Nạp Thiếp Ký 1

Chương 463: Chương 463: Lấy lui làm tiến (1)




Tuy Minh Thành Tổ vạch chiêu mượn đao giết người của Kỳ Cương, mắng át một hồi, Dương Thu Trì chẳng có điểm gì cao hứng, bỡi vì đây chẳng khác nào chặn con đường hắn thông qua Đốc sát viện vạch trần chuyện Kỷ Cương ăn chặn tú nữ của hoàng thượng, và còn sự tình nhị hoàng tử khoách xung binh mã, do bản thân không có chứng cứ đầy đủ chứng minh y chiêu binh mãi mã là vì mưu phản, cho nên càng không thể nói ra.

Minh Thành Tổ tuy chặn ngang đường Kỷ Cương chỉnh xử Dương Thu Trì, nhưng cũng chặn luôn con đường Dương Thu Trì cáo giác tội hạnh của Kỷ Cương. Từ đó cho thấy, hiển nhiên Minh Thành Tổ đang bảo vệ cho Kỷ Cương. Ông ta biết Kỷ Cương làm không ít chuyện xấu, thật muốn tra ra, thì chỉ vài chuyện đã đủ chém đầu. Nhưng đây không phải là kết quả mà Minh Thành Tổ mong muốn.

Minh Thành Tổ cho Kỷ Cương bình thân xong, bảo: "Thiết nghĩ các vị ái khanh đều đã biết hết rồi, thái tử thân thể cứ mãi không khỏe, thường bị đau tim, hôm qua lại phát tác lần nữa, thập phần nguy cấp, rất may là điều trị kịp thời nên không đáng ngại. Nhưng mà, với tình trạng thân thể trước mắt của thái tử, chỉ sợ khó có thể đảm nhiệm chức thái tử này. Trẫm muốn nghe chư vị có lương sách gì?"

Dương Thu Trì nghe lời Minh Thành Tổ, lòng liền rúng động: Tuy Minh Thành Tổ không nói thẳng rằng muốn thay thái tử, nhưng ý tứ đã gần như thế rồi, người thông minh vừa nghe đều hiểu. Quả nhiên, trung quân đô đốc, tả đô đốc, Kỳ quốc công Khâu Phúc đều bước ra trước thưa: "Vạn tuế, nếu như thái tử thân thể đã không thể đảm nhiêm chức trách, thì nên sớm cải lập thái tử. Vi thần cho rằng, nhị hoàng tử anh dũng thiện chiến, lĩnh binh có sách, trong chiến dịch Tĩnh Nạn đã theo vạn tuế chinh chiến sa trường, lao khổ công cao, lập được uy vọng rất cao trong lòng chiến sĩ. Vì thế, vi thần to gan đề nghị cải lập nhị hoàng tử thành thái tử, để bảo toàn giang sơn Đại Minh vạn vạn năm."

Khâu Phúc vừa mở lời, các đô đốc của ngũ quân đô đốc phủ (Chú: gồm trung ương, tiền quân, hậu quân, tả quân, hữu quân) đều đua nhau biểu hiện thái độ, đồng ý với lời đề nghị của Khâu Phúc, ngay Tiết Lộc cũng tán thành. Bọn họ đều cùng nhị hoàng tử kết tình chiến hữu với Chu Cao Hú trong chiến dịch Tĩnh Nạn, do đó đương nhiên ủng hộ Chu Cao Hú. Tiết Lộc có thù với Kỷ Cương, nhưng đối với nhị hoàng tử thì ủng hộ vô cùng.

Minh Thành Tổ mỉm cười gật đầu, quay sang hỏi bọn quan văn: "Các ngươi cũng nói thử xem."

Kỷ Cương bước ra khỏi hàng: "Vi thần cho rằng lời của các vị tướng quân rất đúng. Chúng ta hiện nay bắc có Thát Đát, Ngõa Thích, đông có Uy khấu (Chú: giặc lùn, chỉ cứơp biển Nhật Bản thời đó), những cường địch này dòm ngó giang sơn Đại Minh của chúng ta đã lâu, nhiều lần quấy nhiễu biên cảnh của chúng ta, giết dân biên giới, cướp tài sản của dân ta. Vạn tuế nhiều lần ngự giá thân chinh, địch quân sợ vạn tuế văn công vũ lược, không dám kinh dịch gây chiến. Còn nhị vương tử anh minh thần võ, nhiều lần lập chiến công, nếu lập thành thái tử, thì có thể bảo vệ giang sơn Đại Minh ta ổn như bàn thạch."

