Ðêm hôm ấy Minh-Ðệ ra bờ hồ tìm sư phụ để luyện võ. Hôm nay sư phụ không dạy, mà bắt nàng dùng những chiêu số đã học đấu với ông. Ông cứ đ ánh cầm chừng, để Minh-Ðệ trả đòn. Sau khi quần thảo một lúc, ông đẩy thẳng vào người Minh-Ðệ một chưởng rất hùng hậu. Minh-Ðệ vung tay đỡ. Bình một tiếng, nàng thấy trong chưởng của sư phụ bao hàm một thức nội công s át thủ kỳ lạ, phảng phất có mùi hôi tanh. Nàng vội lui liền ba bước để thở. Sư phụ cũng thu chưởng, đứng nhìn nàng miệng mỉm cười.
Minh-Ðệ phân vân không hiểu những gì đã xẩy ra, bỗng nàng cảm thấy bàn tay như bị người ta ngoặm một miếng, cùng với c ái lạnh truyền khắp cơ thể, đau đớn vô cùng. Rồi hai miếng, ba miếng. Bất gi ác nàng đưa tay lên nhìn, bàn tay nàng chỗ ba kinh dương thì xanh như mầu nước biển, chỗ ba kinh âm thì lại đỏ tươi như m áu. Rồi c ái đau, c ái lạnh lan ra vai, ngực, chân, đầu. Chịu không nổi nàng cất tiếng kêu lớn:
- Ái chà.
Ðau qu á làm người nàng cúi gập người xuống, rên la, lăn lộn. Nàng gọi Tự-An trong hơi thở:
- Sư phụ. Sư phụ cứu đệ tử với.
Tự-An đứng khoanh tay mỉm cười, có vẻ kho ái tr á. Ðau qu á Minh-Ðệ lăn lộn dẫy đành đạch. Tự-An túm cổ áo nàng nhắc bổng lên đem xuống con thuyền đậu gần đó. Thuyền phu nhổ sào, đẩy thuyền ra giữa hồ. Nằm trong thuyền, Minh-Ðệ rên la, lăn lộn, nhưng c ái đau, c ái lạnh vẫn hành hạ. Tự-An nói:
- Ta dạy mi phương ph áp vận công chống đau. Nào, mi làm theo ta dạy.
Nói rồi ông giảng giải. Minh-Ðệ nghiến răng vận công theo ông chỉ, quả nhiên cơn đau giảm lần lần. Nhưng khi nàng hơi ngừng lại là cơn đau lại ph át ra dữ hơn trước nhiều.
Khoảng hơn giờ, cơn đau từ từ giảm rồi biến mất.
Sau cơn đau, người Minh-Ðệ cảm thấy mệt mỏi rã rời. Nàng lồm cồm bò dậy hành lễ:
- Sư phụ, không biết đệ tử phạm tội gì, mà sư phụ trừng phạt như thế?
Tự-An cười nhạt:
- Người không phạm tội gì cả, nhưng ta vừa dạy cho người một loại thần công kỳ diệu nhất thế gian, gọi là Chu-sa huyền âm chưởng.
- Thưa sư phụ, đệ tử ngu tối, chưa từng nghe nói qua về chưởng ph áp này. Xin sư phụ đừng tiếc công chỉ dạy.
Tự-An ngơ ngẩn nhìn trời, rồi tiếp:
- Chu-sa huyền-âm chưởng, là hai loại chưởng ph áp Chu-sa độc chưởng và Huyền-âm ngũ độc chưởng phối hợp lại. Nguyên vào thời vua An-Dương, một vị th ánh tổ võ thuật Lĩnh-Nam, họ Lý tên Thân, tước phong Vạn-tín-hầu, chắc người có nghe nói.
- Dạ, đệ tử đọc trong bộ Cổ-loa di-sự. Trong bộ s ách này chép rằng ngài là khai quốc công thần giúp vua An-Dương đ ánh vua Hùng, lập lên nước Âu-lạc. Bấy giờ vua Tần Thủy-Hoàng thống nhất Trung-nguyên rồi, có ý muốn đ ánh Âu-lạc. Nhưng y gờm võ công Âu-lạc kỳ diệu, chưa d ám xuất binh. Thừa tướng Triệu Cao hiến kế rằng Tần nên sai sứ sang Âu-lạc, bắt cống một đội võ sĩ trăm người. Khi đội võ sĩ đó sang, Tần sẽ cho họ đấu với võ sĩ Trung-nguyên để biết tình hình võ thuật Âu-lạc; nhiên hậu quyết định nên đ ánh hay không.
- Ðúng đấy, rồi sau ra sao?
- Khi sứ Tần tới Âu-lạc, vua An-Dương cùng triều đình biết ngay thâm ý của họ. Triều đình quyết định cử quan Th ái-úy Lý Thân đem một trăm đệ tử đi sứ Tần.
- Người có biết bấy giờ võ công của ngài ra sao không?
- Trong s ách có nói, ngài chuyên về âm nhu. Khi ngài giúp vua An-Dương đ ánh vua Hùng, thì phải đối đầu với phò-mã Sơn-Tinh. Hai bên đ ánh nhau hơn hai ngày bên bờ Hắc-long-giang bất phân thắng bại. Nhưng quân Hùng thua vì binh lính không có tinh thần. Tuy đ ánh bại Sơn-Tinh, nhưng ngài vẫn khâm phục bộ Phục-ngưu thần chưởng của đối thủ. Nhân đó, ngài chế ra 36 chiêu Phục-ngưu âm nhu, khắc chế với 36 chiêu dương cương. Khi ngài cùng chư đệ tử đến Hàm-dương, mỗi khi đấu với một võ sĩ Trung-nguyên, thì cứ giả bộ kéo dài ra để biết hết sở trường của họ, chứ không vội thắng ngay. Sau hơn th áng giao đấu, ngài thu hết tinh hoa võ thuật của Trung-nguyên, rồi tìm ra c ách khắc chế. Về kiếm thuật ngài chế ra pho Long-biên kiếm ph áp. Về quyền chưởng ngài chế ra pho Cửu-chân chưởng. Lại thu hết tinh hoa nội công của họ, chế ra pho nội công âm nhu cũng chuyên khắc chế nội công Trung-thổ. S ách chỉ chép đến đây rồi không thấy ghi gì thêm. Vì vậy sau này, người Việt đấu với người H án, nếu xử dụng kiếm, quyền, chưởng, nội công của ngài, thì chỉ một hay hai chiêu là thắng ngay.
- Câu chuyện về sau như thế này.
Tự-An giảng giải: khi thắng hết võ sĩ Tần, tổ được Thủy-Hoàng phong làm tướng đ ánh Hung-nô. Lúc Hung-nô quy phục rồi, Thủy-Hoàng phong cho ngài tước Vạn-tín hầu, và cho thầy trò trở về quê, và bỏ ý định đ ánh Âu-lạc. Ngài từ trần rồi, c ác đệ tử của người lập ra ph ái võ Cửu-chân và Long-biên, nức tiếng thời Lĩnh-Nam. Nay cả hai ph ái đó hợp lại thành ph ái Mê-linh. Trong c ác đệ tử của ngài, thì người thứ nhì tên là Trần Mạnh-Chi bị Thủy-Hoàng lưu lại làm quan. Mạnh-Chi lấy vợ người H án, sinh con, lập ra ph ái Trường-bạch. Cho nên từ nội công đến chiêu thức của ph ái võ này đều giống nội công, chiêu thức của ph ái Mê-linh. Trải trên 30 đời, đến đời thứ 31, thì một đệ tử ph ái Trường-bạch trong khi tiễu trừ đối phương, bị đối phương cho ngũ độc cắn. Người có biết ngũ độc là những con nào không?
- Dạ là bò cạp, rắn, nhện, rết, tằm độc.
