Cảm giác tan chảy đó vẫn kéo dài đến khi tôi tỉnh dậy. Không cần phải có Chu Công giải mộng thì tôi cũn biết giấc mộng này có nghĩa là gì.
Rõ ràng đang là mùa hạ, vậy mà tôi lại có một giấc mộng xuân. Điều khủng khiếp là, người tôi gặp không phải minh tinh nào đó xa vời, không thể với tới, mà chính là một người đàn ông tôi quen.
Người đàn ông đó dù tôi không nhìn rõ mặt, nhưng vóc dáng cao ráo, lại mặc chiếc áo blouse trắng, không cần phải đoán, tôi cũng biết người tôi gặp trong mộng chính là Hứa Tử Đông.
Hà Từ Hàng
Type: Mục Y Nhan
1
Tôi nhìn chăm chăm vào mình trong gương giống như nhìn một người lạ. Buổi chụp ảnh hẹn vào chiều cuối tuần. Được nhà tạo mốt tóc, hóa trang, trang điểm suốt hơn hai tiếng, cuối cùng tôi đã có gương mặt hoàn toàn khác. Lần đầu tiên đứng trước ống kính giống như một trải nghiệm chỉ có trong mơ, điều đó khiến tôi cảm thấy không tự nhiên hơn cả khi phải chịu cái nhìn đánh giá, dò xét của chị Hạnh Địch. Cơ thể tôi cứng đờ, ánh mắt lo lắng. Cứ nghĩ đến tờ áp phích khổng lồ treo trong phòng làm việc của chị Hạnh Địch, tôi lại thấy áp lực, cảm giác não nề cứ thế dâng lên.
Sao lúc đó tôi lại bị họ thuyết phục đến nỗi tin rằng mình cũng có cùng khí chất giống cô gái đó nhỉ?
Đây hoàn toàn là một sai lầm.
Chị Hạnh Địch sai rồi, anh Chúc Minh Lượng đó cũng sai rồi. Họ đã sai lầm khi chọn một người không thể bình thường hơn là tôi.
“Thả lỏng nào.”
“Cằm ngẩng cao lên một chút.”
“Tay trái để thấp xuống một chút.”
“Mặt hướng sang bên trái một chút.”
“Quá rồi, quá rồi, hơi quay lại.”
“Lưng thẳng lên.”
Nhiếp ảnh gia liên tục đưa ra yêu cầu và các mệnh lệnh gần như trái ngược nhau. Tôi cố gắng làm theo, nhưng được cái này lại hỏng cái kia, tôi dần dần càng trở nên bối rối, luống cuống.
“Ánh mắt rời rạc quá.”
“Không đúng, cằm thu lại một chút.”
“Nào, bây giờ tập trung tinh thần, nhìn vào ống kính của tôi.”
Tôi nhìn thẳng vào ống kính mà tay anh ta đang đặt lên. Lúc vào lán che, Chúc Minh Lượng đã kịp “bổ túc” cho tôi biết mấy thiết bị đắt đỏ này. Bây giờ nhiếp ảnh gia đnag nhìn tôi qua ống kính, ống kính đó chắc là không biết nói dối, cũng không thể làm sai được. Tôi nghĩ chắc anh ta cũng không phát hiện ra rằng mình đang lãng phí thời gian với một con nhóc như tôi.
Tôi nghe tiếng “dừng lại”, ngoảng đầu sang, thấy chị Hạnh Địch đã đứng đó từ lúc nào. Tôi đoán chị không thể nhìn tiếp cảnh này được nữa. Mấy nhân viên tản mác mỗi người một nơi để nghỉ, còn tôi ngồi sụp ngay xuống đất, duỗi đôi chân đang cứng đờ. Chị bước đến, đưa cho tôi cốc cà phê, rồi ngồi xuống cạnh tôi.
“Chắc em thể hiện quá tệ, nên chị đến cổ vũ phải không ạ?”
Chị bật cười. “Không, chị không có sở trường hầm món canh gà tâm hồn, em cũng không tệ như em nghĩ đâu. Một người không được học chuyên nghiệp, đứng trước ống kính có biểu hiện không tự nhiên là việc rất bình thường. Chị quen rất nhiều người mẫu, cũng đã nói chuyện với họ. Họ chia sẻ rằng bản thân họ luôn phải giữ bình tĩnh, vừa nên biết đến sự tồn tại của quần chúng và ống kính vừa phải coi họ như không khí.”
Tôi thật thà nói: “Nhưng em không chắc mình có phù hợp với tiêu chí của mọi người không.”
Chị nhìn tôi, vẻ mặt dịu dàng. “Em có thể nghi ngờ con mắt nhìn người của anh Chúc. Dù sao thời gian này, anh ấy bị chị ép đến nỗi cuống cả lên, đồng ý cho rất nhiều cô gái đến phỏng vấn, nhưng em nên tin chị, những cô gái mà chị thấy là được không nhiều đâu.”
Trong đầu tôi lại hiện lên gương mặt xinh đẹp của cô em họ chị ấy, lẩm bẩm: “Em và em họ chị rõ ràng khác hẳn nhau.”
“Tấm ảnh chụp em họ chị cũng cách đây mười năm rồi.”
Tôi không hiểu, nhìn chị. “Chị muốn nói với em là, cô ấy đã già rồi, không còn xinh đẹp giống như trên tờ áp phích nữa à? Em không tin đâu, em có quen một chị, năm nay ba mươi tư tuổi rồi nhưng vẫn rất xinh đẹp.”
Chị cười. “Không không, em hiểu nhầm rồi. Em họ chị vẫn đẹp, thậm chí còn rất quyến rũ, nhưng quan trọng là khí chất của cô gấy không như trước nữa. Cô ấy không còn vẻ bướng bỉnh, tò mò, trẻ con như trong ảnh nữa, bây giờ nhìn cô ấy rất chín chắn, trầm tĩnh.”
“Ý chị muốn nói là rm có những tính khí đó à? Nhưng bướng bỉnh, trẻ con… đều không phải là tính tốt, nếu lan tràn sẽ thành phong trào đấy ạ.”
Chị lắc đầu. “Có nhiều người hay nhìn ngắm mình và so sánh với những suy nghĩ, hành động đặc biệt của người khác, rồi coi thường những gì mình có. Nhưng cá nhân chị lại thích những người đặc biệt.”
“Vấn đề là, khác với mọi người cũng giống như một con lạc đà không bướu lẫn trong bầy cừu.”
Chị nghiêng đầu nghĩ ngợi. “Ví dụ này rất thú vị. Thế này nhé, thực ra mỗi người đều có điểm khác biệt, nhưng đa số mọi người chọn cách từ bỏ, cam tâm tình nguyện biến thành một thành viên của bầy cừu để được an toàn, được chấp nhận và có thể hòa nhập với xã hội. Còn một số người khác, do nguyên nhân nào đó vẫn giữ được nét đặc trưng riêng của mình. Chị chấp nhận cái khác biệt của chị và cũng thích sự khác biệt của người khác.”
“Khác biệt với mọi người thực ra rất cô độc, không thú vị như chúng ta nghĩ đâu ạ.”
“Em có thể coi nó là khả năng bẩm sinh của mình, chấp nhận nó, nhìn thẳng vào nó.”
Tôi xua tay. “Cái đó sao gọi là khả năng bẩm sinh được ạ. Phải có khả năng thiết kế như chị, đạt được vô số giải thưởng thì mới gọi là tài năng bẩm sinh chứ!”
Hạnh Địch bật cười. “Những điều này là do Chúc Minh Lượng nói sao?”
“Vâng. Anh ấy nói chị còn trẻ đã nổi tiếng, đạt được rất nhiều giải thưởng, là nhà thiết kế hàng đầu trong nước.”
Anh Chúc nói hơi quá đấy. Chị không phải là người khiêm tốn, nhưng chị không được xuất sắc như thế đâu, chị còn cách vị trí “hàng đầu” mà mình luôn mơ ước một bậc nữa.”
“Dù sao những gì em có chỉ là một chút đặc biệt mà hai người nhận thấy, chứ thực ra nó… quá mông lung và bé nhỏ.”
“Chị hiểu ý của em, nhưng bọn chị không có chọn lựa nào khác. Em thấy đấy, so với tài hoa, chị còn muốn khác biệt, làm điên đảo công chúng hơn ấy chứ.”
Tôi bị chị chọc cười nhưng trong lòng vẫn rất hoang mang.
“Chúng ta đều phải chấp nhận bản thân, sau đó sẽ cố gắng trở nên tốt hơn. Nói một cách khách quan, em không có khả năng phô diễn cơ thể, hoặc các động tác đi đứng, nhưng lại có đặc điểm riêng về khí chất và gương mặt. Điểm này rất quan trọng, đối với mặt bằng chung của giới người mẫu, đặc điểm riêng nghĩa là có sự khác biệt và sáng tạo. Điều em cần rèn luyện là khả năng biểu hiện và đứng trước ống kính, không đơn giản là sự mạnh dạn mà còn phải thể hiện được thần thái, tố chất riêng của em, thậm chí chứa đựng cả những phương diện khác nữa.”
Tôi suy nghĩ hồi lâu, vẫn chẳng hiểu gì. Chị vỗ vai tôi. “Cứ từ từ, trước tiên thả lỏng người đã, em sẽ tìm được cảm xúc.”
Tôi biết chị đang cổ vũ tôi không nên rụt rè, nhút nhát. Đúng là chị đã an ủi được tôi, điều quan trọng là tôi đã hạ quyết tâm: Từ nhỏ đến lớn, mình đã quen không nhìn vào ánh mắt soi mói của người khác, bây giờ sao mình không coi ống kính là những người đó nhỉ? Chẳng qua việc này cũng chỉ để kiếm tiền thôi, nếu thất bại, cùng lắm là không có được số tiền này, đâu đến nỗi phải hoài nghi về cuộc sống.
