Ngược Về Thời Lê Sơ (Tái Bản)

Chương 57: Chương 57: Bão lớn




Một đường dọc theo bờ biển Hoa Đông mà tiến quân, Hạm đội Trần Gia quân lần lượt viếng thăm các thương cảng Chương Châu và Phúc Châu của Phúc Kiến. Tình thế còn nhẹ nhàng hơn cả lần cướp bóc tại Thẩm Quyến. Có lẽ các vùng này gần với Nam Kinh hơn nên quân sĩ bị điều động đi cần vương hết rồi, vậy nên binh lực vùng Phúc Kiến cực mỏng, dường như không có một sự kháng cự gây chú ý nào cả. Nhưng Nguyên Hãn vẫn quyết định không tấn công quân cảng, đối với hắn lượng thuyền chiến hiện nay là quá đủ cho Trần Gia quân rồi. Nếu có cướp thêm cũng không để làm gì, bởi vì hắn quyết định tự đóng mới chiến Hạm sau này. Những chiến Hạm của quân Đại Minh quá nhiều hạn chế và hắn không hề muốn sử dụng chúng chút nào.

Ngày 13 tháng 6 cuối cùng Hạm đội Trần Gia quân cũng tiến vào vùng biển phía Tây Bắc đảo Đài Loan, đây là vùng biển nối giữa Chiết Giang và Đài Loan. Nguyên Hãn quyết định cho quân phong tỏa vùng biển này nhằm vây bắt Kiến Văn Hoàng đế Đại Minh. Nói là phong tỏa nhưng với 8 thuyền Mông Đồng và 6 thuyền chiến cũng không thể phong tỏa hết một tuyến dài đến 100km như vậy. Lần này tất cả đều dựa vào vận khí mà thôi.

Vùng biển Hoa Đông trở nên vắng vẻ lạ thường, tất cả ánh mắt của người Trung Hoa còn đang tập trung vào cuộc phân tranh trong gia đình nhà họ Chu. Do vậy hết hai ngày trời quần tảo không mệt mỏi xung quanh vùng biển này mà Trần gia thủy quân vẫn chưa thể tìm được bất kì một chiếc thuyền nào.

Ngày 21 tháng 6, trời mưa tầm tã, biển động mạnh. Từng cơn sóng cao hơn hai mét rít gào trong gió rữ. Bầu trời mây đen vần vũ như đang nhe nhanh múa vuốt mag đe dọa những nhân loại nhỏ bé trên mặt biển. Tám chiếc Mông Đồng thuyền bắt buộc phải được kéo lên các thuyền lớn. Mặc dù chúng rất chắc chắn và coa sức chịu đựng gió bão cực lớn xong lại rất dễ bị lạc trong gió bão.

Các cánh buồm trên chiến thuyền được hạ xuống một nửa, họ buộc phải làm như vậy vì gió quá mạnh. Không muốn gãy cột buồm thì bắt buộc phải làm như vậy. Đây là một điểm yếu lộ rõ của thuyền đáy bằng. Mực ngậm nước kém khiến cho thuyền dễ lật khi bị gió to. Tiếp theo đó là khả năng nghiêng theo hướng gió để giảm bớt áp lực cho cột buồm là không có. Thân thuyền lại kém sức đàn hồi nên sức chịu đựng lực vặn xoắn của sóng gió là thấp hơm thuyền Long cốt. To xác lúc này lại trở nên yếu đuối vô cùng. Năm chiếc chiến hạm nhỏ đóng bằng gỗ Giẻ Đỏ còn chắc chắn và yên bình, chiếc Tướng hạm dài 120m đóng bằng gỗ Tùng Sam đang kêu lên kèn kẹt vặn mình chống chọi với từng đợ sóng nhấp nhô.

Cũng may lúc bắt đầu giông bão kéo đến thì hạm đội Trần gia quân cũng đang rất gần đảo Đài Loan, vậy nên các tay chèo đang gắng sức mà tiến lên phía trước. Chỉ cần vượt qua 30km thì họ sẽ tiến nhập vịnh Đài Bắc, khi đó thì dễ thở hơn nhiều. Đứng trong gió mưa ngắm nhìn bầu trời đen kịt Nguyên Hãn đang lắc đầu tán thán. Đứng trước sức mạnh của thiên nhiên thì con người thật yếu đuối, chỉ một cơn bão nhỏ tại vùng Hoa Đông đã khiến hạm đội trật vật như vậy rồi. Nếu như tiến hành đi Châu âu với hạm đội thuyền đáy bằng như thế này thì quá mạo hiểm với tính mạng của bản thân và quân sĩ. Việc Tây tiến thì nhất quyết phải lên kế hoạch kĩ càng hơn, lúc này đây tiền bạc Nguyên Hãn cũng không quá thiếu thốn rồi. Tài sản qua mấy lần cướp bóc vừa qua hắn chưa tính cụ thể. Nhưng dùng để phát triển một đạo quân số lượng một vạn thì dư sức. Nhưng chừng đó còn xa mới có thể đương đầu cùng giặc Minh sau 4 năm nữa. Ngoài ra tây tiến còn có nhiều ý nghĩa khác, mà quan trọng nhất là tiếp thu cái tốt của Phương Tây nhằm phát triển Đại Việt hung mạnh hơn. Không chỉ đánh đuổi Giặc Minh mà còn phải vẽ thêm cái đuôi rồng cho bản đồ Việt nam, nếu có thể thì đòi lại Lưỡng Quảng về cho đất nước. Với những lú do như vậy thì việc mạo hiểm đi Châu Âu vẫn là cần thiết.