- Ðúng đó. Bị ngũ độc cắn, người đệ tử này đau đớn đến chết đi, sống lại. Trong khi vận công chống độc, độc tố hợp với chân khí, thành một thứ võ công mới cực kỳ lợi hại, gọi là nội công Huyền-âm. Nội công Huyền-âm rất kỳ diệu. Khi giao đấu, nếu bị người ta nhả một ít chân khí Huyền-âm vào cơ thể, thì sẽ cảm thấy người lạnh buốt, rét run lên, công lực mất hết. Ðấy là tất cả nguồn gốc Huyền-âm chưởng. Còn Chu-sa độc chưởng hẳn người cũng có nghe nói chứ?
Minh-Ðệ rùng mình:
- Dạ, đệ tử thấy chép trong Th ái-tổ thực lục rằng chưởng này do một ác nhân tên Nhật-Hồ lão nhân mang từ Tây-vực về.
Tự-An vung tay t át Minh-Ðệ một c ái nảy đom đóm mắt:
- Mi liệu lời mà nói, mi đọc bộ ngụy thư kia, rồi nói theo giọng điệu của chúng thì có ngày mất mạng. Phải gọi ngài bằng tổ hoặc lão tiên sinh.
Minh-Ðệ thấy Tự-An đổi c ách xưng hô, đ ánh mình chỉ vì một câu nói thì kinh hãi nghĩ thầm:
- Rõ ràng s ách Th ái-tông thực lục chép rằng: ph ái Ðông-a do sư phụ Tự-An làm chưởng môn, đã đứng ra hô hào, thống nhất võ lâm để chống Hồng-thiết gi áo của Nhật-Hồ lão nhân. Chính sư phụ với chư đệ tử của người như Phụ-Quốc, Bảo-Dân, Trung-Ðạo, c ác con người như Thông-Mai, Thanh-Mai, Tự-Mai đã giết nhiều trưởng lão bang Nhật-Hồ, chính Thông-Mai giết chết lão ở trận Trường-yên, mà nay sao sư phụ lại tỏ ý kính trọng lão như vậy?
Tự-An gằn từng tiếng:
- Chu-sa độc chưởng do hai vị th ánh Mã-Mặc, Lệ-Anh thu góp tinh hoa độc tố, chế thành Hồng-thiết công cùng Chu-sa hồng thiết chưởng. Nhật-Hồ lão nhân học được chưởng này, đem về Ðại-Việt lập ra Hồng-thiết gi áo, vang danh một thời. Nhưng cuối thời Thuận-thiên thì Hồng-thiết gi áo bị bọn theo Phật như Huệ-Sinh, Tịnh-Huyền, Lý Long-Bồ ph á tan. Tuy nhiên nhiều đệ tử còn tiềm ẩn vào dân chúng. Trong những người tiềm ẩn, thì có ba vị thuộc loại đỉnh cao trí tuệ loài người đã vô tình tìm lại được bản phổ của Huyền-âm chưởng, nên hợp Huyền-âm với Chu-sa hồng thiết thành Chu-sa huyền âm chưởng. Ba vị đó là Vũ Chương-Hào, Lê Phúc-Huynh, Ðinh Kiếm-Thương.
- Ðệ tử nghe nói, Huyền-âm luyện với nội công âm nhu. Còn Chu-sa luyện với nội công dương cương. Như vậy sao có thể phối hợp cương nhu một lúc được?
- Ðược chứ, bởi vậy ta mới nói người hợp được là một đỉnh cao trí tuệ loài người mà. Như mi, mi được người ta dạy cho luyện nội công âm nhu của ph ái Mê-linh pha Thiền-công. Còn tên lỏi Tự-Mai với vợ nó, rồi ta, đều dạy nội công dương cương cho người. Chính vì cương nhu hợp nhất, công lực mạnh vô biên, nên cha con ta chỉ dạy người mấy buổi mà người thắng đệ thập b át th ái-bảo trường Trung-nghĩa, sau cùng người thắng đệ nhất Th ái-bảo Ðoàn Quang-Minh. Nhưng đó mới chỉ là cương nhu phối triển thôi, chứ chua luyện độc tố. Mãi mấy hôm rồi mi mới được luyện Chu-sa huyền-âm chưởng. Mi đã được luyện chưởng này mà không biết.
- Thưa sư phụ, sư phụ dạy đệ tử từ bao giờ? Ðệ tử không thấy sư phụ nói qua, nên không biết.
- Hôm trước sư mẫu đã cho mi nhúng tay hấp mấy nồi thuốc. Thuốc đó là độc tố Chu-sa hồng thiết. Hôm nay, ta đổ vào người bằng chưởng ph áp độc tố Huyền-âm. Kể từ nay, trong cơ thể người, vừa có nội lực âm dương hợp nhất vừa có độc tố Chu-sa huyền-âm. Người trở thành một võ lâm cao thủ. Khi người đấu với ai, chỉ cần đụng tay vào người chúng, là l át sau chúng đau đớn đến kêu cha gọi mẹ lên. Bấy giờ người bảo nó làm trâu, làm chó gì nó cũng phải chịu. Người bảo nó ăn cứt, ăn đ ái gì nó cũng phải ăn.
Minh-Ðệ kinh hãi nói:
- Thưa sư phụ, đệ tử không muốn đ ánh người ta đau đớn như vậy. Ðệ tử học võ chỉ với mục đích phòng thân mà thôi.
- Nhưng mi đã học rồi.
Bây giờ Minh-Ðệ mới nhớ lời Thường-Kiệt dặn rằng sau này vợ chồng quý nhân với sư phụ có dạy võ công gì, thì phải hỏi ông trước khi luyện, bằng không sẽ bị tẩu hỏa nhập ma mà chết. Thì ra trong lúc đấu với nàng, sư huynh đã biết trong người nàng có chất độc, nhưng người không nói ra, với chủ ý để tìm hiểu sự thực đấy thôi. Nàng lại nhớ tới chuyện đấu với Ðoàn Quang-Minh. Rõ ràng từ công lực đến chiêu số Ðoàn đều bỏ xa nàng, thế mà chỉ đấu mốt lúc, người Ðoàn cảm thấy mệt mỏi, rồi bị thua, chắc là Ðoàn bị trúng độc. Nàng hỏi sư phụ:
- Từ hôm sư phụ cho đệ tử hấp độc tố. Ðệ tử đã đấu với mấy người, nhưng sao họ chẳng hề gì cả? Hay là công lực của đệ tử chưa đủ?
Tự-An lạnh lùng:
- Mi vẫn chưa hiểu rõ. Chu-sa huyền âm chưởng gồm có Chu-sa chưởng và Huyền âm chưởng. Hôm trước ta mới cho mi hấp Chu-sa độc tố, nên mi đấu với tên Ðoàn, từ công lực đến chiêu số y đều hơn mi. Nhưng chỉ ít chiêu sau, độc tố Chu-sa ngấm vào người y, nên chân tay y bải hoải như người ốm mới dậy, rồi y bị thua mi. Còn mới đây mi đấu với tên yêm hoạn Lý Thường-Kiệt, vì công lực y qu á cao so với mi, nên y không việc gì. Nếu như mi biết ph át lực, thì chỉ cần tay mi chạm vào tay hai tên Ðoàn, Lý thì chỉ l át sau hai tên ấy sẽ khốn khổ chứ có đâu lại yên lành được?
Ông cười nhạt:
- Còn Huyền-âm chưởng thì luyện khó hơn. Ðầu tiên phải luyện thành nội công âm-nhu của Vạn-tín hầu Lý Thân, rồi sau đó có hai lối hấp thụ Ngũ-độc. Một là bắt đủ năm thứ độc, mỗi thứ một trăm con, cho nó cắn mình, rồi vận công hút độc. Dĩ nhiên khi độc tố vào người thì đau đớn vô hạn. Phương ph áp thứ nhì là được sư phụ, hay người trưởng bối đã luyện Huyền-âm Ngũ-độc chưởng lâu ngày trực tiếp truyền độc tố cho. Ta đã truyền cho mi ban nãy rồi đó.