Chụp ảnh đúng là mệt hơn rất nhiều so với trang điểm, mặc quần áo. Bước ra khỏi studio, tôi vội vàng đến chỗ làm việc. Lúc ngẩng đầu lên thì gặp ngay anh Triệu Thủ Khác đnag đứng dưới công ty. Anh nhìn tôi chằm chằm. “Sao em lại thành ra thế này, trông lạ lắm.”
Tôi đã cố gắng tẩy trang, nhưng lông mày đã bị thợ hóa trang tỉa bớt, tóc cũng bị nhà tạo mẫu tóc cắt ngắn, thổi bồng và xịt rất nhiều keo định hình nên trông không giống như trước. Tôi không muốn kể cho anh nghe chuyện chưa ra đâu vào đâu này để bị anh mắng, đành hỏi ngược lại: “Sao anh lại ở đây? Nhỡ mẹ chị Đổng Nhã Minh nhìn thấy anh thì sẽ khó xử đấy.”
“Mẹ cô ấy đã đến trường tìm anh, còn đe dọa sẽ nói chuyện với thầy hướng dẫn bảo vệ luận án của anh, đúng thật là…”
Anh lắc đầu, cố nhẫn nhịn không nói tiếp, tôi liền giúp anh bổ sung: “Đúng thật là nực cười. Hai người đều đã trưởng thành rồi, đều tự nguyện đến với nhau, có ai lôi kéo, dụ dỗ ai đâu, sao bà ta lại mạnh miệng thế!”
Anh vẫn lắc đầu, đương nhiên không muốn nói thêm gì. “Anh vừa đưa Nhã Minh đến đây, tâm trạng cô ấy không được tốt, em giúp anh an ủi cô ấy nhé!”
Tôi “vâng” một tiếng rồi quay người bước vào trong, chỉ nghe tiếng anh nói phía sau: “Nếu cô ấy mắng anh, em hãy theo cô ấy mắng anh thật nhiều vào.”
“Nhưng sao cô ấy phải mắng anh?”
“Anh và cô ấy chia tay rồi.”
Tôi kinh ngạc đứng lại, rồi quay đầu nhìn anh, trông anh vẫn rất bình tĩnh, không có bất cứ biểu hiện gì, sau đó quay người bước đi. Tôi quen anh từ nhỏ, nhưng anh không giống Chu Nhuệ, tôi không thể đuổi theo, lay cánh tay anh mà hỏi vấn đề riêng tư nhất, chỉ biết nhìn anh đi xa, sau đó mới bước vào công ty làm việc.
Nỗi buồn của Đổng Nhã Minh bộc phát không hề kiêng nể ai.
Chị ta đang ở trong phòng làm việc của mẹ gào khóc thảm thiết, tiếng khóc vọng ra ngoài cánh cửa đóng chặt. Tất cả nhân viên ở ngoài văn phòng đương nhiên đều nghiêng tai lắng nghe. Tôi chẳng có tâm trạng nào nghe trộm, đi thẳng ra nhà kho ở phía sau, bắt đầu đóng gói, phân phối hàng hóa theo đơn hàng.
Trong lòng tôi lúc nào cũng ngập tràn tâm sự, nên trí tò mò không biết từ lúc nào bắt đầu cạn kiệt, như thể chẳng bao giờ muốn biết bất cứ bí mật nào nữa.
Có điều sau khi tan làm, Đổng Nhã Minh đã có ý chờ tôi, thấy chị khóc nhiều đến nỗi mắt sưng đỏ, tôi đành phải ở lại.
“Tại sao anh ấy lại đối xử với tôi như vậy?”
Chị không mắng anh, chỉ muốn nghe một lời giải thích, nhưng tôi làm sao giải thích được hành động của anh. Từ nhỏ đến lớn, chúng tôi lúc nào chẳng ở trạng thái không hiểu nhau. Tôi đành nói: “Mẹ chị phản đối mà, chị hoàn toàn không để ý đến cảm nhận của mẹ chị à?”
“Không bao giờ. Nhưng tại sao anh ấy không cố thuyết phục mẹ tôi, tôi cảm giác mình không đáng để anh ấy cố gắng.”
Biết rõ là vô vọng mà vẫn cố gắng làm không phải là phong cách của anh Triệu Thủ Khác, nhưng tôi thấy nói ra câu này hoàn toàn không thể an ủi Đổng Nhã Minh.
“Có lẽ anh ấy không yêu tôi. Nhưng chúng tôi đã…” Chị sụt sịt nói, giọng nhỏ dần.
“Mẹ chị nói thế nào về việc này?”
“Mẹ bảo tôi đừng bao giờ nhắc đến chuyện này nữa.”
“Mẹ chị sáng suốt hơn chị đấy. Chuyện này thực sự không phải là sự đảm bảo tuyệt đối nếu hai người ở bên nhau, thậm chí một cuộc hôn nhân được pháp luật công nhận cũng chưa chắc khiến hai người ở bên nhau mãi mãi, có những lúc phải thuận theo tự nhiên tôi.”
Có lẽ chị ấy không nghe tôi khuyên, mà tôi chẳng thể trách chị. Tôi không phải là người giỏi an ủi người khác, điều chị cần lúc này chỉ là có người lắng nghe mình nói.
Tôi cùng chị đi lang thang trên đường đúng bốn tiếng, may mà thời tiết đẹp, nhiệt độ vừa phải nên mới có thể đi bộ được. Chị không ngừng kể chuyện bọn họ cùng nhau đi ăn vật thế nào, đi xem phim ra sao, nói chuyện gì, mỗi kỷ niệm đều thêm vào một câu ai oán “tại sao”. Sau đó, tôi mệt đến nỗi hai chân nặng trịch như đeo bị cát nên đành phải đầu hàng, gọi một chiếc taxi cho chị, dặn họ đưa chị về nhà, còn tôi tự vẽ ra lý do cho mình. Nào là trường tôi cách đó không xa, chỉ cần bắt một chuyến xe buýt là được, ngồi xe taxi thì tốn kém quá. Thế là tôi kéo lê đôi chân bước từng bước chậm chạp. Chưa đi được mấy bước, tôi nghe thấy phía sau có người gọi tên mình: “Hà Tử Hàng.”
2
Xe của Tử Đông đậu cách chỗ tôi đứng không xa, anh nhìn tôi rất lâu rồi hỏi: “Em sao thế?”
“Tôi có sao đâu.”
“Nhưng sao mặt mày em bơ phờ thế kia, xảy ra chuyện gì à?”
“Không sao, chỉ là đi bộ mệt quá thôi.”
Anh chỉ quán cà phê phía sau. “Đến đó ngồi nghỉ một lát, tôi mời em uống cà phê luôn.”
Tôi thật sự rất mệt nên đành đi theo anh, ngồi vào chiếc ghế xô pha bọc nhung màu xanh đen sát cửa sổ. Tôi bỗng muốn được ngồi ở đây mãi, không phải đứng lên, quả là một ngày dài dằng dặc.
“Có thật em không sao chứ?”
Tôi đáp mà như sắp hết hơi: “Tôi không biết, cảm thấy rất mệt mỏi, muốn ngủ một giấc dài không cần tỉnh dậy, như thế có phải là một căn bệnh không?”
Anh dường nhe không biết tôi đang nói đùa, nhìn tôi đăm đăm, vẻ mặt rất nghiêm túc: “Ông Trương hiện giờ ra sao rồi?”
“Thì cứ ra viện rồi lại vào viện, lúc khỏe lúc yếu.” Tôi không nói với anh điều dì Hồng nói nhỏ với tôi sau khi nhìn thấy sắc mặt của ông. Dì bảo thể trạng và sắc mặt của ông chẳng khác người chồng đã mất của dì, sợ rằng ông sẽ không sống được bao lâu nữa. Lời dì nói khiến tôi nhìn ông chằm chằm lúc đi vào thăm ông, nhưng chẳng nhận ra điều gì khác thường cả.
“Bố em thì sao?”
Với kiểu người lạnh lùng như anh, chủ động gọi tôi đã là một việc rất kỳ lạ rồi, thế mà còn hỏi han này nọ, tôi không thể không kinh ngạc. Có điều, đúng lúc tôi cũng có chút thắc mắc cần hỏi anh. “Bác sĩ Hứa, nghiện rượu có tác hại như thế nào đến sức khỏe ạ?”
Anh cau mày. “Bố em nghiện rượu à?”
“Cũng không đến mức nghiện, nhưng bố uống nhiều hơn xưa, mấy lần tôi về nhà đều nhìn thấy ông khá say, tinh thần cũng không được như trước kia. Lúc viết thư pháp, tay cầm bút hơi run run. Đây có phải dầu hiệu của trúng độc cồn không ạ?”
“Trúng độc cồn thực chất là do trong thời gian ngắn cơ thể hấp thu quá nhiều ethanol, hệ trung khu thần kinh lúc đầu bị hưng phấn, sau đó bị ức chế, có biểu hiện lâm sàng là khó chịu, buồn nôn, chóng mặt, nói lắp, nóng nảy, người bị nặng có khi không kiểm soát được đại tiển tiện, mất tri giác, thậm chí…”
“Dừng lại, dừng lại, những cái đấy bố tôi đều không bị…”
“Dù thế nào thì uống rược nhiều trong thời gian dài cũng rất có hại cho thực quản, dạ dày, gan và não. Chứng run tay của bố em, nếu loại trừ các khả năng khác thì có thể do thói quen uống rượu, thần kinh bị tổn thương dẫn đến tình trạng này.”
