế ngồi làm tâm, vòng đi vòng lại. Mặc dù sắp đến giờ soát vé nhưng cô không vì sốt ruột mà đi lung tung. Không khí trong phòng đợi quá ngột ngạt, cô đi lại vì muốn gạt một số điều đang đọng trong đầu.

Và khi quay lại, Ngôn Hi đã được chứng kiến cảnh đó: Cô gái cau mày cúi đầu, đi đi lại lại quanh ghế ngồi mà không biết chán. Anh liền bước đến bên cô, khẽ hắng giọng.

A Hoành ngẩn lên, điều đầu tiên cô để ý là chiếc ba lô trên vai Ngôn Hi lại phồng to hơn nhiều so với lúc trước. Cô đoán chắc hẳn anh đã mua ít đồ đặc sản của vùng này.

Vẫn là trình tự như lúc đến: Soát vé, lên tàu, tìm ghế.

Nhưng A Hoành không còn hào hứng như lúc trước nữa, cô ngồi trên tàu, ngáp liên hồi, thỉnh thoảng lại nhìn đồng hồ, đã là chín giờ tối, màn đêm bên ngoài cửa sổ mỗi lúc một dày hơn.

“Em buồn ngủ rồi.” Cô nhìn Ngôn Hi, mắt díp lại.

“Buồn ngủ rồi” của người Trung Quốc đồng nghĩa với “good night” của phương Tây.

“Không được.” Ngôn Hi bình thản đáp.

A Hoành ngáp rồi dụi mắt, hỏi: “Tại sao?”

Ngôn Hi nhướng mày, gõ nhẹ ngón tay xuống mặt bàn. “Làm sao mà anh biết được.”

“Ờ.”

Í, không đúng, tại sao anh không biết mà còn không cho tôi ngủ chứ! A Hoành mơ màng nghĩ, ý thức bắt đầu phiêu du. Cô cảm thấy mình giống như một hài nhi đang nằm trong bụng mẹ, ấm áp và an lành.

Thế giới màu trắng, một thế giới trong lành biết bao. Đột nhiên, thế giới quay cuồng, cô thấy đầu óc choáng váng, đến khi mở mắt ra thì nhìn thấy một đôi mắt trợn tròn trông rất đáng sợ.

“Tỉnh rồi hả?” Ngôn Hi buông tay ra và dừng lay người cô.

A Hoành mơ màng và nhìn ra ngoài cửa sổ, trời vẫn tối đen như mực. Cô nhìn Ngôn Hi, sụt sịt với vẻ ấm ức.

Ngôn Hi nhìn cô bằng đôi mắt long lanh, có vẻ còn ấm ức hơn cô. “Ôn Hoành, mặc dù không biết tại sao em lại lựa chọn ngày hôm nay để chào đời...”

Ngôn HI không nói thêm nữa mà cho tay vào ba lô, lục tìm hồi lâu mới lôi ra được mấy cái bánh ngọt kẹp kem dễ thương vô cùng, rồi anh cầm một cái trên tay, bình thản cười, nói: “Nhưng thiếu gia vẫn phải miễn cưỡng chúc mừng sinh nhật em vậy.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.