Ð áng lẽ nghe sư phụ truyền thần công cho, thì Minh-Ðệ phải xụp lạy ta ơn. Nhưng trong lòng nàng ch án ng án:
- Nếu như lỡ ra sau này, đệ tử đ ánh ai, mà người đó đau đớn, thì phải làm thế nào cho người ta khỏi đau?
- Tại sao phải cứu nó? Khi biết nó là kẻ thù, thì ta phải thẳng tay. Ðã thẳng tay, thì mặc cho nó đau đớn, rồi chết đi. Tuy nhiên những kẻ trúng phải Chu-sa huyền-âm chưởng thì công lực bị hóa giải đi mất, sau đó đau đớn cùng cực, cứ mỗi ngày lên cơn một lần, đủ 49 ngày thì chết. Nếu nó muốn có thuốc giải, thì phải quy phục mi, thành chân tay mi để mi sai khiến. Nhưng thuốc đó chỉ hiệu nghiệm có một năm. Sau một năm, mà y không trung thành, khi y lên cơn đau, mi cắt thuốc giải, thì y chỉ có chết.
Tự-An cười nhạt:
- Ban nãy mi được ta truyền Ngũ-độc cho, chứ không phải đ ánh mi. Bây giờ đại công của mi đã c áo thành, trong người mi có đủ Chu-sa huyền âm độc tố, lại biết vận công nữa. Khi đấu với ai, mi vận công ra tay là xong. Ngày mai, cũng giờ này, mi sẽ lên cơn đau như vậy. Mi phải vận công chống độc. Trong 49 ngày thì hoàn tất. Từ đấy, mỗi th áng vào ngày mồng một, mười rằm, mi lại lên cơn đau, sau 49 lần tức 24 th áng rưỡi, mi phải vận công chống trả. Hết thời hạn ấy, thì đại công c áo thành, công lực mi mạnh bất khả đương. Bấy giờ ta sẽ cho mi uống ba viên thuốc, rồi sau mỗi năm mi lại phải tìm ta mà xin thuốc. Mi có hiểu không?
Minh-Ðệ qu á kinh hoàng, nàng quỳ gối:
- Sư phụ, đệ tử lúc nào cũng trung thành với sư phụ. Xin sư phụ ban thuốc giải cho đệ tử.
- Trung thành, đều đó chưa chắc. Bây giờ ta thử lại lòng trung thành của mi. Ngày mai, mi tìm tên Thường-Kiệt, rồi mi hỏi dò nó về Cổ-loa tâm ph áp, mà nó được th ái sư phụ truyền cho. Sau đó mi năn nỉ xin nó dạy, rồi mi ra đây thuật lại với ta. Nếu ngày mai mi không làm được điều đó, thì đêm mai mi sẽ đau đớn. Nếu sau 49 ngày mà mi chưa dò được, thì thay vì mi thành võ lâm cao thủ, mi sẽ chết. Mi có hiểu không?
Minh-Ðệ bàng hoàng cả người. Tự-An lại luyện cho nàng phép vận công âm dương hỗn hợp. Ðến gần s áng ông mới đưa nàng vào bờ, để về Thính-hương kh ách x á.
Nằm trên dường, Minh-Ðệ kinh hãi tự nghĩ:
- Sư phụ mình rõ ràng là một lão đại hiệp danh vang thiên hạ, mà sao lại dạy mình luyện thứ võ công tà môn này? Hay là lão nhân gia đã đổi th ái độ? Nhưng việc trước mắt, mình phải dò la thần công Cổ-loa tâm ph áp cho lão nhân gia, bằng không, đêm mai mình sẽ đau đớn đến chết đi sống lại. Hà, làm sao bây giờ? Mình phải xuống vùng Th ái-hà thăm trang ấp của sư huynh Thường-Kiệt, rồi lần mò hỏi xem. Nhưng sư huynh Thường-Kiệt đối với mình thực tử tế, mình không thể đâm sau lưng người được. Thôi thì mình đành chết, chứ không thể phụ lòng sư huynh.
Một tia s áng lóe lên trong đầu nàng:
- Thân phụ của sư huynh Thường-Kiệt trước đây là Ngô An-Ngữ, đệ tử của sư phụ, tức sư huynh của ta. Người bị Nhật-Hồ lão nhân s át hại trong trận Trường-yên. Mối thù này lớn lắm, mà nay sao sư phụ lại tôn vinh lão? Thực là lạ. Nhưng ít ra ta cũng hỏi xem Cổ-loa tâm ph áp là loại tâm ph áp nào, mà sư phụ muốn có? Ðịa vị, cùng võ công sư phụ cao hơn sư huynh nhiều, mà sao người lại phải dò để biết làm gì?
S áng hôm sau, Minh-Ðệ vừa thức giấc, thì có chiếc xe ngựa đậu trước nhà. Người đ ánh xe là một thiếu nữ ngang tuổi với nàng. Người thiếu nữ xuống xe nói với Minh-Ðệ:
- Ngài Th ái bảo sai tôi tới mời cô nương đến trang ấp của người chơi ít ngày. Vậy xin cô nương sửa soạn, rồi lên đường cho.
Minh-Ðệ vào nhà xếp mấy bộ quần áo, rồi lên xe đi. Xe qua điện Càn-nguyên, Cao-minh, Tập-hiền, Giảng-võ rồi xuất ra cửa Quảng-phúc. Ngồi trên xe, ngắm kinh thành nhôn nhịp xe, ngựa, trai thanh g ái lịch, mà lòng Minh-Ðệ vẫn lo âu rằng: nếu như nàng không lấy được Cổ-loa tâm ph áp, liệu sư phụ có cho nàng thuốc giải không?
Khoảng hơn giờ sau, thì tới một trang ấp, ngoài có chữ đề Th ái-hà trang. Xe vượt qua cổng có hoàng nam g ác. Trong trang, nhà cửa bằng gạch, lợp ngói san s át, đường l át đ á xanh. Nàng nhủ thầm:
- Trang này giầu, đẹp gấp mấy lần trang Thổ-lội phong cho Siêu-loại hầu nhiều.
Xe đi một l át, tới dinh thự nguy nga. Trước dinh, một c ái hồ lớn, nước trong veo. Trên mặt hồ, mấy chục con thiên nga đang bơi lội. Quanh hồ, có rất nhiều kỳ hoa dị thảo. Xe tới cổng dinh thự, thì người canh cổng đ ánh một tiếng chiêng, rồi mở cổng cho xe vào. Trong sân dinh, có nhiều nam nữ thiếu niên đang luyện võ với nhau.
Thường-Kiệt đã ra trước sân đón nàng. Vì Thường-Kiệt đã tĩnh thân, nên ông không tỵ hiềm nam nữ. Ông nắm tay, đỡ nàng xuống xe, rồi song song vào nhà kh ách. Ông bảo một thiếu nữ, trang phục theo lối môn sinh:
- Phương-Lý, con dẫn cô vào phòng nghỉ, rồi đem ch áo ra đây để cô cùng điểm tâm.
Thường-Kiệt không tiếp Minh-Ðệ tại gia với phong c ách là sư-muội, mà với thân tình anh em. Phương-Lý dẫn Minh-Ðệ vào một căn phòng rất xinh đẹp, trong có giường sơn son thiếp vàng, có án thư làm việc, có cả đỉnh hương để đốt trầm đọc s ách. Phòng có cửa sổ trông ra vườn hoa, ao sen. Nàng nghĩ thầm:
- Từ cha sinh mẹ đẻ, đây là lần đầu tiên mình được ở trong một căn phòng trang nhã thế này. Trước đây mình thấy phòng ngủ của c ác tiểu thư con Kinh-lược-sứ, đã tưởng là sang trọng, nhưng coi bộ không bằng một phần trăm căn phòng này.