Tôi nhìn về phía trước, ánh mắt mông lung. Ngày còn nhỏ, tôi thường xuyên chứng kiến ông Trương uống rượu ngà ngà say, sau đó hát hò vỗ tay rất rôm rả. Trong thôn Lý Tập cũng có một vài ma men, sau khi uống say hoàn toàn mất kiểm soát, chửi bới loạn xì ngậu, nôn thốc nôn tháo hay ngủ ngay bên vệ đường mà không hay biết gì. Bố tôi không đến mức đó nhưng trông ông lúc nào cũng thất thần, viết chữ cũng run tay và gầy đi. Trong lòng tôi bống có nỗi lo lắng không tên, cảm thấy có điều gì uẩn khúc trong chuyện này.
“Em hãy thuyết phục ông ấy đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe xem sao!”
“Bố sẽ không đồng ý đâu. Tôi cảm thấy con người mình rất mâu thuẫn. Tôi nghĩ bố không uống rượu làm bậy, có thể chỉ là trong lòng bố có điều gì đó đè nén, muốn dùng rượu giải sầu, rượu sẽ làm bố tạm thời quên đi nỗi buồn. Vậy tôi có quyền gì tước đoạt niềm vui nho nhỏ này của ông chứ?”
“Có phải sự xuất hiện của chị tôi khiến ông ấy như vậy không?”
“Chị Hứa Khả là người rất tốt, nhưng tôi nghĩ chuyện này cũng có chút liên quan.”
Anh im lặng không nói.
Phục vụ bưng cà phê tới, còn mang thêm cho tôi một ly kem, tôi reo lên một tiếng thích thú, hào hứng xúc ăn. Lúc ngẩng đầu lên, tôi bỗng phát hiện Hứa Tử Đông đang nhìn mình với nét mặt đăm chiêu.
“Tôi không trách chị Hứa Khả đâu. Nếu tôi biết bố mình là ai, tôi cũng sẽ không thể không đi tìm ông ấy.”
Anh định nói gì đó nhưng lại thôi, tôi cũng không nói gì nữa, tập trung vào ly kem. Ăn xong ly kem, tôi hỏi anh: “Tôi có thể gọi thêm một cái bánh ngọt không?”
Anh gật đầu, vẫy tay ra hiệu phục vụ mang thực đơn đồ ngọt lên. Tôi chọn một miếng bánh ngọt Brownie. Sau khi đĩa bánh mang lên, tôi lại cắm cúi ăn một mạch hết sạch, cảm thấy tinh thần khá lên rất nhiều.
“Thực ra thất tình cũng không phải là chuyện to tát lắm.”
Vừa ăn no xong nên phản ứng của tôi có hơi chậm chạp. Tôi hỏi lại: “Ai thất tình cơ?”
“Em còn trẻ, chắc chắn sẽ gặp được người tốt hơn.”
Tôi cười nhe mếu. “Ặc, sao anh lại nghĩ là tôi bị thất tình?”
“Một tiếng trước tôi ngồi ở đây, nhìn thấy em với một cô gái khác đi ngang qua, sắc mặt ủ rũ, lúc tôi chuẩn bị đứng dậy ra về thì thấy một mình em đang lang thang trên đường.”
“Dựa vào cái đó nên anh đoán tôi thất tình à?”
Anh ngập ngừng liếc nhìn cái đĩa trống không trên bàn. “Mấy cô y tá ở khoa tôi đều nói, lúc thất tình con gái rất thích ăn đồ ngọt.”
Tôi đập tay xuống bàn cười vang. “Thảo nào anh có lòng tốt mời tôi ăn kem, ha ha.”
Tự nhiên, anh bỗng lắp bắp: “Thực ra… cái đó, cái quan trọng là, tuần trước tôi gặp cậu bạn của em là Chu Nhuệ ở quán bar. Cậu ta đang ngồi cùng với một cô gái khác, hai người đó trông rất thân mật.”
Tôi ngẩn người, rồi nhìn anh, nói: “Bác sĩ Hứa, trông anh không giống kiểu người hay đi quán bar như Chu Nhuệ chút nào.”
“Tôi đi cùng với bạn”
Tôi muốn nói Chu Nhuệ không phải là bạn trai của tôi, việc cậu ta yêu ai không liên quan đến tôi, nhưng khi ý nghĩ đó xuất hiện trong đầu, không hiểu sao, tôi bỗng cảm thấy trống rỗng. Từ lần cậu ta tặng quà sinh nhật cho tôi, tôi chưa gặp lại cậu ta lần nào, cậu ta cũng chẳng liên lạc với tôi, giống như đã biến mất khỏi cuộc sống của tôi vậy. Tâm trạng vui vẻ sau khi ăn đồ ngọt xong bỗng chốc tan biến, tôi tựa hẳn người vào góc sâu nhất của ghế xô pha, một lúc lâu không nói câu nào.
“Có muốn ăn thêm không?”
Dạ dày sắp bị miếng bánh Brownie làm cho nổ tung rồi, nên tôi lắc đầu.
“Vậy… hay là thử ăn sô cô la, ca cao sẽ làm giảm tâm trạng buồn bã đấy.”
Dễ nhận thấy Hứa Tử Đông không phải là người giỏi an ủi nhưng vẫn cố gắng an ủi tôi. Tôi cảm thấy khá xúc động, hơi rướn người về phía trước, nắm lấy bàn tay trái anh đang đặt trên bàn. Anh giật nảy mình, định rụt tay về. Tôi liền lườm anh. “Để tôi xem tướng tay cho, không định sàm sỡ anh đâu mà lo, để yên nào!”
Ngón tay anh thon dài, cảm giác khi tiếp xúc rất sạch sẽ, ấm áp, đường vân tay rõ ràng, chô gần gan bàn tay có một chấm đen nhỏ, tôi chăm chú nhìn vào đó. Anh bối rối hỏi lại: “Có xem được gì không?”
“Anh mắc bệnh sạch sẽ.”
“Đa số bác sĩ đều có tính đó.”
“Không phải về phương diện cơ thể, về mặt tình cảm của anh cũng như vậy.”
“Dựa trên cơ sở nào?”
Tôi không để ý đến lười anh nói, tiếp tục “phán”: “Anh sẽ trở thành một bác sĩ giỏi.”
Anh bật cười. “Thật ra, vừa nãy tôi còn đang suy nghĩ có nên chuyển nghề hay không đấy.”
“Không, anh sẽ phải làm bác sĩ suốt đời thôi.”
Anh im lặng.
“Chuyện tình cảm của anh không thuận lợi lắm.”
“Có bao nhiêu phần trăm không thuận lợi?”
“Anh chưa thực sự yêu ai, là người có yêu cầu rất cao, sống nội tâm, hiện giờ chuyện tình cảm đnag trong tình trạng vô vọng.”
Anh đột ngột rụt tay về, tôi không nhịn được bật cười. “Bác sĩ Hứa, phản ứng cơ thể của anh cũng khá thành thực đấy!”
Anh nhanh chóng bình tĩnh lại, mỉm cười. “Còn gì nữa không?”
“Anh đã quyết định bước ra khỏi tình trạng đó. Đây là quyết định đúng đắn, vì anh sẽ nhanh chóng gặp được một người thích hợp.”
“Những điều này là em tự suy đoán, đúng không?”
Tôi bưng cốc cà phê lên, uống một ngụm, mỉm cười không nói gì.
“Nếu không thì có lẽ chị tôi đã kể chuyện về tôi cho em biết?”
“Anh đừng đoán nữa, bác sĩ Hứa, điều duy nhất chị Hứa Khả nói với tôi anh là bác sĩ giỏi và giống mẹ anh hơn cả chị ấy.” Ánh mắt anh chợt tối lại, tôi hơi hối hận đã nhắc đến mẹ anh, nên vội vàng chuyển chủ đề: “Anh nói đúng lắm, đa số là tôi suy đoán đấy.”
“Em có thể nói em suy đoán như thế nào không?”
“Lúc ông Trương còn nằm ở bệnh viện của các anh, y tá khoa nội đều nói về anh. Các cô ấy nói có mỹ nữ bày tỏ tình cảm với anh, rồi các bác sĩ đàn anh giới thiệu bạn gái cho anh, anh đều không động lòng, thế nên tôi đoán, anh không mắc bệnh sạch sẽ về tình cảm và yêu cầu khá cao mới lạ! Anh là người rất lạnh lùng, lúc kiểm tra sức khỏe bệnh nhân lại rất tỉ mỉ, nghiêm túc, đối xử thân thiện với bệnh nhân, có thể thấy anh thực sự rất yêu nghề, thế nên tôi mới đoán anh sẽ suốt đời làm bác sĩ và trở thành một bác sĩ giỏi.”
“Vậy còn trạng thái tình cảm của tôi hiện nay…”
“Anh là bác sĩ của một bệnh viện lớn, lần nào đến thăm ông Trương, tôi đều thấy anh ở bệnh viện. Thế mà hôm nay anh lại ngồi một mình uống cà phê trong nhiều giờ liền, chắc chắn là đang gặp vấn đề về tình cảm. Một người đang bị thất tình thì sẽ không quan tâm đến thế giới bên ngoài, vậy mà anh lại nhìn thấy tôi, chứng tỏ việc thất tình của anh không nghiêm trọng lắm, anh đã nghĩ thông suốt và quyết định kết thúc rồi.”
Với vẻ mặt không chút biểu cảm, anh hỏi tôi: “Vậy tôi sẽ nhanh chóng gặp được một người thích hợp cũng là do em đoán?”
