Đêm tối ngày 25 tháng chạp năm 1402. Năm vạn quân Đại Ngu lặng lẽ rồ thành Cổ Lũy, Người không nói chuyện, ngựa buộc mõm chân bọc vải đi ra từ cửa Bắc của ngôi thành trì này. Sau đó đạo quân này biến mất trong đêm tối không để lại dâu tích. Một số thám tử người Chiêm được bố trí trong dân thường cũng có để ý đến nhóm quân này, nhưng theo hướng đi của họ thì chắc được lệnh trở về Hóa Châu. Giờ đây là gàn tết của người Việt rồi nên có lẽ đàm binh linh này được điều lệnh cho về quê ăn tết mà thôi. Do đó nhóm thám tử này cũng không nghĩ nhiều mà tập trung hết sự chú ý vào gàn mười vạn quân đang đóng quân ngoài thành Cổ Lũy, tư thế lúc nào cũng như dương cung bạt kiếm chuẩn bị hành quân tấn công Đồ Bàn một lẫn nữa. Nhưng các thám tử này biết thừa rằng điều này rất khó sảy ra vì người Đại Việt rất quan trọng tết của họ, sẽ không có việc động binh trong mấy ngày tết này.
Trong khi đó nhánh quân 5 vạn người này nhiễu một vòng lớn lên phía Tây sau đó dọc theo thông đạo nhỏ Hóa Chiêm mà xuôi về phía Nam. Lại một lần nữa bước chân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn lại được tái hiện trước 350 năm tại nơi này. Những quân nhân thuộc dòng chính của Hồ gia đã bộc lộ hết sự tinh anh của mình mà yên lặng di chuyển. Ngày nghỉ đêm đi, hơn năm vạn quân vậy mà thần tốc áp sát thành Trà Toàn. Đây là một thành trì không quá to lớn của Chiêm Thành Quốc nhưng nó lại có vị trí chiến lược cực kì lợi hại. Trong trận chiến vây công thành Đồ Bàn thì nó chính là một cái gai đâm thẳng vào sương quân đội Đại Ngu, làm cho Hồ Nguyên Trừng không thể toàn lực mà tấn công Đồ Bàn.
Đêm ngày 30 tháng chạp năm 1402, ngày cuối cùng của năm này theo lịch của Người Đại Việt và người Hoa Hạ. Nhưng Chăm Pa cũng ăn mừng ngày này vì đơn giản người hoa sống ở vùng đất này cũng khá đông và họ đã thành lập một cộng đồng khá phồng thịnh ở đây. Chính sự ăn mừng tết cổ truyền của nhóm cộng đồng người Hoa này cũng làm cho những người Chăm bị cuốn vào đôi chút.
Lính tráng của quân Chiêm Thành trú đóng tại thành Trà Toàn không hề có một chút nào đề phòng, vi họ biết hôm nay là ngày tết mà người Đại Việt coi trọng nhất. Do đó có lẽ giờ đây lính Đại Ngu đang cơm no rượu say hát hò ở thành Cổ Lũy cách xa 200 km rồi. Vậy nên nơi này chỉ lèo tèo vài tên lính gác đang ngáp ngắn ngáp dài hay chui vào góc nào đó mà gật gù thôi.
Những trạm gác ngầm xung quanh thành Trà Toàn lại càng thêm lỏng lẻo, những tên lĩnh gác ngầm thường là nắm bất động ở những chỗ kín đáo để canh gác. Vậy nhưng chúng bất động đến độ ngủ cả rồi. Phải nói rằng tinh thần cảnh giác của những tên này cực thấp. Vì theo thông tin thì 15 vạn đại quân của Đại Ngu quốc đã thuyên giảm còn 10 vạn, mà mười vạn này đang ăn tết vui vẻ tại Thành Cổ Lũy. Vì vậy chúng chỉ gác cho ra dáng mà thôi chứ quả thật chúng chả biết là minh canh gác ai và canh gác cái gì. Tưng trạm canh ngầm bị hủy diệt trong chớp mắt. Lực lượng tinh nhuệ của Đại Ngu là cởi trần mặc khố người trát kín bùn đất mà bò sát những đám cỏ cao lùng xục kiếm tìm trạm gác ngầm. Rồi từng trạm gác một bị phát hiện, từng binh lính Chiêm Thành bị tiếp cận và cắt cổ. Những kẻ không ngủ say thì cũng đang gật gù cả rồi. Sau 4 tháng đại chiến tinh thần quá căng thẳng vậy nên có mấy ngày xả hơi như vậy bọn lính tình thần sẽ trùng xuống rất nhiều, buồn ngủ thư giãn chỉ là chuyện bình thường mà thôi.
