Nên Gọi Anh Là Thầy Hay Chồng?

Chương 41: Chương 41: Ba chồng bá đạo




Khi ba mẹ thầy xuống được tới chân núi, nơi có người dân sinh sống thì trời đã chập tối. Một vài người bạn đi cùng đang lo lắng tìm kiếm ông khắp nơi, khi thấy ông đi xuống cùng với 1 cô thôn nữ là dân bản địa. Họ vui mừng thở phào nhẹ nhõm. Mẹ thầy từ biệt ông vì phải trở về nhà do trời đã tối muộn. Ông quyến luyến không muốn bà rời đi, nên vội cầm tay bà lại, tháo chiếc đồng hồ bằng da thật của mình mua bên Tây, đặt lên tay bà bịn rịn nói:

- Em hãy đợi anh, anh sẽ về kêu ba mẹ mang trầu cau lên nhà hỏi cưới em.

Bà mỉm cười, tay nắm chặt lấy tín vật tình yêu của ông rồi quay đầu trở về nhà. Trong lòng trào dâng niềm hạnh phúc, nỗi tương tư của thiếu nữ ngây thơ với tình yêu đầu đời. Nhưng đời nào như mơ, bà nội thầy khi nghe xong chuyện, ngoài mặt thì ừ hử cho ba thầy vui, vì biết tính khí nóng nảy, ngang tàng của con trai mình. Nhưng trong lòng không thể chấp nhận 1 nàng dâu nghèo khổ, quê mùa ở vùng núi hẻo lánh xa xôi đó được. Do tư tưởng mang nặng văn hoá người xưa là phải tìm người môn đăng hộ đối với gia đình mình. Vì không cùng giai cấp sẽ khó bề chung sống.

Đợi ngày con trai xuống tỉnh công tác 1 tháng, bà nội thầy kêu tài xế lái xe lên thẳng nhà mẹ thầy ở Lâm Đồng để nói chuyện. Với thân phận là bà hội đồng giàu có, quyền cao chức trọng. Nên khi nhìn thấy mái nhà tranh nghèo hèn của mẹ thầy, bà tức sôi ruột, nghĩ rằng con trai mình lên núi bị bỏ bùa yêu rồi nên rắp tâm phải phá giải cho bằng được. Bà dùng những lời lẽ cay nghiệt, độc đoán giáng xuống gia đình của mẹ thầy. Ông ngoại thầy giận run người, tuy nghèo khổ nhưng tâm hồn ông thanh cao, nghèo sạch rách thơm. Ông dạy dỗ con cái đứa nào đứa nấy cũng ngoan ngoãn hiểu chuyện. Khi nghe bà nội thầy miệt thị, khinh khi con gái của ông như thế. Ông đứng phắt dậy, đuổi thẳng bà nội thầy ra khỏi nhà, kêu rằng “con trai của bà có trải thảm đỏ từ Sài Gòn lên tới Lâm Đồng để cưới con gái tôi. Tôi có chết cũng không đồng ý. Tiền nhà bà nhiều thật, nhưng xin lỗi, bà nên dùng số tiền đó bồi dưỡng nhân cách của mình lại đi, mời bà về cho, gia đình chúng tôi không tiễn. Còn đây là tín vật con trai bà để lại, bà mang về luôn đi.”

Bà nội thầy tức giận đùng đùng bỏ đi, còn mẹ thầy thì ngồi trong buồng khóc mấy ngày liền đến sưng cả mắt. Mẹ cùng các em ai nấy vây quanh an ủi, còn ông ngoại thì cứ ra vô thở dài. Cuối cùng ông quyết định đồng ý gả mẹ thầy cho 1 thầy giáo nghèo ở xóm bên, con của 1 người bạn lâu năm vốn đã ưng ý mẹ thầy bấy lâu. Ông trầm tư rồi khuyên nhủ mẹ thầy rằng:

- Thôi con ạ, yêu nhau là 1 chuyện mà lấy nhau lại là 1 chuyện khác. Mình nồi nào thì nên úp vung nấy thôi. Nếu thằng đó nó thương con thiệt, nó đã không để mẹ nó lên tận nhà mình chửi bới, miệt thị nặng nề như thế đâu. Đằng này nó trốn biệt tăm biệt tích không thấy mặt mũi đâu cả, chứng tỏ nó chỉ trêu hoa ghẹo nguyệt với con thôi. Cha nói thiệt, dù nó có bất chấp cưới con về nhà, con cũng sẽ sống như địa ngục trần gian cho xem. Mấy thằng công tử phố Sài Gòn, thằng nào chả đào hoa năm thê bảy thiếp. Còn mẹ của nó, con thấy bả mồm mép thế nào rồi phải không? Con về làm dâu bả cũng chả thể sống yên ổn nổi. Thôi, con nghe lời cha, lấy thằng Nghị con cụ Kiên xóm bên đi con. Thằng đó tính khí hiền lành, gia cảnh cũng nghèo khó giống mình. Nhưng được cái chịu thương chịu khó, nó cũng thương con nữa. Con lấy nó cha sẽ yên tâm hơn.

