Bên Sông Hồng một làng chài lưới bình dị, tết nhất không có đò ngang sông, hoặc giả cũng có nhưng thật hiếm hoi và ít ỏi. Từ xa một chiếc xe ngựa bình thường không quá bắt mắt từ từ tiến đến bên bờ đê rồi dừng lại… tên phu xe tuổi trẻ lầm 17, 18 nhưng thân thể lực lưỡng, thân thủ nhanh nhẹn bật phắt xuống đất tay cầm theo một cái bục gỗ mà kê xuống bên cửa xe ngựa:
- Kính mời hai vị đại nhân xuống xe ạ, vương gia đang chờ trên thuyền…
Trong xe thốt lên tiếng kinh ngạc của người trẻ tuổi:
- Vương gia?…. là vương gia nào… ai là vương gia?
Tên mã phu không nhanh không chậm cúi đầu mà đạo…
- Bẩm nhị vị đại nhân, là Việt Thủy Vương Trần Nguyên Hãn Vương gia ạ.
Trong xe lại có tiếng kinh hô: “ Cái gì… Trần… Hãn.. Vương gia…” Nhưng sau đó lại có tiếng nói của một người đan ông trung niên cắt ngang. “ Xuống xe trước đã, đi gặp vị đó“.
Hai nhân vật trong xe ngựa lần lượt bước xuống bực gỗ mà tiếp đất. Đúng lúc này một đám thanh niên lực lưỡng vác theo hai cái kiệu đơn sơ mà chạy đến.
- Bẩm nhị vị đại nhân, đường xuống bến bùn đất bẩn, kính mong nhị vị lên kiệu ngồi.
Đúng là để có buổi gặp mạt này Nguyên Hãn đã chuẩn bị thật nhiều, chuyện kiệu xe chỉ là bình thường mà thôi. Chuyện quan trọng nhất là những tư liệu để tranh luận, biện luận cùng hai vị nho gia này. Chỉ có thể nói cho họ thông, cho họ phục thì may ra mới có thể thuyết phục được hai người này. Nếu không được thì chỉ có thể bắt cóc hai người này mà thôi, nhưng đó là biện pháp khi không còn sự lựa chọn nào khác.
- Cháu xin có lễ cùng dượng ( chồng của cô ruột), chào biểu đệ ( em họ). Vì tình hình nhạy cảm xin dượng thứ lỗi cho cháu vô phép không thể nghênh đón từ xa.
Từ trong chiếc thuyền đò Nguyên Hãn bước ra mũi thuyền mà làm một lễ đầy tiêu chuẩn và phong phạm. Nguyễn Phi Khanh khoát tay làm động tác như thôi không phải lễ. Còn Nguyễn Trãi thì vội vàng vòng tay hơi cúi người mà đáp lễ.
- Ức Trai xin ra mắt biểu huynh.
Lần đầu tiên gặp mặt hai cha con họ Nguyễn ấn tượng đầu tiên trong Nguyên Hãn là “ soái ca“. Đẹp trai đều cả bố cả con, mặc dù không cao to như Nguyên Hãn, nhưng Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn trãi có cái vẻ điềm đạm nho nhã của học thức mà khiến người đối diện kính trọng. Nhưng ở họ không có cái vẻ vì cậy học thức mà lên mặt cùng người, cảm giác của hai cha con này mang lại là ấm áp như gió xuân, hết sức tôn trọng người đối diện. Có câu nói “ muốn người tôn trọng mình thì hãy học cách tôn trọng người trước tiên” câu nói này đúng là ngàn năm không hề sai. Nguyên Hãn cungx phải tấm tắc mà khen trong bụng, nhìn Nguyễn Phi Khanh như vậy thảo nào có thể là một anh học trò nghèo cũng có thể cướp đi trái tim thiếu nữ tông thất cao cao tại thượng như cô hắn ( bà Trần Thị Thái). Để rồi đến mức ăn cơm trước kẻng mà có Nguyễn Trãi trong bụng trước khi làm lễ thành hôn (:D).
Trong khoang thuyền đã được dọn dẹp sạch sẽ và lau chùi cẩn thận, một bàn trà mộc mạc cùng với vài chiếc bánh ngọt điểm tâm đang bày nơi đó. Tuy chỉ là một cái thuyền đò bình dị dân dã nhưng sau khi mua lại thì Nguyên Hãn không hề hàm hồ mà để lộn xộn như trước đây, hắn cũng không dại mà sơn son thiếp vàng lên đó. Chỉ la những thay đổi nhỏ nhặt nhưng khoang thuyền trở nên thanh tao rất nhiều. Đây cũng là một trong những chuẩn bị của Nguyên Hãn. Hắn biết những bậc nho gia quân tử thời xưa thật rất khó tính với ngoại cảnh, kiểu như “ cảnh không hay, thì ý không đẹp“. Không gian không tốt thì cũng khó nói chuyện.
