Chương 8: Tai nghe, tốc độ và an toàn
Nắng vàng trải dài bên đường, An lặng lẽ cho hai tay vào túi áo khoác rồi tiếp tục bước đi, bên tai cô còn đang vang lên liên tiếp các bài hát nổi tiếng phiên bản Music Box vô cùng tinh tế. Loại âm thanh cô thích nhất chính là Music Box, tiếp tới mới là Violin và Piano hợp tấu. Từ khi còn rất nhỏ, An đã đặc biệt thích nghe nhạc từ Music Box, Violin và Piano. Cô cũng rất muốn học chơi violin hay piano, hoặc học cách làm được một Music Box có âm thanh tuyệt vời nhất. Chỉ là cô không có điều kiện làm điều đó. Ba mẹ quá bận để biết cô thích gì, muốn học gì hay làm gì. Gần 500 bản nhạc trong máy mp3 của cô thì có quá bán là nhạc dạng Music Box hoặc hợp tấu violin piano. Mỗi khi vô tình nghe được ở đâu đó âm thanh của chúng, cô đều không tự chủ được mà động tâm.
Từng tia nắng nhẹ rơi trên người An, bao bọc lấy cơ thể đang nhiễm lạnh của cô, khi mà cô còn đắm chìm trong âm nhạc qua chiếc tai nghe. Cô có những sở thích khác với đa số những người xung quanh. Những niềm đam mê, sở thích khác biệt ấy khiến mọi người không hiểu được, không thích ứng được với cô. Với An, thứ có thể cho cô niềm tin, sự an tâm chỉ có thể là khoảnh khắc cô bật mp3, cắm tai nghe và đắm chìm vào thế giới riêng mình. Có những thời điểm, cô thay tai nghe 3 tuần một cái mới, thời gian nghe là 18 tiếng một ngày khiến tai nghe loại tốt cũng không thể trụ lâu được. Trừ lúc muốn nói hay nghe gì đó, hoặc để ăn cơm với ba mẹ hay tắm rửa thì An không rời khỏi tai nghe dù chỉ một giây. Thời gian nửa năm đó, cô khiến mọi người kinh ngạc vì luôn xuất hiện với một tai nghe dù bất kì là làm gì. Vì dùng tai nghe quá lâu với âm lượng cực đại khiến thính giác cô yếu đi, An giờ phải hạn chế bớt thời gian dùng tai nghe lại để ổn định thính lực. Ngoài sở thích đeo tai nghe mọi lúc mọi nơi, AN còn cộng vào đó đam mê tốc độ và mạo hiểm. Đùa với tử thần không dưới một lần khi mà An cứ cắm tai nghe và lên ga hết cỡ chiếc xe của ba mỗi lần đi học thêm. Cảm giác ấy có vẻ đáng sợ với người khác, nhưng mà với cô, nó không là gì hết. Nó chỉ giúp An trong một phút nào đấy tạm quên đi nỗi sợ lớn nhất trong đời mà thôi. Cảm giác thiếu an toàn, muốn được người khác xác nhận mình tồn tại ấy còn đáng sợ gấp nhiều lần so với tốc độ. An thiếu cảm giác an toàn tới mức lúc nào cũng lo sợ mình bị xâm hại. Chỉ cần rút tai nghe ra mà không làm gì khác, cảm giác sợ hãi ấy lại ập đến ngay, nuốt chửng tâm trí cô. Vì nỗi sợ ấy mà cô đã, thay vì xem truyện tranh sách vở như bao bạn khác, cô đem quỹ thời gian của mình đọc hết toàn bộ sách luật trong tủ sách của xã cô khi mới lên lớp 6. Khi mà bạn bè vui vẻ kể về truyện tranh, phim ảnh, sách vở bình thường, thì cô chỉ sợ hãi và chăm chú vào số sách luật bụi bặm kia. Cô sợ bản thân bị xâm hại mà không biết phải làm gì giống như khi lên 4 tuổi đó. Chỉ một giây thôi, nỗi sợ ấy lướt qua càng khiến cô hoang mang. Cô lấy việc để bản thân nổi bật trong đám đông để ánh mắt họ thay cô canh chừng xung quanh cô, lấy tốc độ và mạo hiểm để tạm quên đi nỗi sợ lớn hơn kia. Và dùng âm nhạc như liều thuốc an thần dẫn dắt cô vào thế giới không tổn thương, không đau đớn. Tất cả chỉ vì một mục đích cuối cùng là tạo cảm giác an toàn cho bản thân.