Lý dẫn nàng ra phòng kh ác, múc nước ấm có hương sen cho nàng rửa mặt, rồi đưa nàng trở lại phòng kh ách. Trong phòng có chín thiếu niên, t ám thiếu nữ cũng đã ngồi vào chỗ. Họ thấy Minh-Ðệ, vội đứng dậy cung tay hành lễ:
- Tham kiến sư thúc.
Minh-Ðệ vội đ áp lễ rồi ngồi xuống trước mặt Thường-Kiệt. Thường-Kiệt chỉ chín thiếu niên, t ám thiếu nữ với Phương-Lý:
- Theo kế hoạch quốc phòng của Th ái-sư Khai-Quốc vương, thì tất cả c ác võ quan, dù tại chức, dù về hưu, đều mở trường dạy học. Sư huynh không vợ, không con, nên thu nhận chín nam đệ tử, chín nữ đệ tử, gọi là nội đồ. Còn lại, ai gửi con đến cũng dạy, gọi là ngoại đồ. Ngoại đồ của sư huynh đã nghỉ học có hơn nghìn, đang học có ba trăm s áu chục.
Ð ám đệ tử bưng ch áo lên, Phương-Lý cung tay nói:
- Thưa sư phụ, thưa sư thúc, thưa sư huynh, sư tỷ, sư đệ, sư muội. Hôm nay tới lượt Lý làm món điểm tâm ch áo hải sản b át trân. Xin mời chư vị thưởng thức rồi ... chê cho.
Tất cả đ ám đệ tử đều cười ồ lên. Một nam đệ tử hỏi:
- Chị Lý, hải sản b át trân là những gì vậy.
- À, một là hào, hai là cua, ba là mực, bốn là tôm, năm là sò, s áu là don, bẩy là nghêu, t ám là c á thu. Vì tất cả đều có nhiều âm tính, nên gia vị phải thêm thì là, rau răm với hồ tiêu.
Minh-Ðệ cầm muỗm múc ch áo ăn. Mùi thơm t ám thứ hải sản, hợp với gia vị tỏa ra môi, lưỡi, cổ, nàng cảm thấy khoan kho ái cực kỳ. Nàng vừa ăn vừa hỏi:
- Ban nãy sư huynh nói c ác quan tại chức, hồi hưu đều mở trường dạy học. Trong khi c ác gia, c ác ph ái cũng thu nhận đệ tử, rồi triều đình cũng cho mở trường dạy tại c ác xã, c ác huyện. Kinh đô có Quốc-tử-gi ám. Như vậy trong nước có tới ba học chế kh ác nhau sao?
- Sư muội hỏi vậy thực phải. Tuy có ba loại trường mở, nhưng chỉ có một học trình thôi. Học trình đó, do bộ Lễ soạn thảo, được triều đình duyệt, rồi ban hành. Tất cả c ác trường đều phải dạy những phần trong học trình. Còn ngoài ra, muốn dạy thêm gì thì tùy ý. Như từ s áu tuổi tới mười tuổi thì học chữ, học võ cho cơ thể khoẻ mạnh. Sau mười tuổi thì thi vào trường huyện, hoặc trường của c ác quan, trường dạy nghề. Như Minh-Ðệ, thì cha mẹ chỉ cho học trường làng, sau đó thì bắt ở nhà làm việc. Nếu như Minh-Ðệ được cha mẹ cho học nữa, thì ra huyện học tiếp về trường văn, trường canh nông, trường thủ công như dệt, may. Con trai thì học thợ rèn, thợ nề, thợ mộc v.v. Thảng hoặc được vào trường c ác quan thì học toàn văn, toàn võ, hoặc cả văn lẫn võ.
- Muội hiểu rồi, như tại quê muội thì trường Trung-nghĩa tuy có dạy văn, nhưng ít thôi, ông chuyên dạy đệ tử về võ.
- Ðúng đấy. Trường của huynh tuy không lớn như trường của Long-thành ẩn-sĩ, nhưng cũng kh á. Huynh cùng em ruột là Thường-Hiến dạy về võ, còn người em sữa là Dư Phi lo giảng về văn và nhạc.
Minh-Ðệ giật mình:
- Có phải Dư... gàn sĩ trước đây đi sứ Trung-quốc chọc giận bọn biên quan ở Quảng-Tây, trong thời Nhân-Huệ hoàng đế khởi binh không?
- Ðúng đấy. Hắn ta sắp tới bây giờ đấy.
Ăn xong, Thường-Kiệt dẫn Minh-Ðệ tới một phòng luyện võ nhỏ, ông nói:
- Ðây, chỗ này dành cho sư muội luyện võ. Ðêm nay sư muội có thể yên tĩnh mà luyện công. Còn phòng bên cạnh là chỗ sư huynh luyện.
Thường-Kiệt dẫn Minh-Ðệ sang thư phòng, rồi chỉ ghế cho Minh-Ðệ ngồi:
- Thư phòng của huynh có đủ mọi loại s ách Hoa-Việt, tha hồ cho muội muội đọc.
Minh-Ðệ liếc qua đ ám s ách võ, có tới mấy chục cuốn phổ. Trong đó có cuốn ghi rõ Tộc Việt anh linh tâm ph áp cạnh còn ghi chữ nhỏ Cổ-loa tâm ph áp. Nàng nghĩ thầm:
- Vật mà sư phụ bắt mình lấy trộm đã có đây rồi. Vậy mình có nên lấy hay không?
Từ hôm Thường-Kiệt bảo nàng với ông cùng được Quan-Âm thu làm đệ tử, nhưng nàng không biết Quan-Âm là ai. Hôm nay nàng mới đ ánh bạo hỏi:
- Sư huynh, em nghe nói sư huynh học võ với nhiều sư phụ lắm phải không? Nhưng ai là sư phụ chính của sư huynh?
Thường-Kiệt không nghi ngờ trả lời:
- Sư phụ đầu tiên của sư huynh là mẫu thân. Người là đệ tử của tổ sư Tịnh-Tuệ, một trong Ðại-Việt ngũ-long, chưởng môn ph ái Mê-linh. Sau lớn lên sư huynh được phụ thân dạy võ công Ðông-a. Sư thúc Tự-Mai, Thanh-Mai, cùng tổ sư Tự-An cũng dạy võ công Ðông-a cho sư huynh. Nhưng sư phụ chính của sư huynh là tiên-cô Bảo-Hòa. Còn Quan-Âm cũng dạy nội công âm nhu cho sư huynh.
- Muội đọc bộ Nhân-Huệ hoàng đế kỷ sự chép rằng trong trận đ ánh với Tống, sư huynh đã xử dụng một loại thần công, khi đ ánh trúng đối thủ, thì c ác mạch m áu vỡ tan ra rồi chết. Vua bà Bắc-biên trông thấy mà cũng kinh hoàng, thần công đó gọi là Cổ-loa tâm ph áp. Thế ai dạy sư huynh thần công đó?
Thường-Kiệt cười:
- Tâm ph áp đó là tâm não suốt đời của th ái sư phụ Tự-An nhà huynh. Người Hoa du trong hơn mười năm, nghiên cứu hết nội, ngoại công c ác ph ái võ Trung-quốc, rồi chế ra tâm ph áp đó, người đặt tên là Tộc Việt anh linh tâm ph áp. Nhưng người truyền cho huynh ở Cổ-loa, nên huynh đặt tên là Cổ-loa tâm ph áp. (1)
Ghi chú :
(1) Xem Anh-linh thần võ tộc Việt, cùng t ác giả, do Xuân-thu Hoa-Kỳ ấn hành.
- Như vậy tâm ph áp này chỉ người với sư huynh biết thôi à?
- Không, người còn truyền cho hầu hết đệ tử của người. À, ta mời muội đến làm kh ách ở đây một thời gian, còn hơn bị giam lỏng ở Thính-hương kh ách x á bên hồ.
