Hồ Nguyên Trừng đang đứng trên một tế đàn gỗ của bộ lạc lớn
nhất người Choang. Từ 20 ngày trước hắn và trung tướng Hồ Xa
dẫn quân nhập Quảng Tây. Ban đầu cũng có các cuộc tập kích
quấy rối của thổ dân Choang theo mệnh lệnh của các thổ Ty
người Hán tại Quảng Tây thế nhưng 10 vạn đại quân trong đó có 2 vạn súng kíp binh thì sự quấy rối lèo tèo với hắn là không
đáng kể. Binh lực chủ yếu của Quảng Tây đã được điều đi đánh
Hồ Nam rồi. Các trại của người Choang còn lại toàn người già, phụ nữ và trẻ em thế nên chỉ cần một phát đạn pháo bắn
cảnh cáo là rối rít đầu hàng hết cả. Cũng cùng tư tưởng với Nguyên Hãn, Hồ Nguyên Trừng coi đây là con dân tương lai của đại
Việt nên hắn hạn chế thấp nhất giết chóc không cần thiết.
Nhưng Hán thổ ty thì hắn cho diệt tộc.
Sự việc đột
nhiên chuyển biến sau ít ngày Đại Việt quân tiến vào Quảng Tây. Hồ Nguyên Trừng dùng thông dịch viên bắt được tiến hành đàm
thoại với hai tộc trưởng bị bắt. Hắn trình bày rõ chính sách của chính phủ Đại Việt, nếu như người Choang chấp nhận về
Việt thì quyền lợi không khác gì dân tộc Kinh cả. Có thể vào
chính phủ làm quan, các vùng đều có đại biêu quốc hội là
người Choang. Với lại Thiên triều Nam Kinh cũng đã cắt Quảng Tây về cho Đại Việt rồi. Ngoài ra người Choang sống dưới ách
thống trị của Thổ ty Hán tộc thì địa vị cũng khá hơn động
vật một chút mà thôi. Cuộc sống hết sức bần cùng. Hồ Nguyên
Trừng đáp ứng hỗ trợ họ xây dựng nhà cửa tại các vùng đồng
bằng có thể cày cấy, những người không có đất thì có thể
vào làm công nhân tại các khu mỏ tại Đại Việt lương rất cao.
Ngoài ra họ tự có thể tìm mỏ khoáng chất tại Quảng Tây mà
khai thác v.v... nói chung khi về với đại Việt họ sẽ được làm
con người với đầy đủ quyền lợi.
Hai gã tộc trưởng không phải là kẻ không biết chuyện đời, sống lâu thành tinh. Họ yêu
cầu gặp trực tiếp Hoàng đế Đại Việt để nghe chính xác thông
tin từ ngài. Chuyện dễ rồi Hồ Nguyên Trừng trực tiếp đồng ý,
nhưng phải đợi thêm vài ngày vì hai lão này quyết định báo
thông tin cho các bộ lạc lân cận và mỗi bộ lạc đều cử người
đại diện về Tây Kinh. Hơn 20 bộ lạc miền Nam Quảng Tây đều cử
đại diện tới Tây Kinh, vậy nên đoàn người trùng điệp đi về
phía Ải Bắc Luân thuộc tổng Vạn Ninh phủ Hải Đông của Nam Việt Quốc. Vì từ đây có thể mượn thuyền của Nam Việt mà dọc theo
biển đi thẳng về Tây Kinh. Chỉ mất mười ngày phái đoàn tộc
Choang tại Quảng Tây đã đến được thủ phủ của Đại Việt quốc.
Do đã được thông báo từ trước bởi các khoái thuyền nhỏ nên tại
Tây Kinh một cuộc tiếp đón long trọng được chuẩn bị từ trước.
