Thế nhưng Thiết Tâm Nguyên bội phục chẳng được bao lâu vì Vương Nhu Hoa bế y tới trước mặt mẹ Lưu A Thất, đặt năm sáu cái bánh hấp:
- Sắp có người trả tiền đền mạng cho lão bà bà rồi, sáu quan đấy, có thể buôn bán sống qua ngày, chỉ cần bình an nuôi đám trẻ lớn lên là bà bà không phải hổ thẹn với liệt tổ liệt tông Lưu gia rồi, bọn họ dưới đất cũng khấu đầu với bà bà.
Đôi mắt mờ đục của Lưu bà bà thoáng chốc sáng lên, nắm Tay Vương Nhu Hoa gật đầu, chia bánh cho đám nhỏ rồi dẫn chúng đi tới huyện nha Khai Phong.
Vương Nhu Hoa sau khi trở về lại càng thêm vui vẻ, thi thoảng còn vươn cổ nhìn về phía huyện nha.
Thiết Tâm Nguyên ngáp dài, uể oải dựa vào lưng mẹ, y chẳng hề quan tâm tới vận mệnh của Lưu bà bà, nhận ra mẹ sở dĩ làm thế vì bản tính thiện lương muốn giúp đỡ người chứ chẳng hề có tính toán xâu xa làm y rất thất vọng.
Vị phiên tăng mấy hôm trước cắm dao vào chim lại tới rồi, chắc là vết thương còn chưa lành, ông ta đứng ở cửa quán, tay cầm cái bát to, khuôn mặt đen đúa rầm ria xồm xoàm vẫn mang nụ cười quái đản.
Vương Nhu Hoa mang cho ông ta bát mỳ, ông ta lắc đầu không cần, cho vào bát mấy đồng tiền, ông ta vẫn lắc đầu, lấy tiền trong bát ra đặt từng đồng lên bàn:
- Hiến nhi tử của ngươi cho Phật đi!
Câu này khác nào sét đánh trúng đỉnh đầu Vương Nhu Hoa, nàng chẳng nói chẳng rằng cầm ngay cái bát sứ lớn đập vào đầu phiên tăng.
Bát sứ vỡ tan tành, máu tươi lênh láng, phiên tăng vẫn mỉm cười:
- Nó vốn là đồng tử của Phật đà, nay lưu lạc tới nhà ngươi, đó là phúc của ngươi, nếu ngươi trả lại, Phật tổ sẽ phù hộ cho ngươi tới thế giới Cực Lạc.
Vương Nhu Hoa cầm ghế ném, phiên tăng không tránh, nàng lấy chổi đánh, phiên tăng vẫn không né, vừa chịu đòn vừa nói:
- Nực cười người đời không bỏ được ân phụ mẫu, tình phu thê, nghĩa bằng hữu, nhưng không biết mọi thứ trên thế gian chỉ là hư ảo giống như giấc mộng, tỉnh dậy rồi đường ai nấy đi. Thiết Vương Thị, ngươi vẫn không dứt bỏ được sao?
Vương Nhu Hoa mắt đỏ ngầu, lần này nàng cầm lấy dao, biết nhất thời không thể lay chuyển nàng, phiên tăng niệm Phật hiệu:
- Vô lượng thọ phật, người đời ngu muội, mười năm sau lão tăng lại tới.
Rồi thong thả đi về cuối đường.
- Ngươi mà dám tới lão nương chặt đầu con lừa trọc nhà ngươi.
Vương Nhu Hoa cầm dao đứng giữa đường quát:
Thiết Tâm Nguyên từ đầu tới cuối chỉ im lặng mà nhìn.
Trẻ con ở bên Tây Thủy Môn nhiều không đếm xuể, tên phiên tăng này vì sao lại chỉ tìm mình? Lần đầu coi như tình cờ đi, lần này chắc chắn là có mục đích rồi. Trong mắt người ngoài, mình đâu khác gì những đứa bé một tuổi kia chứ? Cho dù là có chút khác biệt chẳng qua là sạch sẽ hơn, yên tĩnh hơn, tuy trẻ con như vậy không nhiều nhưng không phải là không có, tên phiên tăng kia vì sao nói mình là đồng tử của Phật đà gì đó?
Kiếp trước mình là cái thứ gì, có ai rõ hơn mình được?
Bất kể Thiết Tâm Nguyên nghĩ thế nào thì sự kiện này vẫn là một câu đố.
Từ sau khi xảy ra chuyện phiên tăng đó Vương Nhu Hoa tuyệt đối không để nhi tử rời khỏi tầm mắt của mình, về sau cõng luôn lên lưng làm việc, vì thế mà nàng càng trở nên vất vả.
Duy trì được vài ngày Vương Nhu Hoa tính tới thuê người đến giúp mình chiếu cố chuyện buôn bán, nhi tử với nàng còn quan trọng hơn buôn bán gì đó nhiều.
Sáu ngày sau, khi Vương Nhu Hoa đang hỏi chuyện sáu phụ nhân tới giúp việc thì có hai tin tức truyền tới.
Sau khi đợi vài ngày không kết quả, Dương Hoài Ngọc xông vào huyện nhà, đánh gãy hai tay một vị chủ bạ, mười ngón tay cũng bị đập nát.
Vụ án đưa tới Khai Phong phủ, lão thái quân Dương gia lần này hoàn toàn đứng về phía cháu mình, nghe nói ở kim điện không những mắng những người chỉ trích Dương Hoài Ngọc vô pháp vô thiên, ngay cả đông đài đô ngự sử cũng bị bà nhổ nước bọt.