Bà mặc dù vô cùng đau lòng, nhưng khi nghe cha giải bày thấu tình đạt lý, nên cũng gật đầu chấp nhận. Hai bên gia đình qua nói chuyện rồi định ngày cưới gấp rút vào cuối tháng.

Ba thầy đi công tác 1 tháng trở về, nghe bọn gia đinh thân cận trong nhà báo tin. Vội tìm đến bà nội thầy hỏi cho ra lẽ. Bà khóc lóc ăn vạ nói rằng bị đuổi về rồi còn bị ném cái đồng hồ trả lại nữa. Ông nội thầy thì nổi trận lôi đình, đe doạ rằng ” Con mà đi tìm con nhỏ đó, ta từ con”.

Ba thầy bất chấp, bỏ ngoài tai lời trách mắng từ cha và tiếng khóc lóc năn nỉ của mẹ mà lao vào xe lái thẳng lên Lâm Đồng. Lên tới nơi cũng là lúc tối muộn, nhà mẹ thầy đã trang trí những dải băng đỏ vì ngày mai là ngày mẹ sẽ lên xe hoa đi lấy chồng. Ông điên cuồng đập cửa nhà gọi mẹ thầy ra. Ông ngoại thầy tức giận ra mở cửa, ba thầy rối rít đòi gặp mẹ thầy nhưng ông nhất quyết không cho:

- Cậu về đi, mai con gái tôi đi lấy chồng rồi, đêm hôm khuya khoắt cậu đập cửa nhà tôi thế này, hàng xóm lại dị nghị. Hết mẹ cậu giờ tới cậu đến làm bẽ mặt gia đình tôi sao. Gia đình cậu ác nghiệt vừa thôi chứ. Con gái tôi đắc tội gì tới các người.

- Bác, bác nghe con giải thích, tại con đi công tác dưới tỉnh 1 tháng nay không có ở nhà. Nên lúc mẹ con đến nơi này làm phiền mọi người nên con không hề hay biết. Con thương em Liễu thật lòng mà bác, bác gả em ấy cho con được không?

Nói sao thì nói, ông ngoại vẫn không thể chấp nhận được. Thứ nhất là vì có chết cũng không muốn làm sui với gia đình ông bà nội của thầy. Thứ 2 là đã nhận toàn bộ sính lễ dặm hỏi nhà cụ Kiên, 2 bên gia đình đã chốt mai là ngày lành tháng tốt để đưa dâu rồi. Ông đẩy ba thầy ra khỏi cửa, miệng vẫn khăng khăng từ chối, nhưng cũng nhẹ giọng khuyên nhủ:

- Từ giờ cậu đừng làm phiền tới cuộc sống của con gái tôi nữa. Nếu cậu thương nó thật lòng thì nên chúc phúc cho cuộc hôn nhân này của nó. Giữa cậu và nó là 2 giai cấp sang hèn, không thể hoà hợp được. Nó mà về làm dâu nhà cậu chỉ tổ sống khổ tâm tới chết mà thôi. Tôi đã nhận sính lễ đám hỏi của người ta rồi. Cậu nên nghe lời mẹ cậu mà tìm 1 người môn đăng hộ đối mà lấy. Tôi cũng thông cảm cho mẹ cậu, âu vì bà ta cũng muốn tốt cho cậu thôi. Bậc làm cha làm mẹ ai mà nỡ hại con cái của mình, vì thế cậu cũng đừng quá cố chấp. Tôi nói hết lời rồi, cậu hiểu ý tôi chứ. Giờ thì hãy về đi, cho nhà tôi nghỉ ngơi để mai còn lo đại sự.

Nói rồi ông ngoại đóng cửa lại, vừa cài then chốt vừa lắc đầu thở dài. Còn ba thầy thì vẫn đứng đó ngoài cửa. Dưới ánh trăng, bóng ông đổ xuống đường 1 mảng đen to lớn, tay đã nắm thành quyền. Ánh mắt sắc bén loé lên tia nguy hiểm và ngang tàng.

Mẹ thầy trong nhà nghe cuộc nói chuyện của ba thầy và ông ngoại, đôi mắt lại rưng rưng ngấn lệ. Nhưng biết sao bây giờ, khi cả 2 có duyên nhưng lại không phận. Trong thâm tâm bà cầu chúc ông sẽ tìm được 1 cô gái tốt, có thể lo lắng và chăm sóc cho ông suốt cuộc đời!

