Ngược Về Thời Lê Sơ (Tái Bản)

Chương 9: Chương 9: Quân Hộ




Tháng 8 âm lịch năm 1401, lúc này đây việc huấn luyện đã diễn ra được 3 tháng rồi. Nhân số gia nhập vẫn gia tăng theo từng ngày. Vậy mà chính xác nhân số đã tăng thêm thành 273 người trong đó gần 70 người là thanh niên mới gia nhập vào đội ngũ luyện tập. Cái ăn thì không quá lo, bởi Việt Nam nhất là đồng bằng sôngHồng là vựa lúa lúc bấy giờ. Nên với 1 vạn lượng bạc thì có thể nuôi cả ngàn quân chứ không chỉ gần 300 lính như hiện nay. Nhưng vấn đề đặt ta đó là Nguyên Hãn còn phải dùng tiền để chế tạo trang bị, súng ống và còn dùng tiền để mua tơ lụa và trà tiến hành một lần đại buôn bán ở Phương Tây nữa.

Công việc cần phải lo lắng là rất nhiều, nhưng số người có thể chia sẻ bàn bạc với Nguyên Hãn không hề nhiều. Nếu tính ra chỉ có hai người mà thôi. Một đó là Lao gia tướng Trần Phúc, và một lão binh cấp gia tướng khác là Trần Bân. Giờ đây cả 3 người đang ngồi trong một tòa phòng gỗ đơn giản mà sạch sẽ. Ở chính giữa có một cái bàn nhỏ đang bày đủ thứ giấy tờ.... với những hình vẽ chú thích. Bên cạnh đó là một loạt các mô hình bằng đất sét mô tả các chiến sĩ kị mã hay cầm trường thương.

Việc huấn luyện binh sĩ rất tiến triển rất tốt, phải nói những con em quân hộ này tố chất quá tốt nếu so sánh với mặt bằng chung của mặt bằng chung dân số lúc này. Nhưng vấn đề là nhân số của họ tăng rất nhanh, và cũng không có dấu hiệu dừng lại. Nói đến chuyện này thì phải kể đến thân thế cụ Trần Nguyên Đán nguyên ông nội Trần Nguyên Hãn.

Cụ Trần Nguyên Đán vốn là dòng dõi Tôn thất nhà Trần dòng dõi Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải. Cụ làm tới chức quan tư Đồ và là lão thần phục vụ ba đời vua Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông và Trần Phế Đế. Tước Phong của cụ lên đến Chương Túc Quốc Thượng Hầu. Vì là lão thần ba đời, hầu vị khá cao vậy ra gia sản tích góp của cụ hoàn toàn không phải ít. Gia tướng của nhánh Trần Nguyên không phải là ít, đỉnh phong thời điểm lên tới 2 ngàn gia tướng. Nên nhớ hai ngàn gia tướng đi theo đó là hai ngàn gia đình, nếu cộng thêm nội ngoại của các gia đình theo kiểu quân hộ này thí số lượng không hề nhỏ một chút nào. Vậy nên con số chính thức các tư quân hộ dựa vào cụ là khá lớn.

Cụ Trần Nguyên Đán là lão thần ba đời vua chúa đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình nhà Trần thế nên cái nhìn của cụ về thế cục rất tinh chuẩn. Kể từ năm những năm Trần Phế Đế lên ngôi (1377) tình hình nhà Trần trở nên thối nát vô cùng, đến nỗi đời sau phải nhận xét Phế Đế như sau ua u mê, nhu nhược, không làm nổi việc gì, uy quyền càng về tay kẻ dưới, xã tắc lung lay. Mà nhận xét này không hề sai lầm một chút nào. Chỉ trong hai năm ngắn ngủi Trần Phế Đế lên ngôi từ năm 1377 đến năm 1378 vậy mà nước Chăm Pa ( Chiêm Thành) cỏn con có thể hai lần đem quân đánh thẳng đến Thăng Long cướp bóc như chỗ không người rồi rút quân về. Lúc bấy giờ Hồ Quý Ly được trọng dụng cầm binh đánh đuổi quân Chăm Pa. Quả thật cái tài của họ Hồ là không kể đâu cho hết. Hắn cso thể vực dậy được cả một nền binh lực rệu rã của nhà Trần, nhiều lần đánh bại quân Chăm Pa. Không những thế hắn vậy mà cong có thể thừa thắng xông lên tiến hành tấn công ngược lại Chiêm Thành. Những tưởng đây là tin vui cho xã tắc vậy nhưng Hồ Quý Ly ( Lúc này vẫy chưa đổi họ mà tên là Lê Quý Ly, ta giữ Hộ Hồ cho tiện theo dõi) công cao lấn chủ, dã tâm bừng bừng tự tạo phe cánh, tiêu diệt các lực lượng đối kháng.

Với cái nhìn tinh anh của mình thì cụ Trần Nguyên Đán sao mà không nhìn ra được cái đại cục hiểm nguy, vậy nhưng Phế Đế nào nghe can gián của các vị Tông Thất họ Trần, hắn vẫn trọng dụng Hồ Quý Ly như thường. Biết đại cục bất hảo thì kể từ năm 1384 cụ Trần Nguyên Đán đã tính đường lui mà cho di tản các con em trong quân hộ gia tướng, ngay cả chính con dâu của mình là bà Lê Thị Hoàn đang bụng mang dạ chửa cũng được bí mật đưa đi xa (năm 1385). Vậy nhưng những cuộc di tản này phải thực hiện trong bí mật, những nhân vật cốt cán thuộc dòng Trần Nguyên không thể rời đi. Họ chính là mồi nhử đánh lạc hướng để thân nhân của họ trốn thoát, cha của Nguyên Hãn cũng là như vậy. Trần An cũng ở lại Thăng Long theo hầu cụ Trần Nguyên Đán cùng 1500 tư binh. Chỉ là người thân của những tư binh này đã được di dời đi toàn bộ rồi.

