Ngược Về Thời Lê Sơ

Chương 83: Chương 83




Quay trở lại với Đặng Dung, hắn giờ đây nếu chỉ nói riêng về thuỷ chiến thì là một vị tướng quân rất độc đáo, năng lực học tập về thuỷ chiến của hắn rất cao, đến cả Ferrid cũng phải thán phục, Đăng dung trong hơn nửa tháng đã vơ vét và thực hành gần như mọi chiến thuật của Ferrid, ngoài ra hắn còn tự mình bổ xung rất nhiều ý kiến vào chiến thuật ấy co hợp lý với thuyền thiết kế mới của hắn. Cơ động khoẻ mạnh và cũng khá chắc chắn, ba chiến thuyền Hãn thần Hào, Mẫu Thần hào, và Tuyết thần hào là niềm tự hào của thuỷ sư Nam việt, nhưng thuyền này quá ít chỉ mới 5 chiếc. Đóng mới được thêm 2 chiếc là do công nghệ uốn khuôn nan thuyền chứ nếu không thì phải rất lâu mới đóng được. Để có được máy phun hơi nước chất lượng cao, tên Lý Tô đã mặt dày chầu trực tại công bộ làm phiền các công tượng ở đây, vì quá phiền hà nên ngoài 15 chiếc trong kêt hoạch họ phải làm thêm 5 chiếc giao cho hắn.

Đặng Dung vẫn nhớ như in những kiến thức vừa được bổ sung thêm từ Ferrid: Chiến thuật hải quân trong chủ yếu được xác định bằng:

Kỹ thuật, trình độ sử dụng buồm

Kỹ thuật chiến đấu thuỷ thủ đoàn (đặc biệt thuật sử dụng pháo)

Và chất lượng của các tầu chiến chạy buồm thời gian đó.

Ba yếu tố đó hạn chế những gì một đô đốc hạm đội tầu buồm có thể ra lệnh cho hạm đội của mình có thể làm.

Các hạn chế đầu tiên được rằng, giống như tất cả các tàu chạy bằng buồm, tàu chiến cơ động bằng buồm không thể đi trực tiếp vào trong cơn gió. Hầu hết các tầu buồm không thể vào gần hơn 70 độ khi tắt gió. Điều này là hạn chế khả năng cơ động của hạm đội trong một trận cận chiến. chiếm lợi thế gió, tức là chiếm được hướng ngược gió của một của đối thủ, được coi như là một lợi thế chiến thuật đáng kể.

Khó khăn thứ hai là các tàu thời gian này thường biên chế cơ số súng của chúng thành hai khẩu đội lớn, mỗi khẩu đội bên mỗi mạn tầu, chỉ một số ít được bắn trực tiếp từ phía trước hay ở phía sau. Các tàu chiến chạy buồm vô cùng mạnh mẽ khi sử dụng các pháo mạn của nó, nhưng hoả lực lại rất yếu ở mũi và đuôi tầu. Các mạn của con tàu được chế tạo bằng gỗ cứng, chắc nhưng đuôi tầu lại đặc biệt là mỏng manh với một hệ thống lớn các cửa sổ của khoang của các sỹ quan. Điều này đẫ được NGuyên Hãn cải tiến, gia pháo xoay có thể bắn không góc chết.

Khu vực mũi và đặc biệt là đuôi tầu dễ bị tổn tương bởi súng bắn thia lia. Bắn thia lia vào một con một tàu bằng cách bắn theo chiều dài của một con tàu từ mũi tầu đến đuôi tầu sẽ gây một thiệt hại rất to lớn, bởi vì một phát đạn duy nhất sẽ bay dọc theo chiều dài của sàn tầu. Nhưng vì trọng lượng pháo mới quá nhẹ nên phàn mũi và đuôi đã được dán thêm một lớp thép hợp kim cao Cabon và Mangan, công nghệ lò nung bằng thép khiến việc quản lý chất lượng đạt được gần như mong đợi, théo được ép tấm bằng cân 50 tấn nên rât đều và tốt không như thép gò thư công mà ra gia cố cả mữi và đuôi thuyền trọng lượng thep dùng khoảng 40 tấn thế nên không hề ảnh hưởng nhiều đến tốc độ của thuyền.

Khó khăn thứ ba là khó khăn trong việc liên lạc trên biển. liên lạc bằng thư tín là gần như không thể được trong một hạm đội tàu đang vận động, trong khi sử dụng những lời gọi là vô cùng khó khăn vì tiếng ồn của gió và thời tiết. Vì vậy, các đô đốc đã buộc phải dựa vào sự bố trí của một bộ cờ tín hiệu có sẵn trên tàu kỳ hạm của đô đốc. Trong khói lửa của trận đánh, thường rất khó khăn hoặc không thể nhìn thấy các tín hiệu này. Vì vậy bộ tín hiệu bằng số lượng pháo hoa, và kiểu bắn pháo hoa ví dụ như, bắn 2 viên một lúc, bắn 3 viên một lúc, bắn 3 viên lần lượt nối tiếp nhau. Cách này rất hiệu quả trong khi trời tối hoặc khói lửa che mất tầm nhìn.

Điều hắn học được nhiều nhất từ Ferrid có lẽ là kỹ thuật lái thuyền buồm, còn về chiến thuật thì Ferrid lại có vẻ học hắn, vì với kiểu pháo tầm xa và sức nổ mạnh rất nhiều chiến thuật Châu Âu lúc này phá sản.. Điển hình nhất la chiến thuật “ram” của người Tây Ban Nha, dùng mũi thuyền húc thân thuyền rồi cho thuỷ thủ lên chém giết. Đúng là với pháo kém như hiện nay thì chiến thuật đó khá tốt. Thế nhưng với pháo và kích cỡ tàu của đối thủ Dương Lăng Nguyên Hãn bác bỏ chiến thuật này.

Đặng Dung mê tít chiến thuật đánh dưới gió của người pháp. Ít nhất đuôi thuyền hắn có 3 pháo do khoang chỉ huy bọc lớp thép mỏng nằm lui lên trên còn tầng hai dùng để ở nên đuôi thuyền của Nam việt khoẻ hơn Châu Âu. Giả sử tầm bắn của thuyền đuổi theo và thuyền dưới gió của hắn ngang nhau thì hắn hoang toàn có thể đứng ngoài tầm bắn của đối phương nhưng vẫn bắn tới, ý tưởng này dựa theo nguyên lý cưỡi ngựa quay đầu bắn cung của người Mông cổ. Ngoài ra khi chạy dưới gió đối phương phải đuổi theo, với tốc độ thuyền kiểu mới này hắn tin đại minh chưa có thuyền nào đuổi kịp hắn, nhưng nếu đối phương cố đuổi, đội hình sẽ bị tách ra vì tốc độ khác nhau giua các thuyền. Nếu đối phương xé chẵn ra lẻ thì xong với hắn rồi. “Mục tiêu giả định là Dương Lăng, một kẻ rất nguy hiểm và tàn bạo”

Bỗng hoa tiêu trên cột buồm thét vọng xuống qua một cái ống đồng đầu phía dưới loe ra, thông tin chuyêng rất rõ ràng, không bị tiếng sóng tiếng gió át đi “ phát hiện 7km phía trước có đội thuyền hơn 20 chiếc, không rõ cờ”

Từ buồng chỉ huy tiếng ra lệnh thông qua loa ống đồng cũng truyền ra “ cắt 30 độ xuôi gió hoàn toàn, hạ buồm phụ, chờ đối phương cách 4km... Nếu là thuyền địch tấn công, sau đó căng hết buồm tăng tốc”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.