“Câu này tôi bịa đấy, anh có quyền coi đó như một kiểu an ủi để cảm ơn anh đã mời tôi ăn kem và bánh.”
Anh ngẩn người, tôi nghĩ anh sẽ tức giận không thèm nói chuyện với tôi nữa, nào ngờ anh bỗng bật cười ha hả. “Chị tôi nói đúng, em thực sự là một cô nhóc thú vị.”
Lâu lắm rồi tôi không có kiểu bạ đâu nói đấy như thế nên thấy hơi ngại, chỉ biết cúi nhìn đồng hồ, rồi nói: “Tôi phải về trường đây.”
Anh thanh toán tiền xong, nói: “Để tôi đưa em về.”
Chúng tôi bước ra khỏi quán, tôi hỏi anh: “Anh lái xe à?”
Anh chỉ về phía vệ đường, đó là một chiếc mô tô phân khối lớn, trong đêm tôi sphát ra ánh vàng sáng bóng. Tôi kinh ngạc. “Một người nho nhã như anh mà lại có sở thích mạnh mẽ thế, tôi không nhìn ra đấy!”
“Không mua được xe mô tô Harley, tôi chỉ biết dùng chiếc xe cà tàng này thôi. Có điều, anh đưa mũ bảo hiểm cho tôi, “rất vui vì dù sao tôi cũng có điểm mà em không nhìn ra, hoặc không suy đoán ra được.”
Anh ngồi lên xe trước, tôi ngồi phía sau anh, bỗng anh quay đầu lại, nói: “Tôi lạnh lùng lắm à?”
Lần đầu tiên chúng tôi gần nhau như thế, tôi nhất thời lơ đãng, ngẩn ngơ nhìn anh. Anh tiếp tục nói: “Thế mà tôi cứ nghĩ mình là người thân thiện lắm.”
Tôi chẳng nói được câu nào.
“Em sao thế?”
Tôi định thần lại, mặt nóng ran, may mà có mũ bảo hiểm che đỡ. “Thân thiện, nhiệt tình là phép xã giao cơ bản của con người, có ai khen anh là người nhiệt tình chưa?”
Anh nghĩ ngợi một lát, dưới ánh đèn đường, dáng vẻ tập trung suy nghĩ của anh vô cùng cuốn hút, làm tôi có cảm giác hơi choáng váng. Anh lắc đầu, thật thà nói: “Đúng là chưa ai bảo thế.”
Anh đội mũ bảo hiểm rồi khởi động xe. Tốc độ dần dần tăng lên, tôi không thể không ôm chặt eo anh. Có lẽ tôi nên thành thật một chút với bản thân, đó là tôi không hề cảm thấy mình gặp khó xử với chuyện ôm eo anh. Từ người anh tỏa ra một mùi hương đặc trưng của bác sĩ, vóc dáng cao ráo, mạnh mẽ, cảm giác chạm vào cơ thể anh lẫn mùi hương thoang thoảng đó đều rất tuyệt. Cơn gió lạnh thổi qua, có khoảnh khắc tôi muốn áp mặt mình vào lưng anh và cứ được ngồi ôm anh như vậy, ước cho quãng đường đừng bao giờ kết thúc. Anh tập trung lái xe, chắc hẳn không biết được những ý nghĩ lộn xộn trong đầu tôi, lúc này đây tôi không phải suy nghĩ nên đi như thế nào, ngày mai sẽ ra sao. Nhân vật Lý Mạc Sầu sát khí đằng đằng trong tiểu thuyết của Kim Dung đã từng được Dương Quá ôm một lần, thế mà ý định giết người hoàn toàn thay đổi, tuy trong nhiều năm liền không gần gũi với người khác phái, những đã bị mùi cơ thể của người đàn ông xa lạ làm chao đảo tâm hồn. Ít nhất tôi cũng đã từng ngồi sát cạnh Chu Nhuệ, thậm chí được cậu ta hôn, nhưng chẳng thấy xao động như thế này, chứ nói gì đến những ý nghĩ lạ lùng khác.
Tôi chẳng thể giải thích nổi.
Không bao lâu đã đến trường, tôi xuống xe, đưa trả anh mũ bảo hiểm rồi vội vàng chạy vào ký túc.
3
Chúc Minh Lượng gọi cho tôi báo tin ảnh của tôi đã “ra lò”, tôi chỉ dửng dưng “ừ” một tiếng khiến anh ta không khỏi ngạc nhiên. “Cô không muốn qua đây xem à?”
“Sáng nào tôi chẳng soi gương và nhìn thấy mình trong đó, cần gì phải đi một quãng đường xa như thế để xem ảnh của chính mình!”
Anh ta bật cười thành tiếng trong điện thoại. “Cô là nữ sinh đầu tiên tôi gặp không có hứng thú với ảnh chụp của mình đấy.”
“Anh đưa cho chị Hạnh Địch xem là được rồi, được duyệt thì báo cho tôi một tiếng, không được duyệt thì…”
“Không được duyệt thì đừng đến làm phiền cô, đúng không? Cô thú vị thật đấy.”
Anh ta và Hứa Tử Đông đều bảo tôi thú vị, có lẽ bọn họ coi tôi là đứa con gái không bình thường. Tôi chỉ biết cười nhạt.
“Có lẽ mấy hôm nữa là biết kết quả thôi, dù có nghỉ hè cô cũng đừng bỏ về quê ngay là được.”
“Vâng, tạm biệt anh.”
Tôi không cố ý tỏ ra lạnh nhạt như thế, có điều bây giờ đầu óc tôi đnag bị chuyện khác làm phân tâm.
Đêm qua, tôi đã mơ một giấc mơ.
Tôi đứng trên cánh đồng cỏ bao la, mắt nhìn ra xa, làn sương mỏng bao phủ khắp cánh đồng, không khí ngập tràn hơi nước. Có người từ xa bước lại gần phía tôi, tôi nín thở chờ đợi, cảm giác như đã mong chờ rất lâu. Cuối cùng, anh cũng đến trước mặt tôi, đôi tay mạnh mẽ ôm chặt lấy tôi, phút chốc tôi cảm giác cả người mình như tê dại trong vòng tay ấy. Dường như anh nói câu gì đó bên tai tôi, nhưng tôi không thể hiểu câu đó có ý gì, chỉ cảm giác xung quanh thật ấm áp, bỏ mặc mọi sự chống đỡ, tôi tình nguyện tan chảy như kem…
Cảm giác tan chảy đó vẫn kéo dài đến khi tôi tỉnh dậy. Không cần phải có Chu Công giải mộng thì tôi cũng biết giấc mộng này có nghĩa là gì.
Rõ ràng đang là mùa hạ, vậy mà tôi lại có một giấc mộng xuân. Điều khủng khiếp là, người tôi gặp không phải minh tinh nào đó xa vời, không thể với tới, mà chính là một người đàn ông mà tôi quen.
Người đó mặc dù tôi không nhìn rõ mặt, nhưng vóc dáng cao ráo, mặc chiếc áo blouse trắng, không cần phải đoán, tôi cũng biết người tôi gặp trong mộng chính là Hứa Tử Đông.
Tâm trạng tôi bất ổn đến mấy ngày, sau đó tôi tự nhủ thầm: Mười chín tuổi rồi, có mỗi giấc mộng xuân thì đã sao chứ?
Nhưng tại sao người tôi gặp trong mộng không phải là Chu Nhuệ, Triệu Thủ Khác hay bọn con trai học cùng lớp, thậm chí cũng chẳng phải là bị phó giáo sư trẻ tuổi, phong độ ngời ngời dạy môn kinh tế quốc tế làm bao nhiêu nữ sinh điên đảo, hay là Chúc Minh Lượng cũng được, nếu là họ thì tôi cũng không đến nỗi băn khoăn như thế này.
Dì Hồng từ thôn Lý Tập lên thành phố tham gia lễ tốt nghiệp của anh Triệu Thủ Khác, tôi cùng đi với dì.
Nghe nói đây là lần đầu tiên nhà trường gửi thư mời tất cả phụ huynh của sinh viên tốt nghiệp, nhưng số người đến dự được không nhiều lắm. Chúng tôi ngồi cạnh nhau, dì bèn hỏi chuyện tình cảm của anh ấy. Tôi cười, nói: “Đợi lúc nữa, dì tự hỏi anh ấy không phải tốt hơn sao?”
“Nó có bao giờ nói thật cho dì biết đâu.”
“Dì lo lắng thì ích gì, đến lúc kết hôn, anh ấy chắc chắn sẽ dẫn một cô gái về ra mắt dì.”
“Cháu đừng có nói lảng đánh lừa dì nữa. Bạn gái nó ngồi chỗ nào? Cháu chỉ cho dì xem!”
Thực ra, tôi đã nhìn thấy Đổng Nhã Minh, chị ấy cũng nhìn qua chỗ tôi ngồi, ánh mắt phức tạp, nhưng tôi đâu dám chỉ chị ấy cho dì Hồng xem, đành nói mơ hồ: “Bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp thế này, cháu đi đâu tìm bây giờ?”
Dù không hài lòng với câu trả lời của tôi nhưng khi nhìn thấy Triệu Thủ Khác khoác lễ phục cử nhân, dì cảm động đến nỗi nước mắt rưng rưng, cầm điện thoại chụp liên tục.
Tôi đưa khăn giấy cho dì. “Bây giờ dì đã xúc động như vậy, sau này anh ấy lấy bằng thạc sĩ, chắc dì không khóc to đấy chứ?”
“Bọn trẻ các cháu không hiểu được tấm lòng của những người làm cha làm mẹ, Thủ Khác cũng vậy, nó còn bảo dì đừng đến đây.”
