Góp phần nhiều vào chiến tích của Nam Việt quân là do khí tài tiên tiến, chiến thuật hợp lý thế nhưng không thể kể đến hai
yếu tố quan trọng khác đó là quân Nam Việt chủ yếu từ 3 thành phần, một là Việt tộc xuất thân tại khu cận nhiệt đới, Lê
tộc và Luzong dân sống trực tiếp trong rừng rậm. Ba thành phần
này quá quen với tác chiến trong rừng cho nên họ chiếm ưu thế
là tuyệt đối. Nếu bảo họ cầm đao kiếm đi ra bãi hoang dàn
trận chém giết cùng lính phương bắc to cao hơn họ nửa cái đầu
thì đó tuyệt đối là tự sát. Thế nhưng súng ống ra đời đã
thay đổi tất cả, họ thân hình nhỏ bé linh hoạt hoàn toàn
chiếm lĩnh chiến trường trước đối phương to cao nhưng kém cả về chiến thuật, vũ khí và sựa linh hoạt. Tiếp theo phải kể đến
lý do thứ hai đó là trang bị phụ trợ cho quân Nam Việt, nhánh
lục quân 1,5 vạn này là mô hình kiểu mẫu trang bị hoàn chỉnh
của lực lượng thủy quân lục chiến mới nhất của Nam Việt quốc.
Trang bị của bọn họ bao gồm mũ chống đạn được làm từ sợi mây ép cùng keo dán và nhiều lớp lưới thép đan xen, khả
năng chống đạn còn tốt hơn mũ thép đặc dày 3mm và nhẹ hơn
nhiều. Thứ 2 là áo giáp chống đạn cũng được làm tương tựa mũ chống đạn nhưng gồm số lượng nhiều lớp hơn. Balô hành quân,
lựu đạn, quan trọng là thịt hộp và lương khô chỉ có 5kg đã đủ họ tác chiến mười ngày không lo lắng. Bật lửa xăng, đây là
một phát minh nhỏ của Nguyên Hãn phục vụ nhu cầu binh sĩ. Lựu
đạn 450g, nói chung vì không được chế bằng TNT nên sức công phá
không tốt lắm, bán kính chỉ có 3m thôi, thế nhưng vì nhẹ nên
rất hiệu quả. Lưỡi lê ba cạnh lắp đầu súng Mosin Nagant để
dành cho chiến đấu sáp lá cà, dao găm quân đội. Tất cả những
trang bị ấy làm cho sức cơ động của Thủy Quân Lục Chiến Nam
Việt quá bá đạo. Một tiểu đội cũng có thể hoạt động nhiều
ngày trong rừng, tìm bắt tiêu diệt kẻ thù.
Thế nhưng họ không phải lực lượng du kích duy nhất, các quốc gia đều đang
phát triển học tập chiến thuật này, Trung Hoa cũng được điều
chỉnh các nhóm du kích nhỏ tiến hành đối chiến cùng Nam Minh
nhưng hiệu quả không cao. Vì trang bị của họ vẫn là của dưới,
không đầy đủ, nặng nề thiếu linh hoạt. Ba tên vương tử các nước Việt Nam, Nhật Bản và Nam Triều tiên sau khi học nghệ sơ thành
đã về quốc gia mình và đều trở thành tổng tư lệnh và truyền
bá các chiến thuật quân sự học tập được ở Nam Việt. Dù ba
quốc gia này có nghèo thật nhưng họ cũng cắn răng mà xây dựng
lực lượng Thủy Quân Lục chiến tinh nhuệ của mình, trang bị thì họ nhập khẩu hoàn toàn từ đất nước của ân sư. Tất cả trang
bị phụ trợ đều tương tự quân Nam Việt, chỉ duy vũ khí là
khác. Mosin Nagant tất nhiên Nam Việt không bán, thế nhưng súng
côn hộp NTL10mm thì bán không hạn chế, NTL111km-KN cũng vậy.
Súng cối không bán nhưng cối lò xo thì bán mạnh. Thế nên Nhật
Bản nhiều vàng nhất đã xây dựng được 1 vạn Thủy Quân Lục
chiến tối tinh nhuệ̣, Việt Nam được 7 ngàn, Nam Triều tiên móc
hết sâm, vàng và than đá lập được 6 ngàn quân tinh nhuệ kiểu
này thế nhưng họ lại là lực lượng Thủy Quân Lục chiến mạnh
nhất chỉ sau Nam Việt. Đơn giản là họ được quân Nam Việt huấn
luyện trực tiếp trên chiến trường và hàng ngày đều đấm nhau
với quân Trung Hoa đấy. Nếu nói đến tố chất thân thể lính Nam
Hàn còn mạnh hơn Nam Việt một bậc đấy. Lý Tư Thành thế tử Nam Hàn sau khi từ giã “ân sư” trở về nước đã được phong tổng tư
lệnh quân Nam Hàn chiến trường biên giới Bắc Triều. Quả thật
hắn làm rất tốt, chỉ với 6 ngàn thủy quân lục chiến hắn giờ
đây thành lực lượng cốt yếu đấm nhau với cả Trung Hoa quân và
Bắc Triều quân. 1,5 vạn Nam Việt quân làm nhiệm vụ hỗ trợ mạnh mẽ khi quân Nam Hàn gặp khó khăn.
