Ngày 14 tháng bảy âm lịch năm 1402, hai bên quân đội nhà Hồ và
tam hoàng họ Trần dàn quân đối chiến bên hai bờ sông Kim Trà
cách cửa Eo tầm 4km ( sông Hương cửa biển Thuận An, lúc này
nước vẫn rất sâu, năm 1904 lũ lớn vùi lấp mơi thành cửa biển
nước nông có người gọi nó là cửa Lấp vì sự kiện này). Hai
bên đối chiến đã nhiều ngày nhưng chưa bên nào phát động quy mô
chiến thực sự vì vẫn còn mệt mỏi sau những trận chiến lớn
kéo dài. Nhưng hôm nay nhà Hồ quyết tâm tiên phát chế nhân, vì
mật thám bên tam Trần của họ đã báo lại chi tiết cuộc gặp
Nguyên Hãn của tam sứ giả. Việc này đã được công bố công khai
trên triều đường của tam hoàng họ Trần nên mật thám chức vụ
không thấp này báo lại hoàn toàn cho Hồ Quý Ly.
Nhận
được tin Hồ Quý Ly triệu tập quần thần tiến hành họp gấp, vì với những gì thám tử báo về thì Đai Ngu đang gặp nguy hiểm
gấp bội so với lần chống giặc Hán.
Trên triều hội phân
tích rất nhiều những câu nói của Nguyên Hãn và tìm ra tinh
thần, tư tưởng mà hắn muốn đạt được. Cuối cùng họ đưa ra kết
luận, bất chấp vị Nam Việt Vương này giúp phe nào thì phe đó
sẽ dành thắn lợi, nhưng vị này cực kì không muốn tàn sát
đồng bào thế nên trước khi vị này đến mà nhà Hồ có thể tiêu
diệt Tam Trần thì Nguyên Hãn cũng không tàn sát họ mà rút đi.
Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương thì cực lực phản đối tấn công
quân Tam Trần vì với tính cách của Nguyên Hãn chỉ cần có lợi
cho dân tộc hắn sẽ đồng ý, hắn đã nói cải cách của nhà Hồ
sai như không nhiều, tính vội vàng quá cao nên gây mất lòng dân
rối loạn nội chính đáng tru... thế nhưng chúng ta chịu sửa cho
tốt hơn thì sao. Nếu chủ động gặp Nguyên Hãn và chứng minh cho
hắn thấy nhà Hồ nếu thay đổi sẽ tốt hơn Tam Trần thi sao?
Thế nhưng hai người gặp được phản đối kịch liệt của triều thần
lý do là vị Vương gia này họ Trần. Vì phản đối chiến tranh nên Hồ Nguyên Trừng bị tước binh quyền, không tham gia chiến dịch
lần này. Bây giờ đây cách cửa eo 40km về phía đông 100 chiến
thuyền cùng 4vạn lính tinh nhuệ hiện đại của Nam Việt quốc
đang thả hết tốc độ. Trên Đại Lâu hạm dài 140m thu được của
Dương Lăng đang diễn ra một cuộc gặp lịch sử thay đổi vận mệnh
đại Việt. Hồ Hán Thương và Hồ Nguyên Trừng đã dong thuyền ra khơi đợi Nguyên
Hãn một đêm trời. Và như nguyện Hồ Nguyên Trừng đã được tiếp
kiến vị Vương gia Thần kỳ này, nhưng trước hết phải nói đến
sự choáng ngợp của hắn đối với những khẩu đại pháo tinh mĩ,
giá đỡ kết cấu phức tạp một cách không thể hình dung. Hồ
Nguyên Trừng cũng là một nhà khoa học mang tính cách mạng trong thời điểm này nên hắn mê mẫn mấy khẩu pháo đến độ Hồ Hán
Thương phải ho nhẹ nhắc nhở đi nhanh.
Tại phòng điều
hành của lâu thuyền Nguyên Hãn đang ngồi sau bàn làm việc nghe
Hồ Nguyên Trừng trình bày về mục đích cuộc gặp.
- Thưa
Vương gia, ngài là một người cải cách chúng tôi cũng là thực
hiện cải cách mà dẫn đến sự việc ngày hôm nay. Thế nhưng cho
dù chúng tôi có cải cách sai lầm theo như Vương gia ngài đã
nhận xét là vì các nguyên nhân như chủ quan, ích kỉ cho hoàng
tộc lơi ích quá lớn, vội vàng xâm hại lợi ích địa chủ quý
tộc mà không có biện pháp bổ cứu trước đó... Thế nhưng chúng
tôi vẫn nên được trao cơ hội sửa chữa và thay đổi. Ngài không
thể chỉ vì sai lầm đó mà hủy diệt đại Ngu. Bất kì biến pháp nào đều cần hoàn thiện và sửa sai trong quá trình thực
hiện... không thể một lần mà hoàn thiện. Ngài có chắc chắn
tam Trần lên ngôi sẽ làm tốt hơn chúng tôi? Mặc dù ngài là
Hoàng thất Trần triều nhưng chính ngài đã nói sẽ không quay về đại Việt. Nếu ngài về chắc chắn sẽ tốt cho dân khi ngài hiểu rõ biến pháp. Nhưng nay ngài chỉ xuất hiện với vị thế trọng
tài, thế nên mặc dù ngài là Hoàng tộc họ Trần nhưng ngài đã
từng nói vì lợi ích của dân tộc mà không quan tâm dòng họ.
Vậy Trừng tôi xin Vương gia hai chữ công bằng. - Hồ Nguyên Trừng
thao thao bất tuyệt thưa, quả thật hắn rất có tài, cầm binh
đánh trận cũng giỏi, nghiên cứu khoa học không hề tồi, tài ăn
nói khá xuất chúng...phải nói hắn là nhân vật khá hoàn hảo
cho một đấng minh quân
- Thứ nhất biến pháp phải thực
hiện thí điểm trong một khu vực nhỏ, tiến hành chỉnh lý cho
phù hợp mới có thể lan rộng dần dần... các ngươi thực hiện
hàng loạt bất chấp hậu quả đàn áp người vô tội. Những người
mất đất thành lưu dân chết đói hoặc thành nô lệ đó đi đâu nói
hai chữ công bằng... thứ hai phải biết nghe can dán... biết bao
ý kiến hay của các ngôn quan Hồ Quý Ly không nghe mà thản nhiên
thanh trừng họ. Họ kêu hai chữ công bằng với ai. Trong khi đó
hoàng thất họ Hồ thì không hề giới hạn trong luật lệ... Ngươi
dám đứng trước mặt ta kêu hai chữ Công bằng, ngươi ngại mình
sống quá lâu.