Yến-Loan nghĩ thầm:
- Thì ra thay vì giam mình ở bờ hồ, sư huynh tế nhị mời mình về đây ở. Kể ra ở tù kiểu này kể cũng sướng c ái đời. Nhưng còn đ ám trẻ bẩy đứa thì sao? Ai chu cấp tiền nong, nuôi nấng bọn chúng?
Thấy Yến-Loan có vẻ bồn chồn trong dạ, Thường-Kiệt hỏi:
- Có phải muội lo lắng rằng muội ở đây thì ai lo cho bẩy đứa trẻ phải không?
Yến-Loan giật mình:
- Dạ đúng thế.
- Ðược, sư huynh sẽ nhờ một nữ quan của Khu-mật viện, hàng th áng trích trong số vàng bạc của muội ph át cho chúng. Muội đừng lo.
Thường-Kiệt chỉ vào một tủ đầy chững chai lọ nói:
- Ðây là tủ đựng thuốc. Nếu sư muội thấy khó chịu thì nói cho huynh biết, huynh sẽ đưa thuốc cho mà uống.
Nói rồi ông chỉ từng lọ một mà giảng. Ðến một hộp bằng gỗ sơn son thiếp vàng, Thường-Kiệt nói:
- Thuốc này Hoàng Giang cư-sĩ chưởng môn ph ái Sài-sơn mới chế ra, định đem vào cho Khu-mật viện dùng, nhưng nay thì chưa cần đến.
- Thuốc gì vậy?
- Thuốc để trị Chu-sa huyền âm độc chưởng.
Minh-Ðệ muốn ngộp thở:
- Có phải dùng để trị tuyệt loại chưởng qu ái ác này không? Em chỉ nghe nói sơ lược về chưởng này mà thôi.
Thường-Kiệt giảng chi tiết về nguốn gốc Chu-sa huyền-âm chưởng. Minh-Ðệ thấy những điều ông giảng giống hệt sư phụ Tự-An đã giảng. Ông kết luận:
- Hiện chưởng này kh á thịnh hành bên Tống. Ðại-Việt ta cũng có nhiều người luyện. Ai trúng chưởng của họ, thì đau đớn đến chết đi sống lại. Bấy giờ họ bắt phải làm gì cũng làm. Rồi cả đời phải trung thành với họ, mỗi năm phải tìm họ xin ba viên thuốc, uống vào dịp tiết Ðông-chí, bằng không sẽ lên cơn trong 49 ngày rồi chết. Vì chúng dùng độc chưởng khống chế những nhân vật quan trọng để làm gian tế cho chúng, nên Khu-mật viện dùng tế t ác dò tìm ra phép chế thuốc giải, rồi chế thuốc, để ph át cho những gian tế của chúng, để biến họ thành người của mình.
- Ðại-Việt có nhiều người biết chế thuốc này không?
- Chỉ có hai người. Một là th ái-sư Dương Bình thầy dạy của Hoàng-thượng. Hai là Hoàng Giang cư-sĩ.
Minh-Ðệ mừng thầm:
- Như vậy ta không cần tìm sư phụ xin thuốc giải nữa, sẵn thuốc của sư huynh đây, ta lấy mà uống.
Nhưng khi Thường-Kiệt bỏ ra ngoài, ông lại cầm bình thuốc đó theo. Minh-Ðệ thất vọng, nàng ngồi một mình đọc s ách. Qua cuộc đối thoại với Thường-Kiệt, Minh-Ðệ cảm thấy kinh hoàng hơn:
- Rõ ràng tâm ph áp Cổ-loa do sư phụ s áng chế ra, rồi dạy cho sư huynh cùng chư đệ tử, nay sao sư phụ lại bảo mình ăn cắp cho người? Nếu người quên thì có thể bảo bất cứ đệ tử nào, hoặc sư huynh Thường-Kiệt trao cho, sao người lại phải bắt ta lấy cho người? Bây giờ ta ở đây, đêm nay không có tâm ph áp cho sư phụ, thì ta lại bị lên cơn đau kinh khiếp như hôm qua nữa thì chịu sao nổi? Thôi cũng đành liều.
Nàng nghĩ tới cơn đau sẽ hành hạ đêm nay, rồi nhìn hộp thuốc:
- Theo sư phụ, ta phải vận công chống độc trong 49 ngày, rồi uống ba viên thuốc. Như vậy một năm sau ta phải ăn cắp Cổ-loa tâm ph áp trao cho sư phụ, bấy giờ sư phụ mới cho thuốc giải. Nếu ta không chịu phản sư huynh Thường-Kiệt, thì sư phụ không cho ta thuốc. Nhưng không sao, bấy giờ ta sẽ thú thực với sư huynh rồi xin thuốc sư huynh cũng được.
Suốt ngày hôm đó Minh-Ðệ ngồi đọc s ách. Những s ách cận đại, nàng thuộc gần hết từ ngày ở căn nhà trong Khu-mật-viện. Bây giờ nàng đọc sang những s ách Trung-quốc, nhất là những s ách liên quan tới Nho-gi áo. Nàng nghĩ:
- Hiện tộc Việt mình có chủ đạo riêng. Nhưng triều Lý lại dùng đạo đức của Phật-gi áo cai trị nước. Ðúng như triết lý nhà Phật thì không đủ uy trị dân, thiếu dũng để bảo quốc. Cho nên ngài Vạn-Hạnh, Minh-Không, Huệ-Sinh đã biến đổi hành động của Phật-tử hướng về dân tộc. Vì vậy Phật-gi áo hiện giờ không còn là Phật-gi áo đến từ Trung-quốc, Tây-trúc, mà thành Phật-gi áo Ðại-Việt rồi. Chả vậy mà trong việc ph á c ác chư vương khởi loạn, Quốc-sư Huệ-Sinh đã đổi hẳn hành động, nên mới có việc chém c ác trưởng lão bang Nhật-Hồ, rồi Ưng-sơn giết Ðinh phi, tiên cô Bảo-Hòa giết Hồng-Phúc, rồi Thông-Mai giết mấy người họ Dương ở Bắc ngạn. Ta nghĩ, phải dùng một phần triết lý của Nho, hợp với Phật, hợp với chủ đạo sẵn có, thành một chủ đạo mới của tộc Việt. Có như vậy mới mong giữ được nước. (2)
Ghi chú:
(2) ÐVSKTT, Lý kỷ, Th ánh-tông kỷ, chép: Niên hiệu Thần-vũ năm thứ hai(1070) Canh Tuất, mùa Thu th áng t ám, vua cho dựng Văn-Miếu, đắp tượng Khổng-tử, Chu-Công, Tứ-phối (Nhan-Uyên, Tăng-Sâm, Tử-Tư, Mạnh-Tử), vẽ tượng Thất-thập nhị hiền (72 cao đồ của Khổng-Tử). Người sau ai cũng kinh ngạc, vì từ vua Th ái-tổ, Th ái-tông cho đến Th ánh-tông đều phong cao tăng Phật-gi áo làm Quốc-sư. Chính vua Th ánh-Tông cũng là một Phật-tử thuần thành. Nho-gi áo thường bài xích Phật-gi áo thế mà bỗng chốc nhà vua trọng Nho. Không ai hiểu tại sao cả. Duy độc giả Nam-Quốc sơn hà biết rõ chính là Yến-Loan. Vì sau này Yến-Loan thành Ỷ-Lan thần phi, đã khuyên vua trọng Nho, để hợp Nho với Thích thành một chủ đạo dân tộc, một vũ khí giữ nước, một triết lý văn hóa hiếm hoi trên thế giới.
Nàng ngồi đem những s ách của Nho thần đời H án, đời Ðường, cùng c ác danh Nho Tống mới đây ra đọc. Nàng đọc những s ách về Giả-Nghị (3). Ðổng Trọng-Thư, Lưu Hướng, Vương Sung.