“Cháu mà tốt nghiệp chắc chắn sẽ bảo bố đến.”
“Nhắc đến bố cháu…”
“Ông ấy làm sao ạ?”
“Ông ấy trở nên hơi… kỳ lạ.”
“Có phải uống rượu nhiều hơn trước không ạ?”
Dì Hồng gật đầu. “Tuần trước, ông ấy được những người trong tổ chủ trì tang lễ đưa về nhà, lần đầu tiên dì thây sông ấy say không biết gì như vậy.”
Trước đây, bố không bao giờ uống rượu ở bên ngoài. Đương nhiên tôi biết điều này nhưng không tiện nói ra.
“Lúc nào cháu về hãy lựa lời khuyên nhủ ông ấy, ở độ tuổi này, uống rượu nhiều rất hại sức khỏe.”
“Nhưng cháu không biết vì sao bố lại trở nên… suy sụp như vậy.”
“Ngày trước, lúc ông ấy vừa đến thị trấn cũng như vậy đấy.”
Tôi ngạc nhiên. “Lúc nào ạ?”
Dì Hồng nhăn mặt cố nhớ lại. “Năm nào nhỉ, trí nhớ dì càng ngày càng kém rồi. À, đúng rồi, lúc đó Triệu Thủ Khác được khoảng sáu tháng, dì vừa hết tháng nghỉ đẻ phải đi làm, thế nên ngày nào dì cũng tranh thủ thời gian về nhà cho nó bú. Lúc đó dì trông thấy ông Trương dẫn bố cháu về, ông ấy rất tiều tụy, trầm mặc, hầu như không nói chuyện với ai, có điều…”
“Có điều gì ạ?”
Dì Hồng có chút ngại ngùng, cười, nói: “Có điều lúc đó trông ông ấy vẫn rất đẹp trai.”
Đó là chuyện hai mươi năm trước rồi. Nếu tôi tính không nhầm, lúc đó bố mới ba mươi ba tuổi, đang là độ tuổi sung sức của một người đàn ông. Biết bố lúc còn trẻ rất đẹp trai, tôi cảm thấy trong lòng vô cùng tự hào.
“Ông Trương có nói đã dẫn bố cháu về từ chỗ nào không ạ?”
Dì lắc đầu. “Ông Trương nhà cháu là người mộ đạo, nói năng hư hư thực thực, không biết câu nào là thật, câu nào là giả. Ông ấy chỉ nói bố cháu là đồ đệ ông thu nhận về. Hai thầy trò tối nào cũng uống rượu, chẳng khác nào một cặp ma men. Sau khi uống say, một người kéo đàn, một người hát kịch, cứ thế sống ngày nào hay ngày ấy, sống hôm nay không biết ngày mai. Chồng dì hồi đó nhìn hai người họ thấy rất chướng mắt đấy.”
“Cháu cứ hỏi về chuyện quá khứ là bố lại trả lời qua loa, thế nên cháu chẳng bao giờ biết rõ những chuyện trước kia của bố.”
“Dì đã nói rồi mà, dì biết ông ấy bao nhiêu năm, ông ấy vẫn luôn giữ khoảng cách nhất định với mọi người.”
Nhưng mình là con gái bố mà, cho dù là đứa con gái được bố nhặt về. Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn, ít nhất giữa tôi và dì cũng khác nhau về vị trí.
“Ông Trương của cháu ấy, mặc dù toàn làm những việc huyền bí, lại hay lợi dụng lòng tin của người khác, cũng đã từng bị đi cải tạo, nhưng con người ông ấy cũng không đến nỗi nào, luôn đối xử với bố cháu rất tốt…”
Đi cải tạo ư? Tôi nắm lấy cánh tay dì. “Ông Trương bị đi cải tạo lúc nào ạ? Tại sao phải đi ạ?”
“Đó là chuyện cách đây nhiều năm rồi, cụ thể năm nào dì cũng không nhớ rõ nữa. Lúc đó mọi thứ còn rất nghiêm khắc, không cho phép tổ chức các hoạt động mê tín, vậy mà ông ấy lại làm những việc xem bói, cúng bái, lúc đó ai đến xem mà chẳng mê tín, lại bị họ gặp đúng lúc nên mới bị bắt. Vợ và con trai ông Trương bảo ông ấy làm mất mặt họ nên đã từ mặt ông.”
Vậy có nghĩa là, bố và ông Trương quen nhau thời đó. Họ cũng phải lưu lạc, bị gia đình từ bỏ, thảo nào sau này họ trở thành thầy trò của nhau. Tôi một lúc lâu không nói nên lời. Dì Hồng thở dài. “May mà những năm qua, bố cháu luôn chăm sóc ông ấy, chi phí mua thuốc men cho ông ấy không biết bao nhiêu mà kể, nếu không, cuộc sống của ông ấy đã không thể kéo dài đến tận hôm nay.”
“Dì Hồng, dì nói bố cháu ngày trước cũng rất hay uống rượu, thế tại sao từ nhỏ tới lớn, cháu thấy hằng ngày sau bữa cơm bố chỉ uống một chén thôi?”
“Từ sau khi mang cháu về nhà, ông ấy trở thành con người khác hẳn, ít uống rượu hơn. Thế nên dì mới bảo cháu khuyên ông ấy, ông ấy sẽ nghe cháu đấy.”
Tôi ngẩn người, dì Hồng bỗng thấy lo lắng, nói: “Ôi, sao tự nhiên dì lại nhắc đến chuyện mang cháu về chứ, coi như dì chưa nói, cháu đừng suy nghĩ nhé!”
“Không sao đâu, bố cháu đã kể hết cho cháu nghe rồi.”
Lúc đó, dì mới có vẻ yên tâm. “Đúng là ông ấy đối với cháu rất tốt. Ông Triệu nhà bác trước kia cũng rất thương Thủ Khác nhưng đi làm về cũng chỉ trêu đùa với nó một chút, đâu có như bố cháu, ông ấy chăm cháu rất tỉ mỉ và kiên nhẫn.”
Trái tim tôi lúc này đang rối bời, không thốt nên lời.
“Cháu nghỉ hè rồi thì về nhà ở với bố cháu ít hôm, đừng có như Thủ Khác, nó chẳng bao giờ ở nhà nổi vài ngày, nuôi con trai đúng là như nuôi hộ con nhà người ta, chẳng được tích sự gì cả…”
Dì đang mải ca thán, nhưng nào tôi có nghe thấy cái gì. Tôi đã lên kế hoạch kỳ nghỉ hè này ở lại làm thêm, kiếm một ít tiền, vậy mà lúc này tôi bỗng thấy nhớ nhà da diết, chỉ muốn về nhà ngay lập tức.
Chưa đến ngày được nghỉ hè chính thức, sáng sớm hôm đó, tôi nhận được đện của bố nói: “Ông Trương đã qua đời rồi.”
Tôi bắt xe khách đường dài về nhà, lúc về đến nhà đã gần trưa, nhưng thấy nhà cửa vắng tanh, hoàn toàn không giống những nhà có tang ma, không có người ra kẻ vào ồn ào tấp nập, cũng không có linh cữu, thậm chí không có cả vòng hoa. Tôi đẩy cánh cổng khép hờ, thấy bố đang ngồi uống rượu dưới mái hiên, con chó Lai Phúc đang ngồi bên cạnh.
“Bố, ông Trương đâu rồi ạ?”
“Con trai ông Trương đưa ông ấy về làm tang rồi.”
Tôi ngớ người. “ Mấy lần ông Trương nằm viện, chẳng thấy bóng dáng hắn đâu, lúc tổ chức tang cho ông thì tự nhiên lại xuất hiện. Chắc là muốn mang xác ông về nhà hắn để nhận tiền phúng viếng đây mà, thật vô liêm sỉ!”
“Tiểu Hàng!”
“Con nói sai à?”
Dù sao bọn họ cũng là bố con, anh ta đón ông về làm tang lễ, ai có thể ngăn cản chứ, như thế cũng tốt mà. Nuối tiếc lớn nhất của ông Trương là không hòa hợp được với con trai ông, bây giờ ông đã yên lòng về nơi chín suối, sau này dù sao người nhà bọn họ cũng phải thờ cúng, thắp hương cho ông.”
Tôi tức đến nỗi nói không nên lời, chỉ ngồi bên cạnh bố không nói gì. Cả người bố tỏa ra mùi rượu, rõ ràng đã hơi say.
“Con trai ông ấy giờ đang sống ở huyện, nếu con muốn nhìn mặt ông Trương lần cuối...”
Tôi bực bội ngắt lời bố: “Người cũng đã mất rồi, có gì mà nhìn mặt chứ. Con không đi đâu.”
Bố không cảm thấy ngạc nhiên, giơ tay xoa đầu tôi. “Đừng buồn nữa, ông đi rất bình yên, không chịu bất cứ đau đớn nào.”
Tôi chẳng thể nào không buồn.
Bối luôn giúp mọi người tổ chức tang lễ, từ nhỏ đến lớn, tôi đã quen với nhiều cảnh tượng đám ma, nên nhìn nhận cái chết có lẽ bình thường hơn những người khác. Hơn nữa ông Trương bị bệnh cũng đã lâu, đương nhiên tôi cũng có chuẩn bị tâm lý từ trước. Nhưng từ lúc tôi còn bé, ông đã sống ở đây, cho dù không có bất cứ quan hệ ruột thịt nào với tôi, cũng không có tình yêu của ông nội dành cho cháu gái, nhưng tôi vẫn yêu quý ông, luôn coi ông như ông nội của mình.
