Vài ngày sau, trong Thọ Tiên Cung, Đát Kỷ đang ngồi trước bàn, Cổn Quyên tay cầm lược ngọc, trâm vàng đứng hầu ở sau lưng, thuần thục đem mái tóc mượt mà chải mượt ra rồi vấn lại, cuối cùng vấn thành một búi tóc tuyệt đẹp, kết hợp với bộ cung trang rực rỡ động lòng người nàng đang mặc lộ ra vẻ xinh tươi mà không làm mất đi nét đoan trang, trong vẻ đẹp rực rỡ ấy còn bao hàm cả sự dịu dàng như nước.
Đát Kỷ nhìn hình ảnh đẹp đẽ vô bì của mình trong gương nở một nụ cười động nhân, bởi vì tấm gương lớn này chính là tấm gương thạch anh độc nhất vô nhị trong Thanh Vân cung.
Thanh Vân cung đã trở nên trống không rồi, chủ nhân của nó cũng là mối uy hiếp lớn nhất của nàng, vị Duệ Phi nương nương kia đã “chuyển đến” nơi trước đây nàng từng ở, chính là lãnh cung đã được sửa chữa lại.
Hết thảy điều này hiển nhiên đều là công lao từ “ý tứ” của Phương Lệ và “mưu kế” của Phí Trọng, lại thêm Đát Kỷ căn cứ vào tình hình thực tế sửa đổi một chút.
Kế sách của Phí Trọng nói ra cũng rất đơn giản, chính là trước tiên khơi lên lòng đố kỵ của Thiên tử, tiếp theo làm hắn đối với mối quan hệ giữa Thương Thanh Quân và Tiêu Dao Tử nảy sinh nghi ngờ, từ đó mà đạt được mục đích.
Bởi vì chẳng có người đàn ông nào cam tâm tình nguyện để bị cắm sừng cả, đừng nói đến chí tôn chưởng quản thiên hạ nhân giới. (Triều Đường thời “hậu thế” cũng từng xuất hiện loại quân chủ suy sụp như thế - lời tác giả)
Đát Kỷ trước tiên để Thiên tử trông thấy vẻ hòa hợp khăng khít của Thương Thanh Quân và Tiêu Dao Tử khi diễn tấu, tiếp đó dùng lời lẽ thích hợp kích khích dục vọng chiếm hữu mãnh liệt vốn có của Thiên tử. Hắn tất nhiên không thể chấp nhận cho nữ nhân mình yêu thương cùng với nam nhân khác có bộ dạng thân mật như thế, cho dù đó chỉ là biểu hiện hòa hợp trong âm nhạc. Thiên tử quả nhiên trong lòng cực kỳ khó chịu, lập tức ra lệnh cho Thương Thanh Quân không được tiếp tục cùng quốc sư học tiêu nữa.
Tiếp theo đó Đát Kỷ lại bố trí một màn khiến Thiên tử “vô tình” phát hiện thư từ giữa Duệ Phi và quốc sư. Thiên tử nhìn thấy câu “từ đây thổi tiêu không còn tri âm” liền biến sắc mặt, khi nhìn thấy câu “kiếp này khó bầu bạn bên ngọc cầm chỉ để trái tim hóa thành gió bay theo chàng” còn chưa đọc hết đã tức giận bừng bừng xông thẳng vào Thanh Vân cung chất vấn Thương Thanh Quân.
Thương Thanh Quân thoạt đầu gặp phải kinh biến hiển nhiên không chuẩn bị tâm lý, đối mặt với Thiên tử đang bạo nộ tỏ ra trở tay không kịp. Khi Thiên tử đem những thư từ đó bày ra trước mặt nàng một mực kêu oan. Thiên tử lấy một số sách vở ghi chép của nàng trước kia ra so sáng quả nhiên thấy giống nhau y hệt lại liên tưởng đến việc lúc trước tận mắt nhìn thấy tình huống hợp tấu tình tứ của Thương Thanh Quân và quốc sư liền vô cùng tức giận, cũng không chịu nghe nàng thanh minh, lại thêm Đát Kỷ khích bác lập tức muốn phán nàng tội chết.
