Thật ra thuốc súng đen có rất nhiều loại, trong đó ba loại
chính là. Thuốc súng đen loại một thành phần gồm Kaliclorat,
bột than và lưu hoàng theo tỉ lệ 7,5: 1,5: 1, loại này uy lực
phải gấp 2 lần thuốc súng đen mà toàn bộ các nước Đông Á
hiện nay dùng. Nguyên Hãn đã muốn chế nó từ lâu lắm rồi nhưng
xông nghệ điện phân chưa có nên đành chịu. Muối KCl thì có đầy
dẫy, Trung hoa gọi những hồ muối này là muối chát, nếu dùng
để ăn uống thì không được. Vậy nên từ 5 tháng trước các hồ
muối này tại Đại Minh Đại việt đều đã được Nguyên Hãn mua
lại, trên Hải Nam cũng có hai hồ muối chát cỡ chung như vậy.
Từ nay Nam Việt đã có được bí mật quân sự mang tính hủy diệt
đối với địch nhân. Thuốc nổ của họ sẽ là vô hạn khi liên lục
điện phan KCl muối chát thành Kali clorat để sản xuất thuốc nổ
uy lực lớn hơn và nếu cho vào làm chất phóng cho đạn súng và
pháo thì uy lực không thua kém vũ khí hiện đại là bao.
Loại thứ hai là Diêm tiêu, Kali Clorat, than, lưu hoàng theo tỉ lệ 5:
2,5: 1,5: 1. Loại này thì kém uy lực hơn loại thuần Kaliclorat
nhưng so với loại thuốc súng hiện tại vẫn là quá mạnh. Tại
sao Nguyên Hãm vẫn chế loại này? Bởi vì ngay lập tức hắn chưa
thể chế ngay lập tức số lượng quá lớn Kaliclorat. Việc cần
lắp đặt một lượng lớn nhà máy phát điện không phải đơn giản.
Ngoài ra khi đã có Kaliclorat tinh khiết thì việc chế tạo thuốc
phóng cho rocket với tỉ lệ Kaliclorat 2, than cacbon 1 sẽ trở
thành hiện thực. Đây cũng là một vũ khí quá quan trọng cho bộ binh. Đến đây việc xây dựng các nhà máy điện khắp nơi là bắt
buộc. Phải có đủ lượng điện để dành cho luyện thép, điện
phân, chế tạo máy và cả đất đèn nữa.
Nhưng bởi vì hệ
thống đường dây khó khăn nên các xí nghiệp không thể cách quá
xa nhà máy điện. Lúc này đây nhiệt điên từ các tuabin hơi là
một lựa chọn quá hợp lý cho điều kiện hiện tại.
Chỉ
có nhà máy thủy điện đầu tiên là dùng Nam Châm Vĩnh cửu làm
tổ máy phát, các nhà máy phát điện khác đều được thiết kế
theo máy phát điện 3 pha, bởi lẽ chả có nhiều Nam Châm vĩnh
cửu khổng lồ như vậy cho ông khai thác.
Nhà máy điện
đầu tiên Nam Việt bắt buộc phải dùng nam châm vĩnh cửu vì lúc
đó họ chưa có Silic để chế diot. Nay khi điot đối với Nam Việt
đã thành chuyện bé xíu thì nhà máy điện ba pha mọc lên như
nấm hơn hai 30 đập thủy điện lớn nhỏ đang chờ lắp máy phát,
gần 200 đầu máy tuabin hơi lớn nhỏ đang làm nhiệm vụ động lực
cho máy móc cũng đang chờ lắp đặt. Nói đến điốt thì phải kể
đến một sản phẩm bán chạy nhất hiện nay của Nam Minh, đó là
máy dò mìn. Cấu tạo là một máy phát điện mini quay tay, dòng
điện chạy qua nắn dòng mộ chiều và chạy đến quận dây đồng ở
dầu một chiếc gây dài. Cạnh cuộn dây đồng mang điện một chiều
chạy qua là một cuộn thứ cấp dẫn đến một vol kế. Theo định
luật cảm ứng điện trường thì cuộn dây thứ cấp này sẽ cảm
ứng được dòng điện trong cuộn sơ cấp. Theo lý thuyết thì nếu
người dò mìn quay tay đều thì giá trị của vol kế không đổi
trừ khi nó gặp vật kim loại trong phạm vi điện trường của nó.