Nàng ngồi đem những s ách của Nho thần đời H án, đời Ðường, cùng c ác danh Nho Tống mới đây ra đọc. Nàng đọc những s ách về Giả-Nghị (3). Ðổng Trọng-Thư, Lưu Hướng, Vương Sung.
Ghi chú:
(3) Giả-Nghị, người đất Lạc-dương đời H án. Sinh năm 200 trước Tây-lịch, mất năm 168 trước Tây-lịch. Ông là tư tưởng gia, làm chức B ác-sĩ, cố vấn cho vua H án Văn-Ðế. Bộ mà Yến-Loan đọc là bộ s ách chú thích, giảng giải về hai t ác phẩm của Giả-Nghị "Tần chính sự" và "Qu á Tần luận".
Ðổng trọng-Thư, (190-105 trước Tây-lịch), đại tư tưởng gia đời H án; làm chức B ác-sĩ đời vua Cảnh-Ðế nhà H án. Bộ Yến-Loan đọc là bộ "Xuân-Thu phồn lộ" và "Văn tập".
Lưu-Hướng (77-6 trước Tây-lịch), tôn thất nhà H án. Ông là đại tư tưởng gia, đại văn hào, ông cùng với nhóm thuộc hạ đã trứ t ác, biên khảo đến hơn haimươi t ác phẩm.
Vương-Sung (27-107 sau Tây-lịch), đại tư tưởng gia đời H án. T ác phẩm có bộ Luận-hành 85 thiên, Luận-tính 16 thiên.
Hôm sau, Thường-Kiệt hỏi về những võ công mà Minh-Ðệ đã học được, nàng cứ sự thực khai hết. Sau khi khai, nàng xin Thường-Kiệt dạy nàng về khoa điểm huyệt. Thường-Kiệt chấp nhận liền. Minh-Ðệ vốn đã có căn bản về kinh lạc, huyệt vị. Nên Thường-Kiệt chỉ dạy có ba tối, nàng đã thông thạo.
Vào một buổi chiều, khi trời vừa tối, thì có th ái gi ám ra tuyên triệu Thường-Kiệt triều có chuyện khẩn. Thường-Kiệt dặn nàng:
- Muội muội cứ ở nhà, trong chín nữ đệ tử của huynh, có tên là Phương-Lý, Phương-Cúc, Phương-Huệ, Phương-Liễu, Phương-Ðơn, Phương-Tiên, Phương-Dược, Phương-Quế, Phương-Quỳnh; chín nam đệ tử có tên là Anh, Hùng, Hào, Kiệt, Nhân, Nghiã, Lễ, Trí, Tín, muội muội muốn sai bảo gì, cứ gọi chúng. Chiều nay muội muội ăn cơm với 18 đệ tử của huynh.
Nói rồi ông lấy ngựa lên đường.
Khi mặt trời ngả bóng về Tây, thì một hồi trống đ ánh lên, ngoại đồ lục tục ra về. Cổng dinh đóng lại. Trong dinh chỉ còn mười t ám nội đồ. Minh-Ðệ nhận thấy Thường-Kiệt không dùng nhiều tôi tớ như những đại thần kh ác, nhất là không dùng lính g ác. Trong dinh chỉ có năm người làm vườn, năm mã phu, cùng với đ ám nhà bếp hơn mười người nữa. Quản dinh là Dư bà, người nuôi sữa Thường-Kiệt hồi nhỏ, nay Thường-Kiệt đem về phụng dưỡng tuổi già.
Cơm chiều xong, Minh-Ðệ dạo chơi quanh c ái hồ trước dinh, cùng vườn hoa. Nàng muốn tìm một chỗ nào yên tĩnh, để ngồi chịu cơn đau đớn, mà không ai biết. Dạo hết một vòng dinh, nàng đã tìm ra chỗ dàn hoa lý với mấy bụi móng rồng là khuất khúc nhất. Chỗ này có c ái ghế dài. Nàng định khi cơn đau t ái ph át, nàng sẽ núp vào đây mà chịu trận. Nàng tự hứa:
- Ðúng ra ta phải hiếu với sư phụ. Sư phụ bảo ta trộm tâm ph áp cho người, mà ta trộm thì thành ra ta lâm vào tình trạng bất hiếu như ngài Tăng-tử xưa kia sao? Nhất định ta chịu chết chứ không thể trộm tâm ph áp, mà thành bất hiếu với sư phụ, bất nghĩa với sư huynh.
Bỗng nàng nghĩ tới Quan-Âm:
- Hay ta tụng Quân-Âm cứu khổ, cứu nạn cho ta vậy. Ai cũng bảo Quan-Âm là người sống, chứ không phải Phật bà. Sư huynh đối với ta tử tế thế này là biết ta cùng học ở Quan-Âm với người. Nhưng Quan-âm là ai? Không lẽ Quan-Âm là tiên cô Bảo-Hòa? Mình nghe nói Tiên-cô mặc áo xanh, quần trắng, hoặc áo nhung đỏ quần trắng chứ đâu người có mặc áo trắng? Vả Tiên-cô là chưởng môn ph ái Tản-viên, sao người lại dạy tâm ph áp Mê-linh cho ta? Thực khó hiểu?
Bất gi ác nàng cất cao giọng tụng kinh Quan-Thế-Âm.
Tụng xong, nàng ngồi xuống c ái ghế cạnh bụi hoa dạ hương, rồi ngẩn người suy nghĩ về Quan-Âm, về vợ chồng quý nhân, về Tự-An. Một l át nàng ngửng mặt lên, thì thấy một người đàn ông mặc quần áo Nho sinh, đứng tần ngần c ách nàng mấy trượng, đang nhìn nàng. Minh-Ðệ ước lượng người ấy tuổi khoảng trên dưới ba mươi. Tưởng y là người trong dinh, nàng hỏi:
- Tiên sinh là ai? Ðối với quan Th ái-bảo là chỗ thế nào?
Người đó không trả lời, mỉm cười:
- Cô nương là ai, đối với Thường-Kiệt là chỗ thế nào?
Minh-Ðệ thấy người đó già cũng chưa phải già, trẻ cũng không phải trẻ. Nhưng d áng điệu bệ vệ, ôn nhu văn nhã, hơn nữa d ám gọi tên của sư huynh nàng ra, thì hẳn có địa vị lớn lắm. Nghĩ vậy nàng vuốt tóc lễ phép:
- Tôi là tội nhân bị Khu-mật viện bắt để điều tra, rồi Th ái-bảo đem tôi về đây chơi.
- Cô nương nói lạ.
Người đó lắc đầu cười rất tươi: Cô nương là tội nhân, thì bị giam trong tù. Còn như cô nương là nhân chứng thì được ở Thính-hương vãng lai x á bên hồ, chứ có đâu được đưa về đây để thưởng hoa? Cô nương nói dối rồi. Cô nương theo đạo Phật mà nói dối, thì sau chết xuống Âm-phủ sẽ bị quỷ sứ cắt lưỡi cho mà coi.
Minh-Ðệ biện luận:
- Tôi không nói dối tiên sinh đâu. Không tin tiên sinh hỏi Th ái-bảo thì biết. Sở dĩ tôi được Th ái-bảo mời đến đây chơi ít ngày là vì Th ái-bảo biết tôi với Th ái-bảo học cùng một sư phụ.
- À thì ra thế. Cô là sư muội của y hẳn? Thế sư phụ của cô là ai nào?
Minh-Ðệ thấy Nho-sinh đổi ngôn từ, đang gọi nàng là cô nương, bây giờ gọi là cô rất thân mật, nàng cũng nói bằng giọng ôn nhu ngọt ngào:
- Sư phụ của tôi là Quan-Thế-Âm bồ t át.
- Tôi không tin.
- Tiên sinh không tin thì tôi xin chịu, chứ biết làm sao bây giờ.
