Ngược Về Thời Lê Sơ (Tái Bản)

Chương 13: Chương 13: Áp lực




Khu nhà tứ gian của Bà Lê Thị Hoàn hôm nay trở nên ấm cúng hơn nhiều, gương mặt xinh đẹp của bà cũng tươi cười rạng rỡ nom trẻ hẳn ra. Cũng phải thôi, con trai bà đã ba tháng chưa về nhà rồi. Hôm nay vậy mà hắn mới mờ sáng đã mò về, giờ đang đây hắn vẫn đang ngủ thật say trong phòng. Nguyên Hãn đã quyết định đi trên con đường khó khăn cải mệnh thì hắn phải chịu đựng áp lực cực lớn đó là cái giá tất yếu phải trả.

Mấy tháng qua là những ngày áp lực nhất đối với người thiếu niên trẻ tuổi này. Nguyên Hãn chỉ mới 15 tuổi thôi, ở cái tầm này thì sao thiếu được sôi nổi nhiệt huyết của tuổi trẻ, nhưng hắn lại phải đứng ra gánh vác cho một đạo quân cả ngàn người.Từ ăn ở sinh hoạt đến luyện tập, phát triển đều được nằm trong một tay hắn lo lắng.

Việc luyện tập thì có thể gọi là tiến triển rất tốt, nhưng việc luyện gang thép mới là mối quan tâm và là gánh nặng tâm lý cự đại đối với Nguyên Hãn. Kể cả khi được cộng them tri thức và kinh nghiệm sống của NGuyên Anh thì áp lực vẫn nguyên như vậy. Nói trắng ra Nguyên Anh ở thế giớ hiện đại chỉ chẳng qua tri thức nhiều hơn thôi, còn nói về độ trưởng thành thì cũng chỉ ngang Nguyên Hãn ở thời trung cổ này mà thôi. Thiếu niên thiếu nữ thời cổ trưởng thành rất sớm, là trưởng thành về mặt tâm lý chứ không phải trẻ trâu thế giới hiện đại lôi nhau vào khách sạn giúp nhau trưởng thành về mặt sinh lý. Những thiếu niên thiếu nữ thời trung cổ từ rất sớm đã rèn cho mình tính tự lập, tự chịu trách nhiệm với bản thân. Họ từ mười ba tuổi đã biết lao động kiếm sống, mười lăm mười sáu có thể lập gia đình và nuôi sống gia đình, không hiếm trai tráng mười lăm mười sáu tòng quân đánh giặ giữ nước. Mà độ tuổi này thì thời hiện đại là đang ngồi ghế nhà trường, hết giờ học dắt tay nhau đi... nhà nghỉ. Vậy nên so ra về độ trưởng thành có khi Nguyên Anh đang ăn bám gia đình còn không bằng NGuyên Hãn.

Luyện gang nếu thất bại thì kể như Nguyên Hãn không có bất kì thế mạnh nào để dựa vào khi sinh tồn tại thời trung cổ này. Đơn giản cái Nguyên Hãn dám dựa vào đó là những tiến bộ khoa học đi trước thời đại mà hắn biết. Khổ nỗi hắn chỉ là biết mà thôi, để làm ra được những sản phẩm vượt thời đại thì cần cả một nền thủ công nghiệp phụ trợ kèm theo. Nói trắng ra là nền với trình độ thủ công như hiện tại của thế giới này thì kể cả ng chứa một loạt thiết kế chi tiết về vũ khí, máy móc của thế giới hiện đại thì cũng không thể chế tạo nổi. Huống hồ Nguyên Hãn không hề nắm rõ chi tiết bất kì loại vũ khí nào cả. Những gì hắn biết được chỉ nhà những đề cập thoáng qua trong lịch sử mà thôi.

Nhưng lò cao luyện gang và lò thổi luyện thép thì hắn nắm vững rất nhiều, vì cấu tạo cũng như nguyên lý của hai loại lò này đã được nhắc khá kĩ trong sách giáo khoa. Nhưng nếu nói đến thành công ngoài thực tế hay không thì Nguyên Hãn hoàn toàn không thể biết được. Rất may mắn là mẻ gang đã ra lò thành công tốt đẹp. Có được đièu này nhờ vào ba yếu tố chính, đầu tiên đó là may mắn, thứ hai đó là kiến thức của Nguyên Hãn, cuối cùng là tay nghề các thợ thủ công Đại Việt mà Nguyên Hãn tìm được rất cường.

Tại sao lại nói rằng lò cao luyện gang và lò thổi luyện thép lại là mấu chốt trong quá trình quật khởi của Nguyên Hãn, và tạo thành gánh nặng lớp lao đối với hắn. Đơn giản vì đây là thời kì trung cổ thế kỉ 14, 15. Dù nói ngược nói xuôi gì thì đây vẫn là thời đại của vũ khí lạnh. Đao kiếm, cung tên, thương kích vẫn là vũ khí chính trên chiến trường. Cho dù Nguyên Hãn có là được khẩu súng hỏa mai thì cũng chỉ là phụ trợ trong thời đại này thôi mà không thể trở thành yếu tố quyết định trong chiến tranh thời này được. Những tiểu thuyết xuyên không hơi tí là nhân vật chính có thể chế tạo ra súng trường, đại bác tất cả điều đó đều là sai lầm hoàn toàn. Căn bản ngay cả kĩ sư quân sự mà rơi vào thời này cũng chịu chết mà không thể tạo ra được những vũ khí đó, đừng nói đến mấy tên ma cà bông đọc vài dòng cấu tạo súng ống trên mạng thì làm sao mà tạo ra nổi. Do vậy vũ khí lạnh vẫn là chuẩn tắc chiến tranh trong phương hướng phát triển của Nguyên Hãn.

