Ngược Về Thời Lê Sơ (Tái Bản)

Chương 6: Chương 6: Hai cái lò




Nguyên Hãn dự định đánh chủ ý đó chính là chế tạo súng. Nguyên Anh là một tên bác sĩ Đông Tây Y kết hợp điều đó chính xác. Nhưng bên cạnh đó gã này còn là một tay sừng sỏ về lịch sử nên hắn nắm được một ưu thế khôg thể bỏ qua, đó là cái gì cũng am hiểu một ít. Nói trắng ra là lý thuyết hắn thuộc hàng khủng chỉ tay năm ngón cực siêu nhưng để thực hiện chi tiết công việc thì bó tay chịu trói.

Bảo cái phần Nguyên Anh trong linh hồn cơ thể Nguyên Hãn mô tả về lịch sử của ngành công nghệ luyện kim hắn nói vanh vách năm nào xuất hiện công nghệ gì, và cũng có thể mô tả sơ qua về công nghệ đó, nhưng nếu bảo hắn mô tả chi tiết về công nghệ thì hắn sẽ quỳ xuống xin than gay lập tức. Cũng như súng vậy hắn nắm rõ lịnh sử của súng như trong lòng bàn tay.

Lịch sử của súng đạn bắt đầu từ Trung Quốc. Vào thế kỷ thứ 9, họ sáng chế ra loại thuốc súng đầu tiên và gọi nó là Thuốc lửa. Ban đầu nó được sử dụng để chữa nhiễm trùng da với thành phần chính là natri nitrat, than chì, sulfur. Chẳng bao lâu sau, quân đội phát hiện ra sức mạnh thật sự của và sử dụng nó để chế tạo bom, mìn và một vài vũ khí khác cũng như việc sử dụng nó để chế tạo pháo hoa.

Thông qua Con đường tơ lụa huyền thoại, thuốc súng được vận chuyển đến châu Âu vào khoảng thế kỷ 13.Cho đến năm 1320, ở Italy xuất hiện những khẩu đại bác đời đầu tiên, được chế tạo cho các cuộc chiến ở châu Âu. Sau đó, loại súng đạn được phát triển, cải tiến ở châu Âu. Đến thế kỷ 16, vũ khí này ở châu Âu phát triển cực thịnh, bỏ xa những “anh em” được sản xuất tại phương Đông.

Trước đó, vào thế kỷ 15, người ta tạo hệ thống kích nổ cho các loại súng gọi là chốt, mở đầu cho sự phát triển của các loại súng cầm tay. Loại súng đầu tiên là súng hỏa mai của Pháp – một loại súng nòng ngắn đủ nhỏ để có thể được sử dụng bởi một người.

Nó được chế tạo với một ngòi đốt bằng dây cháy chậm, khi dây cháy đến phần thuốc nổ được nhồi trong súng, nó sẽ nổ, đẩy ra một quả cầu kim loại nhỏ về phía kẻ thù. Loại vũ khí này còn rất thô sơ, chỉ bắn được 2 phút một lần nên trong thời kỳ này, cung thủ vẫn có số lượng vượt xa so với xạ thủ.

Tuy nhiên, súng vẫn dần thay thế các loại vũ khí cổ khác; không chỉ vì sức sát thương lớn hơn mà vì chúng rất dễ sử dụng. Một cung thủ hoặc một kiếm thủ phải mất nhiều năm để luyện tập kỹ thuật nhưng một xạ thủ chỉ mất vài tháng, thậm chí vài tuần để thành thạo kỹ năng sử dụng súng.

Còn về lịch sử súng của Phương Đông thì Việt Nam lại là mắc xích quan trọng nhất. Sau khi Minh thành tổ đưa quân xâm chiếm Đại Việt đánh bại nhà Hồ, bị ăn hành kha khá từ hỏa khí kỳ lạ của quân Việt, Minh thành tổ quyết định thành lập đội quân Thần Cơ Doanh chuyên sử dụng hỏa khí làm chủ đạo đầu tiên của quân đội Trung Quốc. Với công nghệ hỏa khí lấy được từ Hồ Nguyên Trừng đội quân này lập rất nhiều chiến công cho nhà Minh với chiến thuật tiền súng hậu mã đánh đông dẹp tây.

