Nam Thần Quốc Dân, Cửu Thiếu Xin Thỉnh Giáo (Chú Út Tổng Tài Yêu Không Nào)

Chương 420: Chương 420




Chào Cát lão. Diệp Sơ Dương mỉm cười gọi đối phương.

Bây giờ Diệp Sơ Dương chỉ là một người bình thường trong phương diện phong thủy, cô cũng không còn là Diệp Sơ nữa, vì thế khi gặp đệ tử Huyền Môn trước đây, cô cũng chỉ cần xưng hô một cách phù hợp là được.

Cát Trung Thông mặc dù địa vị trong Huyền Môn không cao, nhưng cũng là một nhân vật có tầm cỡ trong tổ chức phong thủy của nước Z, vì thế Diệp Sơ Dương nể mặt đối phương cũng là điều bình thường.

Có điều Cát lão khi nghe thấy hai chữ Cát lão, biểu cảm trên mặt có phần ngạc nhiên sau đó vội vàng xua tay.

Sau một hồi hàn huyên khách sáo, Cát Trung Thông đã không thể kìm lòng bắt đầu hỏi Diệp Sơ Dương lí do trồng cây xung quanh pháo đài và di dời tượng Khổng Tử tới đây để trấn áp pháo đài.

Diệp đại sư, thân là một thầy phong thủy, tôi không thể giải quyết được vấn đề ở đây, điều này khiến tôi cảm thấy vô cùng thất bại. Cát Trung Thông nói, Tôi vào Huyền Môn, tiếp nhận vô số kiến thức huyền học, khi học thành rời khỏi Huyền Môn tôi từng nghĩ, cuối cùng tôi đã có thể cống hiến cho đất nước, nhưng trên thực tế, không hề như vậy. Thậm chí nếu không nhờ có cậu, bao nhiêu người của thành phố W đã bị mất mạng.

Thực ra nói nhiều như vậy, Cát Trung Thông chỉ có một ý đó là muốn biết tại sao Diệp Sơ Dương lại làm vậy.

Nể tình đối phương là người của Huyền Môn, Diệp Sơ Dương cũng không giấu đối phương.

Tôi hiểu ý của Cát lão. Diệp Sơ Dương cười nói: Thực ra cách của tôi rất đơn giản, sát khí của Tề Anh dưới pháo đài quá nặng, thứ có thể hóa giải sát khí là linh khí, xã hội hiện giờ thứ có nhiều linh khí nhất chính là cây cối.

Nghe vậy Cát lão liền gật đầu: Bức tượng Khổng Tử này...

Tề Anh là võ tướng, văn thần võ tướng trước nay bất hòa, dùng Khổng Tử là tượng trưng cho văn, Tề Anh đương nhiên không thể sánh bằng đối phương. Vì thế tôi mới chọn tượng Khổng Tử để trấn áp Tề Anh.

Thì ra là vậy, Diệp đại sư quả là người tài giỏi.

Sau khi nghe Diệp Sơ Dương phân tích, Cát Trung Thông liền không ngớt lời khen ngợi.

Nếu như không phải gặp được Diệp Sơ Dương, Cát Trung Thông thực sự khó lòng tưởng tượng được rằng trong số những người trẻ tuổi lại có người am hiểu về phong thủy như Diệp Sơ Dương.

Đúng là khiến người ta vô cùng bất ngờ.

Nghĩ tới nghĩ lui Cát Trung Thông cho rằng người có thể sánh với Diệp Sơ Dương cũng chỉ có môn chủ Diệp Sơ của Huyền Môn bọn họ mà thôi.

Chỉ đáng tiếc, người tài sớm đã qua đời.

Nghĩ tới Diệp Sơ, Cát Trung Thông lại có chút buồn bã.

Nhưng ông lại nhanh chóng nén lại tất cả những tình cảm đó. Diệp Sơ Dương thấy cũng đã tới lúc liền bắt đầu phá trận giải sát.

Hai giờ chiều, cũng chính là giờ mùi mà thời cổ thường nói, lúc này chính là thời khắc ánh sáng mặt trời chiếu gắt nhất.

Ánh sáng mặt trời có tác dụng loại bỏ vật uế tạp, hướng tới cuộc sống mới, đây cũng chính là nguyên nhân Diệp Sơ Dương chọn giờ này làm thời gian phá trận.

Sĩ quan quân đội xung quanh pháo đài đồng loạt lùi ra một khoảng khá xa, Cát lão cùng Diệp Tu Bạch và Mạt Đình Xuyên thì bị Diệp Sơ Dương ra lệnh đứng tại chỗ.

Nói rằng cô không chắc chắn có thể một mình phá trừ sát khí hay không, rất có thể cần ba người giúp đỡ.

Sau khi nghe Diệp Sơ Dương nói vậy, cho dù là Diệp Tu Bạch và Mạt Đình Xuyên không hiểu gì về phong thủy nhưng cũng vẫn lựa chọn đứng tại chỗ đề phòng bất trắc.

Thiếu niên ngồi xếp bằng bệt xuống đất.

Cô nhắm mắt lại, miệng lầm rầm.

Cùng với động tác và lời nói của cô, ba người có mặt ở đó đều có thể nhìn thấy các luồng khí màu trắng bay ra từ trên cây và hoa cỏ xung quanh họ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.