Mà trang bị cho một đạo quân rất quan trọng trong thời kì này, muốn trang bị kĩ càng cho binh lính thì không thể rời xa sắt thép chất lượng tốt. Thời này binh sĩ phương Đông được trang bị vũ khí khá tốt như phác thủ đao, kiếm ngắn hai lưỡi, khiên gỗ đai gang hoặc đồng. Nhưng có một thứ họ trang bị cực tồi đó là chiến giáp. Binh sĩ của Phương Đông, nói chính xác là Trung Hoa nhà Minh, Đại Ngu nhà Hồ,...đều được trang bị chiến giáp rất thô sơ. Phải nói đến nhà Minh và nhà Hồ vì hai quốc gia này thuộc hàng quốc gia có nền tiểu thủ công nghiệp vào hàng bậc nhất khu vực. Kể cả vậy chiến giáp bằng gang, đồng hay thép non của họ chỉ có thể trang bị cho không đến một phần mười quân đội. Số còn lại chỉ là vải bông có gắn thêm một số lớp da, hoặc sang trọng hơn một chút là giáp da thú. Nhưng điều nghịch lý là lực lượng tham chiến chủ yếu trong chiến tranh lại là những binh sĩ được trang bị chiến giáp vải bông và da thú kia. Còn số quân có trang bị giáp sắt, gang, đồng lại là lực lượng cấm vệ thân quân, coi giữ kinh đô và làm nhiệm vụ diễu binh khoe khoang uy thế quân đội với dân chúng. Phương Đông Thống lĩnh luôn mồm kêu gào binh quý tinh không quý đa, nhưng cách phát triển của họ lại là lấy số lượng bù chất lượng.

Cái mà những tướng lãnh a đông này gọi là đạo quân tinh nhuệ của họ thì đoa chính là các lão binh mặc áo giáp da tay cầm phác đao kia. Đây quả thật là lực lượng binh sĩ khá tốt, nếu họ được trang bị đúng cách và luyện tập cẩn thận quy củ hơn thì họ chính xác sẽ trở thành tinh nhuệ theo đúng với tên gọi của mình. Tướng Lãnh Á Đông cũng thấy ra điều này vậy nhưng số lượng quân đội của họ quá khổng lồ, căn bản là nền tiểu thủ công nghiệp sản lượng thấp căn bản không thể đủ phục vụ cho việc trang bị kiểu đó.

Nhưng với Lò cao luyện gang thành công thì Nguyên Hãn đã đặt một nền móng vững chắc để tạo nên một đội quân sắt thép theo đúng ý nghĩa của nó. Với công nghệ luyện gang thép hàng loạt như thế này thì chỉ cần đủ nhiên liệu thì hắn sẽ dễ dàng trong thời gian ngắn trang bị giáp sắt toàn bộ cho một đạo quân vài vạn người. Nên nhớ đây là vài vạn quân tinh nhuệ thực sự được trang bị đến tận răng. Với đạo quân trong trí tưởng tượng của mình thì Nguyên Hãn không những muốn giải phóng dân tộc mà còn mơ đến một ngày thu hồi vùng đất Lưỡng Quảng của Cha ông.

Cũng chính vì thời gian dài đằng đẵng một mình chịu áp lực khủng bố nên Nguyên Hãn rất căng thẳng, nay bước đầu luyện gang đã thành công vây nên hắn trở về nhà ở trấn Sơn Tây để gặp mẫu thân toan tính về chuyện lương thảo tiền bạc.

Bà Lê thị Hoàn cũng hiểu rõ người con trai của mình, Nguyên Hãn là người cần cù chăm chỉ và rất tự lập. Từ khi hiểu chuyện hắn chưa bao giờ làm bà phật ý. Chuyện dậy muộn tuyệt nhiên không có, vậy ra việc hôm nay hắn ngủ đến mặt trời gần dựng sào chứng minh thời gian quả là rất khổ cực cho người thiếu niên tuấn tú này. Âu ếm vuốt vê khuôn mặt non nớt nhưng cũng đã hằn lên một chút sương gió làm cho làn da vốn trắng trẻo đã hơi ánh lên màu đồng, nước mắt người mẹ hơi nhòa. Bà thương con tuổi còn nhỏ nhưng đã phải vất vả lo lắng chuyện của thiên hạ rồi. Nhưng với tính cách kiên quết của mình Bà Lê Thị Hoàn quyết không để mình tỏ ra yếu đối trước mặt con trai. Gạt đi nước mắt nàng vỗ nhẹ lên vai Nguyên Hãn.

- Hãn con dậy thôi con, mặt trời đã lên cao rồi...

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.