Máy dò mìn ra đời thì Nguyên Hãn cũng không sợ Dương Lăng ăn cắp
công nghê. Nhìn con đi ốt nhỉ xíu nhưng nó là tinh hoa của không
biết bao nhiêu phát minh đó.
Chiến tranh lạnh tiếp tục
diễn ra với ưu thế chất lượng nghiêng về phía Nam Việt và ưu
thế số lượng nghiêng về phía 4 quốc gia đông dân là Đại Việt,
Đại Minh, Trung Hoa và Mông cổ. Nhưng thế cục bình yên bị phá
vỡ vào ngày 12 tháng 8 năm 1404 khi hạm đội 3 tàu tuần dương
hạm bằng thép của Nam Việt đụng độ 4 phúc thuyền có lắp động cơ hơi nước của Trung Hoa đế quốc khi họ bất chợt vòng qua Nam
Hàn mà tiến hành tuần tiễu vùng biển Trung nhật. Bốn chiếc
phúc Hạm dài 44m rộng 19 m này là tiến bộ mới nhất của Dương
Lăng hắn đã nghiên cứu được động cơ pittong hơi nước, bởi vì
quá cồng kềnh nên không phù hợp cho Âu Hạm. Vì vậy 4 phúc
thuyền bọc giáp đến 80% đang lặng lẽ thực hiện cuộc chạy thử
từ khu căn cứ bí mật Wosan thì gặp ngay chiến Hạm Nam Việt.
Cuộc gặp mặt đặc biệt này làm cho phe Nam Minh hơi luống cuống vì
họ không ngờ phe đối phương cũng có tàu hơi nước như mình. Thế
nhưng lực lượng thủy quân mạnh nhất Đông Á không phải nói cho
có. 3 tuần Dương Hạm của Nam Việt lập tức biến thành đội hình cánh nhạn vồ đến.
Pháo của Nam Việt hải quân giờ đây
rất mạng với thuốc nổ Kaliclorat và đạn xuyên giáp AP, đạn nổ
lõm. Vì tuần dương hạm của Nam Việt hoàn toàn là thép, không
có cột buồm toàn bong tàu khá trống trải trừ hai ống khói
của nồi hơi thì không có gì khác họ bố trí được 3 dàn pháo
đôi ở phía mũi tàu và hai dàn pháo đôi phía đuôi tàu trong khi
tào chỉ dài 45m thôi. Trong đó chỉ có 2 dàn pháo đôi 150mm là
pháo chính còn lại toàn là pháo 86mm. Vì thuốc nổ Kaliclorat
sức công phá rất mạnh thế nên cả Nội các và quốc quân Nam
Việt đều nhất trí giảm trọng lượng pháo xuống tối đa, pháo
86mm của họ nòng dài 2,5m cả giá pháo gắn liền boong tàu
thiết giáp bao bọc nêm kể cả đạn pháo đối phương nếu không
phải là đạn xuyên giáp thì rất khó gây tổn thương, tầm xa phải đạt trên 8km, đại pháo 150mm thì cũng tương tự cấu tạo trên.
Tất cả đều được điều chỉnh bằng hai chế độ một là bằng động cơ điện ba pha chạy bằng một máy điện tuabin hơi nhỏ và chỉnh
bằng tay khoảng cách nhỏ cần độ chính xác. Vậy nên số lượng
pháo binh cho mỗi dàn 2 pháo này chỉ là 5 người mà thôi. Và
độ linh hoạt của Pháo Nam Việt thì không cần phải nói. Cả ba
Tuần Dương Hạm đều hướng phía mũi tàu về phía đối phương mà
lao thẳng đến với 2 mục đích, một là giảm thiểu vị trí mà
đối phương có thể bắn pháo, hai là tông thẳng vào thuyền đối
phương. Thuyền chế tạo 100% thép lao với vận tốc 23 hải lý mà
tông thẳng vào thuyền gỗ là tai nạn chết người, đây rõ ràng
là lấy thịt đè người.
