Công nghệ cao su tại Nam Việt là trùng hợp Stiren và butadien
với tỉ lệ 24,5% và 75,5% thế nhưng lúc này Nguyên Hãn lại đưa
ra công nghệ trùng hợp 100% stiren tạo thành polystiren. Đây chính là nhựa dẻo mica rất cần thiết cho công nghệ viễn thông sơ cấp của Nam Việt lúc này. Dù chất lượng Mica này không cao như thế nào nhưng còn tốt hơn nhiều các vật liệu tự nhiên để bọc các linh kiện điện tử mà Nam Việt chế tạo. Quan trọng hơn khi lớp
Polystiren còn nóng mà pha thêm các sợi xenlulo từ công nghệ
giấy rồi ép mỏng, để nguội thì sẽ tạo thành các tấm bảng
nhiều kích cỡ, dán lên đó những miếng đồng mỏng thì Nam Việt
đã có những bảng mạch điện tử đơn sơ đầu tiên rồi.
Các lớp học về thiết kế bảng mạch cấp tốc được diễn ra để giúp các nhà khoa học dễ dàng thiết kế được các mạch điện liên
hợp giữa nối tiếp và song song, sao cho tiết kiệm được diện
tích bảng mạch, đạt hiệu quả cao nhất. Cái này hoàn toàn
thuần túy là cơ học nên không hề khó khăn.
Mùng 3 tháng 2 năm 1406, sau thời gian dài chuẩn bị thì bảng mạch đầu tiên
được hàn thêm các linh kiện điện tử đã ra đời do chính tay
quốc Vương bệ hạ của Nam Việt làm mẫu trước sự chứng kiến
của hàng chục nhà khoa học Nam Việt. Mỏ hàn cấu tạo là một
thanh kim loại có điện trở cao được quấn quanh bởi các vòng dây đồng dễ dàng nóng lên khi có dòng điện chạy qua, từng linh
kiện được hàn vào bảng mạch theo sơ đồ đã được thiết kế
trước. Quận dây thiếc cùng nhựa thông đã làm cho các nhà khoa
học mở mắt vì những phát minh tuyệt vời của vị quân vương
này, quá dễ dàng để gắn các linh kiện vào bảng mạch một
cách chắc chắn và hiệu quả.
Chỉ sau 1 tiếng đồng hồ
thì 4 bảng mạch ra đời với các sơ đồ kết nối phức tạp giữa
tụ điện, điot, transistor, điện trở, biến trở v.v... với người
ngoài ngành thì quả thật là thiên thư, nhưng với một gã dân
Công Nghệ thông tin dù là mới tốt nghiệp đại học thì quá dễ
dàng khi thiết kế một bộ phát sóng radio và một bộ thu sóng
radio.
Tín hiệu sóng âm sẽ đập lên một cái màng của
Micro mà ở đây được là từ giấy. Cái màng được làm từ Stiren
chưa đủ mỏng và đàn hồi nên để phục vụ cho thí nghiệm Nguyên
Hãn bắt buộc phải làm bằng giấy. Màng giấy này sẽ nối với
một cuộn dây đồng, khi sóng âm va chạm cùng màng giấy sẽ làm
quận dây đồng lò xo này xo dãn, vì quận dây này lại được quấn quanh một thanh nam châm hình trụ nên nó sẽ tạo nên những dòng
dao động điện rất nhỏ. Những giao động này sẽ qua bảng mạch
thứ nhất của Nguyên Hãn trở thành sóng vo tuyến sau đó qua
bảng mạch khổng lồ thứ hai để khuếch đại sóng này lên hàng
chục ngàn lần để thông qua ang ten truyền đi xa. Băng mạch thứ 3
là để thu các sóng mang này từ khoảng cách 500m rồi khuếch
đại sóng mang nhỏ bé này lên thông qua transistor. Sở dĩ cần
khuyếch đại vì sóng mang sau khi truyền đi một khoảng cách thì
đã trở thành yếu đi rất nhiều. Sóng mang lại qua bảng mạch
thứ 4 để biến thành dao động điện để truyền đến 1 chiếc loa.