- Ðược rồi, tôi tin. Bây giờ tôi hỏi thực, cô đẹp như thế này, thì hẳn phải là tiểu thư con quan đại thần nào đó. Tại sao cô lại phạm tội? Tội gì?
- Tôi là con nhà dân dã, bố mẹ tôi cũng có ít của. Nhưng mẹ tôi cùng em tôi đ ánh tôi đến chết đi rồi vứt x ác xuống chuồng hôi, may tôi sống lại. Tôi tìm sư cụ cứu chữa cho. Sư cụ cho tôi t á túc ở chùa. Rồi người ta vu cho tôi gian dâm với sư.
- Cô lại nói hoang đường rồi. Tại sao mẹ cô với em cô lại đ ánh cô đến chết? Luật nước rất nghiêm, có đâu mẹ được đ ánh chết con? Em đ ánh chết chị? Hai người đàn bà đanh ác đó phạm điều 305 bộ Quốc-triều hình thư. Tôi phải bảo quan Hình-bộ thượng thư xử giảo họ mới được.
Minh-Ðệ dơ tay đ ánh gió nho-sinh:
- Tiên sinh nói ngông vừa thôi, nói lớn lối như hoàng đế vậy mà không sợ bị chặt đầu ư? Tiên sinh là « kí gì » mà đòi ra lệnh cho quan Hình-bộ thượng thư?
Nho-sinh cung tay:
- Thì cô biết đấy, kẻ sĩ thường hay nói ngông mà. Xin lỗi cô nghe. Thế chuyện của cô ra sao?
Minh-Ðệ thuật sơ qua vụ nàng bị đ ánh như thế nào. Người ấy cười:
- Thôi được. Chuyện này tôi tin cô. Nhưng cô ơi, tôi nhìn qua cũng biết cô còn con g ái, một loại Phật tử thuần thành, đến nghĩ bậy cũng không có, thì sao người ta lại vu cho cô ăn nằm với sư. Bọn quan lại ăn nợ như thế mà trị dân thì sao cho dân hạnh phúc đây? Phải c ách chức hết bọn đó đi. Ừ, mà dù cô có ăn nằm với sư, thì cũng chỉ bị đưa ra đình làng đ ánh roi, rồi thả thuyền trôi sông. Chứ có đâu bị đưa về Khu-mật viện?
Nghe Nho-sinh lớn lối chửi quan lại, Minh-Ðệ phì cười, nghĩ thầm:
- Mấy ông Nho-sinh ưa nói th ánh, nói tướng đã quen, mình chẳng nên bắt lỗi.
Minh-Ðệ thuật qua vụ quý nhân tặng vàng, đưa đến nàng cùng chư tăng mang tội làm gian tế cho Tống. Nho-sinh hiểu ra:
- À thì ra thế. Bây giờ tôi cho cô biết tôi là ai. Tôi là sứ giả của Quan-Âm. Ban nãy cô niệm kinh, cầu ngài cứu khổ cứu nạn. Ngài sai tôi đến xem cô xin gì thì giúp cô. Hôm nay tôi chỉ giúp cô một việc thôi.
Minh-Ðệ kinh hãi, chửi thầm:
- Mình ngu qu á, người này nói lớn lối như vậy, thì nhất định là sứ giả của Quan-Âm rồi. Nguy thực.
Minh-Ðệ vội gối lạy liền ba lạy:
- Thì ra ngài là Thiện-Tài đồng tử đấy. Ðệ tử có một bệnh không ai chữa cho được. Bệnh này cứ mỗi nửa đêm lại bị lên cơn đau đớn đến chết đi sống lại. Xin ngài ban ơn cứu đệ tử.
Thiện-Tài mỉm cười:
- Tưởng gì chứ việc đó đâu khó. Cô cứ ngồi đây chờ, l át nữa ta sẽ trao thuốc cho cô. Cô uống rồi ngủ li bì, thì làm sao mà đau đớn được?
Minh-Ðệ thụp xuống tạ ơn. Khi nàng ngửng đầu lên thì không thấy Thiện-Tài đâu nữa. Nàng đành ngồi chờ. Khoảng hơn hai khắc, thì Thiện-Tài lại xuất hiện, rồi trao cho nàng chín viên thuốc:
- Cô bỏ vào miệng mà nuốt đi.
Minh-Ðệ thấy viên thuốc giống hệt thuốc chữa Chu-sa Huyền-âm chưởng của Lý Thường-Kiệt thì không nghĩ ngợi, nàng cầm thuốc nuốt liền. Khi nàng ngửng đầu lên, thì Thiện-Tài đã biến mất. Nàng bắt đầu cảm thấy buồn ngủ, vội hướng phòng mình chạy về, đóng cửa rồi leo lên dường nhập vào giấc ngủ.
Tiếng chim kêu, tiếng chiêng làm Minh-Ðệ tỉnh giấc. Mặt trời đã hiện lên ở phương Ðông. Minh-Ðệ vội ngồi dậy, súc miệng, rồi ra sân xem đ ám môn sinh luyện võ. Bất cứ đ ám môn sinh nào thấy nàng, cũng cúi đầu hành lễ. Tuy bị ám ảnh bởi c ái nguy cơ Chu-sa huyền âm độc tố, nhưng Minh-Ðệ vẫn cảm thấy thoải m ái, vì đây là lần đầu tiên nàng được kính trọng, được sống trong an nhàn, thanh thản như vậy.
Cả ngày hôm đó, Thường-Kiệt không về, vì bận chính sự. Minh-Ðệ nảy ra ý định vào thư phòng Thường-Kiệt để sao chép tâm ph áp Cổ-loa. Nhưng rồi nàng lại nghĩ:
- Nhất định ta không làm điều này. Thôi ta đành chờ Thiện-Tài xuất hiện cứu ta. Nếu ngài không cứu được, thì ta đành chịu chết vậy.
Minh-Ðệ rảo bước đến nhà thờ tổ của trang. Thời bấy giờ, mỗi trường dạy văn, dạy võ đều có nhà thờ tổ, để làm lễ nhập môn, hạ sơn cho chư đệ tử. Nhà thờ tổ của Th ái-hà kh á lớn. Nàng đẩy cửa bước vào, rồi đ ánh lửa châm lên mấy ngọn đèn. Trong ánh s áng lờ mờ, nàng thấy có ba bàn thờ kh ác nhau. Bàn chính giữa, hàng cao nhất là c ác vua Phục-Hy, Thần-Nông, Kinh-Dương. vua An-Dương. Hàng thứ nhì là vua Trưng. Hàng thứ ba là vua Lý Nam-Ðế, Bố-C ái, Ngô, Ðinh, Lê. Hàng thứ tư là vua Lý Th ái-tổ, Lý Th ái-tông.
Nàng nghĩ thầm:
- Bàn thờ này cũng giống bàn thờ ở Kinh-Bắc, không kh ác.
Nàng nhìn sang bàn phía tả, có mười hàng. Cao nhất là Phù-Ðổng thiên vương, Vạn-tín hầu Lý Thân, th ánh Tản-viên Sơn-Tinh, Cao-cảnh hầu Cao Nỗ, Trung-tín hầu Vũ Bảo-Trung. Hàng thứ nhì là Trưng Nhị, Hoàng Thiều-Hoa, Phương-Dung, Th ánh-Thiên, Phùng Vĩnh-Hoa. Hàng thứ ba đến Ðào Kỳ, Thi-S ách, Nguyễn Thành-Công, Nguyễn Tam-Trinh... cuối cùng là c ác đại công thần triều Lý mới tuẫn quốc. (4)
Ghi chú:
(4) Hành trạng c ác nhân vật trên, xin xem Anh-hùng Lĩnh-Nam, của Yên-tử cư-sĩ do Nam- á Paris xuất bản.
Cảm kh ái dâng lên trong lòng:
- Ðây là bàn thờ c ác tổ võ. Xưa kia bà Hoàng Thiều-Hoa chỉ là cô g ái chăn trâu, bị đời hắt hủi còn hơn ta nhiều, nhưng nhờ có chí lớn, đã làm lên chuyện kinh thiên động địa. Tại sao ta không thể làm như bà?