Thế là Khai Phong phủ phải thả Dương Hoài Ngọc đi, trả lại nhà Lưu A Thất sáu quan tiền mới xong.
Nói ra thật là khéo, phiên tăng ưa quản chuyện thiên hạ kia nghe đâu tình cờ đi ngang qua huyện nha, thấy Dương Hoài Ngọc ra tay hành hung thì dùng Phật pháp phổ đổ, thế là Dương Hoài Ngọc khi trút giận không may đá gãy cổ phiên tăng, nhưng chuyện này từ đầu tới cuối không xuất hiện ở văn thư quan phủ.
Còn về phần tin đồn dân gian, phiên tăng đó khi chết vẫn giữ tư thế đả tọa, đầu oặt sang bên vẫn trang nghiêm.
Thiết Tâm Nguyên rất hứng thú đi tìm thi thể phiên tăng, sau đó lấy lửa đốt, xem xem cháy ra tro rồi phiên tăng có sống lại được không.
Nói ra thật lạ, bản thân trải qua chuyện thần kỳ cổ quái, ấy vậy mà Thiết Tâm Nguyên lại không tin thần phật, vì trong chuyến lữ hành của mình, y chẳng hề thấy một vị thần quyền năng hay người thần bí nào hết.
Vì thế y chẳng tin phiên tăng kia chết nhẹ nhàng như thế, nhìn khuôn mặt bôi vẽ của ông ta, xem ra là khổ hành tăng tới từ Ấn Độ, nhưng không biết tín ngưỡng là Ấn Độ giáo hay Phật giáo.
Có một số khổ hành tăng tự xưng có thể tiến vào Phật quốc, nên có nhiều hành vi mà người thường không thể lý giải được, ví như đâm dao lên người, lấy lửa đốt thân thể, chôn mình vào mộ ước định sau bao nhiêu ngày đào ra, hoặc là giơ tay lên ba mươi năm không bỏ xuống, thôi thì nhiều không xuể.
Hồi sinh với bọn họ mà nói là một trò chơi hay dùng, nghe nói luyện Du Già tới mức cao thâm còn dễ dàng tháo xương khớp, gãy cổ không biết có phải là một trò trong đó không? Nên Thiết Tâm Nguyên muốn phiên tăng này chết thực sự, tranh đấu với ông ta không có chút thú vị nào hết ...
Cách con đường hoàng thành, đối diện với Thiết gia có một hộ gia đình, tên thì mọi người quên rồi, chỉ gọi nam nhân là Đồng Bản, nữ chủ nhân là Đồng Bản tẩu, còn về phần nhi tử bảy tuổi cường tráng như nghé con của họ thì gọi là Đồng Tử.
Họ kinh doanh một xưởng in sách cho nên lần nào Thiết Tâm Nguyên cũng nhìn thấy nhà đó đen xì xì, khi in sách khó tránh khỏi bị dính mực.
Đồng Bản tựa hồ chẳng hứng thú với nhà đối diện, Đồng Bản tẩu cũng chỉ thi thoảng hiếu kỳ nhìn Thiết gia một chút, nhưng nhi tử của họ thì rất thèm thuồng con hồ ly xinh đẹp của Thiết Tâm Nguyên.
Khi Vương Nhu Hoa mới mở quán từng mời nhà Đồng Bàn tới ăn một bữa, làm tròn nghĩa vụ hàng xóm láng giềng. Hôm đó cả ba người nhà Đồng Bản đều tới, xách một hộp bánh, ăn hết một nồi mỳ mới thỏa mãn về nhà.
Hi vọng hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau vẫn chỉ là hi vọng xa vời, tật xấu lớn nhất của Đồng Bản là thích tiền đồng, chỉ cần tiền vào nhà hắn, muốn lấy ra là nằm mơ.
Thiết Tâm Nguyên là người rất cổ quái, món ăn mẹ làm dù khó ăn đến đâu thì y thà nhắm mắt mà nuốt xuống chứ không muốn chia cho người khác chút nào, tất nhiên là trừ tiểu hồ ly.
Sớm phát hiện Đồng Tử nhìn trộm mình ăn bánh đậu xanh, đôi khi thấy mình thản nhiên ném bánh đậu xanh xuống đất, hắn nghiến răng nghiến lợi, nếu không phải quy củ không được tới gần tường thành thì hắn đã xông tới cướp rồi.
Bởi vậy một hôm, Thiết Tâm Nguyên không cẩn thận ném quả hạch đào ra cửa, quả hạch đào lăn ra giữa đường, vốn con đường trống không chẳng có một bòng người thì một tên xuất hiện như gió lốc, nhặt hạch đào lên đắc ý vẫy vẫy với Thiết Tâm Nguyên, sau đó nhét vào mồm, nhai rau ráu, ăn ngon lành.
Thiết Tâm Nguyên nhìn thấy cười khành khạch, hại Vương Nhu Hoa thò đầu ra xem nhi tử đang làm trò gì.
Ăn xong hạch đào, Đồng Tử ngồi trước cửa mắt hau háu nhìn Thiết Tâm Nguyên ăn đủ các loại món ngon, có thứ hắn chưa từng thấy qua.
May là tay Thiết Tâm Nguyên rất nhỏ, cầm không chắc, khó tránh khỏi làm rơi thức ăn, rơi xa thì vào miệng Đồng Tử, nếu rơi gần thì tiểu hồ ly lười nhác bò dậy ăn.
Chỉ chưa tới nửa canh giờ Đồng Tử từ yêu chuyển sang hận tiểu hồ ly rồi, hắn cho rằng, phàm là thức ăn Thiết Tâm Nguyên đánh rơi phải thuộc về hắn mới đúng.