Đúng lúc này quốc sư Tiêu Dao Tử không biết làm sao biết được tin tức liền cầu kiến Thiên tử muốn làm sáng tỏ việc này. Mặc dù trước mắt không có bằng chứng chứng minh quốc sư tiếp nhận sự “dụ dỗ” đơn phương của Thương Thanh Quân nhưng Thiên tử đối với vị “tình địch” tiềm tàng này vẫn rất khó chịu, giọng điệu mười phần bất thiện. Tuy nhiên sau khi cân nhắc công lao và thần thông của quốc sư lại, còn cả Miễn tử kim bài trong tay Thương Thanh Quân, Thiên tử đành cấp cho quốc sư một chút thể diện, tha cho Thương Thanh Quân tội chết, đầy vào lãnh cung, vĩnh viễn không được ra ngoài.
Bức thư tình đó thực ra là do Đát Kỷ viết, tận lực mô phỏng theo bút tích của Thương Thanh Quân, nội dung cũng do nàng tự mình nghĩ ra, ý tứ uyển chuyển ẩn hàm tình ý bị kìm nén sâu đậm, cũng không biết có phải là nàng tự cảm hoài cho thân phận của mình mà viết ra không.
Bước tiếp theo chính là nhân cơ hội ngàn năm khó gặp này, nhân khi hậu cung chỉ còn lại duy nhất một vị phi tử, thi triển thủ đoạn và mị thuật khống chế chặt chẽ trái tim của Thiên tử, tin tưởng rằng bảo tọa hoàng hậu đã nắm chắc trong tay nàng rồi
Đát Kỷ cho Cổn Quyên lui xuống một mình ở trong Thọ Tiên Cung quyến luyến không rời thưởng thức món “bảo vật hiếm có này”, thỉnh thoảng xoay qua xoay lại chăm chú nhìn vào dung nhan mỹ lệ của mình trong gương thạch anh. Nếu là trước đây nàng cũng không chú ý đến ngoại hình như thế, trang điểm xinh đẹp chỉ là vì mê hoặc Thiên tử, chẳng qua cái gọi là “lòng yêu vẻ đẹp” thì ai cũng có, nàng đã nhập cung lâu như vậy, có một số thứ vô tình đã chết lặng rồi.
Đát Kỷ trong gương dường như nhìn thấy cảnh tượng mình mặc trang phục hoàng hậu cùng nắm tay Thiên tử nhận lễ bái của quần thần, trong mắt không kìm được lướt qua vẻ đắc ý. Nhưng dẫu sao nàng cũng đã trải qua ngàn năm tu vi, hỷ ý đó dần dần lắng xuống, trở thành hoàng hậu thì sao? Vẫn như cũ không thoát khỏi vận mệnh làm quân cờ trong tay Nữ Oa nương nwong, niềm vui này nhiều nhất cũng chỉ là có thể giúp hoàn thành tốt hơn giao phó của Nữ Oa nương nương để đem lại một kết quả tốt hơn trong tương lai mà thôi. Nếu như cuối cùng có thể hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ tin rằng vơi thực lực Hỗn Nguyên thánh nhân của Nữ Oa thậm chí cả Hỉ Mị và Tì Bà đều có thể thu được ân huệ mà sống lại.
So với điều này quyền thế, địa vị, giàu sang đều chỉ là mây khói trước mắt, có thể hưởng thụ một lúc mà không thể chìm đắm vào.
Đã vậy --- --- “Tình” thì sao?
Cảnh tượng trong gương chợt biến đổi, hiện ra trước mắt chính là hình bóng mà nàng đã hận càng thêm hận, nhưng lại luôn luôn không thể quên đi.
Nàng cũng biết, tình cảm của nàng chỉ là một phía mà thôi, lấy tu vi Kim tiên của hắn ngày nay làm sao thèm nhìn đến một “yêu nữ” như nàng? Vì dung mạo tuyệt thế này? Tất nhiên là không thể, tiên nhân có thể dùng pháp thuật cải biến hoặc ảo hóa tướng mạo nhưng đại đa số tiên nhân không làm như vậy bởi vì bình thường trong mắt tiên nhân vẻ ngoài căn bản không đáng xem trọng, họ quan tâm chính là thực lực. Kể cả một số tiên nhân thích tu luyện đạo song tu khi lựa chọn đạo lữ cũng căn cứ vào tiên căn và linh khí, ngoại hình lại không quan trọng bằng. Nhất là có nhiều người kết làm đạo lữ là để nâng cao tu vi chứ không phải vì chuyện tình cảm.