Nội cá thủ phụ Hồ Quảng bước ra khỏi hàng; "Chuyện này ngàn vạn lần không thể! Thái tử tuy thân thể có bệnh, nhưng trưởng tử kế thừa đại thống, các triều đại trước đều theo quy củ này. Thái tử lại không có gì sai, chỉ bằng thân thể có bệnh mà phế đi thái tử, chỉ sợ khó phục chúng. Còn về bảo vệ giang sơn Đại Minh, hoàng thượng ngự giá thân chinh, thật ra đó là vạn bất đắc dĩ, không thể cứ làm theo như vậy, nếu không, lỡ khi thất lợi, thì làm sao đối với triều dã. Nếu hễ có chiến sự là hoàng thượng phải tự thân ra tay, thì võ tướng khắp triều có mặt để làm chi?"

Lời này của Hồ Quảng tuy nhiên khắc bạc và đanh nhọn, nhưng vào khéo kích trúng trọng tâm của vấn đề đổi thay thái tử, khiến người ta khó có thể bài xích.

Nội các học sĩ Dương Sĩ Kỳ bước ra thưa: "Vạn tuế, thái tử nhân và hiếu, phàm có chuyện liên quan tông miếu, tế vật, tế khí đều tự thân thực hiện. Năm rồi dâng lễ, mồ hôi chảy ra trán, nghề y gọi là hãn (mồ hôi). Điện hạ viết: 'Mồ hôi tức là triệu chứng của bệnh cảm.' Tả hữu xin thay, thái tử quát mắng: 'Bề trên đã mệnh cho ta, ta sao lại sai người thế chứ?' Nói rồi vẫn tự thân cúng. Tế xong, mồ hôi chảy khắp người, không uống thuốc mà bệnh hết. Vì thế, vi thần cho rằng, thái tử điện hạ thiên tư cao, tất có sự hiểu biết, hiểu biết tất sẽ cải, hơn nữa lại có lòng thương người, quyết không phụ ủy thác của bệ hạ. Khoan hậu nhân ái như vậy chính là cái đạo làm vua. Theo thiển ý của vi thần, vị trí thái tử này không nên cải."

Nội các học sĩ Dương Vinh cũng bước ra hàng thưa: "Vạn tuế, vi thần tán thành lời của hai vị học sĩ, thái tử không thể cải hoán. Giặc Ngõa Thích, Uy Khấu tuy nhăm nhe như hổ rình mồi, nhưng không đủ để động đến giang sơn Đại Minh chúng ta. Hiện giờ thiên hạ thái bình, từ cổ quân vương của thời thái bình thịnh thế đều là bậc nhân hậu như thái tử đây. Sau này thái tử kế thừa chính thống, tất có thể bảo đảm giang sơn Đại Minh đời đời."

Kỷ Cương cười hắc lạnh lùng, phảng phất như tự nói với chính mình: "Thái tử bênh đã nhập tới cao... cái gì đó rồi (Chú: Ý nói Cao hoang chi tật, là bệnh rất nặng rồi. Cao là chỗ dưới quả tim, bệnh mà vào tới tim thì hết cứu. ND), sao có thể vạn vạn niên được?"

Dương Thu Trì cười: "Kỷ đại nhân, thái tử điện hạ chẳng qua là bị 'Tâm Tý' (liệt tim, hẹp van tim. ND), là tâm tì khí huyết hư nhược, tà phạm vào huyết mạch. Đó là tật nhỏ, chỉ cần tĩnh tâm điều dưỡng sẽ có thể bình phục an khang, sao lại là bệnh nhập cao... cái gì đó được?"

Kỷ Cương hỏi lại: "Vậy à? Nghe lời này dường như Dương đại nhân cũng tinh thông y thuật?"

"Tinh thông thì không dám, chỉ biết sơ qua mà thôi."

Minh Thành Tổ kỳ quái hỏi: "Dương ái khanh, ngươi có thể trị bệnh?"

Dương Thu Trì tốt nghiệp đại học y khoa, trước khi vào chuyên ngành pháp y, đã tiếp thụ qua hệ thốn giáo ục đại cương cả về tây y và thực tập lâm sáng, chỉ có đều chỉ là phớt phớt bề ngoài, hơn nữa không có thuốc tây không có thiết bị kiểm nghiệm, hắn chẳng có cách nào trị. Về thường thức trung y thì hắn cũng biết, cái gọi là chứng "tâm tý" chính là chứng bệnh về tim mang tính phong thấp. Là chứng bệnh mang tính miễn dịch, nghiệm trọng có thể dẫn tới mô quanh van tim tăng kích cỡ dày lên, khiến cho van tim hẹp lại hoặc là không thể nào đóng kín được (Chú: Tim có 4 ngăn, tâm thất và tâm nhĩ, đóng mở các van để bơm và tiếp nhận và tống máu đỏ bầm (chứa CO2) và đỏ tươi đi các cơ quan. Khi van tim hẹp, độ phình ra không đủ -> tống máu đi không kịp hoặc không đủ -> hại. Khi van đóng không kín, máu chứa CO2 và chất cặn bã hòa vào máu chứa O2 và dưỡng chất tới các cơ quan -> gây hại. ND) Thủ đoạn trị liệu chủ yếu đối với bệnh này thường là thông qua thủ thuật mổ nới rộng van tim hoặc là thay van tim