Tường thành cao trên 10m nhưng lại khéo dài mỗ cạnh đến 1km thì sẽ có rất nhiều góc khuất và điểm mù. Như bình thường trong cuộc chiến vừa qua thì qua thì quân Đại ngu không thể nào vượt lên được mà tiến hành đột nhập. Bởi vì các toán binh lính của người Chiêm liên tục đi lại canh gác trên tường thành. Chưa trèo lên được nao nhiêu người sẽ bị phát hiện ra rồi bá động sẽ được gõ vang. Xong lần này thì khác hẳn, mãi cho đến khi 300 tinh nhuệ của quân Đại Ngu vượt lên tường thành thì mới bị quân đội người Chăm Trong thành phát hiện. Xong 300 người thủ một đoạn tường thành đó là một con số quá nhiều. Từ đây các chiến sĩ người Việt lổm ngổm bó lên từ những chiếc thang. Họ không hề sợ bị công kích vì các đồng đội đã chiếm lĩnh đoạn thành phía trên. 20 lính tinh nhuệ nhất phát động tấn công như chớp về lâu Thành nơi chứa cơ quan điều khiển đóng mở cửa thành cộng với cầu treo bắc qua song hộ thành. Chỉ chưa đầy 5 phút thì 30 binh sĩ người Chiêm thủ ở nơi này đã bị giết hại.
Quân lính Đại ngu từ trên tường thành ùa xuống dưới đến hơn 1 ngàn người chặn đứng phía trong cửa thành. Họ có nhiệm vụ đánh quân cứu viện mà người Chăm từ đại doanh trong thành cử đến. Số còn lại cố gắng mở cánh cổng nặng trịch cộng với hạ cầu treo.
Không có gì bất ngờ cả khi quân Chiêm đang thư giãn nghỉ ngơi trong đại doanh. Khi họ nhận được tin báo động và chỉnh quân đến cứ viện thành Đông thì cả cửa thành đã mở toang hoác, từ bên ngoài quân Đại Ngu tràn vào đông như khiến. Trong đêm tối chì thấy ánh đuốc lấp lóe, tiếng kêu kiết vang vọng khắp nơi, tiếng giáp sắt va nhau kèn kẹt khi các giáp sĩ di chuyển. Tinh thần quân Chiêm đã xuống thấp đến cực điểm. Thứ nhất họ bị đánh bất ngờ, thứ hai nếu bàn về cận chiến thì người Chăm vẫn phải gọi những chiến binh người việt là bậc đại ca.
Không có gì ngạc nhiên khi hai cánh quân lao vào nhau thì quân Chăm vừa chạm đã vỡ mà chạy tứ tán. Trong cái hoàn cảnh này thì mạng người trở nên rẻ dúm hơn bao giờ hết. Bốn vạn quân Chiêm ở tòa thành này vậy mà bị đánh tan chỉ sau 1 tiếng chiến đấu. Rõ rang là quân số gần như ngang ngửa nhưng quân Đại ngu chiếm thế chủ động và cũng phải nói người việt chiến đấu công phu vẫn tốt hơn người Chăm. Vì quân Đại Ngu tiến vào theo cửa Đông nên hướng chạy trống của quân chiêm là hướng cửa Tây. Đây chính là một trong những điểm cao tay của Hồ Nguyên Trừng lúc này. Hắn quyết định không tốn hao sinh lực vào tòa thành này mà chỉ muốn dùng tiêu hao nhỏ nhất để chiếm lấy nó.
Bốn vạn quân Chiêm ra được khỏi thành chỉ có 3 vạn, một vạn người đã chết trong chiến trận, thương vong của quân Đại ngu chỉ tầm 500 người mà thôi. Đây là cái giá phải trả cho việc quay lưng lại mà chạy trối chết. Nếu là binh lính kiểu như người Mân Việt thì còn khua mới có chuyện này sảy ra.
Cắt cử đúng 5 ngàn lính coi dữ cả tòa thành to lớn này Hồ Nguyên Trừng ngựa không dừng vó mà thúc dục 1000 binh thay đồ người chiêm dắt theo mấy tên sĩ quan người Chiêm bị bắt trong loạn quân mà tiến bước. Quân Đại Ngu không hề hưởng một chút thành quả nào của chiến thắng lần này. Họ chỉ có thời gian ăn cơm và nghỉ ngơi 2 canh giờ mà thôi.
Tờ mờ sáng ngày 1 tết năm 1403 thì quân đôi do Hồ Nguyên Trừng thống lĩnh tiến về phía đông hướng tới thành Đồ Bàn. Đi trước dẫn đường là nhóm quân 1000 người mang trang phục Lính chiêm cả người máu me be bét người bẩn mặt bụi chạy như điên. Phía sáu họ là đại quân Hồ Nguyên Trừng các chừng 1km. Cái giải tượng này nếu nhìn thì thám tử sẽ nghĩ đến nhóm quân trước mặt là phe mình đang bị truy sát. Chỉ cần qua các trạm gác thì họ sẽ tiến ra hỏi thăm tình hình đồng đội để còn nhanh chóng phi khoái mã về Đồ Bàn báo cáo. Nhưng chỉ cần họ xuất hiện thì đồng nghĩa trạm gác bị bại lộ, và cũng đồng nghĩa với việc bị một ngàn tàn binh “đồng đội” tàn sát. Cứ như vậy mà đọa đường 30 km đã được đi thong mà không hề có một báo hiệu nào được đưa về Đồ Bàn thành.