Lúc này đây lũ hải tặc tiếp tục xông lên thì có vẻ đã hơi muộn, cì 200 cung thủ của quân rừng rú thần đã chuẩn bị sẵn sàng. Từng chiếc longbow đã được cài tên cẩn thận. Ngay khi ước lượng được khoảng cách của hai bên tầm 250m thì các cung thủ được hạ lện xạ kích. Tất nhiên lần đầu xạ kích có chút chuệch choạc, mặc dù những con em quân hội này có tố chất cực tốt nhưng dù sao họ còn trẻ, chưa trải qua chiến đấu. Nhìn thấy lũ hải tặc đông nhưng kiến cỏ xông đến thì áp lực tâm lý trong họ khá mạnh. Đây chính là lý do tại sao có câu chuyện bàn cãi về chiến thuật chiều sâu giữa người La Mã và người Hy Lạp. Kẻ thì cho rằng tinh thần trong chiến đấu là quan trọng, kẻ lại cho rằng chỉ cần đội ngũ nghiêm cẩn là trên hết, quân số không quan trọng.
Câu chuyện bàn cãi về quân số và tinh nhuệ luôn là câu chuyện muôn thủa mà bất kì một nền quân sự phát triển nào cũng đều gặp phải. Song đối với Nguyên Hãn thì hắn không có lựa chọn bởi nếu so quân số thì Việt Nam mãi mãi phải thua Trung Quốc sao, hắn chỉ có thể xây dựng quân đội theo hướng tinh nhuệ mà thôi. Mà muốn được xây dựng được đội quân như vậy thì đầu tiên phải cho họ được một tinh thần thép. Vì loại quân đội này luôn luôn phải đối mặt với lượng địch nhân có số lượng đông hơn họ nhiều lần. Áp lực họ phải chịu đựng là cực kỳ lớn.
Vòng bắn đầu tiên có đến một phần ba số mũi tên vì buông tay quá sớm mà chỉ đạt được khoảng cách 180m hoàn toàn không chạm tới đối phương, nhưng may thay hai phần ba cung thủ còn lại thực hiện rất tốt nhiệm vụ. Mũi tên tam lăng thứ dài 1m2 như lông trâu tua tủa từa trên trời buông xuống. Vì đứng trên thân thuyền cao hơn 2m5 so với mặt đất nên các cung thủ của rừng thần quân có lợi thế về vị trí. Thực ra ở vị trí này họ có thể đưa mũi tên đi xa đến 300m với longbow Đại Việt, song nếu bắn với lực hết sức như vậy với thể lực người Á Châu thì chỉ sau mười lượt khéo cung thì hai tay sẽ phế không thể tiếp tục tham chiến trong khoảng 2 tiếng đồng hồ. Điều này rất không tốt khi quân số đối phương gấp 4 lần và chiến trường tình tình có thể thay đổi bất kì lúc nào.
Chỉ thấy tiếng gào thét thảm thiết vang lên gần sáu chục hải tặc ngã xuống trong vũng máu. Đạt được hiệu quả này có ba yếu tố. Đầu tiên hải tặc không nghĩ đến mũi tên của quân sĩ trên thuyền coa thể bay xa đến vậy nên chúng không hề giơ khiên lên đỡ. Tiếp theo đó là mũi tên của quân Nguyên Hãn rất đặc biệt, tất cả chúng đều là thép cứng đúc theo hình tam lăng thứ(bâc cạnh) lực xuyên thấu và phá giáp cự đại. Kế đến nữa là trọng lượng cũng như trọng tâm của mũi tên được tính theo công thức chuẩn xác của hiện đại (FOC%=100x(A-1/2L)/L). Chính vì mũi tên của quân Nguyên Hãn rất chuẩn xác đối với động lực học nên dù là cung phỏng chế Longbow England song hiệu quả cực cao.
Những tên nằm trên đất có những kẻ đã chết ngay lập tức, còn có những kẻ bị thương mà nằm rên la thảm thiết. Chính tiếng rên la của chúng mới gây nên sự khủng hoảng lan tràn kịch liệt. Thông thường lũ hải tặc trúng tên đều là bị xuyên thấu cơ thể đầu mũi tên lộ qua bên kia thân thể. Chỉ những mũi tên nào trúng phải xương thì mới bị cản lại mà thôi. Điều này cho thấy sức mạnh của cung dài Đại Việt đáng sợ đến mức nào.
Lũ cướp biển sau hai lần bị đả kích liên tiếp có vẻ đã khá hoảng loạn rồi, xong chỉ huy của chúng ta cũng không phải tầm thường. Tên này biết rằng lúc này quay đầu chạy đã quá muộn. Cung tên của đối phương tốt hơn, quan sĩ bàn bản hơn. Nếu bây giờ quay đầu chạy mà bị dí theo ít nhất cũng bị thảm sát một phần ba, với quân số còn lại chúng không thể thủ được sau bức tường gỗ. Còn có một điều quan trọng hơn nữa, đó là lũ cướp biển nếu thắng thế sĩ khí lên cao thì mạnh như lang sói không ngại đổ máu, nhưng tinh thần của chúng rất bạc nhược, chỉ cần thua một trận này thì chúng sẽ đứng bên bờ tan vỡ ngay lập tức. Kế đến là chúng không còn lựa chọn, nếu không cướp được thuyền thì lũ hải tặc chỉ có mỗi một con đường chết đói trên đảo mà thôi. Do vậy, tên thủ lãnh và một nhóm thân binh của hẳn ra sức thúc dục đám thủ hạ dùng kiên chắn mà tiến lên. Chỉ cần tiếp cận được thì cung thủ coi như phế.