Chiếc loa này có cấu tạo chả khác mấy với cái micro. Giao
động điện sẽ làm cuộ lò xo đồng giao động gây cho màng giấy
giao động theo tạo thành âm thanh. Cái loại loa và mic lởm đời
này chất lượng âm thanh rất í ẹ thế nhưng ưu thế là dễ chế
tạo, rất phù hợp với hoàn cảnh của Nam Việt. Nếu dùng loại
này để nghe nhạc thì.... Nguyên Hãn thà ra nông trường nghe bò
giống cho xong.
Thí nghiệm thành công tốt đẹp sau một
khoảng thời gian dò sóng khá vất vả, âm thanh được truyền đi
qua loa màng giấy khá là rè rè đại loại là: “ Mấy tên đầu
đất bên kia nếu nghe thấy tiếng của ta thì hét lên báo hiệu xem nào”. Âm thanh của Nguyên Hãn bị bóp méo kinh dị, nghê ồm ộp,
thế nhưng thông tin truyền tải thì cực rõ. Mấy tên khoa học
cách 500m la hét ầm ĩ..... có gào khóc..... có ôm nhau cười ha
hả. Họ mặc dù không phải là người phát minh ra dụng cụ thần
kì này, thế nhưng họ là những người ưu tú nhất Nam Việt được
bệ hạ chọn ra để cùng thực hiện dự án đấy. Và thành quả là đây, âm thanh được truyền đi trong...... không khí..... quả thật
như mơ.
Thí nghiệm thứ 2 là bỏ đi 2 bảng mạnh thu và phát sóng mang mà
thay vào đó là hai sợi hợp kim đồng và các máy ổn áp nhỏ. Âm thanh được truyền đi 1km mà rõ ràng hơn nhiều, người nghe có
thể nhận ra lờ mờ giọng nói của Nguyên Hãn. “ Ê, biến lại đây
báo cáo kết quả coi”.
Tên Luca trẻ tuổi người Italy vận
dụng hết cơ bắp tong teo chạy với vận tốc điền kinh nước rút
1km về báo tin cho Nguyên Hãn. Nhìn thấy gã thở hồng hộc khoa
chân múa tay muốn nói nhưng vì hết hơi không nói ra được câu nào Nguyên Hãn cười khổ.
- Tên này nghiên cứu khoa học nhiều đầu ngâm nước rồi. Ngựa chuẩn bị sẵn thì không dùng lại dùng hai chân mà chạy.... các ngươi nhìn mà rút kinh nghiệm. Học
tập và nghiên cứu thì tốt nhưng đừng để điên như gã....
Toàn bộ nhóm khoa học gia ở đầu phát cười vang trời, cộng vào đó
là nước mắt rơi lã trã. Họ đã thành công rồi, thành công làm
nên một “thần tích” không tưởng.
Việc tiếp tục nghiên
cứu và phát huy các giá trị của nghiên cứu thì Nguyên Hãn chỉ giảng lý thuyết cho họ thôi. Thông qua thực nghiệm và thành
công ngày hôm nay họ sẽ tự biết phát huy để chế tạo hệ thống
viễn thông của Nam Việt. Nguyên Hãn có quá nhiều việc phải lo
lắng hắn không thể tự tay mà làm hết mọi chuyện được, nếu
không thì hắn mất công đào tạo vất vả một đội ngũ khoa học
đông đảo để làm gì.
Và quả thật hắn đã thành công
tuyệt đối khi đội ngũ khoa học gia Nam Việt cực mạnh. Sau khi
thực nghiệm thành công thì họ ngày càng hiểu rõ bản chất của sóng và cấu tạo các mạch điện. Các cỗ máy thu phát sóng
lần lượt được ra đời với chất lượng cực tốt, khuyết điểm duy
nhất là chúng khá cồng kềnh vì các linh kiện điện tử của Nam Việt khá là to lớn.