Cụ Đán đoán không sai, để mưu việc cướp ngôi nhà Trần, Hồ Quý Ly đã thẳng tay sát hại tôn tộc nhà Trần. Năm 1399, Hồ Quý Ly giết Trần Thuận Tông, và các tướng: Trần Khát Chân, Trần Nguyên Hãng, Trần Nhật Đôn, Hà Đức Lân... tổng số trên 370 người, tịch thu toàn bộ gia sản của họ. Con gái bị bắt làm nô tì. Con trai bị dìm chết hoặc chôn sống.

Cụ Nguyên Đán bệnh nặng nên may mắn không có bị thanh trừng trong cuộc đại thảm sát này. Đến năm 1390 thì cụ qua đời, đến lúc này thì phụ thân của Nguyên Hãn là Trần An dẫn theo đại ca của Nguyên Hãn là Trần Nguyên Khoát cùng 1500 gia tướng trốn khỏi thành Thăng Long mà trốn, thế nhưng không thể thoát nổi nanh vuốt của Hồ Quý Ly, gia tướng bị đánh tan, kẻ chết người thương tật, người trốn chạy tứ phía. Phụ thân và đại ca của Nguyên Hãn bị giết chết trong lần truy quét này.

Chính vi mối thù không đôi trười chung với Hồ Quý Ly nên chỉ cần nghe tiếng gió thổi thôi thì các con em quân hộ bộ hạ cũ của cụ Trần Nguyên Đán lập tức tụ tập lại. Dù cho Nguyên Hãn chỉ cần hơn trăm người nhưng con số tiến đến là rất nhiều. Có những gia đình hai anh em, nhỏ mới 13 lớn hơn chút 15 tuổi cũng mò đến xin gia nhập. Lý do quá đơn giản, một là mối thù chung, hai là lòng trung hiếu ăn sâu vào tiềm thức, ba là những con em quân hộ này sống không nổi nữa rồi.

Những quân hộ này là gia tướng của dòng Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải cả hai trăm năm, họ đời ông làm gia tướng truyền xuống đời cha, đời cha làm hết lại nhường cho con. Đây là con đường binh nghiệp truyền kiếp. Ngoài binh nghiệp họ không biết làm gì để kiếm sống. Cày cấy không thong buôn bán không thạo. Cuộc đời của họ chỉ gắn liền với chiến trận và xa trường mà thôi. Vậy nê cho dù được chu cấp một khoản trước khi di tản nhưng miệng ăn núi lở, giờ đây đã cạn lương rồi, nghe đến chuyện công tử triệu tập thì họ vắt chân lên cổ mà chạy tới gia nhập. Dù có chết trận trên sa trường còn hơn chết đói trong túp lều rách. Ngoài ra lòng vinh quang, tinh thần trung hiếu cũng là lí do chính họ mò đến đây.

Trong trướng bồng trung quân tại khu quân sự bí mật trung tâm rừng Thần này Nguyên Hãn đang cau mày kiếm mà nghe tình hình thực tế của quân hộ do lão tướng Trần Phúc thuật lại.

- Phúc Bá, hiện nay tổng số cao bao nhiêu thanh niên thuộc quân hộ muốn tham gia, có bao nhiêu lão binh chúng ta còn lien hệ được.

- Hơn một ngàn 500 hộ nhưng có đến 6 phần thất tung chúng ta tìm không thấy. Số còn lại ước chừng có trên 500 thanh niên và một trăm lão binh, nhưng có tới bảy phần lão binh gặp thương tật không thể tham gia chiến đấu.

Nói đến đây cả Trần Phúc lẫn Trần Bân lão gia tướng đều lộ ra ánh mắt bi thương, một ngàn năm trăm huynh đệ, tình như thủ túc gắn bó kheo sơn. Cùng nhau ra trận cùng nhau giết địch, cùng ăn miếng thịt lớn cùng uống chén rượu to. Vậy mà giờ đây cảnh còn người mất, gia đình li tán, kẻ thương tật không thể kị mã xông pha xa trường.

- Tất cả những ai muốn gia nhập thều có thể chiêu mộ. Không thể làm lạnh lòng lão công thần được, chuyện tiền bạc để ta tìm cách lo liệu. Rừng Thần rất rộng lớn nhưng không phải là tuyệt mật hoàn toàn. Thợ săn, tiều phu vẫn lai vãng. Chúng ta phải tổ chức các trạm gác cách quân doanh nhiều dặm, nếu gặp tiều phu hay thợ săn thì binh sĩ giả dạn ma quỷ, hung thú đuổi họ đi để đảm bảo bí mật. Ngoài ra tổ chức một đội mấy tên ăn nói kéo léo đi ra ngoài loan tin Rừng Thần có Yêu Quái hại người, một đồng trăm trăm đồn ngàn... sau này sẽ không có mấy người dám vào sâu trong Rừng thần nữa. Chúng ta cần bí mật là trên hết.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.