-Không cướp được tàu thì các ngươi cũng chết đói trên đảo, tiến lên,chém chết mẹ chúng nó đi. Cướp lấy thuyền.
Tên thủ lĩnh vừa gào to vừa cùng đám thân binh khua đao uy hiếp, kẻ nào quay đầu sẽ bị chúng chém ngay. Nhớ đến hoàn cảnh bị vây khốn trên đảo thì lũ hải tặc lại hăng máu gà, kiểu gì mà chả chết, cố gắng tiến lên biết đâu mình may mắn, có thuyền rồi là thoát khỏi khốn cảnh.
Chúng hải tặc thay đổi đội hình, những tên cầm khiên đi lên trước mà tiến hành che chắn rồi từ từ tiến lên. Nhưng chưa kịp lập hàng rào khiên chắn thì một loạt tên như mưa xhe trời lại ụp xuống đầu chúng. Lần này cả 200 cung thủ đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, sau những phút ban đầu chuệch choạc họ đã lấy được tự tin khi chứng kiến hiệu quả của loạt tên đầu tiên. Lần này có tới cả trăm hải tặc đổ xuống như ngả dạ. Máu tươi chảy ra đến đâu thì được cát khô trên bãi biển thấm sạch đến đó. Nên nhớ cung tiễn thủ có thể 20 giây phát xạ một lần, đó là đã tính cả thời gian nghỉ ngơi lấy lại thư giãn cho cơ bắp. Còn nếu phát xạ liên tục không nghỉ thì chỉ cần 10 giây hộ cũng có thể bắn một lượt mũi tên. Vì đội nhìn cướp biển nhốn nháo bố trí nên gần như chững lại càng tạo điều kiện cho cung thủ xạ kích.
Nhìn thấy cảnh tượng trên Nguyên Hãn lắc đầu mà tán thán, lúc này đây hắn cũng đã nghĩ ra được tại sao trong trận chiến Crecy mà 7ngàn cung thủ của Anh quốc có thể đồ sát quân Pháp có quân số gấp mấy hần họ. Quả thật cái loại cung dài này rất thích hợp cho chiến trận thời trung cổ. Ngay cả đến những hiệp sĩ Pháp mặc giáp toàn thân kị mã tấn công mà còn bị đồ sát thì mấy tên hải tặc mặc áo vải bông chạy bộ này căn bản không thể tạo nên nổi bất ngờ.
Cuối cùng thì lũ cướp biển sau khi trả giá bằng gần 200 nhân mạng cũng đã lập lên được một hàng rào khiên chắn hai lớp trên dưới chiều ngang tầm 50 người. Phía sau thì các cung tiễn thủ của chúng đang nấp kĩ. Đợi đến khoảng cách hơn trăm mét sẽ tiến hành bắn áp chế cung thủ trên thuyền để cho bộ binh phía sau tuôn lên tiến hành đánh cận chiến cướp tàu.
Cũng phải nói rằng tên chỉ huy của lũ cướp biển rất có nghề. Không phải loại não tàn cho quân cắm đầu cắm cổ xông lên.
Tuy chiến thuật của chúng khá hợp lý nhưng hôm nay là ngày không may đối với chúng. Người mà lũ hải tặc đối mặt lại là quân sĩ rừng Thần. Chiến thuật của họ là kết hợp cả đông tây kim cổ, cộng thêm cả vũ khí hiện đại vượt trước thời đại cả 50,60 năm do vậy kết quả bi thảm của chúng đã được vạch ra từ trước rồi.
Vì phải sử dụng tấm khiên tường tiến lên nên hải tặc không thể tiến lên một cách nhanh chóng được, chúng phải từ từ từng bước đẩy cao đội hình. Song lúc này hai khẩu pháo mini lại dễ dàng xé tan bức tường bằng khiên chắn mà lũ cướp biển vất vả dựng lên. Sự hoảng loạn càng ra tăng khi cung thủ trên thuyền bắn vòng cung vượt qua tường khiên mà mặc sức giết hại quân cướp biển phái xa. Để đổi lấy 100m tiếp cận thì quân số của hải tặc lại mất đi tầm 300 người. Quả thật chỉ có mời mấy phút ngắn ngủi mà quân số của họ đã giảm đi phân nửa rồi.
Với một đạo quân bình thường khi nhân số thiệt hại đến 30% thì sẽ đứng bên bờ tan vỡ. Nhưng lần này đường lui đã bị cắt hoàn toàn nên dù thiệt hại đến 50% quân số thì lũ hải tặc vẫn xông lên.
Ý thức được điểm này Nguyên Hãn biết mình vẫn còn non tay lắm. Nếu như hắn chỉ đánh đắm 3 chiếc thuyền lớn, để lại một chiếc, sẽ tạo nên hi vọng chạy trốn cho lũ hải tặc này. Khi đó chỉ cần với đả kích như lúc này thì chúng đã tan vỡ từ lâu. Khi ấy quân rừng Thần sẽ nhẹ nhõm mà truy đuổi đồ sát. Đây chính là kế cơ bản nhất trong chiến thuật “vây ba thả một,” tức là vây ba mặt của thành trì, thả một cửa cho giặc chạy sau đó bố trí mai phục hoặc truy binh.