Lúc trí nhớ và tâm trí ông còn minh mẫn, ông thích uống rượu, có hơi rượu vào, ông hay khoe với tôi cái tài lẻ của ông, khoác lác về sự nổi tiếng của ông, kể cho tôi nghe truyện Liêu trai mà ông đã thay đổi nội dung gần như hoàn toàn. Sau khi mắc bệnh đãng trí, ông còn không nhớ bố và tôi là ai. Nhưng sự có mặt của ông khiến chúng tôi sống như ba thế hệ trong nhà, thật hoàn chỉnh.
Ông đã đi xa, mang đến cho tôi một cảm giác mất mát, trống rỗng trong lòng.
“Bố quen ông đã gần ba mươi lăm năm rồi, thời gian trôi nhanh quá.”
Giọng bố trầm lắng như đang nói với chính mình. Tôi nín thở lắng nghe, thầm nhẩm tính, chị Hứa Khả năm nay ba mươi tư tuổi, có nghĩa là rất có thể lúc chị ấy chào đời, bố đang phải đi lao động cải tạo, ở đó bố gặp và quen ông Trương.
“Ban đầu, con rất ghét ông, lúc nào cũng lừ đừ không nói, lúc nói thì toàn khoác lác, lại vừa ích kỷ vừa keo kiệt.”
Tính cách của hai người đúng là hoàn toàn khác nhau, cho dù bố có uống rượu cũng là một người rất ít nói.
“Có mấy năm bố không gặp ông, lúc gặp lại, ông đang xem bói cho một bà thím ở gần công viên. Ông nói thế nào bà thím đó gật đầu lia lịa. Bố đứng cạnh nghe một hồi, cũng rất ngạc nhiên. Sau khi bà thím đó rời đi, bố hỏi ông, sao ông có thể xem bói giỏi thế. Ông bật cười, nói rất đơn giản rằng, những người tìm đến ông muốn xem bói đều là những người gặp vấn đề nào đó trong cuộc sống. Ông chưa từng gặp người nào thuận lợi mọi đường mà đến xem bói cả. Những vấn đề phụ nữ gặp phải thường là liên quan đến chồng hoặc con cái, và không nằm ngoài những lo lắng về cuộc sống và tương lai.”
Tôi không nhịn được bật cười, đúng vậy, tôi xem bói cho mấy đứa bạn của Chu Nhuyệ, đúng là cũng làm theo cách này.
“Bố không thể nào ngờ, sau này mình lại trở thành đồ đệ của ông và sống cùng nhau lâu như thế, đến bố mẹ, anh em ruột cũng đâu có duyên phận dài lâu như vậy.”
Bố bưng cốc rượu uống một hơi cạn sạch, rồi tiếp tục rót nữa, bàn tay cầm bình rượu run run. Cuối cùng, tôi không nhìn nổi nữa, nắm lấy tay bố: “Bố, bố uống ít rượu thôi.”
Bố không miễn cưỡng, cứ mặc cho tôi cầm bình rượu cất đi. Lúc đó, cánh cổng bị đẩy ra, một người ngó vào, nói: “Thầy Hà, tôi là người sáng nay gọi tới, thầy có thể đi được không?”
Bố gật đầu. “Được, đợi tôi một chút.”
Tôi hỏi: “Bố định đi đâu à?”
“Không xa đâu, cạnh thôn mình có một tang lẽ cần người chủ trì.”
“Bố đừng đi nữa, sắc mặt bố kém lắm, nghỉ ngơi một ngày đi ạ.”
“Làm thế sao được, bố đã hứa với người nhà họ rồi.”
Bố thay quần áo rồi xách túi đi theo người đó. Tôi ngồi một mình trong sân, xoa đầu con Lai Phúc. Bình thường nó không thích cho người khác sờ vào, hôm nay chỉ “gừ gừ” rất nhỏ, còn đổi tư thế nằm xuống, cuối cùng nó vẫn không chịu được bỏ đi.
Con người sống và chết, đến và đi.
Sau này bố chỉ có một mình ngồi ở đây, sống qua ngày, cô đơn biết bao!
Điều tôi hoàn toàn không ngờ tới là, những ngày sống như vậy cũng không có.
Hai ngày sau, con trai của ông Trương gọi điện đến thông báo với chúng tôi, hắn ta muốn lấy lại căn nhà.
Tôi chưa từng nghĩ sẽ phải đối diện với vấn dề này nên cứ ngớ người ra.
Dì Hồng nghe tin, tức tối nói: “Đứng là đồ vô liêm sỉ, thật xấu hổ khi ông Trương có đứa con này. Hắn ta dám đuổi hai người đi, không biết hắn có phải là người không!”
Kỳ nghỉ hè này anh Triệu Thủ Khác không ở lại làm thêm mà về nhà. Anh tỏ ra khác bình tĩnh và nói với thái độ khách quan: “Trên lý thuyết, sổ hộ khẩu ghi tên bố của hắn ta, hắn là người thừa kế duy nhất, có quyền đưa ra yêu cầu này mà.”
Dì Hồng bực quá, quay sang kể lể với bố tôi: “Ban đầu, rõ ràng ông và ông Trương cùng bỏ tiền mua căn nhà này, vậy mà ông lại ghi mỗi tên ông Trương. Ông ấy đã mất khả năng lao động ít nhất cũng mười lăm năm, chưa nói đến đều dựa vào ông. Con trai ông ấy không bao giờ hỏi han, ngó ngàng tới bố, cũng không thực hiên nghĩa vụ chăm sóc, dưỡng già, vậy mà ông cũng không bảo ông ấy chuyển tên sở hữu ngôi nhà cho ông. Bây giờ thì hay rồi, con trai ông ấy danh chính ngôn thuận thừa kế tài sản, ông và Tiểu Hàng sống ở đâu bây giờ?”
“Đa số thời gian Tiểu Hàng ở trường, tôi lên thị trấn thuê một phòng trọ là được.”
Thấy bố bình tĩnh khác thường, dì Hồng gợi ý: “Lúc ông và ông Trương mua căn nhà này từ ông Thang, chủ cũ ngôi nhà, tôi và lão Triệu nhà tôi cũng có mặt làm chứng, tôi có thể đứng ra làm chứng là hai người cùng bỏ tiền ra mua. Đúng rồi, nếu muốn kiện ra tòa, có thể tìm ông Thang đó làm chứng. Giờ ông ấy đã chuyển lên Thượng Hải sống cùng con trai, nhưng em gái ông ấy vẫn còn ở thị trấn này, có thể liên hệ được với ông ấy. Ông việc gì phải giao nộp căn nhà cho con trai oonh ấy vô điều kiện như thế chứ?”
Tôi nhìn sang bố, thấy bố lắc đầu. “Tôi không muốn kiện cáo gì cả.”
Dì Hồng cuống lên. “Con người hắn ta chẳng tốt đẹp gì, nếu ông không kiện ra tòa, sợ rằng không đòi lại được căn nhà đâu.”
“Tôi nói rồi, anh ta muốn căn nhà này, tôi trả lại anh ta là xong.”
Bố quay người bước vào nhà. Dì Hồng trố mắt nhìn, rồi vừa bực vừa tức quay sang tôi, bảo: “Cháu xem, bố cháu uống rượu nhiều đến nỗi trở nên hồ đồ rồi.”
“Bố chấu không phải vì căn nhà mới chăm sóc ông Trương.”
“Cháu nói thế có ý gì? Con người ông ấy như thế nào, ông ấy đối xử với ông Trương ra sao, hàng xóm láng giềng ở đây đều biết cả. Lẽ nào cứ nhất định giao căn nhà cho con trai ông ấy, sống những năm cuối đời ở phòng trọ, như vậy mới chứng minh mình là người tốt sao?”
Tôi cũng nghĩ mình không thể nói được gì hơn.
Anh Triệu Thủ Khác đứng bên cạnh, bình tĩnh nói: “Làm người tốt đúng là không sai, những để người khác lợi dụng lòng tốt thì mình vừa thiệt thòi, vừa phải sống khổ sở. Phòng thuê ở trên thị trấn cũng chỉ mười mấy đến hai mấy đồng, không đắt đỏ như ở thành phố nhưng cũng là một món tiền. Căn nhà này bố em xứng đáng được hưởng, em không cần ủng hộ cách nghĩ sai lầm của chú ấy, em cần khuyên nhủ chú ấy thì đúng hơn.”
Sau khi dì Hồng ra về, tôi vào nhà thấy bố đang thu dọn đồ đạc.
“Bố, nếu bố cũng bỏ tiền ra mua thì căn nhà này bố cũng có phần chứ ạ.”
“Tiểu Hàng. Năm đó bố không có nhà để về, người thân không thừa nhận bố, chỉ có ông Trương thu nhận bố.”
“Nhưng bố cũng chăm sóc ông nhiều năm rồi mà.”
“Trả nợ tình cảm không đơn giản như vậy đâu con ạ. Cuộc đời của ông rất lận đận, phải xuất gia rồi lại hoàn tục, sau khi lập gia đình lại bất hòa với họ, không thể sống chung, nhưng ông lại luôn nhớ con trai mình. Trước đây, kiếm được đồng nào, ông đều tìm mọi cách gửi họ hàng mang về cho con trai. Bố nghĩ ông rất muốn để lại một chút tài sản này cho con trai. Bây giờ con trai ông cần căn nhà này thì cứ lấy bố không muốn tranh giành làm gì.”
“Nhưng...như thế không công bằng.”
“Đối với bố, từ lâu vố đã không nghĩ đến chuyện công bằng hay không công bằng rồi.”
