Nhưng Nguyên Hãn cũng không thể bê y nguyên hệ thống cũ mà áp dụng cho hắn được, nếu như vậy thì ưu thế của người xuyên việt để đâu. Vậy là một bức tranh toàn cảnh sơ đồ kiểu nhánh cây được hắn vẽ ra bằng tiếng Quốc ngữ Việt Nam hiện đại. Trong đó bao gồm cả cơ cấu hành chính quân sự khổng lồ, các chú thích kĩ càng. Rồi cả một hệ thống phẩm tước kể từ binh sĩ thấp nhất đến cấp bậc quan viên cao cấp nhất trong triều đình.
Hệ thống ngũ phẩm cấp bậc quan thì hắn giữ nguyên không đổi nhưng lại có bổ xung vào hệ thống sao để chia nhỏ hoàn toàn từng cấp bậc trong đó ra để thực sự tạo ra 27 cấp khác nhau. Vô hình chung chức quan cửu phẩm giá trị bị hạ thấp đến tận cùng và tiếp cận rất gần cấp bậc của lính trơn hoặc dân thường. Nguyên Hãn cố gắng làm xóa mờ khoảng cách này tạo điều kiện phấn đấu cho tất cả mọi người. Kể từ hàm quan lục phẩm trở lên thì mới biến thân trở nên quan trọng trong triều đình mà thôi.
Có thể hình dung như sau nếu trước đầy hệ thống quan nhất phẩm sẽ là:
Quan văn: Tể tướng, Tư đồ; Thái sư, Thái phó, Thái bảo, Đại học sĩ cần chánh điện, Thái tử thái sư (phó).
Quan võ: Thái úy, Tư mã, đô thống, đô đốc, Thượng tướng quân.
Thì giờ đây Nguyên Hãn hắn phân rất dõ ra như sau:
Nhất phẩm Tam tinh (3 sao): Tể tướng, Thái Úy... Nhất phẩm nhị tinh: Tư đồ; Thái sư, Thái phó, Tư mã, đô thống, đô đốc.... Nhất phẩm nhất tinh: Đại học sĩ cần chánh điện, Thái tử thái sư, Thượng tướng quân.
Từ đó cấp bậc sẽ phân chia rõ ràng mà không bị chồng chéo nhau hay lại có kiểu không phân ai cao ai thấp thàng nào cũng là nhất phẩm cả. Nhưng cái này cũng không gọi là quá cải cách vì nó chỉ là bình mới rượu cũ mà thôi. Xong sự thay đổi này lại khá quan trọng đối với hệ thống quân đội của Nguyên Hãn. Hắn muốn xây dựng quân đội theo cách phân chia 12 cấp sĩ quan của hiện đại từ Tướng, Tá, Úy, Sĩ. Nếu dựa theo cửu cấp quan viên thì không được vậy nên hắn phải chia nhỏ ra như vậy. Giờ đây hệ thống quân đội của hắn sẽ là Tướng, Sứ, Úy, Sĩ.... Mà ba cấp hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ sẽ trùng với cửu phẩm võ quan nhất tinh, nhị tinh và tam tinh. Từ đó hạ sĩ quan đã tiếp cận cực gần với binh sĩ bình thường rồi.
Nhưng đấy chỉ là tước vị mà không phải thực quyền, tước vị là hơn nhau ở chỗ vinh dự cùng hệ thống đãi ngộ lương bổng mà thôi. Còn thực quyền thì lại phân chia theo đơn vị quân đội mà người đó quản hạt.
Riêng cái phần phân chia đơn vị quân đội thì hắn phải học nguyên từ thế giới hiện đại, vì chúng quá hợp lý và khoa học mà cũng rất dễ để thực hiện không sợ nhầm lẫn thế nên hắn phân ra rất rõ ràng.
Tổ đội từ 2-4 người, tiểu đội từ 8 -12 người, Phân đội từ 16- 20 người sẽ do tam tinh lính trơn chỉ huy.
Trung đội 25-40, Đại đội 50-200 sẽ do cửu phẩm võ quan nhất nhị tam tinh tương đương sĩ quan chỉ huy.
Tiểu đoàn 220- 1000, Trung đoàn từ một ngàn đến 3000 người thì sẽ phải là cấp bậc bát phẩm, thất phẩm võ quan cấp Úy chỉ huy.
Lữ đoàn 3000-4000 người sẽ do ngũ phẩm lục phẩm quan viên tương đương cấp sứ chỉ huy.
Sư đoàn: một vạn đến một vạn rưỡi sẽ là cấp quan tứ phẩm Tướng quân nhất tinh chỉ huy.
Quân đoàn: từ hai vạn đến năm vạn là tướng quân nhị tinh
Đại quân đoàn từ năm vạn đến hai mươi vạn phải là Đại tướng quân tam tinh quan nhất phẩm mới có thể chỉ huy được.
