Phải nói là nền công nghiệp Đại việt dù đi sau nhưng hứa hẹn
sẽ khá trâu bò. Vì họ được sự chia sẻ không kiêng nể gì của
Nguyên Hãn, dân số của họ là 5,5 triệu trong khi cả Nam Việt
chật vật tính thêm cả dân số của Lộ Hải Đông vào chỉ có gần 1 triệu mà thôi. Cong bàn về tài Nguyên khoáng sản thì Đại Việt so với Nam Việt được xưng là liên miên bất tận rồi. Với tiềm
năng này mà họ được hỗ trợ về công nghệ thì họ cũng không hề e ngại trung Hoa với 45 triệu dân lúc này. Đây mới là một con
rồng trong tương lai, thế nên Nguyên Hãn không dám lộ hết. Không
thể đảm bảo sau này họ dã tâm thôn tính cả Nam Việt ngoài hải đảo xa xôi.
Lúc này trong trung tâm phòng họp của Nội
các chính phủ đang xảy ra sự tranh cãi gay gắt. Sau khi thư tín
của Hồ Nguyên Trừng gửi về với thông báo: Vì để đạt được
quyền lợi hợp pháp chiếm đóng Quảng Tây, một phần Vân Nam nà
từ Vân Nam đánh thông lên Tây Khang Thanh Hải, Tây Tạng nên hắn đã vi phạm luật mà điều binh số lượng quá 5000 không thông qua nội các bà Hoàng Đế. Nguyên Trừng chấp nhận từ chức sau chiến
dịch.
Sau khi nhận thư thì 100% nội các đều đồng ý phải chiếm Quảng Tây bằng mọi giá và đánh một phần Vân Nam. Cần
phải điều thêm pháo và súng “ made in Đại Việt” để nâng cao
“chất lượng” binh đoàn viễn chinh. Phê chuẩn Ngân sách cao nhất
cho cuộc chiến này vì đây là cuộc chiến đầu tiên sau khi nền
quân chủ lập hiến “ nửa mùa” của Đại Việt thành lập. Với Đại Việt giờ đây Ai Lao, Xiêm La, Chiêm Thành không còn là vấn đề
như trước đây nữa, nó chỉ có vấn đề là bao giờ Đại Việt
thích chiếm đóng, và chiếm theo thể thức nào thôi. Trung Hoa
mới là đối thủ cân sức của họ lúc này, và xâm lược được một phần của Trung Hoa mới thể hiện được vị thế của họ, ít ra la toàn bộ chính phủ của Đại Việt nghĩ vậy.
Chuyện đồng thuận với số phiếu cao như vậy thì đâu có vấn đề gì cần
tranh cãi. Tranh cãi ở đây là vấn đề sử lý Thủ Tướng Hồ
Nguyên Trừng, mặc dù Nguyên Trừng đã chủ động xin từ chức và
hứa sẽ thực hiện xin lỗi công khai và điều trần trước quốc hôi trong phiên họp thường niên. Thế nhưng trong nội các cũng có
người bảo vệ Thủ tướng về lý là phạm nhưng về tình có thể
thông qua vì tình thế cấp bách mà điều quân, đây là vì lợi
ích quốc gia chứ không phải vì tư lợi. Thế nhưng Lê Lợi bộ
trưởng bộ quốc phòng thì nhất quyết giữ ý kiến phải cách
chức Thủ Tướng vì theo lão nếu ai cũng học Hồ Nguyên Trừng
thì việc điều binh tấn công Tây Kinh tiến hành đảo chính là
quá dễ dàng. Lê Lợi nói rất có lý, nhưng thực ra lão đang
thèm nhỏ rãi chức vụ Thủ tướng này. Nếu Hồ Nguyên Trừng đổ
thì lão rất có cơ hội thượng vị. Thế là trong nội các không
thể thống nhất ý kiến. Cuối cùng Trần Quý Khoáng dùng quyền
lợi 40% phiếu của mình quyết định Hồ Nguyên Trừng vô tội, nhưng không thể có lần sau, phạt thì vẫn phải có nhưng không thể là cách chức. Việc phạt như thế nào thì nội các và Nghi viện
bàn bạc hắn sẽ thông qua mà không cản trở. Trước khi rời phòng họp của nội các Trần Qúy Khoáng tuyên bố: Nguyên Trừng thủ tướng đã hai lần nhường ngôi báu, một lần là cho
Hồ Hán Thương một lần là từ bỏ tranh cử cho ta thuận tiện
thượng vị. Hồ Nguyên Trừng mà còn có lòng riêng thì nước Đại
Việt này hết cứu vãn được rồi.
Cuối cùng nội các và
hoàng đế Đại việt thông qua dẫn thêm 2 vạn hỏa thương binh made
in Đại việt cùng pháo thủ nhanh tróng chi viện Hồ Nguyên Trừng, binh chia hai lộ, lấy tấn công
Quảng tây là chính, uy
hiếp Vân Nam làm phụ. Tổng chỉ huy chiến dịch là Hồ Nguyên
Trừng, phó chỉ huy là Lê Lợi đi theo còn có 20vạn đao thủ binh. Lệnh cho Công Bộ ngày đêm tiếp tục tạo súng, đạn tạo thành
đội quân 1 vạn hỏa thương binh bảo vệ mặt Nam biên giới với
Chiêm Thành.
Sáng ngày 27 tháng 9 âm lịch năm 1402 hơn
mười ba vạn đại quân đại việt trùng điệp xuất phát từ Tây Kinh hướng về Chi Lăng ải. Quân đoàn này gồm hai loại trang phục
khác nhau. Hai vạn tân quân trang phục mũ sắt dập khuôn đúng như
quân Nam Việt nhưng màu áo la tím than. Để đầu tư cho 2 vạn tân
quân này đúng là Đại Việt đã bỏ vốn gốc, ngân khố Đại Việt
giờ trải qua mấy trận chiến tranh thêm vào đầu tư trang bị đúng là bị vét cạn rồi. Nếu như họ không thể chiếm được lợi ích
trong cuộc viễn chinh này thì đó đúng là một tổn thất không
gì sánh bằng.