Mãi sau khi Lê Lợi đánh bại đội quân này thu lại được công nghệ hỏa khí đến đời Lê Thánh Tông quân Đại Việt tung hoành khắp khu vực với đội quân chuyên nghiệp sử dụng hỏa lực bằng súng. Thậm chí sau đó đội quân của Lê Thánh Tông 80% trang bị súng hỏa mai, đánh tan thành Đồ Bàn bắt các phiên quốc đến tận Myanmar phải cúi đầu xưng thần. Đến cả nhà Minh cũng phải kiêng nể.

Đến thời Trịnh-Nguyễn phân tranh hỏa khí càng được dùng rộng rãi mạnh mẽ trình độ tác xạ của lính Việt còn cao hơn cả lính tây dương. Nhưng đáng tiếc sau thời Minh Mạng quốc khố cạn kiệt vì cuộc tây tiến thảm bại cộng thêm các đời vua sau nhà Nguyễn bế quan tỏa cảng làm trì trệ quốc gia dẫn đến khi quân Pháp xâm lược chúng ta thua thiệt hoàn toàn và hỏa lực chỉ biết dùng thịt làm khiên và thảm bại.

Biết được điều này Nguyên Hãn quyết định đi trước đón đầu công nghệ. Chế tạo súng không quá khó đối với các tay già dơ trong nghế rèn đúc, quan trọng là ý tưởng trong đó mà thôi. Một vật thể chưa bao giờ xuất hiện thì việc nghĩ ra nó phải là từng bước từng bước tốn rất nhiều thời gian để nghiệm ra chân lý. Nhưng Nguyên Hãn thì bết rõ hết các thành phần của nó rồi, chẳng qua là không hề biết chi tiết mà thôi. Nhưng về nguyên lý thì hắn biết đấy. Vật nên một đội quân súng hỏa mai sẽ là lựa chọn hàng đầu của hắn lúc này.

Điểm thứ hai đó là giết Hồ Nguyên Trừng, chỉ có tên này chết đi thì Trung hoa mới không chiếm được công nghệ súng ống của Việt nam. Nghĩ đến đây Nguyên Hãn rất hận cha con Hồ Ngyên Trừng và Hồ Quý Ly. Để mất nước thì thôi đi cũng không trách vì nhà Hồ mất lòng dân mà mất nước, nhưng có mất nước cũng không đến độ bán nước chứ. Hồ Nguyên Trừng vì mạng sống mà đầu quân cho giặc, cống hiến tài hoa cho giặc đến nỗi công nghệ như Súng Thần Công, súng hỏa mai hình thức sơ khai đều chế tạo cho nhà Minh để rồi chúng lại đem chính vũ khí ấy dày xéo dân tộc Việt Nam. Trong mắt Nguyên Hãn thì Hồ Nguyên Trừng trong danh sách kẻ phải chết xếp đầu bảng.

Những ngày tiếp theo là chuỗi ngày chờ đợi của Nguyên Hãn, vị lão tướng Trần Phúc vẫn lang thang khăp nơi để thu thập thuộc hạ trở về cho Nguyên Hãn. Còn Nguyên Hãn thì làm gì, dĩ nhiên là hắn không thể ngồi không rồi. Không có than chì (Graphite) nhưng Nguyên Hãn vẫn có thể tạo ra một chiếc bút chì chất lượng cực thấp bằng than củi và đất sét. Than củi được nghiền nát và trộn cùng đất sét, sau đó được cho vào ke hẹp giữa hai thanh gỗ rồi đem sấy khô. không có keo dính giữa hai thanh gỗ thì chỉ đành lấy dây mà buộc chặt vào thôi. Chất lượng bút chì rất mờ nhạt thế nhưng đủ dùng để vẽ phác thảo thiết kế rồi.