Còn về thống Soái toàn quân chỉ có thể là Nguyên Hãn mà thôi, cũng có thể hắn sẽ ủy nhiệm cho ai đó làm thống soái nếu không thể tự thân ra chiến trường.
Theo như hệ thống phân cấp trên thì Nguyên Hãn nghĩ đến chuyện đeo huy trương cho tất cả các quan viên cũng như quân lính, từ đó ai cũng biết cấp bậc của người khác mà tiện bề hành động. Huy chương gồm 4 loại vàng bạc đồng và sắt. Ví như binh sĩ trơn chưa có chức tước gì cũng co thể phấn đấu vì họ có chiếc huy chương bằng sắt trên đó có khắc sao, số lượng sao thể hiện cấp bậc của họ. Nếu đạt đến ba sao thì đã rất gần để thăng lên làm sĩ quan rồi. Còn về huy chương bằng đồng là dành cho quan viên thất phẩm đến cửu phẩm, ví như quan viên cửu phẩm chỉ có một vạch đồng và số lượng sao, bát phẩm thì có hai vạch đồng từ đó mà suy ra các loại huy chương bắng vàng và bạc. Tối cao nhất đó là huy chương bằng Vàng có ba vạch và ba sao. Để phân biệt giữa dân chính và quân sự thì huy chương của bên quân đội sẽ có them hai thanh kiếm đan nhau biểu tượng. Còn bên dân sự thì có them vong nguyệt quế. Nguyên Hãn phải thức rất lâu để thiết kế lên tất cả thứ này.
( Lời tác giả: viết cái này người đọc nhàm chán mà tác giả hại não, ong ong cả đầu nhưng không có em Tú Xuân nào phục dịch, chỉ có con mụ la sát người Tàu đứng bên cạnh lải nhải cấm cho viết truyện nói xấu người Tàu, nản ghê đau đầu quá quá quá. Nhưng không viết đoạn này thì về sau rất khó để phát triển chuyện. Độc giả đọc thấy nhàm thì bỏ qua nhá.... phần tiếp theo sẽ vào chi tiết hay ho.)
Qua vài ngày ngụ tại Lê gia biệt viện thì Tú Xuân cũng hết bị “ trúng gió” mà đi lại bình thường. Điểm lạ là có một loạt các cô nương quân hộ cũng “ trúng gió” mà không tiện đi lại như vậy. Chúng nữ nhìn nhau tự hiểu xấu hổ mà đỏ mặt bừng bừng. Còn mấy thằng thân quân thần kinh thô thì đâu biết gì, ai đấy đều vênh vênh tự đắc nghĩ rằng chỉ ta mới trúng số độc đắc mà thôi. Chỉ có một kẻ lão luyện là Nguyên Hãn đã đoán được hết mọi chuyện sảy ra. Thôi thì hắn mặc kệ cùng lắm là làm đám cưới luôn một thể, càng vui. Cái thời đại không bảo hộ này rất dễ để lại hậu quả, không làm đám cưới gấp nhỡ may to ra đấy thì các cô này chết với miệng lưỡi thế gian. Chỉ có nước đi nhảy song tự tử cả đám.
Tú Xuân sau một đêm say rượu mà điên cuồng cùng Nguyên Hãn thì là chuỗi ngày buồn rầu bất tật. Nàng đúng là lấy nước mắt rửa mặt cả ngày. Nàng quá hối hận, không phải hối hận vì cho đi cái quý giá nhất của người con gái cho vi hôn phu của mình. Nàng hối hận vì khi làm chuyện đó dễ bị Nguyên Hãn hiểu nhầm là mình dễ dãi. Mà người con gái sợ nhấy là nam nhân của mình nghĩ về mình như vậy ( Các bạn gái chớ dại mà dễ dàng nhá, đang ông nó ăn thì ăn đấy nhưng nó nghĩ gì bố ai biết, đương cử như ta đây... ta đang nghĩ con gấu người tàu của ta quá dễ dãi tính bỏ nó đi kiếm một cô ban gái người việt, xong sự đời con mẹ nó là mấy cô người việt giờ còn dễ hơn... chán nản ta xài đồ cũ vậy. Có lẽ số ta đen đủi chưa gặp được người con gái Vn đúng chất, theo ta nghĩ con gái vẫn là No1).
Nguyên Hãn thấy vậy lúc đầu cũng nghĩ đơn thuần là nàng hối hận vi đã làm chuyện đó với mình. Vậy nên hắn cũng bực minh lắm “ cho ta thì sao nào, chuyện đó đằng nào chả xảy ra, chả nhẽ ta không đáng sao” chủ nghĩa nam nhân của hắn tự nhiên dâng lên chót vót. Thế là hắn đóng cửa bế quan tu luyện công trình viết lách của mình.