Tôi định hỏi lý do vì sao, căn cứ vào đâu mà bố nghĩ thế, nhưng nghĩ kĩ mới thất bố bị lao động cải tạo oan ứ, bị người thân đuổi ra khỏi nhà, từ thành phố lưu lạc đến thị trấn nhỏ, có một cuộc hôn nhân ngắn ngủi và một đứa con gái nuôi. Nếu việc gì cũng hỏi lý do vì sao, căn cứ vào đâu thì đúng là hỏi không hết.
“Chỉ có điều, bố rất áy náy, Tiểu Hàng à, bố làm con phải chịu khổ cùng bố. May mà sau này con tốt nghiệp đại học, có lẽ sẽ không trở về đây nữa, bố phải đi ở trọ cũng không sao cả.”
“Sau này con sẽ sống cùng bố.”
Bố cười gượng. “Lại nói ngốc nghếch rồi, sau này con phải lấy chồng chứ.”
Con nói rồi, con không muốn lấy chồng.”
Bố như không thèm nghe lời tôi nói. “Có thời gian về thăm bố là được. Không phải lo cho bố đâu, ở đâu cũng có người cần chủ trì tang lễ, bố không sợ không có việc làm, lúc nào nhàn rỗi bố có thể đọc sách, kéo đàn nhị hồ, uống chút rượu, ngày tháng rồi cũng trôi qua nhanh thôi.”
Bố nsoi với vẻ mặt bình tĩnh nhưng khắc khổ, có cảm giác phải thuận theo số mệnh sắp đặt, tim tôi bỗng thắt lại tưởng như không thở nổi.
5
Chúc Minh Lượng gọi vào di động của tôi, nói rằng ảnh của tôi đã được Hạnh Địch và giám đốc công ty chấp nhận, họ quyết định sẽ ký hợp đồng với tôi, bảo tôi nhanh chóng đến thảo luận các điều khoản chi tiết.
Tôi hỏi thẳng: “Tôi sẽ được hưởng mức thù lao bao nhiêu?”
Anh giật nảy mình. “Tiểu thư, cô thẳng thắn quá đấy, tôi chưa gặp ai bộc trực như cô. Tiền thù lao là một trong những điều khoản chi tiết chúng ta sẽ thảo luạn khi gặp mặt.”
“Tôi không biết sẽ được bao nhiêu thì có gì phải thảo luận, anh cứ nói một con số đại khái là được.”
Anh ta khó xử nói: “Lúc đầu, chúng tôi định trả cho cô một vạn tệ, nếu bức ảnh nhận được phản hồi tốt và cô muốn tiếp tục làm đại diện hình tượng đó, chụp quảng cáo thương mại thì sẽ bàn bạc lại vấn đề thù lao.”
So với số tiền lương ít ỏi tôi kiếm được ở công ty thời trang kia thì đây là một con số rất lớn, nhưng giờ nó lại không thể giải quyế t vấn đề của tôi, thế nên tôi im lặng không nói. Anh ta băn khoăn hỏi lại: “Cô không hài lòng à? Đối với một người mẫu ảnh mới, hoàn toàn không có kinh nghiệm thì đó là một mức thù lao khác hậu hĩnh.”
“Tôi biết.”
“Cô đang cần tiền à?”
“Ai dám vỗ ngực nói mình không thiếu tiền bao giờ. Sáng ngày mai tôi sẽ qua công ty anh.”
Ngay chiều hôm đó, tôi bắt xe khách ra thành phố, đến trạm xe cuối cùng thì trời cũng đã tối. Tôi không trở về trường học mà bắt xe đến chỗ chị Hứa Khả.
Bình thường, tôi không phải là người hay do dự, khi đã quyết định làm việc gì thì sẽ không nghĩ ngợi, nhưng tôi vẫn lo lắng không yên về chuyện này, cho dù đã bước đến đây, tôi vẫn không thể đưa ra quyết định cuối cùng.
Tôi ngồi cạnh con đường đi bộ ở ngoài chung cư, chần chừ hồi lâu.
“Em ở đây làm gì thế?”
Tôi giật mình, ngẩng đầu lên nhìn, thấy một chiếu xe máy đỗ trước mặt tôi, Hứa Tử Đông cởi mũ bảo hiểm ra, nhìn tôi.
Chẳng qua tôi cũng chỉ mơ một giấc mộng xuâ mà trời biết, đất biết, tôi biết, anh ấy không biết thôi, vậy mà khi nhìn thấy anh, tôi bỗng có cảm giác như bị bắt quả tang đang làm việc xấu, gần như muốn đứng bật dậy và bỏ chạy.
Thấy mãi mà tôi không trả lời, anh hỏi lại: “Em đến tìm chị anh à? Sao không vào nhà?”
Tôi đành đáp: “Em vẫn chưa nghĩ xong là có nên hay không.”
Một người lạnh lùng, không hay nói cười như anh bỗng trêu đùa tôi, tôi ngạc nhiên đến nỗi nhất thời không nói được câu nào.
“Em ngồi ở đây bao lâu rồi?”
Tôi nhìn vào điện thoại. “Khoảng gần bốn mươi phút.”
“Chị anh rất quý em, em đến gặp chị, chắc chắn chị sẽ vui lắm.”
“Nhưng em đến để vay tiền chị ấy.”
“Em cần bao nhiêu tiền.”
“Nhiều lắm!
Vẻ mặt anh rất bình tĩnh, không có gì ngạc nhiên nhưng ánh mắt nhìn tôi lại hàm chứa rất nhiều điều. Anh nói: “Đã đến đây rồi thì vào trong đi!”
Đúng vậy, tôi đã đến đây rồi.
Tôi hạ quyết tâm bước theo Hứa Tử Đông vào trong chung cư. Anh dựng xe máy xong, cởi thùng giấy ra, rồi ấn thang máy đi lên phòng, chị Hứa Khả ra mở của cho chúng tôi. Chị mặt bộ quần áo ở nhà rộng rãi, tóc buộc gọn, bụng đã lộ ra rất rõ. Nhìn thấy tôi, chị vừa vui vừa ngạc nhiên. “Ồ, Từ Hàng, sao em lại đến cùng với Tử Đông thế này?”
“Em gặp cô ấy bên ngoài.” Hứa Tử Đông đặt thùng giấy xuống.
“Đây là trứng gà và táo tàu chú Năm mang đến, bố bảo em mang qua cho chị, hai người nói chuyện đi, em về đây.”
Tôi giữ anh lại. “Không, anh bình tĩnh hơn chị Hứa Khả, hay là anh ngồi đây cùng nghe với chị ấy, nếu cảm thấy những điều em nói là vô lý, anh có thể từ chối giúp chị ấy.”
Chị Hứa Khả lo lắng hỏi: “Chuyện gì vậy?”
Hứa Tử Đông liếc nhìn tôi, sau đó cũng ngồi xuống. Tôi lấy trong túi ra một phòng bì, đưa cho chị Hứa Khả. Chị cười khổ. “Nhẩ định phải như vậy ư?”
“Bố em rất kiên quyết, bố nói trả chị là sẽ trả dần dần cho bằng hết. Chuyện mà em muốn kể, xin hai người hãy nghe kĩ ạ. Chị Hứa Khả, chuyện này không có liên quan đến bố em, chỉ hoàn toàn là do suy nghĩ của em thôi.”
Chị băn khoăn nhìn tôi, tôi hít một hơi thật sau rồi nói: “Ba hôm trước, ông Trương nhà em đã qua đời rồi.”
Chị ngạc nhiên nói: “Em nên nói với chị một tiếng chứ, chị sẽ đến viếng ông.”
“Con trai ông Trương phụ trách làm tang lễ, em và bố cũng không tham gia. Hơn nữa, đường sá xa xôi như vậy, chị đi không tiện.”
“Nhưng chắc là bố em buồn lắm.”
Tôi không muốn tỏ ra yếu đuối, chỉ nói đơn giản: “Cũng bình thường ạ, bố và em đều nghĩ khá thoáng về chuyện sống chết.”
“Cho dù nghĩ thoáng thế nào, trong lòng cũng cảm thấy trống rỗng, giống như mất đi một phần cơ thể vậy. Lúc mẹ chị qua đời, chi cũng đã có cảm giác này.”
Cảm giác ấy, tôi cũng đã từng cảm nhận.
Không thể không công nhận rằng chị Hứa Khả và Hứa Tử Đông đúng là những người có nhận thức và hiểu sự đời. Khi nghe tôi kể xong nguyên nhân tại sao mượn tiền, hai người họ đều không có bất cứ vẻ kinh ngạc nào nữa.
“Bố em đã thuê phòng và chuyển đi rồi, đồ đạc tạm thời đóng gói lại và gửi ở nhà dì Hồng hàng xóm. Sau khi chuyển nhà giúp bố xong, em đã tìm hiểu giá mua nhà ở thị trấn và nhờ người giúp em tính toán giá mua hợp lý, sau đó mới tìm con trai ông Trương nói chuyện.”
“Nói chuyện” là từ tôi đã cố tình nói giảm nói tránh đi. Thực ra, khi nghe tôi bảo muốn mua lại nhà, ông ta gầm lên như sư tử, đưa ra cái giá cao hơn năm mươi phần trăm so với giá dự tính sẽ phải ra tòa làm việc. Tôi có nhân chứng chứng kiến việc mua căn nhà ngày trước và có thể chứng minh ít nhất một nửa căn nhà đó thuộc về bố tôi, hơn nữa tôi cũng tố cáo ông ta việc bỏ rơi bố đẻ, không chăm sóc, hiếu nghĩa với bố. Thế rồi tôi và ông ta cãi nhau, lúc sắp bỏ đi trong tức tối thì vợ ông ta đột nhiên xuất hiện. Có thể nói, bà ta hiểu rất rõ thị trấn này không thiếu gì nhà ở, mà căn nhà này đã cũ lắm rồi, phải sửa chửa liên tục, nếu bán đi còn lãi hơn cho thuê rất nhiều. Cuối cùng, chúng tôi đã thỏa thuận và đi đến thống nhất.