Trung y đối với bệnh tim mang tính phong thấp thời kỳ sớm này có một số tác dụng trị liệu nhất định. Nhưng khi đến lúc nghiêm trọng, hiệu quả không lớn lắm, chỉ có cách làm thuyên giảm, không thể trị dứt chứng được. Dương Thu Trì tuy biết điểm này, nhưng một là không có thiết bị phẫu thuật cũng như kinh nghiệm chuyên sâu về điều trị bệnh tim mạch, hai là hắn cũng không rành lắm thủ thuật ngoài khoa. Đối với trung y, hắn chẳng qua là biết chút ít bề ngoài, hai vị thái y của thái y viện tinh thông trung y như vậy mà không có biện pháp trị liệu nào, hắn sao có thể chứ? Hắn cố ý làm giảm tình trạng bệnh tật của thái tử, chẳng qua là ngăn trở chuyện thay đổi ngôi vị thái tử này mà thôi.

Hiện giờ hoàng thượng hỏi đến, Dương Thu Trì không dám nói nhăng nói càng, chuyện coi bệnh khác nghề như khác núi, làm không khéo người chết thì cả nhà hắn tiêu đời theo. Hắn chỉ còn biết bối rối cười cười: "Vi thần... vi thần chỉ biết phá án, chuyện xem bệnh không rành lắm!"

Nội các học sĩ Dương Sĩ Kỳ lại nói: "Nếu như hoàng thượng lo cho thân thể của thái tử có bề gì, thì có thể lập thêm hoàng thái tôn Chu Chiếm Cơ làm trữ quân, để đề phòng bất trắc."

Kiến nghị này của Dương Sĩ Kỳ lập tức được những quan văn khác ủng hộ. Dù sao thì thái tử Chu Cao Sí thân thể bất an đó là sự thật, không thể nào chối cãi. Minh Thành Tổ hôm nay triệu tập mọi người thương nghị, mục đích chủ yếu là giải quyết vấn đề này. Nếu chỉ có kiên trì nói rằng không thể phế thái tử Chu Cao Sí, vấn đề vẫn chưa thể giải quyết, nhưng nếu như lập thêm con trai Chu Cao Sí là hoàng thái tôn Chu Chiêm Cơ là trữ quân (vua kế nhiệm), thì vấn đề này coi như giải quyết ổn thõa rồi.

Dương Thu Tri than thầm, cảm ơn đám quan văn đầu óc linh lợi, nghĩ ra biện pháp kế thừa thêm một đời nữa thế này. Tuyệt! Quả là tuyệt vời!

Lòng Minh Thành Tổ chợt động, chủ ý này trước đây ông ta có nghĩ qua, chỉ có điều lúc đó bệnh tình thái tử không nặng như bây giờ, cho nên tạm thời bỏ qua. Bây giờ chợt nghe nhắc lại, mắt ông ta không khỏi sáng lên.

Minh Thành Tổ tuy không mấy thích thái tử Chu Cao Sí, nhưng đối với con trai lớn Chu Chiêm Cơ của thái tử, ông ta vô cùng yêu thương, có ý truyền ngôi cách một đời.

Tương truyền lúc Minh Thành Tổ còn là Yến vương, đêm Chu Chiêm Cơ sinh ra, ông ta nằm mộng thấy cha mình là Chu Nguyên Chương cấp cho một cái khuê (Chú: Cái khuê, một thứ đồ để đong ngày xưa, đựng được 64 hạt thóc gọi là một khuê, cũng là một thứ cân, cân nặng được mười hạt thóc gọi là một khuê. ND) bằng ngọc, trên đó có ghi "Truyền chi tử tôn, vĩnh thế kỳ xương" (truyền cho con cháu, tiếp nối đời đời). Minh Thành Tổ cho rằng cha già của mình thác mộng truyền vị cho ông ta. Sau khi mộng tỉnh, đang vui vẻ với cảnh tượng trong mộng, thì truyền đến tin cháu trai lớn đã được sinh ra đời. Điều này khiến Minh Thành Tổ tin, tình cảnh trong mộng sau này ấn chứng lên người đứa cháu.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.