Quả thật Tây Kinh của Đại việt chả là gì nếu so sánh với
Trường An, Lạc Dương hay Nam Kinh nhưng trong mắt những thổ dân
này thì quá là khủng bố rồi, ngoại thành xây dựng bằng gạch
và xi măng đã thành hình cao đến 15m rồi, rộng và dài đều sấp sỉ 3km. Thành nội bằng đá lại càng sang trọng. Một đám thổ
dân áo da rách rưới đi trên thảm đỏ mà chân run rẩy, họ sợ
mình làm bẩn chiếc thảm đẹp đẽ mà nếu ở tộc họ sẽ được
dùng để may áo cho các nhân vật quan trọng của bộ lạc, đằng
này “thiên triều” dùng để dẫm chân, đúng là phá của. Phái
đoàn quảng châu nơm nớp nhìn xung quanh hai bên các quan chức
chính phủ quần áo gọn gàng, lóng lánh gấm lụa đang mỉm cười
thân thiện nhìn họ, chính những nụ cưới chân thành mà không
chút mỉa mai sự quê mùa đã phần nào giúp họ bớt tự ti.
Chưa ăn thịt lợn không có nghĩa là không thấy lợn chạy, thấy Trần
Quý Khoáng mặc áo vest vàng ngồi vị trí trung tâm họ vội vàng quỳ xuống khấu đầu như bổ củi miệng bô lô ba la. Theo phiên
dịch là bệ hạn vạn tuế gì đó. Kể ra cũng phải nói cái gì
Đại Việt cũng học Nam Việt, đến cả quân phục áo vest cũng học hết, thế nhưng họ rất khoái kiểu thay đổi một tý cho có cái
“riêng” của mình. Ví dụ, áo vest vàng là chỉ có hoàng đế mới được mặc đấy là màu của hoàng tộc. Các bộ trưởng thì thuần một màu đỏ. Màu tím là của cấp thấp hơn cứ thế mà tính...
thế nên chính phủ Đại Việt nếu ai không quen mà nhìn vào rất
là hoa mắt, chả như chính phủ Nam Việt tuyền một màu vest đen.
Riêng vương niệm là hoàng đế Đại việt không bỏ, thay bằng đeo
cả giải tua rua trên đầu là một cái vòng vàng kiểu châu âu
vương niệm đúng là chẳng giống ai. Thế nhưng sáng nào tên Trần
Quý Khoáng cũng xoay đi xoay lại trước gương ( được Nam Việt
tặng là đồ made im Châu âu) trầm trồ mình quá Soái. Trần Qúy
Khoáng không nhanh không chậm từ từ đi xuống đỡ từng người dậy, “bắt tay” từng người một. Dùng phiên dịch giải thích quy củ
Đại việt không cần quỳ, cúi đầu hành lễ là cao nhất rồi.
Được hoàng đé đích thân bắt tay, lại được giải thích tất cả các
đại biểu của Quảng Tây đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, họ dần dần tin tưởng vào một “ông chủ” mới không đàn
áp, bóc lột họ như “ông chủ” cũ.
Chương trình làm việc
của phái đoàn trong ba ngày là kín bưng. Đầu tiên là được thay
bộ cánh mới, tắm rửa tham dự tiệc tối chào đón họ. Có rất
nhiều quan chức chính phủ và đại biểu quốc hội tham gia, hoàng đế chỉ tuyên bố khai mạc rồi biến mất hắn có hẹn với Đặng
Thúy Hạnh hoàng hậu đi lượn Kinh khí cầu, phải nói Đại Việt
ăn chơi không kém cạnh. Tập hợp rất nhiều lụa, sau đó thuê Nam
Việt làm một cái còn to hơn cả của Nam Kinh. Chuyện này được
nội các hoàn toàn ủng hộ vì đoa là “ bộ mặt quốc gia” không
thể kém Nam Việt và Nam Minh được.
Trong bữa tiệc linh
đình này đoàn đại biểu Quảng Tây đã góp nhặt được quá nhiều
thông tin, ít nhất những gì Hồ Nguyên Trừng nói với họ hoàn
toàn chính xác, họ có thể làm quan trong chính phủ, có đại
biểu quốc hội đại diện cho quyền lợi của mình, quan trọng
nhất họ được đối xử không hề phân biệt so với các dân tộc
khác của Đại Việt. Điều này được chứng thực qua các đại biểu dân tộc thiểu số của Đại Việt như H’ mong, Mèo, Thái v.v...
ngoài ra từ các đại biểu này họ tìm ra con đường thoát nghèo
nhanh nhất cho tộc mình, đó là đi làm công nhân cho các nhà máy của Nam Việt, hay làm thợ khai thác mỏ của Đại Việt.