Đang lúc thất thần đứng trong mưa gió suy nghĩ về chuyến viễn du Châu Âu thì Nguyên Hãn bị đánh thức bởi một tên thân binh đang gào thét át tiếng gió mưa:

- Bẩm Chủ quân, phát hiện ra hai tàu hải thương đang tiến về phía chúng ta hướng 9 giờ..

- Ra lệnh chậm tốc độ lại, rất có thể đây là thuyền chúng ta đang săn đuổi....

Có lẽ cơn bão bất chợt cũng là may mắn, bởi nếu không có bão thì chiếc hải thương thuyền này chưa chắc đã đi vào Vịnh Đài Bắc tránh bão. Vì cả vùng biển rộng nư vậy Vua Kiến Văn có thề vòng vèo từ bất kì huóng nào đi tới Đài Loan, không nhất thiết là đi đường thẳng tắp mà Nguyên Hãn đang phong tỏa. Trong mưa gió 6 chiếc chiến thuyền áo sát 2 thương thuyền lạ mặt. Ngay khi thấy những nhân viên trên thương thuyền thì Nguyên Hãn trong lòng đã đại định. Đây chính là conm mồi mà bấy lâu nay hắn tìm kiếm rồi. Bởi vì trên các thương thuyền ấy mặc dù mặc quần áo bình dân kiểu thương nhân và gia đinh nhưng vũ khí trong tay đã bán đứng họ. Đây là vũ khí mà chỉ có quân đội chuyên nghiệp mới có được bao gồm nỏ cứng, cung cứng và trảm mã đao. Những vũ khí này cấm tiệt ở dân gian nên lực lượng gia đinh của các thương nhân chỉ có thể trang bị thương, đao ngắn, kiếm hai lưỡi ngắn và cung mềm mà thôi.

Trong mưa gió không tiện cho tấn công và quá áp sát bởi vì chỉ cần một bất cẩn thì Chiến Thuyền có thể đụng vỡ thương thuyền mỏng manh kia. Nếu chuyện đó sảy ra thì bao nhiêu công sức đổ xuống song xuống biển hết. Vậy nên tình thế bây giờ là sáu chiến hạm của Trần Gia quân bủa vây lấy hai thương thuyền này không cho họ chuyển hướng cùng dòng nhau về hướng Vịnh Đài Bắc.

Qua một đêm tối chật vật mưa gió tầm tã thì sáng ngày 22 thời tiết trở nên tốt lên rất nhiều. Tuy bần trời vẫn còn xám xịt thế nhưng cũng coi như đã tốt hơn nhiều. Mưa vẫn rơi nhưng chỉ là lất phất từng cơn mưa bé mà thôi. Trên sàng bong thuyền của tướng Hạm Trần Gia quân giờ này là gần 200 tên người Hán đang bị trói gô vứt lăn lóc trong mưa. Đây là đội cận vệ quân cẩ Huệ Minh Đế Chu Kiến Văn, doàn người của họ đã rơi vào tay kẻ địch chưa rõ xuất xứ. Lúc đầu tiên khi tiến hành công kích thì quân Cận Vệ tién hành chống cự quyết liệt. Xong cách biệt quân số cũng như trang bị làm họ không thể tạo nên một chút bất ngờ nào. Mấy trăm binh sĩ Trần gia đứng trên sàn thuyền cao hơn, vững chắc hơn mà xạ tiễn thế nên căn bản quân cận vệ không thể đả thương một kẻ địch nào, trong khi đó đồng đội của họ từng người ngã xuống trong vũng máu.

Thái trường tự khanh Mã Toàn thấy được đây không phải là quân của Chu Đệ, mà họ không có ý giết hại toàn bộ mọi người trên thuyền. Nếu không chỉ cần tiến lên húc nát thương thuyền là đủ, cần gi mệt mỏi tấn công như vậy. Thế nên hắn hạ lệnh đầu hàng vô điều kiện kẻ địch không rõ nguồn gốc trên các chiến thuyền đang bao vây kia.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.