Đát Kỷ cũng đã thử dùng ngoại hình và sức quyến rũ của mình để thu hút Tiêu Dao Tử nhưng đều vô ích.
Dung mạo đã không thể mê hoặc Tiêu Dao Tử mà nàng còn là một tấm thân tàn bại, lại có thâm cừu khó giải với hắn thử hỏi Tiêu Dao Tử làm sao có thể để mắt đến nữ tử yêu tộc như thế này?
Đát Kỷ thấy hình dáng rất bình thường của nam tử trong gương dần nhạt đi không kìm được rơi xuống một giọt lệ.
Dường như bởi vì trong lòng nàng không bỏ được mà bóng dáng của nam tử đó lại một lần nữa hiện ra trước mắt, bỗng nhiên thở dài một tiếng, ánh mắt lạnh lùng như tan ra trở nên ấm áp, chỉ là một cái nhìn đơn giản nhưng Đát Kỷ cảm thấy chưa bao giờ mình hạnh phúc như vậy.
Tay của nam tử từ chìa ra nắm lấy tay nàng, nhẹ nhàng ôm nàng vào lòng, mặc dù hắn không hề làm gì thêm nữa nhưng dựa vào bờ vai rộng ấm áp của hắn Đát Kỷ đã cảm thấy một niềm hạnh phúc chưa từng có, lúc này tất cả mọi thứ đều trở nên không quan trọng, bao gồm cả mệnh lệnh của Nữ Oa nương nương.
Nghĩ đến uy nghiêm thánh nhân của Nữ Oa nương nương, trong lòng Đát Kỷ bỗng thấy run rẩy đột niên tỉnh lại, chính vào lúc này tấm gương trước mặt bỗng kêu rắc một tiếng, từ trung tâm xuất hiện một vết nứt đem nàng và hắn phân thành hai nửa, Đát Kỷ tâm thần run rẩy, nhìn thấy tấm gương bỗng nhiên rạn nứt, vỡ thành ngàn vạn mảnh nhỏ, trái tim của Đát Kỷ cũng dường như cùng vỡ tan ra theo tấm gương, nàng chỉ cảm thấy vô cùng đau đớn.
Đát Kỷ mặc dù lực lượng bản thân tạm thời không đủ nhưng dẫu sao cũng có tiên thức của Chân Tiên, lại có tâm đắc ngàn năm tu hành, kinh nghiệm phong phú lập tức phát hiện dị trạng đây đâu phải là suy nghĩ chủ quan ngọt ngào bình thường? Rõ ràng là biểu hiện của tâm ma cắn trả!
Đát Kỷ tâm niệm vừa động, hai tấm kính tức khắc hiện ra trước mắt, Hiển Ảnh kính là bảo vật của Hỷ Mỵ, không chỉ là một loại pháp bảo truyền hình ảnh cự ly xa mà còn có sức mạnh phòng ngự nhất định. Trong Hiển Ảnh kính xuất ra ánh sáng lấp lánh mờ mờ trôi nổi bảo vệ quanh người, Đát Kỷ nhân đó xuất ra Thiên Yêu mị thuật, tâm thần cuối cùng cũng dần an tĩnh lại, nhưng lại phát hiện bản thân đang ở trong một tình cảnh lạ lùng.
Xung quanh là một mảng mây mù dày dặc không thấy điểm cuối, đây dường như là một ảo cảnh, dường như lại không phải. Đát Kỷ nhớ rõ ràng vừa rồi vẫn còn ở trong Thọ Tiên Cung không biết thế nào lại đến đây. Nàng trong lòng biết có điểm khác thường, cầm chắc hai tấm kính vận khởi yêu lực, trong kính lập tức bắn ra hai luồng sáng màu đỏ, trong sương mù dày đặc tìm kiếm đường đi.
Tìm một lúc lâu phía trước cuối cùng cũng phát hiện ra một tia sáng rực rỡ, sương mù cũng thưa dần, dường như là đường ra. Đát Kỷ vội vã chạy đến, nào ngờ đi được một đoạn mới phát hiện ánh sáng đó lại có thể biến thành màu xanh nhạt mà nguồn gốc chính là một vật dựng ở nơi xa phía trước. Đát Kỷ tiến gần đến đem Hiển Ảnh kính chiếu ra, vốn dĩ đó chính là một thanh đại đao cán dài!