Nhìn sang ban thờ phía hữu, thì thấy thờ An-Tiêm, Chử đạo-tổ, Tiên-Dung, cùng chư thần. Chợt nàng để ý đến một bàn thờ đặt giữa nhà, có chữ sinh từ, không tạc tượng, mà lại thờ bằng hình vẽ. Nàng nhủ thầm:
- Ta thử xem, sư huynh thờ sống những ai mà người thọ ơn đây.
Nàng chú ý thấy nét chữ Thường-Kiệt đề ở hình thứ nhất:
"Sư phụ, tiên cô, chưởng môn ph ái Tản-viên, hoàng triều trưởng đại công chúa chi linh vị".
Minh-Ðệ thở phào:
- Sư huynh thờ sống tiên cô đây. Hôm trước mình cứ nghĩ Quan-Âm là tiên cô Bảo-Hòa, nhưng hình này không phải Quan-Âm mà mình được gặp.
Hình thứ nhì vẽ một người mặt rất uy vũ, dưới có hàng chữ:
"Th ái-sư phụ chưởng môn ph ái Ðông-a, tính Trần húy Tự-An chi linh vị".
Mặt Minh-Ðệ t ái đi, tai ù không còn nghe thấy gì nữa, vì hình này hoàn toàn kh ác hẳn với sư phụ Tự-An đã dạy võ nàng. Qu á kinh hoàng, nàng ra khỏi nhà tổ, rồi thẫn thờ đi trong sân:
- Tại sao hình mà sư huynh vẽ để thờ sống lại kh ác hẳn người ta gặp. Mặt trong hình bầu, mắt lớn, tr án cao, có hai lằn râu rồng bên mép. Còn sư phụ bên ngoài thì mặt hơi dài gẫy như c ái lưỡi cầy? Hay là hình vẽ hồi sư phụ còn trẻ, bây giờ người già rồi, khuôn mặt đổi đi chăng? Ðợi sư huynh về ta phải hỏi cho ra lẽ mới được.
Khi trời tối, Minh-Ðệ lại ra chỗ dàn hoa dạ hương, rồi ngồi đọc kinh Quan-Thế-Âm. L át sau Thiện-Tài lại hiện ra. Minh-Ðệ thụp lạy, thì Thiện-Tài nắm tay nàng nâng dậy. Ông ta cười, hai đuôi con mắt khép lại rất dài, trông rất tình:
- Tôi thực không phải với cô nương. Tôi là người dưới thế gian, tôi là Nho-sinh học ở Thăng-long, chứ không phải Thiện-Tài. Hôm qua tôi tặng thuốc cho cô nương, để cô nương ngủ say, mà không bị cơn đau hành hạ. Thế nhưng chính tôi lại bị bệnh mới khổ chứ!
Minh-Ðệ đã nghe nói rằng, những Nho-sinh học ở trường huyện phải giỏi lắm mới được tuyển lên học ở trường lộ. Rồi mỗi lộ lại tuyển những người giỏi nhất đưa về kinh học. Rằng những học sinh này, khi đức vua mở khoa thi, trúng tuyển, một bước lên quan. Rằng những Nho-sinh này rất đa tình, nhà nào có con g ái cũng muốn gả cho họ. Vì vậy khi bị Nho-sinh đùa, mà nàng không giận. Nàng dơ tay đ ánh sẽ vào vai Nho-sinh:
- C ái anh này thực là tai qu ái. Anh d ám xưng là sứ giả của Quan-Âm, mà không sợ người phạt ư?
Nho-sinh thấy nàng không gọi mình là tiên sinh, mà gọi bằng anh, thì cười:
- Cô dữ thực, đ ánh người ta đấy à? Quan-Âm thành Phật rồi, thì ngài đâu có chấp bọn nhất quỉ nhì ma này làm gì? Chỉ có cô đ ánh người ta mà thôi. Vả cô ơi, tôi theo Nho, không tin Thích đâu.
Minh-Ðệ hừ một tiềng:
- Anh nói lạ. Khổng-tử chẳng từng nói rằng: "Ðức quỷ thần thịnh lắm thay. Kính nhi viễn chi". Nay anh đem Phật ra đùa thì th ánh Khổng sẽ đ ánh đòn cho mà coi.
Nho-sinh không ngờ Minh-Ðệ lại thông Tứ-thư như vậy. Anh ta chắp tay:
- Tôi nói càn, mong cô nương đại x á. Vì tôi đang bị bệnh.
Minh-Ðệ ngay thật hỏi:
- Anh nói anh bị bệnh, thế bệnh gì?
- Bệnh này mang tên "Mộc mục điền tâm", ngoài cô ra không ai chữa được.
Nói rồi Nho-sinh thở dài:
- Không biết đài gương có soi đến dấu bèo hay không?
Ðúng ra với câu nói này, thì bất cứ cô g ái nào cũng biết rằng Nho-sinh tỏ tình, phản ứng tự nhiên sẽ ù té bỏ chạy. Hoặc gan hơn, thì cũng cúi đầu e thẹn. Nhưng một là Minh-Ðệ chưa từng tiếp xúc với con trai cùng lứa tuổi, lại cũng không được mẹ dạy dỗ, cũng chẳng được chơi với bạn g ái để biết chút ít về những lời nói hoa bướm, tỏ tình của nam nữ. Vì vậy nàng mỉm cười ánh mắt s áng long lanh:
- Tôi quan tâm đến bệnh của anh lắm. Anh vì đi xin thuốc cho tôi mà bị bệnh. Hỡi ơi. Nếu như tôi có thể chịu đau cho anh, thì tôi cũng cam lòng.
Nho-sinh mừng rỡ ra mặt:
- Thế thì được rồi, cô nhớ nhé.
Minh-Ðệ thấy dường như Nho-sinh không hề bị bệnh tật gì cả. Nàng hỏi:
- Anh thực hay đùa. Hôm qua anh đã xưng làm Thiện-Tài đồng tử, làm người ta tưởng thực, rồi người ta lạy chí chết. Thế anh là ai?
Nho-sinh buột miệng nói:
- Người tưởng rằng được đối diện lạy ta dễ lắm sao? Trong thế gian này có vạn vạn người ước mong đứng trước mặt lạy ta mà không được.
Minh-Ðệ cầm lấy tai Nho-sinh kéo dài ra:
- Bất qu á anh là học trò ở kinh, bạch diện thư sinh chứ b áu gì mà khẩu khí như là hoàng đế không bằng. Tôi...tôi bắt đền anh đấy.
- Thế tôi lạy lại cô nương để trả lễ nhé?
- Không, tôi theo đạo Phật, không thù không o án ai hết, huống hồ anh đã xin thuốc chữa bệnh cho tôi. Thế anh là ai? Làm gì ở Thăng-long? Tại sao lại có thần dược trị bệnh cho tôi?
- Tôi là Nho sinh, tôi tuy không trị được cho cô nương, nhưng người thân tôi thì trị được. Nhà tôi cũng ở gần đây thôi. Nếu cô nương tin tôi, thì theo về nhà tôi, tôi sẽ nhờ người ta trị tuyệt bệnh cho cô nương.
- Ðêm hôm thế này, tôi đâu dám đi với người đàn ông lạ. Thế danh tính của anh? Bao nhiêu tuổi?
- Tôi tên là Dương Tông. Tuổi thì cô nương đo án lấy. Nếu cô nương không chịu đến nhà tôi, thì sao bạn tôi trị bệnh cho cô nương được. Thôi, đây là chín viên thuốc để cô nương qua đêm khỏi đau đớn.
Minh-Ðệ ngửa tay cầm thuốc, rồi bỏ vào miệng nuốt. Thấp tho áng một c ái, Dương Tông đã biến mất.