Cách 6km thì phúc thuyền hơi
nước động cơ của Trung Hoa nổ pháo liên hồi, nhưng hiệu quả là
không hề có, phần lớn trượt mục tiêu. Còn lại dù lác đác
trúng Tuần Dương Hạm Nam Việt cũng là muỗi đốt inox. Đạn pháo
nổ bề mặt với thuốc súng của pháo 280mm không thể làm lớp
thiết giáp 15mm lõm vào chứ đừng nói là công phá nổi. Nên nhớ đây là nhóm tàu mới nhất của Nam Việt với lớp giáp chứa thêm Amiang là kiểu mẫu của chiến Hạm Nam Việt sau này đấy.
Vào đến khoảng cách 4km thì 3 chiếc tuần dương hạm khai hỏa. 3 dàn pháo đôi ở mũi thuyền nã pháo liên tục, tốc độ bắn cực cao
do tiếp đạn cũng là bằng động cơ chuyển đạn lên cho pháo binh
nạp bằng cơ băng truyền và dầu thủy lực. Đạn nhỏ nạp dễ,
không phải khuân vác thế nên dù cấu tạo pháo như nhau nhưng Nam
Việt tốc độ bắn phải nhanh gấp 2. Từng quả đạn AP không luyến
tiếc mà phóng đi. Với khoảng cách 3.5 km thì pháo thủ hai bên
sẽ không lỡ tay mà bắn trượt.
Lúc này đây là đọ uy lực pháo, tốc độ bắn, số lượng pháo, và độ chây lì của thiết
giáp. Và Nam Việt vượt trội cả ba loại này. Thuốc nổ
Kaliclorat không nói đến, tốc độ bắn vượt trội, thiết giáp bá
đạo, quan trọng nhất là Phúc hạm thiết giáp của Trung Hoa vì
vừa tốn diện tích buồm và nồi hơi nên chỉ có thể bố trí 2
pháo 280mm và 4 pháo 200mm. Tính ra số lượng chỉ bằng 3 dàn
pháo đôi ở mũi Tuần Dương Hạm Nam Việt. Vì những lý do trên pha đấu pháo 10 phút tại vị trí 3,5km là màn độc diễn của quân
Nguyên Hãn. Trung tá hải quân hoàng gia Nam Việt Trần Hữu Trí
là một trong những sĩ quan trẻ tuổi đầy tiềm năng được giao
trọng trách khảo sát tình hiệu quả của 3 chiến Hạm modern
nhất này. Hắn ra lệnh thủy thủ đoàn.
- Thông báo HQ 067 VÀ HQ 068 tiến hành bọc lót, tiến lên áp sát bắt sống đối phương.
Với những quả đạn pháo xuyên giáp và nổ lõm thì lớp thiết giáp
5mm bọc tàu gỗ dường như cũng không khác mấy so với gỗ. Một
chiếc Phúc hạm lãnh trọn một quả AP vào vị trí nồi hơi, đạn
này thuộc dạng cắm vào thiết giáp mới nổ sau đó tốn thuốc
nổ vào trong thế nên khả năng phá hoại sau lớp giáp là khủng
bố, khả năng công phá diện rộng bề mặt thì lại không bằng đạn nổ lõm. Lò hơi nổ tung như bom với cả tấn thuốc nổ, mảnh vụ
gỗ tung bay, chân tay cụt còn văng sang cả các phúc thuyền khác
tình cảnh quá khủng bố.
Ba chiếc Tuần Dương Hạm đã
thành côn áp sát 500mm họ bắt đầu kêu gọi đầu hàng. Tất cả
pháo đều thay đạn nổ lõm chĩa thẳng vào ba chiếc phúc hạm
đang chật vật xả nước hoặc cứu hỏa.