Thanh đao này dài khoảng chín xích (=1/3 mét), quản đao (phần không mài sắc) chiếm hết ba phần tư, sống đao lấp lánh ánh sáng xanh, thân đao khảm đồ án bàn long thôn nguyệt (rồng cuộn mình nuốt trăng). Khi Đát Kỷ nhìn thấy thanh đao này trong lòng chợt thấy ớn lạnh, bước chân cũng không tự chủ được mà dừng lại.
Bên cạnh đại đao bỗng nhiên xuất hiện một thân ảnh, hình dáng từ chỗ lờ mờ dần hiện rõ. Người này thân hình cao lớn, giáp trụ che kín toàn thân, mặt như trùng táo ( * ), môi như bôi son, mắt đan phong (đây là kiểu mắt đặc trưng của người Mông Cổ, khóe mắt vểnh. Tham khảo: http://baike.baidu.com/view/93670.htm ), lông mày ngọa tàm (dịch thẳng ra thì là lông mày sâu róm, rậm và dài, nhưng còn dùng để chỉ mắt một mí nhưng mắt to, khóe mắt hơi hiu hiu), dưới cằm chòm râu quai nón tung bay, tướng mạo đường đường, hai mắt tuy khép, nhưng vẫn lộ rõ vẻ uy phong lẫm liệt. (Đây là một đoạn miêu tả Quan Vân Trường điển hình, xin tham khảo ảnh trong link trên để dễ hình dung.)
Đát Kỷ biết rõ người này chỉ có tu vi Chân Tiên, so với tiên thức của nàng không quá mạnh nhưng không biết tại sao lại cảm thấy đứng trước mặt người này lại giống như đối mặt với một ngọn núi cao chìm trong mây, buộc phải ngước nhìn.
Bỗng thấy kẻ đó lông mày chợt nhích, đôi mắt đan phong mãnh liệt mở ra, phát ra tinh quang sáng quắc, khí thế đại thịnh, còn chưa thấy bất kỳ động tác nào thanh đại đao cán dài kia đã bị hắn cầm ngang trong tay, chỉ về phía Đát Kỷ quát lên một tiếng rồi lướt nhanh đến.
Đát Kỷ cảm thấy luồng uy áp đó thập phần đáng sợ, hai tay đang cầm Hiển Ảnh kính không kìm được toát mồ hôi lạnh. Cho dù lần trước Tiêu Dao Tử thi triển lực lượng Kim tiên đều không thua kém uy hiếp của nam tử mặt đỏ râu dài này!
Đao này của nam tử mặt đỏ không chỉ uy thế kinh người mà dường như còn mang theo một loại lực lượng quy tắc kỳ dị. Đát Kỷ lúc này lùi cũng không được, tiến cũng không xong dường như chỉ có thể đứng tại chỗ mạnh mẽ đón đỡ. Đát Kỷ mặc dù kinh hãi nhưng kinh nghiệm chiến đấu vô cùng phong phú, Hiển Ảnh kính trong tay bùng lên ánh sáng đỏ kịp thời biến thành một vách chắn hình bán cầu cứng như băng bảo vệ trước mặt, đây chính là diệu dụng phòng ngự của Hiển Ảnh kính.
Đao này mang theo một mảng thanh quang lờ mờ va đụng vào vách chắn kia, thanh quang lướt qua, dường như không thể vượt qua phòng ngự của Hiển Ảnh kính, lại quay về trong tay nam tử mặt đỏ, phục hồi lại thành hình dáng nguyên bản của trường đao.
Đát Kỷ trong lòng vừa ổn định lại không ngờ vách chắn phòng ngự của Hiển Ảnh kính kêu “rắc” một tiếng liền vỡ vụn ra, giống như một tấm kính thủy tinh mỏng manh bình thường.
(面如重枣 – diện như trùng táo -đây chính là cách tác giả La Quán Trung miêu tả Quan Vũ trong Tam Quốc Chí, ý nói tướng mạo đường đường, đĩnh đạc ngay thẳng. Từ “trùng” 重 theo từ điển giải thích có nghĩa là: trình độ sâu, kiến thức rộng lớn)