Khi nhà trai mang mâm quả trầu cau tới rước dâu. Mẹ thầy trong chiếc áo dài trắng tinh khôi, trên đầu cài tấm voan lưới trắng, tay cầm bó hoa lay ơn được bó gọn gàng, bước ra từ chiếc rèm cửa khiến quan viên hai họ ai nấy cũng phải ngỡ ngàng trước nhan sắc của bà. Chú rể với tướng mạo hiền lành, trong bộ vest màu ghi cứ ngẩn ngơ nhìn ngắm cô dâu của mình không chớp mắt, quên mất việc mình phải làm. Cho đến khi được bác trưởng họ nhắc nhở mới hoàn hồn làm theo.

Sự xinh đẹp thuần khiết của cô dâu khiến đi đến đâu, làng xóm ai ai cũng phải hô hào kéo nhau ra ngắm nhìn, miệng khen ngợi hết lời đến đó. Chú rể thì mặt vẻ vang đầy tự hào, mọi người ai nấy đều hoan hỉ. Chỉ có cô dâu ánh mắt đượm buồn, ráng vẽ 1 nụ cười gượng gạo trên môi.

Nhưng khi tới trước cổng chào nhà chú rể, 1 cảnh tượng kinh hoàng xảy ra khiến mọi người đang đi theo hàng la hét chạy bát nháo loạn xạ, mất hết trật tự. Ba thầy đứng chính giữa cổng chào, tay cầm 1 trái lựu đạn tung hứng như 1 trái banh. Xung quanh là vài ba trái mìn dưới chân trải đều khắp vườn nhà chú rể. Ông đứng ung dung, toàn thân phát ra khí thế bức người khiến tất cả trai làng gộp lại cũng không thể sánh bằng. Lúc này mẹ thầy thì chết trân, chú rể cùng ông bà sui xanh lè mặt mày. Chỉ có ông ngoại là đủ can đảm tỉnh táo quát lớn.

- Cậu kia. Sao cậu lại cố chấp đến như vậy. Ngày vui của nó mà cậu đến chúc mừng thế này sao? Tại sao lại bướng bỉnh không chịu buông tha nó chứ.

- Cô ấy vốn dĩ là cô dâu của con.

Ba thầy đanh mặt lạnh giọng đáp trả, rồi quay sang đe doạ mẹ thầy:

- Còn em. Một là đi theo và lấy tôi làm chồng. Hai là bước qua cái cổng chào này về làm vợ thằng đó, tôi sẽ cho mìn nổ và tất cả cùng chết. Em chọn đi.

Cơ bản là mẹ thầy khỏi cần chọn lựa vì ông bà sui gia cùng chú rể đã giơ cao tay đầu hàng khóc lóc xin tha mạng, không dám rước dâu nữa. Còn ông ngoại thì đưa tay vỗ đầu, đòi xấn tới cho ba thầy vài cú đánh thì trái lựu đạn trên tay ba thầy nãy giờ bị thảy ném xuống đất. Nói chứ ông ngoại cũng sợ chết lắm chứ bộ, nên cũng như ông bà sui và chú rể vội ôm đầu ngồi xuống sợ nó phát nổ. Lừa được mọi người 1 cú, ba thầy tranh thủ nhanh chóng tiến tới vác mẹ thầy đang còn đứng như tượng lên vai mà chạy thục mạng về chiếc ô tô Peugeot cổ thời đó. Ông đưa tay mở cửa nhét bà vào xe, rồi khởi động máy chạy mất hút sau những rặng cây.

Suốt quãng đường, ba thầy im lặng không nói tiếng nào, khuôn mặt hằm hằm nộ khí không còn vẻ tao nhã lịch sự như lần đầu bà gặp. Bà sợ hãi bẽn lẽn đưa mắt sang nhìn ông, run giọng hỏi:

- Anh đưa em đi đâu vậy?

- Đi về làm vợ anh.

- Không...không thể được. Chúng ta không thể đến được với nhau. Tại sao anh lại phá hỏng đám cưới của em chứ. Chiếc đồng hồ em đã gửi trả lại cho anh rồi mà!

Bà lắu đầu nguây nguẩy trách cứ ba thầy, nước mắt nóng hổi đã tràn qua khoé mi. Ông đoán chừng mình đã chạy được 1 đoạn khá xa, chắc chắn rằng không ai có thể đuổi kịp. Nghe bà nói xong ông dừng xe lại, khuôn mặt bừng bừng nóng giận, nhưng khi thấy nước mắt của bà 2 hàng long lanh chảy xuống đôi gò má trắng mịn, ông lại mềm lòng:

- Anh đã nói em hãy đợi anh mà, sao em lại vô tình với anh như thế chứ!

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.