An của lúc này, chỉ là không ai hiểu, chứ cuộc sống của cô đã thảm hại đến cùng cực mất rồi. An sống mà chỉ vì một mục tiêu là xây dựng cảm giác an toàn, không còn giống những người trẻ khác...
Có người từng nói rằng: người luôn không thể rời xa tai nghe và tốc độ là người thiếu cảm giác an toàn. Và An biết “thiếu cảm giác an toàn” đã giết chết niềm hạnh phúc bình dị tuổi trẻ của cô rồi.
______________
Chương 9: Oán trách? Yêu thương? Đều qua rồi!
Phóng tầm mắt ra khỏi khung cửa sổ xe bus, nhìn theo dòng người xa lạ đang vội vã trên đường, An bất chợt nghĩ tới ba mẹ cô. An tự hỏi chính mình, nếu 7 năm trước cô không nháo một trận lớn, cứ im lặng một mình làm và chịu đựng mọi thứ, thì liệu rằng lúc này, họ có dành cho cô một phân lượng quan tâm nào hay không? Họ sẽ lắng nghe cô nói hơn một chút, không bảo bận khi cô chưa kịp mở lời, hỏi ý kiến của cô mỗi khi có việc gia đình dù cho không có náo loạn 7 năm trước chứ? Và cô cũng tự hỏi mình, nếu năm cố 4 tuổi, ba mẹ không quăng cô cho tên bảo mẫu biến thái, khốn nạn ấy, thì lúc này, có phải cuộc sống của cố đã có thêm màu sắc chứ không chỉ độc màu đen, đúng không? Cô không có câu trả lời, không biết phải trả lời ra sao. An cũng đã từng oán trách họ, trách họ nhẫn tâm phó thác hoàn toàn con mình cho người xa lạ, cô oán họ là nguyên nhân gián tiếp khiến cô trở thành như ngày hôm nay. Oán trách họ khiến cho một đứa trẻ từ 4 tuổi mất đi nụ cười hạnh phúc, khiến một đứa trẻ như cô phải bắt đầu học cách bảo vệ chính mình. Ngày cả hơn 2 năm trước cô cũng oán trách họ, tại sao lại kéo cô ra khỏi tay tử thần khi chỉ một bước nữa thôi là cô đã được giải thoát thực sự. Cô có rất nhiều oán trách với họ, nhưng rồi thì sao chứ, họ là cha mẹ cô, họ cũng đã cho cô không ít điều từ khi cô được sinh ra. An cũng đã quá đủ mệt mỏi với cuộc sống bên ngoài, chẳng còn chút hơi sức nào để trút bỏ oán trách này. Và bởi, những điều cô oán trách họ đều qua cả rồi, tiếp tục oán trách họ để làm gì đây, có còn nghĩa lý gì đây. Chỉ có thể cứ để nó ở đó, dai dẳng bám dính lấy cuộc sống của cô rồi từ từ chết đi theo thời gian mà thôi.
Giống như vòng tròn xoay, cuộc sống của An suốt bao năm qua chỉ là một vòng luẩn quẩn không lối thoát. Vòng luẩn quản ấy trói buộc tất cả yêu, ghét, hận thù, oán trách, đề phòng,... trong con người nhỏ bé của An. Nó dựng lên trong cô một lớp mặt nạ phòng bị vững chắc, đáng sợ. Vòng luẩn quẩn đáng sợ này mỗi ngày siết chặt thêm khiến cuộc sống của An ngày càng ngột ngạt, tựa như muốn tước đoạt sinh mệnh của cô. Nhiều lần ngồi trên xe bus, ngang qua cầu Sài Gòn, cô chỉ muốn lao ra khỏi khung cửa sổ trên xe, nhảy xuống dòng sông kia để kết thúc tất cả. Kết thúc chuỗi đau khổ, tổn thương, mệt mỏi mà cô đã phải chịu suốt thời gian qua.
___________________còn tiếp__________________