“Cho dù nói thế nào, ông ta vẫn một mực chuyển nhượng căn nhà cho bố con em với mức giá cao hơn bình thường.” Với sắc mặt không thay đổi, tôi nói: “Chị Hứa Khả, bố em không nhận chị, cũng không có bất cứ trách nhiệm với chị, chị không nợ gì bố cả, hơn nữa chị còn trả tiền viện phí cho ông Trương, như vậy chị đã làm hết mình rồi. Con người bố em tuyệt đối sẽ không mở miệng nhờ vả, em lajic àng không có quyền đó. Nhưng bố đã sống ở đó hơn hai mươi năm, đó là căn nhà duy nhất của bố. Em không muốn nhìn thấy bố trong những năm tháng cuối đời phải sống khổ sở ở một căn phòng thuê, thế nên em mới đến tìm chị.”
“Từ Hàng, em làm thế là rất đúng. Chị có thể...”
“Không, chị Hứa Khả, em biết chị rất tốt, nhưng đừng có nhận lời ngay như thế, hãy để em nói hết đã.”
“Ừ, em nói đi.”
“Dù chị nhận lời giúp đỡ em, nhưng có lẽ em không thể cho bố biết được, nếu không bố sẽ không bao giờ chấp nhận. Em vừa nhận công việc làm người mẫu quảng cáo ở công ty thời trang, cũng có chút lương. Em sẽ nói với bố, tiền nhà là em lấy tiền lương làm người mẫu quảng cáo để mua. Em hy vọng bố có thể ở đó đến cuối đời. Em sẽ để chị đứng tên người sở hữu, sau này căn nhà ấy sẽ thuộc về chị, em sẽ không đòi hỏi bất cứ quyền lợi gì. Nếu chị không muốn căn nhà đó, em sẽ trả lại tiền cho chị, có điều thời gian chắc là sẽ hơi lâu. Chị hãy suy nghĩ và nghe ý kiến của anh Hứa Tử Đông rồi hãy quyết định ạ.”
Hứa Tử Đông lặng lẽ nhìn tôi, nói: “Anh tin vào phán đoán của chị và tôn trọng quyết định của chị.”
Chị Hứa Khả cũng nói: “Em đã nghĩ quá nhiều rồi, Từ Hàng. Đương nhiên chị sẽ không lộ diện, em cũng không cần để chị đứng tên sở hữu, hãy cứ làm theo cách của em.”
Cảm giác nặng nề trong lòng tôi vẫn không tiêu tan, ngược lại gánh nặng đó ngày một lớn hơn, chẳng thể nào giải tỏa nổi. “Em về trường trước đây, lúc nào có thời gian em sẽ xử lý vấn đề chuyển nhượng căn nhà.
“Em gửi cho chị số tài khoản của em, chị sẽ chuyển tiền vào thẻ cho em.” Chị Hứa Khả đưa chìa khóa xe cho Hứa Tử Đông, nói với anh ấy: “Lái xe mô tô qua sông thì bụi bám đầy người mất. Em lái xe đưa Từ Hàng về trường đi, sau đó quay lại nhà chị lấy mô tô về.”
Chúng tôi xuống lầu, sau đó lên xe của chị Hứa Khả. Ngồi trong xe, tôi cứ nhìn mãi về phía trước, một lúc lâu không nói câu nào. Anh hỏi: “Em đang lo bố em biết chuyện này à?”
“Từ nhỏ đến lớn, bố đã giấu em rất nhiều chuyện, nhưng hình như em chẳng bao giờ giấu được ông chuyện gì cả.”
“Vậy em không trách bố khi đã giấu em nhiều chuyện sao?”
“Vâng, từ lâu em đã biết mình được bố nhận nuôi, trách móc có ý nghĩa gì đâu ạ.”
“Vậy ông cũng sẽ hiểu những việc em đã giấu ông.”
Làm gì có chuyện đơn giản như vậy. Sự lo lắng trong lòng tôi như đám cỏ dại lan nhanh sau cơn mưa. Tôi không thể bình tĩnh lại được, chỉ biết thở dài.
“Em cứ nhìn chăm chăm ra ngoài thế, có phải đang lo lắng chuyện này không?”
Tôi nói: “Những chueyẹn em lo lắng nhiều lắm, nhưng điều em xấu hổ nhất là: Em đã làm một việc thật đê tiện đối với chị Hứa Khả.”
“Sao lại nói vậy?”
Tôi cười gượng. “Rõ ràng thế còn gì, em đang lợi dụng chị của anh, đưa ra yêu cầu với chị ấy, như thế chẳng khác gì lừa đảo cả.”
“Anh không nghĩ vậy.”
“Trước đây, em mạnh miệng bảo rằng anh không cần phải lo có một đứa em gái không cùng máu mủ tự nhiên nhảy ra đâu. Bây giờ xem ra nỗi lo của anh quả là không sai chút nào.”
Anh nghiêm sắc mặt, nói: “Từ Hàng, anh biết em nghĩ anh là người rất lạnh lùng, nhưng anh không phải là đồ máu lạnh.”
“Không liên quan đến chuyện máu nóng hay lạnh, đổi lại là e, đối diện với một mối quan hệ cha con từ trên trời rơi xuống, chắc chắn em sẽ không lương thiện được như chị Hứa Khả, cũng không khoan dung được như anh đâu.”
“Lần trước chị anh cũng từng nói, năm đó mẹ anh đã rất có lỗi với bố em.”
“Đó là chuyện giữa những người thế hệ trước, thực ra chị anh không cần chịu trách nhiệm về việc này.”
“Mối quan hệ giữa hai chị em anh và mẹ không được gần gũi lắm, nhưng mẹ anh luôn là một người rất mực thước, nghiêm khắc, là một bác sĩ tốt. Bọn anh rất tôn trọng mẹ, yêu mẹ, ngoài sự kiềm chế khắc khổ trong phương diện tình cảm ra, mẹ hầu như không có bất cứ khuyết điểm nào. Anh không tưởng tượng nổi mẹ đã làm gì tổn thương đến bố em. Anh đoán chị cũng không biết tường tận. Nhưng nếu đã là sự nuối tiếc cả đời của mẹ thì bọn anh sẽ cố gắng bù đắp.”
Tôi cười khổ. “Nói như vậy thì em càng không biết mình có làm đúng hay không. Bố em chưa bao giờ nhắc đến chuyện ngày xưa, em đoán những gì ông phải trải qua chẳng thể nào bù đắp được. Nếu bố biết em làm những việc này sau lưng ông, có lẽ ông sẽ rất giận em.”
“Anh có thể thấy em rất yêu bố, mối quan hệ giữa hai bố con rất thân thiết, chị anh vô cùng ngưỡng mộ điều này. Chị không giống anh, chị là người sống rất cảm tính, không thể chịu đựng được những khuyết thiếu trong cuộc sống. Quá khứ đã từng xảy ra chuyện gì, anh cũng không muốn tìm hiểu, cũng biết nhiều việc không thể bù đắp được, nhưng nếu có thể giúp chị yên tâm hơn, anh nghĩ cũng đáng để mình làm.”
Thì ra, quan hệ thân thiết giữa chị gái và em trai là như vậy, người này có thể ủng hộ người kia vô điều kiện, không cần lý do, cũng không do dự, tôi bỗng cảm thấy trong cuộc đời này những thứ mình để tuột mất không ít chút nào.
Nghĩ đến bố, tim tôi dâng lên cảm giác vừa ấm áp vừa chua xót. Ít nhất năm đó, tôi đã vô tình được đặt ở cổng phụ của Bệnh viện Nhân dân tỉnh và đã không để tuột mất ông, như thế cũng đã đủ để xóa nhòa mọi thứ khác.
Trong xe của chị Hứa Khả không để lọ nước hoa nào, chỉ treo một túi cỏ đuôi ngựa, tỏa hương dịu nhẹ rất dễ chịu. Ngồi ở ghế lái phụ xe ô tô dù sao cũng khác hẳn ngồi sau xe máy, cơ thể không tiếp xúc gần nhau nên sẽ không có những phản ứng kì lạ. Mấy ngày lo lắng thấp thỏm không yên, giờ bống thấy tâm trạng được thả lỏng, tôi thực sự cảm thấy mệt mỏi, ngủ thiếp đi lúc nào không biết, hơn nữa hình như còn ngủ rất say. Đến nơi, anh gọi tôi dậy, còn đưa khăn giấy cho tôi. “Từ trước tới giờ, anh chưa nhìn thấy người nào vài phút trước còn lo lắng không yên, thế mà vài phút sau đã ngủ được ngon lành, lại còn chảy cả nước dãi nữa.”
Người đó lại trêu chọc tôi, có vẻ càng ngày càng thành thạo. Tôi cười ngượng, lau khóe miệng. “Thì trời chẳng thể nào sập được mà. Cảm ơn anh, tạm biệt.”
Tôi xuống xe, đóng cửa xe lại, đang bước được hai bước thì nghe tiếng anh gọi phía sau: “Hà Từ Hàng!”
Tôi ngoảnh đầu lại, anh từ trong xe bước ra, đứng tựa vào trước đầu xe, nhìn tôi. “Những chuyện này em không phải gánh vác một mình đâu, em còn có chị, và cả anh nữa.”