Nguyên Hãn quả thật cái gì cũng biết một chút vậy nên hắn đành phải vẽ ra chi tiết nhất những gì hắn biết, còn lại là dựa hết vào năng lực của các thợ thủ công mà thôi. Cái mà hắn đang vẽ hiện nay gồm 3 bản thiết kế mang tính chất vượt thời gian.

Một đó là thiết kế lò cao, thật ra nói về lò cao để luyện quặng sắt thành gang thì người hiện đại ai cũng nghe qua một chút nhưng sự thật là có bao nhiêu người thực sự hiểu được nó mới là vấn đề, rất may trong lịch sử có mô tả qua cấu tạo thực sự của cái của khỉ này. Đó là một cái ống hình trụ được xây bằng vật liệu chịu nhiệt. Xây càng cao càng tốt nếu ngươi có thể. Thật ra nó có rất nhiều cấu tạo nhưng Nguyên Hãn chỉ nhớ có vài cấu tạo chính, đó là thân lò và nồi lò được cách nhau ra bằng một tấm sàn chịu nhiệt, tấm sàn này có lỗ thủng thể gang nung chảy chạy từ thân lò cao xuống Nồi lò. Nồi lò có hai khe để thoát ra một khe ở cao luôn mở và một khe ở thấp đóng kín. và hai bên thân lò lại có them hai khe để thổi không khí vào cung cấp cho lò. Chỉ đơn giản vậy thôi mà không biết bao nhiêu xương máu mà nghiên cứu nhân loại mới có thể tìm ra thiết kế. Nguyên Hãn cũng chả biết có chế hoạt động của nó ra sao chỉ biết là tại thân lò chỉ cần xếp một lớp than dưới cùng sau đó là một mớp vôi mỏng sau đó lại là một lớp quặng sắt. cứ thế theo thứ thự mà dàn đều xếp lên tới đỉnh của lò. Khi đốt lớp than dưới cùng thì nó sẽ bén từ từ lên trên, quặng sắt bị nóng chảy thành gang thì rơi xuống dưới qua khe hở của sàng. Không khí hai bên phải được thổi liên tục. Còn tại sao phải làm thế thì hắn chịu ( Khử FeO thành Fe vôi thì phân hủy SiO2 và MnO2 nhá). Gang rớt xuống dưới Nồi Lò thì sẽ đầy dần lên đến khi tràn cái khe phía trên thì những tạp chất nổi lềnh phềnh sẽ theo khe trên mà thoát ra ngoài, đến lúc này mở khe dưới cùng sẽ thu được gang nguyên chất.

Công việc luyện quặng thành gang là vất vả nhất nếu làm thủ công và chất lượng không hề đều nhau một chút nào. Thế nhưng với cái lò cao này thì công suất là cực đại so với thủ công, chỉ cần xếp vào và ngồi chờ là xong.

Khi đã có gang tốt thì các vị thợ rèn kinh nghiệm có cả ngàn cách thủ công để tạo thành thép. Chất lượng cao thấp không biết nhưng sản lượng thì tồi không thể tả nổi. Vậy nên Nguyên Hãn lại tiếp tục một thiết kế tiếp theo đó là chiếc lò luyện thép từ Gang chứ danh của Bessemer. Cái lò này cho ra chất lượng thép chả ra đâu vào với đâu nhưng được cái thiết kế đơn giản, dễ làm trong điều kiện thô sơ. Có một phương pháp tốt hơn là Martin nhưng Nguyên Hãn chỉ nhớ tên chứ không biết cấu tạo vì nó quá sức phức tạp. Thật ra cái lò Bessemer hay còn gọi là lò thổi, ngay khi gang nóng từ lò cao được chuyển ra thì cho vào cái lò này các ống thổi không khí (tốt nhất là thuần O2 nhưng Nguyên Hãn không biết và cũng không có công nghệ để làm) lien tục thổi qua gang nóng để tạo nên thép, còng lí do tại sao hắn chịu.

Có hai cái lò kiểu này hắn thừa sức trang bị cho cả một đạo quân cả ngàn người trong thời gian ngắn chứ đừng nói là chỉ có 100 người thôi.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.