- Cháu là Nguyên Hãn… chị dâu dạo này vẫn khỏe chứ?
Nguyễn Phi Khanh điềm đạm lên tiếng, trong khi Nguyễn Trãi vẫn đang có hơi lung túng không biết đứng hầu phụ thân hay cùng ngồi xuống bên bàn trà. Nếu nói về khí chất thì Nguyễn Trãi giờ đây còn kém cả Nguyên Hãn chứ đừng nói là so cùng Nguyễn Phi Khanh. Cũng phải thôi Nguyễn Trãi mặc dù được sử sách nhận định là: “Ông Nguyễn Trãi tuổi trẻ đã văn chương nổi tiếng. Kinh sử, bách gia, binh thư thao lược, đều am hiểu cả“. Nhưng lúc này đây Nguyễn Trãi mới 23 tuổi, vừa nhập sĩ không lâu cách đây vài tháng mà thôi. Không thể so sánh Nguyễn Trãi 10 năm lưu lạc Đông Quan trong lịch sử được, bất kì ai 10 năm mài rũa trong giam lỏng của quân giặc, ngày ngày nung nấu ý trí trả nợ nước trả thù nhà mà mài rũa bản thân thì họ sẽ có những sự tiến bộ vượt trội.
- Con cũng ngồi xuống đi - Ông Phi Khanh từ ái mà cười nói cùng Nguyễn Trãi.
- Dạ thưa Dượng, mẫu thân con vẫn mạnh giỏi, không biết cô con ( bà Trần Thị Thái) gần đây tốt cả chứ a.
- Cô con cũng không mạnh lắm, đa phần vì cha con bị giết hại, cả nhà mấy chú bác của con người thì bị giết người thì lưu lạc thử hỏi làm sao cô con tốt cho được. Gần đây sức khỏe của cô con còn tệ hơn nữa … nguyên nhân thì…. ôiiiiii.
Lần đầu tiên Nguyên Hãn thấy được vị trung niên nhân điềm đạm như nước này lộ ra cảm xúc khác trên mặt. Là bối rối, xen lẫn chút xấu hổ, ngoài ra còn có một chút chán nản như người khác không hiểu trí lớn của mình…
- Là mẫu thân giận biểu đệ và cha … nhập sĩ làm quan cho triều đình đại Ngu….
Nguyễn Trãi hơi hấp tấp mà thêm vào nhưng bị Phi Khanh liếc mắt một cái mà im bặt không dám mở lời thêm.
Nguyên Hãn cũng thở dài đánh xượt một cái mà rơi vào trầm tư. Quả thật đặt vào địa vị người cô Tên Trần Thị Thái mà Nguyên Hãn chưa gặp lần nào này thì cũng quá khó cho nàng. Hồ Quý Ly mưu hại Trần gia tông thất, anh trai, em trai và thân thích trong nhà kẻ chết người ly tán. Thoáng chốc nàng chỉ cong lại bơ vơ, một dại tiểu tư danh gia vọng tộc thoáng cái chỉ còn lại bơ vơ như vậy thử hỏi sao nàng không chạnh lòng. Thư hỏi nàng có hận hay không, dĩ nhiên là hận rồi. Một giọt máu đào, một đám tình thân cứ như vậy mà bị người tán sát. Nhưng lúc này đây Con nàng và trượng phu làng lại ra công góp sức cho kẻ sát hại gia đình nàng thì thử hỏi Trần Thị Thái không ốm mà nằm đấy sao cho đặng. Nhưng nhìn vẻ bất đắc dĩ của Nguyễn Phi Khanh thì hắn lại hiểu được phần nào. Sẽ có hai nguyên nhân song song khiến người đàn ông này nhập sĩ. Một đó là bảo toàn gia đình, nói gì thì nói khi đã cưới Trần Thị Thái thì Nguyễn Phi Khanh đã lấn rất sâu vào Tông Thất nhà Trần. Nếu hắn từ chối ra làm quan thì khác gì nói với Hồ Quý Ly rằng: “ tôi đang phản đối ông đấy“. Vậy thì cả cái gia đình bé nhỏ của Phi Khanh sẽ một đêm tan biến. Điểm thứ hai là những người đầy học vấn như Phi Khanh luôn có tư tưởng “ kinh bang tế thế”, muốn dùng học vấn của mình để giúp cho nước giúp cho dân. Chính hai điều này làm cho cả hai cha con cùng nhau nhập Sĩ.
Vẻ buồn đượm đượm trên khuôn mặt soái ca cảu người đàn ông trung niên này có lẽ là do người vọ xe tơ kết tóc không hiểu cho nỗi khổ bản thân hắn. Mà cũng có lẽ là nàng hiểu nhưng không thể thông qua nỗi thù nhà lớn lao như vậy… Con người sinh ra vời thời phong kiến này thật quá nhiều rang buộc và đau khổ.