Lực lượng Thủy quân
lục chiến nhiều nhất lại là Đại Việt với 4 vạn và Nam Minh
với 3,5 vạn. Vũ khí của họ không thay đổi nhiều, chỉ có là
mũ và giáp cùng các trang bị phụ trợ họ nhập khẩu thôi. Tất
nhiên số lượng nhiều như vậy công ty quốc doanh của Nam Việt
chịu thua, họ còn đang chật vật chế tạo cho quân Nam Việt lấy
đâu ra thời gian. Vậy là hợp đồng béo bở này rơi hết vào công
ty tư nhân Nam Việt, giờ đây thành phần kinh tế của Nam Việt có
dấu hiệu mất cân bằng. Các khu công nghiệp mọc như nấm sau mưa,
rất nhiều nông dân bỏ đất đi làm công nhân. Lương thực Nam Việt
không đủ tự cấp tự túc mà phải nhập khẩu, đây là một dấu
hiệu không hề tốt của Nam Việt. Tất nhiên con mắt tinh tường của chính phủ nhận ra điều này, họ
muốn đưa ra rất nhiều quyết sách mang tính bắt buộc không cho
nông dân bỏ ruộng. Nhưng tất thảy bị quốc quân bác bỏ. Lý do
là không cần phải lo lắng, dự án phân bón mới và máy cày công nghiệp đã đi đến những bước cuối, chỉ cần thành công thì
không cần nhiều người làm nông nữa vẫn đủ lương, giờ tạm thời
nhập khẩu số lượng lớn lương thực tiến hành dự trữ đi.
Nói về chiến tranh cùng Trung Hoa đế quốc phát xít thì chính phủ
Nam Việt đã đưa ra sách lược nhất quán. Khi biết Dương Lăng cướp ngôi báu lập ra đế quốc phát xít thì Nguyên Hãn cười khổ
không thôi. Với cái lưới dăng tứ bề Nguyên Hãn tự tin nếu Bắc
Minh vẫn là Bắc Minh của Chu Đệ thì không đến 5 năm hắn sẽ ép
chết Dương Lăng và Bắc Minh, thế nhưng với Trung Hoa phát xít đế quốc thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Khi Dương Lăng
làm quốc trưởng thì Trung Ho phát xít sẽ nguy hiểm gấp cả trăm lần Bắc Minh.
Chiến lược nhất quán của Nam Việt và
đồng minh là chiến tranh toàn diện cùng Trung Hoa đế quốc, sử
dụng các loại chiến thuật khác nhau trên từng chiến trường
thích hợp đả kích toàn diện chế độ phát xít, thật ra đồng
minh cũng chả hiểu phát xít là cái mẹ gì thế nhưng qua cách
nói của Nguyên Hãn họ biết nó xấu xa là đủ rồi. Chiến lược
này cụ thể như sau. Hải quân sẽ tiến hành chiến tranh tổng lực vì hải quân Nam Việt có thể nghiền ép hải quân Trung Hoa.
Chiến trường Bán đảo Triều Tiên sẽ là chiến tranh du kích vì
tại đây quân chủ lực Trung Hoa rất mạnh. Nếu tiến hành chiến
tranh tổng lực dù thắng lợi thì quân Nam Minh cũng thiệt hại
không chịu nổi. Tương tự chiến trường Thảo Nguyên cũng là du
kích chiến vì sự cơ động của kỵ binh. Chiến tranh tổng lực
chỉ diễn ra tại Sơn Đông Và Sơn Tây, chỉ có Đại Minh( là Nam
Minh đổi tên lại, vì họ giờ chính là nhà Minh duy nhất chính
thống tại Trung nguyên Hoa hạ) mới có đủ khả năng chơi tiêu hao
nhân mạng trực tiếp với Trung Hoa phát xít. Về kinh tế thì
tiến hành chiến tranh bao vây cấm vận. Về chính trị thì tiến
hành cô lập không thỏa ước. Tổng cộng có 7 quốc gia lớn nhỏ
tấn công hai quốc gia trên mọi phương diện, kinh tế, quân sự,
chính trị v.v...